Huỳnh ngọc Chênh
Anh Tuyến lần đầu tiên xuất hiện tại công viên Tao Đàn với khẩu hiệu “nước nhà không bán” và ủng hộ nước uống cho các bạn nhặc rác vào sáng chủ nhật ngày 8.6.2014
Hình ảnh anh Tuyến một ình đi biểu tình tại trung tâm Sài Gòn sáng nay 22.6.2014
Sáng nay, hồi 09h sáng ngày 22/06/2014, Tuyến Xích Lô (tên gọi facebook) – người đàn ông được biết đến là người phát động phong trào KHÔNG BÁN NƯỚC tại Việt Nam – đã căng băng rôn biểu tình tại Nhà thờ Đức Bà và hô to: Đả đảo Trung Quốc xâm lược.
Băng rôn của anh có dòng chữ : CHẦN CHỬ KIỆN TRUNG QUỐC LÀ PHẢN BỘI DÂN TỘC
Ngay sau đó, anh đã bị lực lượng áo xanh, áo vàng và thường phục bắt, đưa đi đâu không rõ. Trên đường bị áp giải đi, anh vẫn hô to: Đả đảo Trung Quốc xâm lược.
ĐẢ ĐẢO TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC!
ĐẢ ĐẢO BÈ LŨ HÈN VỚI GIẶC – ÁC VỚI DÂN!!!
Xin anh chị em share thông tin này nhanh đến mọi người
FB CĐVN
Băng video ghi cảnh anh Tuyến không bán nước tại công viên tao đàn sáng chủ nhật ngày 8.6.2014
Sau đó phong trào không bán nước loang ra khắp nơi: Nha Trang, Hải Phòng, Hà Nội
Hải Phòng và Nha Trang |
Hà Nội |
Đây là chia sẻ của anh Bạch Hồng Quyền, một trong bốn nhà hoạt động xã hội tổ chức và hưởng ứng việc phát nước miễn phí, “Không Bán Nước” chiều ngày 19.6.
1. Xin anh cho biết vì sao anh thực hiện việc làm này?
Sáng kiến “Không Bán Nước” (KBN) được một số người dân yêu nước mà điển hình là một người đàn ông tại Sài Gòn, hai Blogger Phạm Thanh Nghiên và Mẹ Nấm của Mạng Lưới Blogger Việt Nam thực hiện để bày tỏ thái độ của mình đối về tình trạng đất nước bị Tàu cộng xâm lược và thái độ của nhà nước Việt Nam trong suốt nhiều năm qua, nhất là trước hành động ngang ngược cắm giàn khoan HD981 vào vùng biển của chúng ta. Đồng thời đây cũng là một cách để truyền đạt thông điệp yêu nước cũng như cơ hội tiếp cận với người dân. Sáng kiến KBN là một sáng kiến rất hay, rất sáng tạo và thông minh nên chúng tôi hưởng ứng, làm theo và hy vọng sẽ có cơ hội để mang thông tin tới cho người dân càng nhiều càng tốt. Việc làm tuy nhỏ bé nhưng chúng tôi nhận thấy sự lan tỏa của nó không hề nhỏ, thậm chí có thể sẽ có tác động xã hội rất lớn nếu KBN được đông đảo nhiều người tham gia thực hiện. (Nguồn Dân Làm Báo)
Phong trào ‘Không bán nước’ được hưởng ứng và lan tỏa
Phạm Thanh Nghiên
Bắt đầu từ người đàn ông gánh nướchôm 8/6/2014 tại Sài Gòn với biểu ngữ “Nước nhà không bán” và “Mất nước là chết”, các hoạt động ủng hộ ý tưởng mang tên “Không bán nước” sau đó liền được hưởng ứng và lan tỏa đến Nha Trang, Hải Phòng.
Trong tuần qua, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) và chị Phạm Thanh Nghiên đã xuống đường cùng thông điệp “Không bán nước” và mời gọi người dân uống nước miễn phí. Những hoạt động đơn giản và độc đáo, nhưng đều là những việc làm đáng quý trong hoàn cảnh mà lòng yêu nước tiếp tục bị chà đạp bởi những kẻ bán nước và bọn cướp nước.
Dưới đây là chia sẻ của chị Phạm Thanh Nghiên khi thực hiện hoạt động “Không bán nước” tại Hải Phòng:
“Ở trong nước, quyền tự do đi lại của những người tranh đấu bị hạn chế rất nhiều, nhất là đối với một người bị quản chế như tôi. Trong khi đó, việc tìm cách để tiếp cận với người dân, nói cho họ biết những gì đang diễn ra trên đất nước này luôn là một đòi hỏi cần thiết đối với chúng ta.
Với khả năng hạn hẹp và hoàn cảnh đặc biệt, tôi chỉ có thể thực hiện được những công việc nho nhỏ không phải di chuyển nhiều. Việc Trung Quốc xấc xược cắm giàn khoan HD981 trong vùng biển chủ quyền của nước ta đã thức tỉnh nhiều người dân Việt Nam. Cuộc xuống đường biểu tình ôn hòa ngày 11.5 vừa rồi đã phần nào nói lên tinh thần cũng như quyết tâm của người dân trong nước.
Tôi bắt đầu nảy ra ý tưởng viết khẩu hiệu lên tường, hưởng ứng hoạt động “Mời uống nước miễn phí – Không bán nước” ngay tại nhà. Đây là một cách đồng hành với các đồng đội của mình cũng như đồng bào trước thực tế bị ngăn cản không thể tới những nơi mình muốn.
Khẩu hiệu trên tường với nội dung “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam. Đả đảo Trung cộng xâm lươc. Phản đối giàn khoan HD981” tôi đã viết ngày 10.5, trước cuộc biểu tình ôn hòa 1 ngày. Đầu tiên đó là hàng chữ khá mờ nhạt trên bức tường cũ. Chính một số người đi đường và bà con lối xóm góp ý nên tôi đã sơn mới lại bức tường và viết chữ rõ hơn.
Không phải ai cũng biết về việc chủ quyền đất nước đang bị xâm phạm và đánh giá đúng hành động cũng như thái độ của nhà cầm quyền VN trong vấn đề này. Không cho rằng cách làm của mình là đúng cho tất cả mọi người. Song tôi chợt nghĩ, nếu trên các con phố tại Hải Phòng, Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng hay Nha Trang… thi thoảng lại xuất hiện những thông điệp tương tự như thế, hẳn cũng khá thú vị.
Dù cuộc sống hối hả nhưng mỗi ngày, trong số hàng trăm người đi qua sẽ có hàng chục người chú ý. Và trong số những người chú ý hy vọng sẽ có người quan tâm. Việc làm nhỏ bé của tôi chỉ mong mang lại ý nghĩa nho nhỏ thế thôi.
Hình ảnh tôi đeo biển HD 981 gạch chéo trên người, bên cạnh là một cái bản bày sẵn vài chai nước với tấm biển mang hàng chữ viết tay “MỜI UỐNG NƯỚC MIỄN PHÍ – KHÔNG BÁN NƯỚC”. Hy vọng rằng việc làm đó của mình gây được sự chú ý của người qua lại.
(Ở đây có một Slide ảnh)
Rủi ro: Có hai khả năng xảy ra. Một là có thể bị công an hay “quần chúng tự phát”, dân phòng hoặc “kẻ lạ” phá đám, tấn công. Hai là không sao cả. Trường hợp “không sao cả” là điều tôi mong muốn. Chúng ta có thể thoải mái tiếp cận với người dân, mang đến cho họ thông điệp mình muốn nhắn nhủ mà không bị ngăn cản. Trong trường hợp bị ngăn cản, tôi nghĩ điều đó cũng không tệ.
Họ tịch thu chiếc bàn “KHÔNG BÁN NƯỚC” ư? Thế là họ cho rằng việc “không bán nước” là hành vi bi cấm.
Họ tịch thu tấm biển HD981 gạch chéo trên người tôi ư? Vậy là họ cho rằng việc phản đối giàn khoan HD 981 là “vi phạm luật pháp”. Và nếu họ bắt tôi, chính là việc họ đã công khai thừa nhận họ là những kẻ bán nước. Đơn giản có vây thôi. Tôi phát nước, mời bà con uống miễn phí,ai uống thì vào, không uống thì thôi chứ tôi có bán chác gì đâu. Tôi “KHÔNG BÁN NƯỚC”.
Trở ngại: Trở ngại lớn nhất chính là tâm lý. Không dễ dàng bước chân khỏi cổng để làm một việc bị hàng xóm, người đi đường cho là “chuyện ruồi bu, chuyện không đâu”. Họ nhìn mình như nhìn một “kẻ khùng”, “một con điên” trong khi đối với họ đó là “việc của đảng và nhà nước”. Không phải ai cũng quan tâm. Đường nhà tôi là con đường nhỏ, rất ít người qua lại. Thi thoảng có một vài người đi xe gắn máy, xe đạp qua và họ rất ngại phải dừng lại nhất là khi trời nắng nóng.
Trong số mười người mình mời có khi chỉ hai người dừng lại mà thôi và mình phải chấp nhận việc đó. Xong cũng có người chịu lắng nghe mình. Họ cầm tờ tài liệu, nhận chai nước và cảm ơn rất chân thành. Điều đó khiến tôi thấy vui. Thậm chí có người còn nói “Nếu ai cũng yêu nước như chị thì tốt biết mấy”. Tôi thấy ngượng với lời khen ấy. Nhiều người yêu nước hơn tôi, đóng góp và hy sinh nhiều hơn tôi.
Tôi nhớ đến mẹ Lê Thị Tuyết Mai tự thiêu hôm 23/5/2014 để phản đối Trung Quốc xâm lược. Chợt thẹn với mẹ. Tôi không có gan làm như mẹ, càng không ủng hộ hay khuyến khích việc tự thiêu để bày tỏ lòng yêu nước. Tôi chỉ có thể cố gắng trong khả năng hạn hẹp của mình và “bắt đầu bằng một công việc nhỏ nhất nhưng có tiếp cận, có bóng dáng của quần chúng” như đã có dịp bày tỏ tâm tình trong một bài viết. Không phải để ấp ủ “giấc mơ thủ lĩnh” mà đơn giản chỉ là mong có người đồng cảm. Từ ít người đến nhiều người “biết”, “tư duy” rồi “đồng tình” và dẫn đến “hành động” sẽ có nhiều cơ hội thay đổi vận mệnh Dân tộc này.
Đó là một việc làm nhỏ bé của cá nhân tôi góp cùng những hy sinh, cống hiến của đồng đội tôi trong giai đoạn khó khăn muôn vàn này. “
Blog Phạm Thanh Nghiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét