Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang cúi chào tại buổi lễ chào đón
khi ông đến thăm Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 19
tháng 6 2013. – AFP
Sự kiện giàn khoan HD 981 và viễn ảnh lệ thuộc Trung Quốc như một chư
hầu khiến cho giới trí thức Việt Nam đặt vấn đề “thoát Trung”. Câu hỏi
đặt ra Việt Nam có thể thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc mà vẫn duy trì ý
thức hệ Cộng sản hay không. Nam Nguyên ghi nhận một số ý kiến liên quan. Giải Cộng
Đặt vấn đề muốn thoát Trung phải giải Cộng như một điều kiện tiên quyết,
thì dễ thấy mục tiêu này có khoảng cách khá xa với thực tại. Nhưng các
sử gia đã dẫn chứng những trường hợp thoát Cộng, từ bỏ chế độ xã hội chủ
nghĩa đã nhiều lần diễn ra trên thế giới. Điển hình là sự sụp đổ Liên
bang Xô viết năm 1991, khi tình hình còn chưa ngã ngũ thì một số nước
Cộng hòa, từng bị ép đi theo con đường Cộng sản đã nhanh chóng tuyên bố
độc lập và sau đó người dân bầu chọn chế độ chính trị dân chủ đa đảng.
Sự từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản đã hoàn tất ở tất cả 15 nước Cộng hòa thuộc
Liên bang Xô viết, kể cả Liên bang Nga.
Nếu Liên Xô cái nôi của chủ nghĩa Cộng sản phải mất 70 năm mới tan rã
thì Campuchia lại khác, Xứ Chùa Tháp bị nhuộm đỏ nhanh chóng sau năm
1975 và cũng nhanh chóng thoát Cộng trong vòng 15 năm. Cho nên đối với
những ai dị ứng với chế độ Cộng sản, vấn đề giải Cộng ở Việt Nam cũng
không phải là chuyện viễn tưởng.
Theo tôi, về lâu về dài không có con
đường nào khác phải thoát khỏi chế độ toàn trị này, xây dựng một chế độ
dân chủ thực sự trong đó có đa nguyên đa đảng, đảm bảo các quyền con
người và chỉ có trên cơ sở ấy thì mới có cơ hội để thoát ra những cái
ràng buộc với Trung Quốc
TS Nguyễn Quang A
Trò chuyện với chúng tôi, TS Nguyễn Quang A thuộc nhóm chủ trương Diễn đàn Xã hội Dân sự từ Hà Nội trình bày ý kiến của ông: “Tôi nghĩ rằng, thoát khỏi Trung Quốc là một vấn đề rất bức thiết.
Nhưng cũng là một vấn đề không thể vội vàng làm ào ào được. Theo tôi,
về lâu về dài không có con đường nào khác phải thoát khỏi chế độ toàn
trị này, xây dựng một chế độ dân chủ thực sự trong đó có đa nguyên đa
đảng, đảm bảo các quyền con người và chỉ có trên cơ sở ấy thì mới có cơ
hội để thoát ra những cái ràng buộc với Trung Quốc và những ảnh hưởng
không có lợi của Trung Quốc đối với Việt Nam.”
Các nhà lãnh đạo cộng
sảng Việt Nam, (hàng đầu từ phải) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng, và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Tuy vậy, TS Nguyễn Quang A nhấn mạnh rằng người Việt Nam cần hết sức
thận trọng, tránh bài học thoát Cộng nhưng vẫn không thoát độc tài. Ông
nói: “Người ta nói rằng phải thoát Cộng, tôi cũng đồng ý như thế nhưng
cái đó chỉ mới là một nửa thôi. Có thể không có Cộng sản nhưng mà lại có
một chế độc độc tài khác, một đất nước không thể phát triển được trên
cơ sở chế độ độc tài. Cho nên tôi nghĩ rằng phải thoát cái gọi là toàn
trị, thoát cái độc tài và đấy là một quá trình không thể ngày một ngày
hai. Tôi nghĩ là không có biện pháp nào nói rằng ngày mai, hay hai năm
nữa, hay sáu tháng nữa mà có thể đạt được. Bởi vì nếu mà còn một chế độ
độc tài như thế này, thì thực sự Việt Nam không có bạn, trơ trọi và như
thế khó mà có thể vươn lên được và có thể có mối quan hệ bình thường
giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc được.”
Cũng có những ý kiến quan ngại sự giải Cộng hay xóa bỏ chế độ Xã hội
Chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam sẽ có xáo trộn rất lớn. Hơn nữa không phải
người dân Việt Nam nào cũng muốn giải cộng, giải tán chế độ hiện tại.
Luồng ý kiến này lập luận rằng Việt Nam hiện có 3,6 triệu đảng viên cộng
sản, mỗi gia đình trung bình 4 người, kéo theo họ hàng quyến thuộc và
những kẻ ăn theo, tổng số người chịu ảnh hưởng quyền lợi nhờ chế độ Cộng
sản hiện nay có thể lên tới mười mấy, hai chục triệu người. Thật ra để
biết được người dân Việt Nam thực sự nghĩ gì, mong muốn gì đối với việc
lựa chọn thể chế chính trị thì có lẽ phải có một cuộc trưng cầu dân ý
được tổ chức nghiêm túc. Đây là điều Đảng Cộng sản Việt Nam không muốn
phải đối mặt, do vậy mà mấy chục năm Quốc hội Việt Nam không hình thành
được Luật Trưng cầu Dân ý hay Luật Biểu tình. Dù bản Hiến pháp nào của
Việt Nam cũng đều có qui định các quyền công dân này. Thoát Trung?
Đáp câu hỏi của chúng tôi là để thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc
rất nặng nề cả về chính trị và kinh tế, có ý kiến cho là Việt Nam phải
cải tổ để có một chế độ dân chủ thực sự thì mới có thể không còn ngán
ngại trong việc bảo vệ chủ quyền. TS Trần Đình Bá, thành viên Hội Khoa
học Kinh tế Việt Nam từ Hà Nội nhận định:
Tình hình bây giờ khác với thời kỳ
1979….Ngay bây giờ, thí dụ TQ mà xâm lược Việt Nam ở trên bộ thì người
dân VN sẽ đoàn kết lại bất kể Chính phủ như thế nào. Chuyện ấy đụng tới
vấn đề xâm lược, nhưng mà như thế không có nghĩa là thoát Trung. Sau năm
1979, thì đâu có thoát
TS Nguyễn Quang A
“ Không, theo tôi không cần thiết. Tôi nghĩ bây giờ ở các cơ chế
đa phương, các quốc gia đều được tự do bình đẳng về quyền lợi quốc tế
của mình, tất cả các hiệp định của quốc tế. Tôi nghĩ mỗi quốc gia có thể
chế riêng của mình không sao cả, các nước ASEAN cũng thế thôi.”
Nhà nước Cộng sản Việt Nam trong quá khứ là đồng chí môi hở răng lạnh
với Trung Quốc và nhận viện trợ về vũ khí và nhân sự rất lớn từ Trung
Quốc. Thế nhưng sau khi Bắc Việt Cộng sản chiến thắng thống nhất đất
nước thì đến năm 1979 thì Trung Quốc lại mở cuộc tấn công xâm lăng, gây
ra cuộc chiến khốc liệt ở biên giới Việt-Trung.
Với ý kiến cho rằng, nước Việt Nam độc tài đảng trị nhưng vẫn đẩy lùi
được quân xâm lược Trung Quốc bảo vệ chủ quyền vào năm 1979. Tình hình
lấn chiếm hiện nay qua vụ giàn khoan HD 981 có thể xem là lịch sử đang
tái diễn hay không. TS Nguyễn Quang A phân tích: “ Tôi nghĩ tình hình bây giờ khác với thời kỳ 1979 và lúc ấy Trung
Quốc xâm lược ở trên bộ, còn bây giờ ở xa ngoài biển và chuyện đó khác
xa. Ngay bây giờ, thí dụ Trung Quốc mà xâm lược Việt Nam ở trên bộ thì
người dân Việt Nam sẽ đoàn kết lại bất kể Chính phủ như thế nào. Chuyện
ấy đụng tới vấn đề xâm lược, nhưng mà như thế không có nghĩa là thoát
Trung. Sau năm 1979, thì đâu có thoát mà ảnh hưởng Trung Quốc từ xa xưa
lắm rồi và tôi nghĩ không thể có một biện pháp đơn giản nào để làm việc
này có kết quả ngay lập tức.”
Thoát Trung mà phải từ bỏ xã hội chủ nghĩa, từ bỏ vai trò lãnh đạo
toàn diện Việt Nam chắc chắn không phải chọn lựa của Bộ Chính trị Trung
ương Đảng Cộng sản. Nhà nước sẽ làm gì để thoát khỏi ảnh hưởng lệ thuộc
Trung Quốc. Người dân Việt Nam rất mong muốn được thông tin về vấn đề
này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét