VHNA
Lê Đỗ Huy
Trong ba năm lại đây, Ngân Hàng thế giới (NHTG) liên tục khuyến nghị
các nước đang phát triển tiến hành đô thị hóa. Năm 2012, báo cáo của
NHTG viết: “Không có quốc gia nào đạt mức thu nhập cao và tăng trưởng
kinh tế mạnh mẽ mà quá trình đô thị hóa không diễn ra trước và gần như
tất cả các nước đều có tỉ lệ đô thị hóa ít nhất 50% trước khi đạt đến vị
thế là nước có thu nhập trung bình đầy đủ. Việt Nam kỳ vọng đạt mục
tiêu này vào năm 2025.”
Ông Liên Xô, bà Trung quốc…
Một số học giả trong – ngoài nước, ở các mức độ cho rằng mô hình phát triển của Việt Nam là sao chép trước của Liên Xô, sau của Trung quốc.
Nước láng giềng phương bắc của Việt Nam hiện xem đô thị hóa là quốc sách hàng đầu. Tháng 3 – 2013, trong chuyến thăm Thượng Hải và Giang Tô, Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh rằng hình mẫu mới của ĐTH của Đại lục (tính đến cả ba “chân kiềng”: kinh tế, xã hội, và môi trường) phải hướng vào đảm bảo thịnh vượng cho dân tộc. Vì, “đô thị hóa gia tốc quá trình hiện đại hóa nền kinh tế”. Đô thị hóa được xem là bánh đà để thay đổi định hướng nền kinh tế Hoa Lục, buộc nó (nền KTTQ) phải xoay chuyển theo hướng phát triển bền vững của tiềm năng con người, thay vì chỉ tăng trưởng lực lượng sản xuất và tăng xuất khẩu hàng hóa, diễn văn của Thủ tướng TQ nhấn mạnh.
27/8 vừa qua, phát biểu tại hội nghị về đề tài Báo cáo quốc gia về phát triển tiềm năng con người, đại diện chương trình phát triển Liên Hiệp quốc tại Trung quốc Helen Clark đánh giá: “Đô thị hóa ở Trung quốc phá mọi kỷ lục về quy mô và tốc độ phát triển. Đây là trường hợp vô tiền khoáng hậu trong lịch sử”. Bà cho hay 60 năm trước Trung quốc chỉ có 10% dân số là người đô thị (hiện tại đã có khoảng một nửa dân số TQ sống ở thành phố). ‘Để so sánh, ở châu Âu quá trình đô thị hóa kéo dài tới 150 năm, còn ở châu Mỹ la tinh, tới 210 năm”, bà Clark nói.
Tuy nhiên, “kỷ lục” này của Trung quốc đâu phải “xưa nay hiếm”. Ở Liên Xô năm 1956 dân số nông thôn (nông trường quốc doanh, nông trang tập thể) là 70%, nhưng đến năm 1961 chỉ còn là 50/50 so với người đô thị. Biến đổi nhân khẩu “thần tốc” dĩ nhiên gây những hậu quả nặng nề với nông nghiệp Liên Xô, làm thiếu hụt đột xuất quỹ nhà ở của thành phố, tình trạng tội phạm tăng vọt, trình độ lao động (đáp ứng được đòi hỏi dịch vụ đô thị “loại một”) hẫng hụt…
Các khó khăn của đô thị hóa Liên Xô được làm dịu đi bởi: thanh niên đô thị nghiêm chỉnh chấp hành của tổ chức, thậm chí xung phong đi vùng sâu, vùng xa (tương tự Việt nam thời “bao cấp”), hộ khẩu thủ đô chưa bị biến thành đặc ưu, sự quan tâm phát triển đồng đều giữa nông thôn và thành thị không chỉ trên giấy mực (TQ hiện cũng được xem là vẫn chú ý phát triển nông thôn), kiểm soát được xu thế di dân tự phát từ nông thôn ra thành thị (mặt tốt của hệ thống quản lý bằng hộ khẩu).
Mô hình Thẩm Quyến
Các chuyên gia cho rằng đô thị hóa là có lợi cả về xã hội và kinh tế đối với Trung quốc hiện nay: chi phí hành chính giảm, thuận cho quản lý, dễ áp dụng công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp hơn, giải phóng được nhiều mặt bằng cho lao động nông nghiệp hơn, giảm được tỉ lệ sinh đẻ một cách tự nhiên. Điểm cuối này không phải không có tác dụng của “mặt được” của chính sách “một con”, vốn bị lên án gay gắt. Các phúc trình gần đây cho hay dù được nới lỏng về “chỉ tiêu”, các gia đình Trung quốc ở thành phố có thiên hướng “Tây hóa”. Họ không muốn sinh con thứ hai, mà tập trung đảm bảo một đời sống vật chất và tinh thần tốt hơn cho đứa con duy nhất, thậm chí có xu hướng xây dựng gia đình mà không sinh con, phụ nữ không vội “lo đường chồng con”, như một trào lưu văn hóa mới ở thành thị.
Mô hình Sài Gòn
Việt Nam biết đến “đô thị hóa” từ đầu những năm chiến tranh đặc biệt của Mỹ. Các thuật ngữ mà phương Tây dùng cho quá trình ĐTH ở miền Nam là vội vã, “gượng ép” (artificial). Các tác gia như Stanley Karnow thì giải thích rõ là để phá hủy hạ tầng cơ sở “Việt cộng” ở nông thôn, phía Mỹ tiến hành các cuộc không kích khủng khiếp (horrendous) dồn dân “có cảm tình” với cách mạng vào các trại tị nạn ở thành thị. Kết quả là mật độ dân số đô thị ở miền Nam không ngừng tăng, tới 1971 chiếm 38,7 % dân số toàn miền. Riêng Sài Gòn từ 1,5 triệu dân (1954) tăng lên 3,5 triệu năm 1975. Nhìn từ Miền Bắc quá trình ĐTH ở miền Nam là “phồn vinh giả tạo”: kinh tế đô thị chủ yếu dựa vào thương mại (với tỉ trọng lớn buôn bán “trao tay”, hay “phe phẩy, buôn nước bọt, đầu cơ…), dịch vụ (xây cất, giặt là cho các căn cứ của “quân Đồng minh” đem lại thu nhập khá), và làm công cho “sở Mỹ”. Xã hội đen thả sức chơi “luật rừng”.
Một quan sát thường được trích dẫn là của GS TS Nguyễn Văn Hảo trên báo Chính Luận (30/1/1969):
“Là nền kinh tế có chiến tranh nhưng không có dấu hiệu chiến tranh. Bên cạnh những cảnh đổ nát, ruộng hoang, người chết ở nông thôn thì đô thị (tức là Sài Gòn) lại có bộ mặt thanh bình đầy những xa hoa quyến rũ ăn chơi nhộn nhịp. Các người có thế lực đua nhau bốc hốt hàng ngoại hóa tràn ngập bởi chính sách nhập cảng ồ ạt. Duy trì mãi tình trạng này không khác gì chúng ta muốn tự sát. Một đặc tính khác của nền kinh tế hiện nay là áp lực lạm phát triền miên, làm thì không bao nhiêu, tiêu sài thì vô kể… Vì vậy ngày càng bị ràng buộc vào viện trợ, rõ ràng là một nền kinh tế sống bám lưng kẻ khác…” (hết trích)
Đô thị hóa “gượng ép”
Theo tiến sĩ Đặng Hùng Võ, một cựu quan chức cao cấp của Bộ Tài nguyên Môi trường: “chúng ta đang ép dân số ở khu vực nông thôn từ 70% xuống còn 30% trong những năm 2020-2030 theo lộ trình đô thị hóa.” Ông khuyến nghị đừng bắt con cháu ta làm nông dân mãi, mà chuyển họ sang nông nghiệp và dịch vụ.
Đô thị hóa ở Việt Nam hôm nay chưa tạo được nhiều ngành nghề mới cho cựu lao động nông nghiệp. Những nghề hay thấy là làm xe ôm, bảo vệ tư, gội đầu hay ô sin… không có tác dụng gì rõ rệt đến nâng cao tay nghề cho lực lượng sản xuất hay đẩy mạnh tiến trình tăng năng suất lao động xã hội. Một số “nghề” khác chỉ cho thấy mặt trái “phồn vinh giả tạo”: mát xa (dạng trá hình), vũ nữ, “an ninh” của các vũ trường. Cũng như Liên Xô những năm cuối thập kỷ 50, trong đô thị hóa ở Việt Nam đang dâng trào làn sóng tội phạm chưa từng được biết đến. Một nguy cơ hình sự hóa đô thị nữa, là một trong những nguyên nhân là nhiều trẻ em nhập cư bị thất học. Một đặc trưng của đô thị hóa ở Việt Nam hiện tại là “hình sự hóa” cộng đồng.
Xây chen bất quy cách đang gây hiệu ứng “domino” về lún nứt ở đô thị. Ảnh: Internet.
“Vỡ” đô thị
Khi Pháp làm công trình đô thị cho Hà Nội đầu thế kỷ XX, hệ thống thoát nước được tính cho 50 ngàn dân. Có nguồn cho rằng khi tiếp quản Hà Nội năm 1954, sơ đồ thoát nước đã không được tìm thấy. Muốn hay không thì tới ngưỡng của thập kỷ 90, công ty thoát nước Hà Nội vẫn chưa ra đời, và bất đầu nhận thấy hiện tượng “trận mưa thế kỷ”, khi trời vừa mưa một cái là Thủ đô bắt đầu vỡ òa các thể loại cống. Điều này thỉnh thoảng vẫn lặp lại từng nơi, bất chấp các dự án thoát nước nhiều tỉ đồng. Vừa rồi khi thành phố Hồ Chí Minh (với nhiều quận mới so với Sài Gòn thập niên 70) bị ngập nặng do “triều cường thế kỷ”, lại thấy lo phải chăng các kênh rạch như đường thoát tự nhiên, kiểu các hồ đầm ở Hà Nội thời “bao cấp” bị “đô thị hóa” hô biến.
Năm 2012, báo cáo của “Việt Nam cần nắm bắt cơ hội đô thị hóa để trở thành quốc gia thu nhập trung bình đầy đủ” của NHTG viết:
“Trong khi các dịch vụ cơ bản ở Việt Nam đã được cung cấp tương đối tốt và sự thiếu vắng các khu ổ chuột quy mô lớn cho thấy đa số người dân đều có thể tiếp cận với nhà ở, đang xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng cho thấy điều này (dịch vụ khá, không có nhà ổ chuột) đang thay đổi.” (hết trích).
Đối với người ở Hà Nội khoảng 3 đời thì nhận định trên là quá lạc quan. Chữ “ổ chuột” (slums) sang tiếng Việt gợi cảm nhận sâu sắc của người Hà Nội về chuyện chuột đi lại trong nhà ở tự nhiên như nơi không có người, với mọi hệ lụy về giá trị văn minh, nhất là vệ sinh. Còn về dịch vụ, thì các chung cư (tiếng Hà Nội gọi là khu tập thể) xây từ đời bao cấp hiện thậm chí không thể cung cấp chỗ để xe máy cho dân cư của từng khu, do hầu như mỗi căn hộ đã trở thành tam đại đồng đường. Và nhiều cụ đang nhận thấy mình là Tái ông, khi bị điếc: các dụng cụ cơ khí cầm tay gây tiếng ồn không thể chịu nổi từ các cuộc sửa nhà (và cơi nới) bất tận tại các khu nhà 5 tầng thường chứa vài chục hộ gia đình. Sức ép nhân khẩu lên sức khỏe cộng đồng ở đô thị hiện vẫn được xử lý theo kiểu nước đến chân thì nhảy.
Vỉa hè bị chiếm dụng để bán hàng nước, hàng quà, hàng ăn (nơi ngày nào cũng diễn ra màn “ném đá ao bèo” giữa dân phòng và “người vi phạm”, lúc chạy thật, lúc chạy đùa). Người đi bộ qua vướng phải đồ hàng bị người bán hàng bắt đền (ai sai, ai đúng?). Đành đi xuống đường, vô hình trung tạo tình huống gây tai nạn giao thông…
Bác sĩ giỏi chỉ đọng lại ở “tuyến trên”, nơi thường được trang bị tốt hơn. Những người dân nông thôn bỏ qua tuyến giữa leo lên tuyến trên, làm tuyến này đông lên một cách bất hợp lý. Điều này thành… hợp lý khi nhìn từ góc độ nó tạo nguồn thu cho y bác sĩ lương thấp, trong điều kiện đô thị đắt đỏ (theo “Người đô thị” số 13). Chỉ khổ gia đình nghèo.
Quản lý kiểu “hộ khẩu” tạo cho xã hội định hướng thị trường (mua nhà, thuê nhà, chứ không còn được “phân nhà” như trước, xuất hiện diện lao động nhập cư và những người mua được nhà ở đô thị nhưng chưa có hộ khẩu…) “diện trái tuyến” ở ba cấp học phổ thông. Lại phải nộp phí trái tuyến (cả trong ngoài sổ sách – nuôi được các quan chức nhỏ làm quản lý giáo dục, nuôi được cò. Chương trình phổ thông nặng một cách bất hợp lý, nhưng “hợp lý hóa” được việc trả công cho thày cô vốn có đồng lương thấp. Nhưng theo báo chí, có em bé Hà Nội nhà không đủ tiền “học thêm”, phải bỏ học đi bán xôi phụ mẹ, bị “kẹt nét”, rồi bị “bán vào động”, chỉ cách Hà Nội khoảng vài chục cây (!)
Các thuật ngữ “dân gian”
Phát sinh những “thuật ngữ” mới từ thực tiễn ĐTH. Nào là “phạt cho tồn tại”, “xin được phạt”, trên nền “hành là chính” có từ trước. Những xáo động xã hội do cưỡng chế thu hồi đất canh tác ở nông thôn (để làm dự án kiểu EcoPark) gây đau tim, buốt đầu với những khái niệm “dân oan”, “quan ăn đất”…
Thuật ngữ văn hóa “nửa quê nửa tỉnh” lại quay lại. Nông dân vùng ven Thủ đô muôn đời dạy sớm hơn cả con gà, nay 8h mới ngủ dậy. Nhiều nhà lát xi măng “đến tận nách” sân vườn, không trồng cấy gì nhiều, trong làn sóng mới của tâm lý coi thường lao động chân tay vẫn luôn ám ảnh xã hội thuần nông Việt Nam bao đời. Họ xem TV, bàn thời sự, ngồi đợi con cái ra tỉnh làm ăn, mang tiền về. Nhưng nói riêng, nếu quy trình dậy nghề còn lơ lửng đâu đó trong ĐTH, thì ước mơ con cháu ta không phải làm nông sẽ vẫn chỉ vơ vẩn ở cung “cửu vạn”.
Bên bờ… hy vọng?
Theo TS Đặng Hùng Võ là phải sửa luật đất đai theo hướng đảm bảo công bằng về quyền sử dụng đất, để nông dân không bị đẩy ra khỏi đồng ruộng trong một xu thế “đô thị hóa cưỡng bức”. Tuy nhiên, bài ‘Đô thị hóa có thể tạo ra hy vọng hão huyền cho Trung quốc (Ubanization May Offer False Economic Hope for China), tờ Epoch Times (tháng 3/2013) có đoạn viết:
“Tại các nước phương Tây, đô thị hóa diễn ra tự nhiên do kinh tế phát triển, dựa trên quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất… Còn đô thị hóa ở Trung quốc được tiến hành một cách độc đoán bởi nhà nước, bao gồm đẩy (người nông dân) đi (khỏi ruộng đồng) một cách bắt buộc và di dời nhà cửa (của nông dân) một cách cưỡng ép. Mục tiêu là kích thích kinh tế, nhưng hiệu quả lại là gây tổn thất. Do không có sở hữu tư nhân ở Trung quốc, chính quyền địa phương trục lợi do tước đoạt đất (của dân). Chính quyền hoặc trả rất ít tiền bồi thường, hoặc không trả, rồi bán lại đất cho nhà thầu (developers) theo giá cao hơn”.
Trên tờ ‘The Diplomat”, Nhật Bản, Youqin Huang viết: “ở Trung quốc tồn tại hai hệ thống sử dụng đất, và chỉ có chính quyền sở tại là có thể chuyển đất canh tác nông nghiệp thành đất của thành phố để xây dựng”. Tác giả này cho rằng “hộ khẩu’ là định chế pháp lý thể hiện phân biệt đối xử đối với người nhập cư vào đô thị, biến họ thành một kiểu “bán thường dân”, bị hạn chế tiếp cận tới các dịch vụ giáo dục, y tế và các dịch vụ công (như điện, nước). Hiện tại, Việt Nam, Trung quốc, (và thành phố Moscow – quốc gia trong lòng quốc gia) vẫn áp dụng chế độ đăng ký “hộ khẩu”. Những ưu tiên đặc biệt dành cho người thủ đô Nga tới nay vẫn là đề tài phê phán của giới học giả, những kẻ vẫn ngờ rằng trong chủ trương mở rộng Moscow có những hàm ý trục lợi muôn thuở từ đất đai và đặc quyền nhờ “hộ khẩu Matx”.
Ở Việt Nam, “hộ khẩu” cũng có thể dùng làm “đòn bẩy kinh tế” (!) Vừa qua huyện Từ Liêm được đưa lên ‘Quận”, và còn được tách làm hai quận con, để “kích cầu” cho thị trường căn hộ ở địa bàn này.
Báo cáo “Việt Nam cần nắm bắt cơ hội đô thị hóa…” của NHTG năm 2012 cũng kêu gọi: “Cần xử lý sớm hệ thống giá đất kép và sự mập mờ của thị trường nhà đất, cũng như thói quen bán và cho thuê đất để tăng ngân sách địa phương, là những thực tế có thể dẫn tới phát triển đô thị lộn xộn…” (hết trích).
Ngoài kia, những người nông dân gày guộc, cha mẹ muôn đời của dân Việt, đang màn trời chiếu đất, đội nắng đội sương, trước các “cửa quan” (phòng tiếp dân, cơ quan thanh tra) ở thủ đô. Họ đòi lại ruộng đất muôn đời thuộc về “sông núi nước Nam”, đòi công bằng, công lý.
Ta đi trên đường Hà Nội… nhỡ gặp họ, ta cố tránh. Cũng có khi vẫn vồ phải, chẳng hạn, một cô bán rau quả quen từ Hưng Yên lên, vì ta vẫn phải đi chợ. Biết tôi có tí máu văn chương, cô gợi lại tiết học Giảng văn xưa:
Một số học giả trong – ngoài nước, ở các mức độ cho rằng mô hình phát triển của Việt Nam là sao chép trước của Liên Xô, sau của Trung quốc.
Nước láng giềng phương bắc của Việt Nam hiện xem đô thị hóa là quốc sách hàng đầu. Tháng 3 – 2013, trong chuyến thăm Thượng Hải và Giang Tô, Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh rằng hình mẫu mới của ĐTH của Đại lục (tính đến cả ba “chân kiềng”: kinh tế, xã hội, và môi trường) phải hướng vào đảm bảo thịnh vượng cho dân tộc. Vì, “đô thị hóa gia tốc quá trình hiện đại hóa nền kinh tế”. Đô thị hóa được xem là bánh đà để thay đổi định hướng nền kinh tế Hoa Lục, buộc nó (nền KTTQ) phải xoay chuyển theo hướng phát triển bền vững của tiềm năng con người, thay vì chỉ tăng trưởng lực lượng sản xuất và tăng xuất khẩu hàng hóa, diễn văn của Thủ tướng TQ nhấn mạnh.
27/8 vừa qua, phát biểu tại hội nghị về đề tài Báo cáo quốc gia về phát triển tiềm năng con người, đại diện chương trình phát triển Liên Hiệp quốc tại Trung quốc Helen Clark đánh giá: “Đô thị hóa ở Trung quốc phá mọi kỷ lục về quy mô và tốc độ phát triển. Đây là trường hợp vô tiền khoáng hậu trong lịch sử”. Bà cho hay 60 năm trước Trung quốc chỉ có 10% dân số là người đô thị (hiện tại đã có khoảng một nửa dân số TQ sống ở thành phố). ‘Để so sánh, ở châu Âu quá trình đô thị hóa kéo dài tới 150 năm, còn ở châu Mỹ la tinh, tới 210 năm”, bà Clark nói.
Tuy nhiên, “kỷ lục” này của Trung quốc đâu phải “xưa nay hiếm”. Ở Liên Xô năm 1956 dân số nông thôn (nông trường quốc doanh, nông trang tập thể) là 70%, nhưng đến năm 1961 chỉ còn là 50/50 so với người đô thị. Biến đổi nhân khẩu “thần tốc” dĩ nhiên gây những hậu quả nặng nề với nông nghiệp Liên Xô, làm thiếu hụt đột xuất quỹ nhà ở của thành phố, tình trạng tội phạm tăng vọt, trình độ lao động (đáp ứng được đòi hỏi dịch vụ đô thị “loại một”) hẫng hụt…
Các khó khăn của đô thị hóa Liên Xô được làm dịu đi bởi: thanh niên đô thị nghiêm chỉnh chấp hành của tổ chức, thậm chí xung phong đi vùng sâu, vùng xa (tương tự Việt nam thời “bao cấp”), hộ khẩu thủ đô chưa bị biến thành đặc ưu, sự quan tâm phát triển đồng đều giữa nông thôn và thành thị không chỉ trên giấy mực (TQ hiện cũng được xem là vẫn chú ý phát triển nông thôn), kiểm soát được xu thế di dân tự phát từ nông thôn ra thành thị (mặt tốt của hệ thống quản lý bằng hộ khẩu).
Mô hình Thẩm Quyến
Các chuyên gia cho rằng đô thị hóa là có lợi cả về xã hội và kinh tế đối với Trung quốc hiện nay: chi phí hành chính giảm, thuận cho quản lý, dễ áp dụng công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp hơn, giải phóng được nhiều mặt bằng cho lao động nông nghiệp hơn, giảm được tỉ lệ sinh đẻ một cách tự nhiên. Điểm cuối này không phải không có tác dụng của “mặt được” của chính sách “một con”, vốn bị lên án gay gắt. Các phúc trình gần đây cho hay dù được nới lỏng về “chỉ tiêu”, các gia đình Trung quốc ở thành phố có thiên hướng “Tây hóa”. Họ không muốn sinh con thứ hai, mà tập trung đảm bảo một đời sống vật chất và tinh thần tốt hơn cho đứa con duy nhất, thậm chí có xu hướng xây dựng gia đình mà không sinh con, phụ nữ không vội “lo đường chồng con”, như một trào lưu văn hóa mới ở thành thị.
Mô hình Sài Gòn
Việt Nam biết đến “đô thị hóa” từ đầu những năm chiến tranh đặc biệt của Mỹ. Các thuật ngữ mà phương Tây dùng cho quá trình ĐTH ở miền Nam là vội vã, “gượng ép” (artificial). Các tác gia như Stanley Karnow thì giải thích rõ là để phá hủy hạ tầng cơ sở “Việt cộng” ở nông thôn, phía Mỹ tiến hành các cuộc không kích khủng khiếp (horrendous) dồn dân “có cảm tình” với cách mạng vào các trại tị nạn ở thành thị. Kết quả là mật độ dân số đô thị ở miền Nam không ngừng tăng, tới 1971 chiếm 38,7 % dân số toàn miền. Riêng Sài Gòn từ 1,5 triệu dân (1954) tăng lên 3,5 triệu năm 1975. Nhìn từ Miền Bắc quá trình ĐTH ở miền Nam là “phồn vinh giả tạo”: kinh tế đô thị chủ yếu dựa vào thương mại (với tỉ trọng lớn buôn bán “trao tay”, hay “phe phẩy, buôn nước bọt, đầu cơ…), dịch vụ (xây cất, giặt là cho các căn cứ của “quân Đồng minh” đem lại thu nhập khá), và làm công cho “sở Mỹ”. Xã hội đen thả sức chơi “luật rừng”.
Một quan sát thường được trích dẫn là của GS TS Nguyễn Văn Hảo trên báo Chính Luận (30/1/1969):
“Là nền kinh tế có chiến tranh nhưng không có dấu hiệu chiến tranh. Bên cạnh những cảnh đổ nát, ruộng hoang, người chết ở nông thôn thì đô thị (tức là Sài Gòn) lại có bộ mặt thanh bình đầy những xa hoa quyến rũ ăn chơi nhộn nhịp. Các người có thế lực đua nhau bốc hốt hàng ngoại hóa tràn ngập bởi chính sách nhập cảng ồ ạt. Duy trì mãi tình trạng này không khác gì chúng ta muốn tự sát. Một đặc tính khác của nền kinh tế hiện nay là áp lực lạm phát triền miên, làm thì không bao nhiêu, tiêu sài thì vô kể… Vì vậy ngày càng bị ràng buộc vào viện trợ, rõ ràng là một nền kinh tế sống bám lưng kẻ khác…” (hết trích)
Đô thị hóa “gượng ép”
Theo tiến sĩ Đặng Hùng Võ, một cựu quan chức cao cấp của Bộ Tài nguyên Môi trường: “chúng ta đang ép dân số ở khu vực nông thôn từ 70% xuống còn 30% trong những năm 2020-2030 theo lộ trình đô thị hóa.” Ông khuyến nghị đừng bắt con cháu ta làm nông dân mãi, mà chuyển họ sang nông nghiệp và dịch vụ.
Đô thị hóa ở Việt Nam hôm nay chưa tạo được nhiều ngành nghề mới cho cựu lao động nông nghiệp. Những nghề hay thấy là làm xe ôm, bảo vệ tư, gội đầu hay ô sin… không có tác dụng gì rõ rệt đến nâng cao tay nghề cho lực lượng sản xuất hay đẩy mạnh tiến trình tăng năng suất lao động xã hội. Một số “nghề” khác chỉ cho thấy mặt trái “phồn vinh giả tạo”: mát xa (dạng trá hình), vũ nữ, “an ninh” của các vũ trường. Cũng như Liên Xô những năm cuối thập kỷ 50, trong đô thị hóa ở Việt Nam đang dâng trào làn sóng tội phạm chưa từng được biết đến. Một nguy cơ hình sự hóa đô thị nữa, là một trong những nguyên nhân là nhiều trẻ em nhập cư bị thất học. Một đặc trưng của đô thị hóa ở Việt Nam hiện tại là “hình sự hóa” cộng đồng.
Xây chen bất quy cách đang gây hiệu ứng “domino” về lún nứt ở đô thị. Ảnh: Internet.
“Vỡ” đô thị
Khi Pháp làm công trình đô thị cho Hà Nội đầu thế kỷ XX, hệ thống thoát nước được tính cho 50 ngàn dân. Có nguồn cho rằng khi tiếp quản Hà Nội năm 1954, sơ đồ thoát nước đã không được tìm thấy. Muốn hay không thì tới ngưỡng của thập kỷ 90, công ty thoát nước Hà Nội vẫn chưa ra đời, và bất đầu nhận thấy hiện tượng “trận mưa thế kỷ”, khi trời vừa mưa một cái là Thủ đô bắt đầu vỡ òa các thể loại cống. Điều này thỉnh thoảng vẫn lặp lại từng nơi, bất chấp các dự án thoát nước nhiều tỉ đồng. Vừa rồi khi thành phố Hồ Chí Minh (với nhiều quận mới so với Sài Gòn thập niên 70) bị ngập nặng do “triều cường thế kỷ”, lại thấy lo phải chăng các kênh rạch như đường thoát tự nhiên, kiểu các hồ đầm ở Hà Nội thời “bao cấp” bị “đô thị hóa” hô biến.
Năm 2012, báo cáo của “Việt Nam cần nắm bắt cơ hội đô thị hóa để trở thành quốc gia thu nhập trung bình đầy đủ” của NHTG viết:
“Trong khi các dịch vụ cơ bản ở Việt Nam đã được cung cấp tương đối tốt và sự thiếu vắng các khu ổ chuột quy mô lớn cho thấy đa số người dân đều có thể tiếp cận với nhà ở, đang xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng cho thấy điều này (dịch vụ khá, không có nhà ổ chuột) đang thay đổi.” (hết trích).
Đối với người ở Hà Nội khoảng 3 đời thì nhận định trên là quá lạc quan. Chữ “ổ chuột” (slums) sang tiếng Việt gợi cảm nhận sâu sắc của người Hà Nội về chuyện chuột đi lại trong nhà ở tự nhiên như nơi không có người, với mọi hệ lụy về giá trị văn minh, nhất là vệ sinh. Còn về dịch vụ, thì các chung cư (tiếng Hà Nội gọi là khu tập thể) xây từ đời bao cấp hiện thậm chí không thể cung cấp chỗ để xe máy cho dân cư của từng khu, do hầu như mỗi căn hộ đã trở thành tam đại đồng đường. Và nhiều cụ đang nhận thấy mình là Tái ông, khi bị điếc: các dụng cụ cơ khí cầm tay gây tiếng ồn không thể chịu nổi từ các cuộc sửa nhà (và cơi nới) bất tận tại các khu nhà 5 tầng thường chứa vài chục hộ gia đình. Sức ép nhân khẩu lên sức khỏe cộng đồng ở đô thị hiện vẫn được xử lý theo kiểu nước đến chân thì nhảy.
Vỉa hè bị chiếm dụng để bán hàng nước, hàng quà, hàng ăn (nơi ngày nào cũng diễn ra màn “ném đá ao bèo” giữa dân phòng và “người vi phạm”, lúc chạy thật, lúc chạy đùa). Người đi bộ qua vướng phải đồ hàng bị người bán hàng bắt đền (ai sai, ai đúng?). Đành đi xuống đường, vô hình trung tạo tình huống gây tai nạn giao thông…
Bác sĩ giỏi chỉ đọng lại ở “tuyến trên”, nơi thường được trang bị tốt hơn. Những người dân nông thôn bỏ qua tuyến giữa leo lên tuyến trên, làm tuyến này đông lên một cách bất hợp lý. Điều này thành… hợp lý khi nhìn từ góc độ nó tạo nguồn thu cho y bác sĩ lương thấp, trong điều kiện đô thị đắt đỏ (theo “Người đô thị” số 13). Chỉ khổ gia đình nghèo.
Quản lý kiểu “hộ khẩu” tạo cho xã hội định hướng thị trường (mua nhà, thuê nhà, chứ không còn được “phân nhà” như trước, xuất hiện diện lao động nhập cư và những người mua được nhà ở đô thị nhưng chưa có hộ khẩu…) “diện trái tuyến” ở ba cấp học phổ thông. Lại phải nộp phí trái tuyến (cả trong ngoài sổ sách – nuôi được các quan chức nhỏ làm quản lý giáo dục, nuôi được cò. Chương trình phổ thông nặng một cách bất hợp lý, nhưng “hợp lý hóa” được việc trả công cho thày cô vốn có đồng lương thấp. Nhưng theo báo chí, có em bé Hà Nội nhà không đủ tiền “học thêm”, phải bỏ học đi bán xôi phụ mẹ, bị “kẹt nét”, rồi bị “bán vào động”, chỉ cách Hà Nội khoảng vài chục cây (!)
Các thuật ngữ “dân gian”
Phát sinh những “thuật ngữ” mới từ thực tiễn ĐTH. Nào là “phạt cho tồn tại”, “xin được phạt”, trên nền “hành là chính” có từ trước. Những xáo động xã hội do cưỡng chế thu hồi đất canh tác ở nông thôn (để làm dự án kiểu EcoPark) gây đau tim, buốt đầu với những khái niệm “dân oan”, “quan ăn đất”…
Thuật ngữ văn hóa “nửa quê nửa tỉnh” lại quay lại. Nông dân vùng ven Thủ đô muôn đời dạy sớm hơn cả con gà, nay 8h mới ngủ dậy. Nhiều nhà lát xi măng “đến tận nách” sân vườn, không trồng cấy gì nhiều, trong làn sóng mới của tâm lý coi thường lao động chân tay vẫn luôn ám ảnh xã hội thuần nông Việt Nam bao đời. Họ xem TV, bàn thời sự, ngồi đợi con cái ra tỉnh làm ăn, mang tiền về. Nhưng nói riêng, nếu quy trình dậy nghề còn lơ lửng đâu đó trong ĐTH, thì ước mơ con cháu ta không phải làm nông sẽ vẫn chỉ vơ vẩn ở cung “cửu vạn”.
Bên bờ… hy vọng?
Theo TS Đặng Hùng Võ là phải sửa luật đất đai theo hướng đảm bảo công bằng về quyền sử dụng đất, để nông dân không bị đẩy ra khỏi đồng ruộng trong một xu thế “đô thị hóa cưỡng bức”. Tuy nhiên, bài ‘Đô thị hóa có thể tạo ra hy vọng hão huyền cho Trung quốc (Ubanization May Offer False Economic Hope for China), tờ Epoch Times (tháng 3/2013) có đoạn viết:
“Tại các nước phương Tây, đô thị hóa diễn ra tự nhiên do kinh tế phát triển, dựa trên quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất… Còn đô thị hóa ở Trung quốc được tiến hành một cách độc đoán bởi nhà nước, bao gồm đẩy (người nông dân) đi (khỏi ruộng đồng) một cách bắt buộc và di dời nhà cửa (của nông dân) một cách cưỡng ép. Mục tiêu là kích thích kinh tế, nhưng hiệu quả lại là gây tổn thất. Do không có sở hữu tư nhân ở Trung quốc, chính quyền địa phương trục lợi do tước đoạt đất (của dân). Chính quyền hoặc trả rất ít tiền bồi thường, hoặc không trả, rồi bán lại đất cho nhà thầu (developers) theo giá cao hơn”.
Trên tờ ‘The Diplomat”, Nhật Bản, Youqin Huang viết: “ở Trung quốc tồn tại hai hệ thống sử dụng đất, và chỉ có chính quyền sở tại là có thể chuyển đất canh tác nông nghiệp thành đất của thành phố để xây dựng”. Tác giả này cho rằng “hộ khẩu’ là định chế pháp lý thể hiện phân biệt đối xử đối với người nhập cư vào đô thị, biến họ thành một kiểu “bán thường dân”, bị hạn chế tiếp cận tới các dịch vụ giáo dục, y tế và các dịch vụ công (như điện, nước). Hiện tại, Việt Nam, Trung quốc, (và thành phố Moscow – quốc gia trong lòng quốc gia) vẫn áp dụng chế độ đăng ký “hộ khẩu”. Những ưu tiên đặc biệt dành cho người thủ đô Nga tới nay vẫn là đề tài phê phán của giới học giả, những kẻ vẫn ngờ rằng trong chủ trương mở rộng Moscow có những hàm ý trục lợi muôn thuở từ đất đai và đặc quyền nhờ “hộ khẩu Matx”.
Ở Việt Nam, “hộ khẩu” cũng có thể dùng làm “đòn bẩy kinh tế” (!) Vừa qua huyện Từ Liêm được đưa lên ‘Quận”, và còn được tách làm hai quận con, để “kích cầu” cho thị trường căn hộ ở địa bàn này.
Báo cáo “Việt Nam cần nắm bắt cơ hội đô thị hóa…” của NHTG năm 2012 cũng kêu gọi: “Cần xử lý sớm hệ thống giá đất kép và sự mập mờ của thị trường nhà đất, cũng như thói quen bán và cho thuê đất để tăng ngân sách địa phương, là những thực tế có thể dẫn tới phát triển đô thị lộn xộn…” (hết trích).
Ngoài kia, những người nông dân gày guộc, cha mẹ muôn đời của dân Việt, đang màn trời chiếu đất, đội nắng đội sương, trước các “cửa quan” (phòng tiếp dân, cơ quan thanh tra) ở thủ đô. Họ đòi lại ruộng đất muôn đời thuộc về “sông núi nước Nam”, đòi công bằng, công lý.
Ta đi trên đường Hà Nội… nhỡ gặp họ, ta cố tránh. Cũng có khi vẫn vồ phải, chẳng hạn, một cô bán rau quả quen từ Hưng Yên lên, vì ta vẫn phải đi chợ. Biết tôi có tí máu văn chương, cô gợi lại tiết học Giảng văn xưa:
- Anh nhỉ, ai ngờ chúng em nay “Bước đường cùng”…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét