Bùi Tín -VOA
18.07.2011
Đầu năm 1979 tại khu vực biên giới Việt-Trung đã nổ ra một cuộc xung
đột khốc liệt được nhà báo Mỹ Nayan Chanda gọi là «cuộc chiến tranh giữa
những người anh em thù địch». Nhưng chỉ 11 năm sau đó, vào tháng
10-1990, một bước ngoặt lớn đã được mở ra, đưa quan hệ Hà Nội-Bắc Kinh
chuyển hẳn sang thời kỳ liên minh thân thiết, tiêu biểu bởi «16 chữ
vàng» và phương châm «4 tốt».
Cái mốc chuyển từ kẻ thù truyền thống (như được ghi trong Hiến pháp Việt Nam) thành bạn thân thiết là cuộc gặp gỡ bí mật cấp cao Trung – Việt ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, vào 2 ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990, theo sáng kiến của đại mưu sĩ Đặng Tiểu Bình. Đại diện cho phía Việt Nam tại cuộc gặp là Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng, còn phía Trung Quốc là Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng.
Có rất ít thông tin chính xác về nội dung thật sự của cuộc gặp này được tiết lộ, nhưng ý đồ đen tối của những người lãnh đạo Bắc Kinh đến phó hội đối với tương lai của đất nước ta đã không che mắt được ai. Đến nỗi ngoại trưởng Việt Nam lúc bấy giờ, ông Nguyễn Cơ Thạch, người bị gạt ra ngoài rìa của cuộc họp lịch sử này, đã phải than thở: «Thế là một cuộc Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã bắt đầu!».(*)
Rất nhiều diễn biến và sự kiện đã chứng minh sự chính xác của nhận xét có tính tiên tri đó của người đứng đầu ngành ngoại giao Hà Nội. Tính đến nay, «cuộc Bắc thuộc mới» đã kéo dài được 22 năm, với biết bao thiệt thòi, tủi nhục cho đất nước và nhân dân ta trên tất cả các lĩnh vực – từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, từ lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo đến tài nguyên và an ninh, chủ quyền. Đây là thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam ta, mà những thành tựu kinh tế, đổi mới, xây dựng, phát triển khá cao vẫn không sao khỏa lấp được.
Đến nay, khi nhóm lãnh đạo ở Bắc Kinh đã khống chế được gần như hoàn toàn những người cầm quyền ở Hà Nội, họ liền trở mặt, gây sự ở vùng Biển Đông của ta, với thái độ trịch thượng kẻ cả dùng sức mạnh áp đảo cùng với những thủ đoạn vừa ăn cướp vừa la làng.
Hiện nay Bộ Chính trị Đảng CS Việt Nam đang bị kẹt cứng giữa 2 gọng kìm, một bên là sự chất vấn đầy phẫn nộ chính đáng và sự phản kháng của nhân dân, một bên là những hành động xâm lược cực kỳ ngang ngược của thế lực bành trướng hung hãn.
Nhóm lãnh đạo Bắc Kinh là những người chưa hề chùn tay trước một thủ đoạn thâm độc nào. Ai có thể độc ác hơn những kẻ dám đem đương kim Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ ra đấu tố hạ nhục trên đường phố? Ai có thể tàn bạo hơn những kẻ mang đương kim Nguyên soái Bành Đức Hoài ra hỏi tội, bắt đội mũ lừa, bắt liếm bát mỳ sợi trong chảo, hành hạ cho đến khi chết không có một người thân vuốt mắt? Ai có thể bất nhân, phản dân tộc hơn những kẻ vui mừng khi đặt 200 tên lửa, rồi nay là 600 tên lửa đạn đạo chĩa thẳng vào đồng bào ruột thịt của mình ở Đài Loan, dọa dẫm không chút hổ thẹn là sẵn sàng dìm trong biển máu cả 23 triệu dân mà họ từng leo lẻo là anh chị em chí thiết, còn là một nguồn đầu tư lớn cho lục địa.
Và mới đây ai ngang nhiên vu cáo ngược là «Việt Nam chiếm nhiều đảo nhất, tỏ ra hung hăng nhất, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu nhất trong vùng biển Trung Hoa thuộc chủ quyền không thể bàn cãi của Trung Quốc», «bọn Việt Nam giết ngư dân Trung Quốc», «cần dạy cho Việt Nam vô ân bạc nghĩa một bài học lớn hơn trước đây». Vậy mà báo chí chính thức trong nước vẫn im lặng, không cất lên được một tiếng nói dõng dạc nào để bác bỏ những luận điệu vu khống trắng trợn của thế lực bành trướng và bảo vệ thanh danh dân tộc.
Khi Tân Hoa xã đưa tin là «Hai bên đã thỏa thuận không để nước thứ ba ở bên ngoài can thiệp vào vùng biển Trung Hoa», ngụ ý gạt hẳn Hoa Kỳ ra ngoài, báo chí Việt Nam cũng không dám cải chính. Cho nên việc giới trí thức, giới truyền thông lề trái và công luận quốc tế hoài nghi dai dẳng là 2 bên đã đi đêm với nhau là hoàn toàn có cơ sở.
Mong rằng những người lãnh đạo Việt Nam sớm nhìn ra sự thật để chủ động thoát khỏi ách Bắc thuộc cực kỳ nguy hiểm đã kéo dài 22 năm, trước khi quá muộn. Mong rằng họ sớm tỉnh táo nhận ra sai lầm của lập luận cho rằng do vị trí địa lý và cũng vì cùng chung chế độ XHCN, Việt Nam buộc phải gắn bó keo sơn với nước láng giềng Trung Quốc (xem các Nghị quyết Đại Hội đảng từ khóa VII đến khoá XI).
Họ hãy tỏ ra tự tin hơn để thấy rằng nương tựa hoàn toàn vào Bắc Kinh không phải là một kế tồn tại lâu dài, bền vững, an toàn và đáng tin cậy cho chính bản thân họ, và lại càng không phải cho tiền đồ của tổ quốc và dân tộc ta. Họ chớ nên quên rằng, theo đánh giá của nhiều chuyên gia quốc tế, Trung Quốc hung hăng nhưng không mạnh, kỹ thuật quân sự lạc hậu đến 20 năm so với Hoa Kỳ, chính trị cực yếu do chà đạp nhân quyền, kinh tế tài chính tuy có dự trữ ngoại tệ lớn nhưng rất bấp bênh, có nguy cơ đổ vỡ, dựa vào họ như dựa vào cột mục.
Gắn bó với thế giới dân chủ rộng lớn, hùng mạnh, văn minh, với các nước châu Á khác ở quanh ta như Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, với các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, và giữ quan hệ bình đẳng với Trung Quốc là đường lối đối ngoại sáng suốt duy nhất hiện nay.
Điều quan trọng nhất là những người lãnh đạo Việt Nam có đủ sáng suốt để nhìn ra bản chất độc ác của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán hay không.
(*) Ông Thạch lập tức bị gạt ra khỏi cương vị phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng, và mất luôn chiếc ghế ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương Đảng.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
************************************************************************
Từ đây về cuối chép trên Trần Hoàng blog
***********************************************************
Cái mốc chuyển từ kẻ thù truyền thống (như được ghi trong Hiến pháp Việt Nam) thành bạn thân thiết là cuộc gặp gỡ bí mật cấp cao Trung – Việt ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, vào 2 ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990, theo sáng kiến của đại mưu sĩ Đặng Tiểu Bình. Đại diện cho phía Việt Nam tại cuộc gặp là Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng, còn phía Trung Quốc là Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng.
Có rất ít thông tin chính xác về nội dung thật sự của cuộc gặp này được tiết lộ, nhưng ý đồ đen tối của những người lãnh đạo Bắc Kinh đến phó hội đối với tương lai của đất nước ta đã không che mắt được ai. Đến nỗi ngoại trưởng Việt Nam lúc bấy giờ, ông Nguyễn Cơ Thạch, người bị gạt ra ngoài rìa của cuộc họp lịch sử này, đã phải than thở: «Thế là một cuộc Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã bắt đầu!».(*)
Rất nhiều diễn biến và sự kiện đã chứng minh sự chính xác của nhận xét có tính tiên tri đó của người đứng đầu ngành ngoại giao Hà Nội. Tính đến nay, «cuộc Bắc thuộc mới» đã kéo dài được 22 năm, với biết bao thiệt thòi, tủi nhục cho đất nước và nhân dân ta trên tất cả các lĩnh vực – từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, từ lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo đến tài nguyên và an ninh, chủ quyền. Đây là thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam ta, mà những thành tựu kinh tế, đổi mới, xây dựng, phát triển khá cao vẫn không sao khỏa lấp được.
Đến nay, khi nhóm lãnh đạo ở Bắc Kinh đã khống chế được gần như hoàn toàn những người cầm quyền ở Hà Nội, họ liền trở mặt, gây sự ở vùng Biển Đông của ta, với thái độ trịch thượng kẻ cả dùng sức mạnh áp đảo cùng với những thủ đoạn vừa ăn cướp vừa la làng.
Hiện nay Bộ Chính trị Đảng CS Việt Nam đang bị kẹt cứng giữa 2 gọng kìm, một bên là sự chất vấn đầy phẫn nộ chính đáng và sự phản kháng của nhân dân, một bên là những hành động xâm lược cực kỳ ngang ngược của thế lực bành trướng hung hãn.
Nhóm lãnh đạo Bắc Kinh là những người chưa hề chùn tay trước một thủ đoạn thâm độc nào. Ai có thể độc ác hơn những kẻ dám đem đương kim Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ ra đấu tố hạ nhục trên đường phố? Ai có thể tàn bạo hơn những kẻ mang đương kim Nguyên soái Bành Đức Hoài ra hỏi tội, bắt đội mũ lừa, bắt liếm bát mỳ sợi trong chảo, hành hạ cho đến khi chết không có một người thân vuốt mắt? Ai có thể bất nhân, phản dân tộc hơn những kẻ vui mừng khi đặt 200 tên lửa, rồi nay là 600 tên lửa đạn đạo chĩa thẳng vào đồng bào ruột thịt của mình ở Đài Loan, dọa dẫm không chút hổ thẹn là sẵn sàng dìm trong biển máu cả 23 triệu dân mà họ từng leo lẻo là anh chị em chí thiết, còn là một nguồn đầu tư lớn cho lục địa.
Và mới đây ai ngang nhiên vu cáo ngược là «Việt Nam chiếm nhiều đảo nhất, tỏ ra hung hăng nhất, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu nhất trong vùng biển Trung Hoa thuộc chủ quyền không thể bàn cãi của Trung Quốc», «bọn Việt Nam giết ngư dân Trung Quốc», «cần dạy cho Việt Nam vô ân bạc nghĩa một bài học lớn hơn trước đây». Vậy mà báo chí chính thức trong nước vẫn im lặng, không cất lên được một tiếng nói dõng dạc nào để bác bỏ những luận điệu vu khống trắng trợn của thế lực bành trướng và bảo vệ thanh danh dân tộc.
Khi Tân Hoa xã đưa tin là «Hai bên đã thỏa thuận không để nước thứ ba ở bên ngoài can thiệp vào vùng biển Trung Hoa», ngụ ý gạt hẳn Hoa Kỳ ra ngoài, báo chí Việt Nam cũng không dám cải chính. Cho nên việc giới trí thức, giới truyền thông lề trái và công luận quốc tế hoài nghi dai dẳng là 2 bên đã đi đêm với nhau là hoàn toàn có cơ sở.
Mong rằng những người lãnh đạo Việt Nam sớm nhìn ra sự thật để chủ động thoát khỏi ách Bắc thuộc cực kỳ nguy hiểm đã kéo dài 22 năm, trước khi quá muộn. Mong rằng họ sớm tỉnh táo nhận ra sai lầm của lập luận cho rằng do vị trí địa lý và cũng vì cùng chung chế độ XHCN, Việt Nam buộc phải gắn bó keo sơn với nước láng giềng Trung Quốc (xem các Nghị quyết Đại Hội đảng từ khóa VII đến khoá XI).
Họ hãy tỏ ra tự tin hơn để thấy rằng nương tựa hoàn toàn vào Bắc Kinh không phải là một kế tồn tại lâu dài, bền vững, an toàn và đáng tin cậy cho chính bản thân họ, và lại càng không phải cho tiền đồ của tổ quốc và dân tộc ta. Họ chớ nên quên rằng, theo đánh giá của nhiều chuyên gia quốc tế, Trung Quốc hung hăng nhưng không mạnh, kỹ thuật quân sự lạc hậu đến 20 năm so với Hoa Kỳ, chính trị cực yếu do chà đạp nhân quyền, kinh tế tài chính tuy có dự trữ ngoại tệ lớn nhưng rất bấp bênh, có nguy cơ đổ vỡ, dựa vào họ như dựa vào cột mục.
Gắn bó với thế giới dân chủ rộng lớn, hùng mạnh, văn minh, với các nước châu Á khác ở quanh ta như Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, với các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, và giữ quan hệ bình đẳng với Trung Quốc là đường lối đối ngoại sáng suốt duy nhất hiện nay.
Điều quan trọng nhất là những người lãnh đạo Việt Nam có đủ sáng suốt để nhìn ra bản chất độc ác của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán hay không.
(*) Ông Thạch lập tức bị gạt ra khỏi cương vị phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng, và mất luôn chiếc ghế ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương Đảng.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
************************************************************************
Từ đây về cuối chép trên Trần Hoàng blog
Cuộc gặp Thành Đô giữa lãnh đạo Trung-Việt (3-9-1990).
Hàng trước từ trái sang: Hoàng Bích Sơn, trưởng ban đối ngoại T.Ư.(1), Phạm Văn Đồng,
cố vấn BCHTƯ (3), Nguyễn Văn Linh, tổng bí thư (4), Giang Trạch Dân (5), Lý Bằng (6), Đỗ Mười (7), Hồng Hà (9)
cố vấn BCHTƯ (3), Nguyễn Văn Linh, tổng bí thư (4), Giang Trạch Dân (5), Lý Bằng (6), Đỗ Mười (7), Hồng Hà (9)
.
http://www.trinhanmedia.com/2012/09/oc-lai-ho-so-ban-nuoc-hoi-nghi-thanh-o.html***********************************************************
Bối cảnh dẫn đến cuộc Họp Mặt ở Thành Đô (Bắc Kinh) 1990 – Vì sao đảng và nhà nước ngoan ngoãn thần phục Bắc Kinh
Sau khi “tổ quốc Liên Xô”
của ông Lê Duẩn tan rã năm 1989, thì từ thời Nguyễn Văn Linh cho đến
thời Lê Khả Phiêu, các tổng bí thư vẫn coi việc quy phục Trung Quốc là
cách duy nhất để cứu vãn cơ đồ thống trị của đảng trên nước Việt Nam.
.
Nhưng lấy lý do nào để biện
minh cho việc quay về thần phục Trung Quốc, sau khi đã bị quân đội Trung
Cộng tấn công ở biên giới năm 1979 và ở Trường Sa năm 1988?
.
Các ông tổng bí thư này phải
nêu lý do cao siêu hơn quyền lợi. Họ giải thích hai nước “đồng chí anh
em” là những thành trì cuối cùng bảo vệ cái thứ gọi là “chủ nghĩa xã
hội!”. Từ đó, Việt Cộng bắt đầu xáp lại và đi theo con đường lệ thuộc
Trung Cộng. Cho nên, trong ngôn ngữ ngoại giao của Cộng Sản Việt Nam,
khi nào còn đề cao chủ nghĩa xã hội là còn chủ trương mối bang giao với
Trung Cộng là trọng tâm chiến lược.Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh là người
có kinh nghiệm cá nhân đau đớn khiến chính bản thân ông coi việc quy
phục Trung Cộng là điều không thể tránh được.
.
Tháng 10 năm 1989, Nguyễn
Văn Linh tới Berlin dự quốc khánh Ðông Ðức, được chứng kiến cảnh giễu võ
giương oai của “Cộng Hoà Dân Chủ Ðức” với các cuộc mít tinh hàng trăm
ngàn người hô các khẩu hiệu chủ nghĩa cộng sản muôn năm đầy “hồ hởi phấn
khởi.” Trong cuộc tiếp tân, Nguyễn Văn Linh được lãnh tụ cộng sản Ðông
Ðức Honecker báo tin là chế độ Cộng Sản Ðức sẽ tồn tại vĩnh viễn mặc dù
làn sóng người Ðông Ðức đang chạy ào ào qua Hung, Tiệp rồi qua Tây Ðức.
.
Khi Nguyễn Văn Linh về tới
Hà Nội thì bức tường Berlin bị sập, Honecker bị chính các đàn em lật đổ.
Theo cuốn hồi ký Hồi Ức và Suy Nghĩ của Trần Quang Cơ, viết năm 2001,
thì trong cuộc đại lễ ở Berlin, Linh cũng gặp lãnh tụ Rumani là Chủ Tịch
Ceaucescu. Lãnh tụ tối cao cha già dân tộc Rumani và “anh Linh xem ra
tâm đầu ý hợp trong việc bàn chuyện tâm huyết cứu vãn sự nghiệp xã hội
chủ nghĩa thế giới đang lâm nguy”. Nhưng ngay sau đó, Linh nghe tin cả
hai vợ chồng Ceaucescu bị các đàn em đảo chính và đem bắn. Những kinh
nghiệm đó khiến Linh phải lo lắng cho số phận của chính mình và các lãnh
tụ cộng sản Việt Nam khác. Phải tìm cách tự cứu!“Trước tình hình ấy”,
Trần Quang Cơ viết, trong nội bộ Ðảng Cộng Sản ViệtNam “nổi lên một ý
kiến… phải bằng mọi giá bắt tay ngay với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa
xã hội”. .Xin nhấn mạnh những chữ “bằng mọi giá” và “ngay” lập tức.
.
Cựu Thứ Trưởng Ngoại Giao
Trần Quang Cơ mô tả luận điểm của Nguyễn Văn Linh dùng để thuyết phục Bộ
Chính Trị nên chịu thua Trung Cộng là: “Dù bành trướng thế nào, Trung
Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa”. Linh đã nhấn mạnh lý luận trên
khi Bộ Chính Trị thảo luận về kết quả cuộc gặp gỡ các lãnh tụ Trung Cộng
ở Thành Ðô năm 1990, trong đó, Linh đã chấp nhận ngay phương cách giải
quyết cuộc chiến ở Căm Pu Chia do Trung Cộng đề nghị, mặc dù Bộ Trưởng
Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch đã chống nên không được mời sang Tàu.
Trước đó, khi Liên Xô bắt
đầu giảm bớt viện trợ kinh tế (1980-1986 và hoàn toàn cắt đứt viện trợ
cuối năm 1986), mà các chính sách xã hội chủ nghĩa của Cộng Sản Việt Nam
đã đưa quốc dân đến kiệt quệ, năm 1988 đảng đã đành nhẫn nhục, tự sửa
cả điều lệ đảng lẫn Hiến Pháp, chịu xoá bỏ những câu ngu dốt viết trong
thời Lê Duẩn, gọi tên “Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm
nhất”.
.
Ngày 5 tháng 6 năm 1990, để
xin hoà trước khi sang Thành Ðô, Nguyễn Văn Linh đã mời Ðại Sứ Trung
Cộng Trương Ðức Duy tới, và tự thú nhận là Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã sai
lầm, đồng thời khoe công nay đã thay đổi: “Trong 10 năm qua có nhiều
cái sai. Có cái đã sửa như việc sửa đổi lời nói đầu Hiến Pháp, có cái
sai đang sửa.” Linh ngỏ ý muốn sang Tầu gặp các nhà lãnh đạo Trung Quốc
để “bảo vệ chủ nghĩa xã hội”; vì “đế quốc đang âm mưu thủ tiêu chủ nghĩa xã hội!”.
Lời nói của Nguyễn Văn Linh được Trần Quang Cơ thuật lại nguyên văn như
sau:“Chúng tôi muốn cùng những người cộng sản chân chính bàn vấn đề bảo
vệ chủ nghĩa xã hội… Tôi sẵn sàng sang Trung Quốc… Các đồng chí cứ kêu
một tiếng là tôi đi ngay… Trung Quốc cần giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã
hội, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin…”. Lúc đó Nguyễn Văn Linh là người
lãnh đạo cao nhất nước mà tự hạ mình nói, “các đồng chí cứ kêu một tiếng
là tôi đi ngay!” Không có cách nào “khiêm tốn” hơn!Hội nghị thành đô năm 1990.
Ba ngày trước khi Linh, Ðỗ Mười, Phạm Văn Ðồng lên đường sang Thành
Ðô, Bộ Chính Trị họp ngày 30 tháng 8 năm 1990. Trần Quang Cơ kể:
“Anh Linh nêu ý kiến là sẽ bàn hợp tác với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc…” Linh được Lê Ðức Anh ủng hộ, mặc dầu có những người không tin việc hợp tác với Trung Cộng có thể thực hiện được, như Nguyễn Cơ Thạch, Võ Chí Công.
Sau cuộc họp Thành Ðô, khi các lãnh tụ cộng sản Việt Nam bay sang Cam Pu Chia giải thích phương cách giải quyết này với Hunsen, Lê Ðức Anh nói thêm cho rõ: “Mỹ muốn cơ hội này xoá bỏ cộng sản. Nó đang xoá ở Ðông Âu… Ta phải tìm đồng minh. Ðồng minh này là Trung Quốc”.
Qua những lời tường thuật trung thực của Trần Quang Cơ, một người tỏ ra rất trung thành với đảng và kính trọng Nguyễn Văn Linh, chúng ta thấy động cơ khiến Linh và tập đoàn lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đã lựa chọn con đường hợp tác với Trung Cộng chỉ vì họ thấy hoàn toàn cô đơn, không còn biết nương tựa vào đâu để “bảo vệ chủ nghĩa xã hội.” Trong thực tế là bảo vệ quyền hành của họ. Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ sau này đều bị loại dần dần ra khỏi Bộ Chính Trị và Trung Ương Ðảng Cộng Sản vì không “nhất trí!”
Nguyễn Văn Linh đã khởi xướng chủ trương quy phục Trung Cộng, có thể chỉ vì biết mình đã được lọt vào mắt xanh giới lãnh đạo cộng sản bên Tầu. Tháng 10 năm 1989, tổng bí thư Ðảng Cộng Sản Lào là Kayson Phomvihan đã qua Bắc Kinh, được Ðặng Tiểu Bình tiếp đãi trong 70 phút, trong đó 60 phút là nói chuyện về Việt Nam. Qua Kayson, Ðặng Tiểu Bình đã “bắn tin” cho các lãnh tụ Hà Nội. Trần Quang Cơ viết:
“Trong khi không tiếc lời phê phán Lê Duẩn, Ðặng đã hết lời ca ngợi Nguyễn Văn Linh. Ðặng kể lại khi làm tổng bí thư Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, năm 1963 (Ðặng) đã tổ chức đưa Nguyễn Văn Linh từ miền Nam (Việt Nam) sang Hồng Kông để đi Bắc Kinh gặp nhau, (Ðặng) khen Anh Linh là ‘người tốt, sáng suốt, có tài’; nhờ Kayson chuyển lời thăm anh Linh…”.
Không thể nói Nguyễn Văn Linh đã ngả theo Trung Cộng vì bị “ăn bánh phỉnh” của Ðặng Tiểu Bình. Bởi vì chính sách quy phục Trung Cộng không do một cá nhân quyết định là vì đa số các lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam thời đó đồng ý. Vì họ không có chỗ tựa nào khác. Muốn dựa vào Trung Cộng, họ phải nêu một lý do cao cả hơn quyền lợi của nhóm thiểu số cầm quyền này, lý do cao cả đó là “bảo vệ chủ nghĩa xã hội”. Mặc dù không ai biết chủ nghĩa đó thực hiện thế nào, ngoài chế độ công an trị và hệ thống doanh nghiệp nhà nước!
Ðiều tội nghiệp cho Việt Cộng là Trung Cộng hoàn toàn thờ ơ với ý kiến hoàn toàn lý thuyết cao siêu đó. Họ chỉ nghĩ tới quyền lợi quốc gia của họ, và sẵn sàng đánh sau lưng Ðảng Cộng Sản Việt Nam.
Trung Cộng đã “mở bài” làm “lộ tẩy” những bí mật trong cuộc đàm phán về Cam Pu Chia giữa hai nước. Trần Quang Cơ kể: “Hiểm độc nhất là Trung Quốc đã thông báo khá rộng rãi với các nước những điều Nguyễn Văn Linh và Lê Ðức Anh nói riêng với Trương Ðức Duy” (đại sứ Trung Cộng ở Hà Nội). “Sáng ngày 26 tháng 6, 1990 đại sứ Cộng Hoà Liên Bang Ðức gặp Bộ Ngoại Giao ta, cho biết là ngày 22 tháng 6 Trung Quốc đã thông báo cho đại sứ các nước Liên Hiệp Âu Châu ở Bắc Kinh nội dung cuộc họp giữa Từ Ðôn Tín và tôi (Trần Quang Cơ) và đưa ra kết luận: ‘Việt Nam là những người rất xảo trá, rất xấu xa…’”
Một tháng sau cuộc họp ở Thành Ðô, Ngoại Trưởng Mỹ James Baker nói với các nhà báo rằng Trung Quốc tố cáo các lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam nói rồi không giữ lời. Baker được Trung Cộng mớm cho, tuyên bố thẳng, “Không thể tin được ngay cả lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam”. Trần Quang Cơ thuật lại: “Baker còn nói rằng Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị… ‘Việt Nam và Trung Quốc đoàn kết bảo vệ chủ nghĩa xã hội…’” mà giới lãnh đạo cao cấp của ViệtNam đưa ra. Bắc Kinh nói một cách công khai, lại khuyến khích ngoại trưởng Mỹ nhắc lại, để làm mất mặt nhóm lãnh tụ ở Hà Nội. Nhưng nhóm lãnh tụ này vẫn cắn răng chịu đựng!
Trước những thủ đoạn xảo trá của Bắc Kinh như vậy, thật không thể hiểu được tại sao các Ðảng Cộng Sản Việt Nam vẫn bám lấy con đường hợp tác với Bắc Kinh để bảo vệ chủ nghĩa xã hội! Ðến thời Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, ông ta còn đi sang Tàu năn nỉ tái lập một tổ chức quốc tế cộng sản, với Việt Nam,Cuba, Bắc Hàn, mà Trung Cộng đứng lãnh đạo!
Có phải các lãnh tụ cộng sản bây giờ vẫn muốn trung thành với di sản chủ nghĩa xã hội do Hồ Chí Minh để lại, hay không?
Ðiều này khó tin. Vì tất cả các lãnh tụ trung ương đều đang lo vơ vét của cải cho vợ, con, gia đình. Họ chỉ lo bảo vệ những của cải đó chứ không thiết tha đến chủ nghĩa nào cả.
Vậy tai sao cuộc họp Trung Ương Ðảng Cộng Sản vừa qua vẫn nhấn mạnh đến khẩu hiệu “Tiến lên chủ nghĩa xã hội” trên “giai đoạn quá độ” dài dằng dặc không biết bao giờ tới bờ bên kia?
Vì khẩu hiệu đó cũng là một tín hiệu về ngoại giao. Hô khẩu hiệu đó là cho biết đảng vẫn tiếp tục chính sách của Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu: Vẫn tuyệt đối trung thành với các đồng chí Trung Quốc. Kể từ thời Nguyễn Văn Linh, bất cứ ai lên cầm quyền ở Hà Nội, đều phải được Bắc Kinh phê chuẩn. Trung Cộng không cho Nguyễn Cơ Thạch đi trong phái đoàn sang Thành Ðô năm 1990. Thế là sau đó Thạch bị rút ra khỏi Bộ Chính Trị và Trung Ương Ðảng, suốt đời không còn ngóc lên được nữa. Trung Cộng mời Phó Thủ Tướng Vũ Khoan sang Bắc Kinh năm 2005, nhưng Khoan tới nơi bèn bị bỏ rơi giữa chợ, không cho gặp một nhân vật quan trọng nào cả. Thế là mọi người đều hiểu: Vũ Khoan không thể lên chức thủ tướng được, mặc dù đã có công vận động để ký thỏa ước thương mại song phương với Mỹ cho Việt Nam vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Vì thế Nguyễn Tấn Dũng, một phó thủ tướng khác, đã lên ngồi ghế thủ tướng cho tới bây giờ.
Chỉ khi nào Ðảng Cộng Sản Việt Nam chính thức từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê, đổi tên đảng, bỏ những chữ “xã hội chủ nghĩa” trong tên nước; khi nào dân Việt Nam được sống làm người Việt bình thường không theo chủ nghĩa nào cả, không bám lấy cường quốc nào để nhận làm anh em cả, thì lúc đó Việt Nam mới thực sự độc lập!
Nguồn: on the net
Bài Liên Quan:“Anh Linh nêu ý kiến là sẽ bàn hợp tác với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc…” Linh được Lê Ðức Anh ủng hộ, mặc dầu có những người không tin việc hợp tác với Trung Cộng có thể thực hiện được, như Nguyễn Cơ Thạch, Võ Chí Công.
Sau cuộc họp Thành Ðô, khi các lãnh tụ cộng sản Việt Nam bay sang Cam Pu Chia giải thích phương cách giải quyết này với Hunsen, Lê Ðức Anh nói thêm cho rõ: “Mỹ muốn cơ hội này xoá bỏ cộng sản. Nó đang xoá ở Ðông Âu… Ta phải tìm đồng minh. Ðồng minh này là Trung Quốc”.
Qua những lời tường thuật trung thực của Trần Quang Cơ, một người tỏ ra rất trung thành với đảng và kính trọng Nguyễn Văn Linh, chúng ta thấy động cơ khiến Linh và tập đoàn lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đã lựa chọn con đường hợp tác với Trung Cộng chỉ vì họ thấy hoàn toàn cô đơn, không còn biết nương tựa vào đâu để “bảo vệ chủ nghĩa xã hội.” Trong thực tế là bảo vệ quyền hành của họ. Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ sau này đều bị loại dần dần ra khỏi Bộ Chính Trị và Trung Ương Ðảng Cộng Sản vì không “nhất trí!”
Nguyễn Văn Linh đã khởi xướng chủ trương quy phục Trung Cộng, có thể chỉ vì biết mình đã được lọt vào mắt xanh giới lãnh đạo cộng sản bên Tầu. Tháng 10 năm 1989, tổng bí thư Ðảng Cộng Sản Lào là Kayson Phomvihan đã qua Bắc Kinh, được Ðặng Tiểu Bình tiếp đãi trong 70 phút, trong đó 60 phút là nói chuyện về Việt Nam. Qua Kayson, Ðặng Tiểu Bình đã “bắn tin” cho các lãnh tụ Hà Nội. Trần Quang Cơ viết:
“Trong khi không tiếc lời phê phán Lê Duẩn, Ðặng đã hết lời ca ngợi Nguyễn Văn Linh. Ðặng kể lại khi làm tổng bí thư Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, năm 1963 (Ðặng) đã tổ chức đưa Nguyễn Văn Linh từ miền Nam (Việt Nam) sang Hồng Kông để đi Bắc Kinh gặp nhau, (Ðặng) khen Anh Linh là ‘người tốt, sáng suốt, có tài’; nhờ Kayson chuyển lời thăm anh Linh…”.
Không thể nói Nguyễn Văn Linh đã ngả theo Trung Cộng vì bị “ăn bánh phỉnh” của Ðặng Tiểu Bình. Bởi vì chính sách quy phục Trung Cộng không do một cá nhân quyết định là vì đa số các lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam thời đó đồng ý. Vì họ không có chỗ tựa nào khác. Muốn dựa vào Trung Cộng, họ phải nêu một lý do cao cả hơn quyền lợi của nhóm thiểu số cầm quyền này, lý do cao cả đó là “bảo vệ chủ nghĩa xã hội”. Mặc dù không ai biết chủ nghĩa đó thực hiện thế nào, ngoài chế độ công an trị và hệ thống doanh nghiệp nhà nước!
Ðiều tội nghiệp cho Việt Cộng là Trung Cộng hoàn toàn thờ ơ với ý kiến hoàn toàn lý thuyết cao siêu đó. Họ chỉ nghĩ tới quyền lợi quốc gia của họ, và sẵn sàng đánh sau lưng Ðảng Cộng Sản Việt Nam.
Trung Cộng đã “mở bài” làm “lộ tẩy” những bí mật trong cuộc đàm phán về Cam Pu Chia giữa hai nước. Trần Quang Cơ kể: “Hiểm độc nhất là Trung Quốc đã thông báo khá rộng rãi với các nước những điều Nguyễn Văn Linh và Lê Ðức Anh nói riêng với Trương Ðức Duy” (đại sứ Trung Cộng ở Hà Nội). “Sáng ngày 26 tháng 6, 1990 đại sứ Cộng Hoà Liên Bang Ðức gặp Bộ Ngoại Giao ta, cho biết là ngày 22 tháng 6 Trung Quốc đã thông báo cho đại sứ các nước Liên Hiệp Âu Châu ở Bắc Kinh nội dung cuộc họp giữa Từ Ðôn Tín và tôi (Trần Quang Cơ) và đưa ra kết luận: ‘Việt Nam là những người rất xảo trá, rất xấu xa…’”
Một tháng sau cuộc họp ở Thành Ðô, Ngoại Trưởng Mỹ James Baker nói với các nhà báo rằng Trung Quốc tố cáo các lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam nói rồi không giữ lời. Baker được Trung Cộng mớm cho, tuyên bố thẳng, “Không thể tin được ngay cả lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam”. Trần Quang Cơ thuật lại: “Baker còn nói rằng Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị… ‘Việt Nam và Trung Quốc đoàn kết bảo vệ chủ nghĩa xã hội…’” mà giới lãnh đạo cao cấp của ViệtNam đưa ra. Bắc Kinh nói một cách công khai, lại khuyến khích ngoại trưởng Mỹ nhắc lại, để làm mất mặt nhóm lãnh tụ ở Hà Nội. Nhưng nhóm lãnh tụ này vẫn cắn răng chịu đựng!
Trước những thủ đoạn xảo trá của Bắc Kinh như vậy, thật không thể hiểu được tại sao các Ðảng Cộng Sản Việt Nam vẫn bám lấy con đường hợp tác với Bắc Kinh để bảo vệ chủ nghĩa xã hội! Ðến thời Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, ông ta còn đi sang Tàu năn nỉ tái lập một tổ chức quốc tế cộng sản, với Việt Nam,Cuba, Bắc Hàn, mà Trung Cộng đứng lãnh đạo!
Có phải các lãnh tụ cộng sản bây giờ vẫn muốn trung thành với di sản chủ nghĩa xã hội do Hồ Chí Minh để lại, hay không?
Ðiều này khó tin. Vì tất cả các lãnh tụ trung ương đều đang lo vơ vét của cải cho vợ, con, gia đình. Họ chỉ lo bảo vệ những của cải đó chứ không thiết tha đến chủ nghĩa nào cả.
Vậy tai sao cuộc họp Trung Ương Ðảng Cộng Sản vừa qua vẫn nhấn mạnh đến khẩu hiệu “Tiến lên chủ nghĩa xã hội” trên “giai đoạn quá độ” dài dằng dặc không biết bao giờ tới bờ bên kia?
Vì khẩu hiệu đó cũng là một tín hiệu về ngoại giao. Hô khẩu hiệu đó là cho biết đảng vẫn tiếp tục chính sách của Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu: Vẫn tuyệt đối trung thành với các đồng chí Trung Quốc. Kể từ thời Nguyễn Văn Linh, bất cứ ai lên cầm quyền ở Hà Nội, đều phải được Bắc Kinh phê chuẩn. Trung Cộng không cho Nguyễn Cơ Thạch đi trong phái đoàn sang Thành Ðô năm 1990. Thế là sau đó Thạch bị rút ra khỏi Bộ Chính Trị và Trung Ương Ðảng, suốt đời không còn ngóc lên được nữa. Trung Cộng mời Phó Thủ Tướng Vũ Khoan sang Bắc Kinh năm 2005, nhưng Khoan tới nơi bèn bị bỏ rơi giữa chợ, không cho gặp một nhân vật quan trọng nào cả. Thế là mọi người đều hiểu: Vũ Khoan không thể lên chức thủ tướng được, mặc dù đã có công vận động để ký thỏa ước thương mại song phương với Mỹ cho Việt Nam vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Vì thế Nguyễn Tấn Dũng, một phó thủ tướng khác, đã lên ngồi ghế thủ tướng cho tới bây giờ.
Chỉ khi nào Ðảng Cộng Sản Việt Nam chính thức từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê, đổi tên đảng, bỏ những chữ “xã hội chủ nghĩa” trong tên nước; khi nào dân Việt Nam được sống làm người Việt bình thường không theo chủ nghĩa nào cả, không bám lấy cường quốc nào để nhận làm anh em cả, thì lúc đó Việt Nam mới thực sự độc lập!
Nguồn: on the net
►Hội Nghị Thành Đô ngày 3 và 4-9-1990- Những sự thật cần phải biết (Phần 27)
►Bí Mật lịch sử Trung-Việt 1990 (1) Bối cảnh dẫn tới hội nghị Thành Đô 1990
►Những kẻ đã làm mất biển đảo và đẩy Việt Nam vào con đường nô lệ cho Trung Quốc
Hồi ký Trần Quang Cơ — Diễn Đàn Forum
***************************************************************************Trần Hoàng
Hội Nghị Thành Đô ngày 3 và 4-9-1990- Những sự thật cần phải biết (Phần 27)
Posted by hoangtran204 on 30/10/2013
Mời các bạn đọc hai bài viết ngắn ►Bí Mật lịch sử Trung-Việt 1990 (1) Bối cảnh dẫn tới hội nghị Thành Đô. 1990 trước khi đọc Những Sự Thật Cần Phải Biết để thấy rõ cái KHÔN LỎI của BCT và đảng csvn như thế nào.
Những chiêu bài như yêu nước, yêu dân tộc, giải phóng, độc lập, thống nhất, đổi mới, ‘Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông’… là nhưng cú lừa ngoạn mục như thời 1954-1990; họ biết rõ, chỉ một thời gian ngắn sau đó, mọi người quên hết. Như một blogger đã viết: Đi mà tin lời các ông cộng sản thì có nước THÁC. Tiếp tục độc quyền cai trị VN, gìn giữ uy tín, sự tồn tại và các bí mật của đảng và nhà nước mới là quan trọng. Mọi thứ đều như HS và TS đều có thể vứt bỏ.
Đọc để thấy nước VN đã không may mắn vì bị CAI TRỊ bởi một bọn học lực kém cõi, đạo đức thấp kém, hành vi nhỏ nhen, nhưng sự tham lam tâm địa độc ác của chúng thì không ai qua nổi.
Hiện nay, nhà nước cs đã gia tăng tuổi hưu trí lên 62 tuổi, điều này có khả năng là bộ tứ H, D, S, T có người sẽ ngồi thêm 1 nhiệm kỳ 5 năm nữa để kềm kẹp cho con cháu của họ nối ngôi. ►6 Hạt Giống Đỏ: Cha truyền con nối
Nguyễn Văn Linh đến thăm một xí nghiệp
Năm 1976, Nguyễn Văn Linh lại được làm Bí thư Thành ủy thành phố Sài Gòn (Nay đã bị đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh), Võ Văn Kiệt làm Phó bí thư, kiêm Chủ tịch Ủy ban nhận dân thành phố. Chưa đầy một năm, ngày 20 – 12-1976, tại Đại hội đảng Toàn quốc lần thứ IV, Nguyễn Văn Linh được bầu tiếp vào Ủy viên Trung ương đảng, Ủy viên Bộ chính trị, và Ban bí thư Trung ương, nhưng phải nhường chức Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh cho ông Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ chính trị.
Nguyễn Văn Linh được phân công làm Trưởng ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa, Trưởng ban Dân vận Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN, và Chủ tịch Liên đoàn lao động Việt Nam. Ba cái ghế ấy không thể so sánh với cái ghế Bí thư Thành ủy Sài Gòn.
Nhưng tất cả tội lỗi của Nguyễn Văn Linh bắt đầu từ việc xác quyết trong hội nghị Thành Đô, Trung Cộng từ 3 đến 5 tháng 9-1990.
Từ đầu năm 2004, giới cán bộ ngoại giao rồi giới trí thức ở Việt Nam đã chuyền tay nhau tập hồi ký Hồi ức và Suy nghĩ của ông Trần Quang Cơ, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao. Tập hồi ký 82 trang (khổ A4, viết xong lần thứ nhất năm 2001, hoàn thành tháng 5-2003) chưa được xuất bản công khai (Hồi Ký Trần Quang Cơ ). Với nội dung phong phú, chính xác và trung thực, tác giả cung cấp những thông tin quý hiếm về những vấn đề Việt Nam đương đại.
Tác giả làm việc ở Bộ ngoại giao từ năm 1954. Năm 1968 ông tham gia Hội nghị Paris (1968-1973), cuộc đàm phán về bình thường hóa quan hệ với Mỹ (1975-1978) và các cuộc thương lượng giải quyết vấn đề Campuchia (thập niên 80-90 thé ký 20).
Năm 1991, được đề nghị làm Bộ trưởng Ngoại giao thay thế ông Nguyễn Cơ Thạch, ông viện lý do “sức khỏe” để từ chối. Cuối năm 1993, ông xin rút khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng. [2]
Nguồn Hồi Ký Trần Quang Cơ
http://www.diendan.org/tai-lieu/ho-so/hoi-ky-tran-quang-co
Theo ông Trần Quang Cơ, ngày 29-8-1990, đại sứ Trung Cộng Trương Đức Duy, gặp Nguyễn Văn Linh ở Hà Nội, chuyển thông điệp của Giang Trạch Dân, Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc, và Lý Bằng, Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc, mời Nguyễn Văn Linh, Đổ Mười, Phạm Văn Đồng sang Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung cộng ngày 30-9-1990 để hội đàm bí mật về vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hòa quan hệ hai nước.
Trương Đức Duy nói mập mờ rằng, Đặng Tiểu Bình có thể gặp Phạm Văn Đồng, và lấy cớ Bắc Kinh đang tổ chứ Á vận hội ASIAD, sợ lộ bí mật nên phải gặp nhau ở Thành Đô.
Đây là chuyện rất đột ngột, bởi mới 5 ngày trước, Trung Cộng khăng khăng không muốn bàn chuyện bình thường hóa, mà đòi phải giải quyết vấn đề Campuchia trước. Theo Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng ngoại giao nhận định: “Sự thay đổi đột ngột của Trung Cộng là do họ cần thực hiện 4 hiện đại hóa, nhưng bị Mỹ, Nhật, Liên Xô và các nước cấm vận sau vụ đàn áp Thiên An Môn, nên phải tìm cách thoát ra. Bên cạnh đó, Trung Cộng thấy Mỹ, Nhật, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN, tỏ thái độ thân thiện với Việt Nam, nên muốn phá ta”.
Nhưng quan điểm của Nguyễn Văn Linh lại khác. Ông ta triệu tập họp Bộ chính trị và cho ý kiến:“Tranh thủ Trung Quốc, hợp tác với Trung Quốc, để bảo vệ Xã hội chủ nghĩa!”
(chú ý: Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao hiện nay, là con của Nguyễn Cơ Thạch; Phó Thủ tướng Nguyễn Thị Kim Ngân là con của Nguyễn Văn Linh)
Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu (1989-1990), đặc biệt là Rumani mà Nguyễn Văn Linh vừa thăm, đã tác động rất lớn tới ông ta, làm cho Nguyễn Văn Linh quyết định đi theo Trung công – kẻ thù ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Mặc dù Nguyễn Cơ Thạch, Võ Chí Công, Trần Xuân Bách can ngăn, nhưng Nguyễn Văn Linh không nghe, vẫn giữ quan điểm: “Hợp tác với Trung Quốc, bảo vệ XHCN chống đế quốc!”.
Nguyễn Văn Linh đã bị ám ảnh bởi cái gọi là “Diễn biến hòa bình” và say mê mật ngọt của Trung Cộng “16 chữ vàng”, “4 tốt” tại Hội nghị Thành Đô. Quan điểm theo Tàu của Nguyễn Văn Linh được Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Đào Duy Tùng. . . ủng hộ.
Và thế là, ngày 2-9-1991, dù đang kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 45 năm, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng vẫn đi Thành Đô, với sự tháp tùng của Hồng Hà, Chánh văn phòng Trung ương đảng và Hoàng Bích Sơn, Thứ trưởng ngoại giao. Nguyễn Văn Linh không cho Nguyễn Cơ Thạch đi, vì Nguyễn Cơ Thạch không đồng quan điểm, Trung Quốc không thích Nguyễn Cơ Thạch.
Vấn đề Campuchia, Trung Cộng vẫn giữ thái độ như ngày 24-8-1990, đòi cấu trúc thành phần chính phủ hòa hợp dân tộc Campuchia theo công thức: 6+2+2+2+1 (6 người phe chính phủ Hun sen, 2 người phe Khmer đỏ, 2 người phe Hoàng gia, 2 người phe đảng dân chủ, và Sihanouk). Điều này hoàn toàn trái với công thức: 6 2 +2 +2 mà Hun Sen và Sihanouk đã thỏa thuận tại Tokyo.
Ông Trần Quang Cơ viết: “Hội nghị Thành Đô có 8 điểm, hai điểm về quốc tế, 5 điểm về Campuchia, chỉ có một điểm về Việt Nam. Nguyễn Văn Linh nêu ‘Giải pháp Đỏ’, Trung Quốc hoan nghênh nhưng không mặn mà !”.
Cái gọi là “Giải pháp Đỏ” của Nguyễn Văn Linh là “Kéo Trung Quốc lại, thay thế Liên Xô, làm chỗ dựa vũng chắc bảo vệ phe Xã hội chủ nghĩa!”. Nguyễn Văn Linh mê muội phe chủ nghĩa xã hội, tìm mọi cách bảo vệ phe xã hội chủ nghĩa, quên quyền lợi và danh dự của dân tộc mình để đến nỗi Việt Nam chúng ta ngày nay đang đi theo vết xe đổ của việc mất nước.
Khi Trung Quốc đưa công thức 6+2+2+2+2+1 ra, Phạm Văn Đồng nhắc Nguyễn Văn Linh thận trọng. Phía Trung Cộng liền mời Phạm Văn Đồng ra chỗ khác để Nguyễn Văn Linh ký. Phạm Văn Đồng đã thấy nguy, nhắc Nguyễn Văn Linh sửa sai, nhưng Nguyễn Văn Linh nói: “Không sao đâu!”.
Cũng theo Trần Quang Cơ thì: “Từ Thành Đô về, Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh sang Campuchia gặp Hengsomrin và Hunsen trao đổi về Hội nghị Thành Đô, họ không chấp nhận công thức ấy và nói thẳng Việt Nam, Trung Quốc không có quyền can thiệp vào Campuchia. Xương máu của hàng ngàn cán bộ chiến sĩ quân đội ta đổ trên chiến trường Campuchia đã bị Nguyễn Văn Linh bán rẻ cho Trung Quốc!”
Trung Cộng nói giữ bí mật Hội nghị Thành Đô nhưng chính họ thông báo cho thế giới biết toàn bộ nội dung cuộc “họp bí mật” đó. Tờ Bangkok Post và tờ Tạp chí kinh tế Viễn Đông, ngày 4-10-1990, đăng bài bình luận “Củ cà rốt và chiếc gậy” nói Việt Nam đã nhượng bộ nhiều hơn làm vừa lòng Trung Cộng.
Nguyễn Văn Linh đã thất bại trong sách lược “Giải pháp Đỏ”, bị Trung Cộng kéo ra khỏi các mối quan hệ với phương Tây với nhiều hướng tốt đẹp cho sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, chỉ vì nghe Trung Quốc xúi cho bùi tai là làm thành trì bảo vệ Xã hội chủ nghĩa. Nói cách khác Nguyễn Văn Linh đã bán nước
Theo ông Trần Quang Cơ: “Sở dĩ ta bị mắc lừa ở Thành Đô vì chính ta lừa ta! Ta ảo tưởng Trung Quốc giương cao ngọn cờ Xã hội chủ nghĩa, thay thế Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và XHCN thế giới, chống lại hiểm họa “Diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Sai lầm đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm: Giải pháp Đỏ”.
Nguyễn Cơ Thạch nói: “Trung Quốc đã sử dụng Hội nghị Thành Đô để phá mối quan hệ Việt Nam với các nước phương tây, chia rẽ nội bô ta, kéo lùi tiến trình đổi mới của ta!”
Theo quan điểm gọi là “giải pháp đỏ” thì Nguyễn Văn Linh khẳng định: “Âm mưu đế quốc Mỹ chống phá xã hội chủ nghĩa ở châu Á, cả Cu Ba. Nó đã phá Trung Quốc trong vụ Thiên An Môn rồi, nay chuyển sang phá ta!”. Và theo quan điểm của Nguyễn Văn Linh thì: “Dù Trung Quốc bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước Xã hội chủ nghĩa!”.
Từ Hội nghị Thành Đô trở về hình như Nguyễn Văn Linh là một con người khác. Ngày 28-9-1990, tuyên bố chấm dứt “Những việc cần làm ngay”. Nguyễn Văn Linh đã chỉ đạo Đào Duy Tùng, Nguyễn Hà Phan, Đỗ Mười đánh dập vùi Trần Xuân Bách, một người được coi là có trí tuệ và có tư tưởng tiến bộ lúc đó. [3]
Để thấy rõ hơn vai trò của Nguyễn Văn Linh và đồng bọn dưới cái tên “Giải pháp đỏ” mà sau này chúng ta nhận ra đó là một trò mèo bán nước không hơn không kém.
Trong một bài viết ca ngợi Nguyễn Văn Linh trên báo đảng. Các quan chức cộng sản thi nhau bốc thơm Nguyễn Văn Linh: “Đại tướng Lê Văn Dũng, đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước trình bày tham luận nhấn mạnh: Đồng chí Nguyễn Văn Linh là một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của đồng chí Nguyễn Văn Linh với đảng và dân tộc là rất to lớn. Đồng chí Nguyễn Văn Linh đã trải qua nhiều cương vị khác nhau ở địa phương và cơ quan Trung ương, dù ở đâu và làm việc gì đồng chí cũng đem hết sức lực, trí tuệ để cống hiến cho đảng và nhân dân; đặt lợi ích của Cách mạng lên trên lợi ích cá nhân; luôn trau dồi kiến thức và lắng nghe ý kiến đồng bào, đồng chí; quan tâm tổng kết thực tiễn để làm sáng tỏ và góp phần xây dựng các quan điểm, đường lối của Đảng.
GS. TS Lê Hữu Nghĩa phát biểu đề dẫn hội thảo khẳng định: Đồng chí Nguyễn Văn Linh là “người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đảng viên cộng sản rất mực kiên cường, trung thành, tận tụy, suốt đời chiến đấu vì lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân, một người lãnh đạo uy tín lớn của đảng, nhân dân và quân đội ta, người bạn tin cậy của bạn bè quốc tế”. [4]
Nhưng có một sự thật không thể khỏa lấp đó là: Ai được đảng ca ngợi là “học trò xuất sắc” của Hồ Chí Minh và “Kiên định theo đường lối đảng” thì dứt khoát đó là những kẻ bán nước. Và đó chính là sự thật sẽ được chứng minh dưới đây
II. Tội đồ bán nước:
Lịch sử đã cho thấy Nguyễn Văn Linh chính là một kẻ có chủ trương bán nước và làm nô lệ cho Tàu theo con đường Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Điều đó là hoàn toàn không thể chối bỏ. Ngày nay nhiều tài liệu được bạch hóa đã chỉ ra điều đó. Và những sự thật đó sẽ được gửi tới bạn đọc ngay dưới đây.
Trước đó, xin quý bạn đọc tìm đọc lại “Những sự thật cần phải biết” – Phần 23 để thấy rõ đường dây và tiến trình bán nước của cộng sản gồm: Phiêu, Linh, Khải, Kiệt, Mười, Mạnh vv… Ở đây chỉ xin tóm tắt một số sự kiện chính để thấy rõ bộ mặt bán nước của Nguyễn Văn Linh.
Thứ nhất, Hãy đọc những đoạn “hồi ký” của đại sứ Trung cộng Trương Đức Duy tại Hà Nội cùng thời điểm với vụ bán nước của Nguyễn Văn Linh và đồng bọn để thấy dã tâm của cộng sản Việt Nam (Bản tiếng Việt của dịch giả Quốc Thanh)
Trước hết là những cuộc gặp bí mật giữa Lê Đức Anh với đại sứ Tầu Trương Đức Duy và giữa TBT Nguyễn Văn Linh với Trương Đức Duy do chính sứ Tầu viết. Trong hồi ký còn có những tên Việt gian dắt mối nguy hiểm như Thiếu Tướng Vũ Xuân Vinh, cục trưởng cục đối ngoại Bộ quốc phòng (sau này được phong Trung Tướng), và Hoàng Nhật Tân con trai Hoàng Văn Hoan. Dấu mốc thời điểm này, Trương Đức Duy viết:
“Tháng 4 năm 1989, tôi nhận nhiệm vụ làm Đại sứ tại Việt Nam, gánh trên vai một sứ mệnh quan trọng, đó là quán triệt phương châm mà Trung ương đã định ra là: Trước hết, Việt Nam phải thực sự rút sạch quân ra khỏi Campuchia, thực sự giải quyết công bằng vấn đề Campuchia theo chủ trương của cộng đồng quốc tế, thực sự thay đổi chính sách đối với Trung Quốc, thì mới có thể gạt bỏ được mọi trở ngại mà khôi phục lại mối quan hệ bình thường Trung-Việt, đây chính là then chốt….
Cần thấy rằng, điều kiện lúc này đã cơ bản đầy đủ. Nhưng, qua một thời gian tìm tòi và làm việc kể từ khi tới nhậm chức, tôi cảm thấy muốn giải quyết được hai vấn đề đại sự này vẫn còn những khó khăn không nhỏ, nguyên nhân là do tàn dư thế lực của Lê Duẩn vẫn còn gây quấy nhiễu từ nhiều phía, mối quan hệ Trung-Việt vẫn còn ở trạng thái đối lập và đối kháng, tranh chấp biên giới vẫn còn xảy ra đôi lúc; giữa hai nước ngoài quan hệ ngoại giao ra, mọi mối quan hệ khác đều đã bị đoạn tuyệt…
Song, vũ đài ngoại giao rất rộng lớn, tôi đã mở hoạt động bằng nhiều phương thức, tận dụng hết những mối quan hệ cũ, tới thăm khắp những người lãnh đạo các cấp các ngành để làm việc xoay quanh các vấn đề nói trên. Trải qua bao nỗ lực, tuy cũng có được một vài tiến triển, nhưng Nguyễn Cơ Thạch khi ấy là Ủy viên Bộ chính trị Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao lại đang nắm đại quyền ngoại giao của Việt Nam. Tôi đã nhiều lần bàn bạc trao đổi với ông ta về vấn đề Campuchia nhưng không bao giờ tới nơi, vấn đề mấu chốt vẫn chưa giải quyết được. Thời gian đã trôi qua 1 năm, làm thế nào bấy giờ? Lúc này tôi cân nhắc đến việc phải tìm cách thâm nhập chuyện trò với những người lãnh đạo cấp cao hơn bên phía Việt Nam.
Vì thế, tôi nghĩ đến Nguyễn Văn Linh đang giữ chức Tổng bí thư Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, trong thời kì Đấu tranh chống Mỹ của Việt Nam từng bí mật tới thăm Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo chủ yếu của Miền Nam Việt Nam, khi gặp mặt các nhà lãnh đạo Trung Quốc ở Bắc Kinh, tôi từng đảm nhận vai trò phiên dịch cho ông ta, ông ta chắc vẫn còn nhớ tôi, thế là tôi bày tỏ ý muốn được tới thăm ông thông qua bạn bè.
Quả nhiên không lâu sau, Nguyễn Văn Linh đã tiếp tôi vào ngày 5 tháng 6 năm 1990. Khi gặp mặt, ông bắt tay tôi rất lâu và nhiệt tình, tỏ ra hết sức thân thiết. Tự đáy lòng, ông vẫn nhớ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước hai đảng trong quá khứ, đồng thời bày tỏ hết sức trân trọng mối tình hữu nghị tốt đẹp Việt-Trung, hi vọng mối quan hệ này sẽ được khôi phục trong thời gian sớm nhất…”
Trương Đức Duy viết tiếp: “Nguyễn Văn Linh nói, ông cũng có nguyện vọng giống như lãnh đạo Trung Quốc, đồng thời bày tỏ nguyện vọng được đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, để đích thân trao đổi trực tiếp với lãnh đạo cấp cao Trung Quốc về những vấn đề cùng quan tâm. Ở lần gặp mặt này, vì có nhiều người đi theo cùng có mặt, nên Nguyễn Văn Linh chưa bàn sâu đến vấn đề Campuchia và quan hệ giữa hai nước. Nhưng sau đó, mọi việc đã có bước tiến triển mới….
Tối ngày 13 tháng 8, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cho xe tới đón tôi đến nhà ông nói chuyện một tiếng đồng hồ, hỏi thăm kỹ lưỡng về tình hình sinh hoạt và sức khỏe của bố tôi, hết sức thân thiết. Tổng bí thư còn nói, ông muốn được gặp Đại sứ Trương lần nữa, nhưng Bộ ngoại giao nói chưa cần và đã ngăn lại. Vì thế, ông ấy nhờ tôi ghi lại một lời nhắn. Khi Tổng bí thư nói, tôi đã ghi lại hết sức tường tận. Cuối cùng còn đọc lại một lượt và đã được sự xác nhận của ông ấy”.
Sau đó, Hoàng Nhật Tân trịnh trọng chuyển cho tôi lời nhắn của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, nội dung chủ yếu như sau:
“Tháng 10 năm ngoái, đồng chí Khải Sơn đã chuyển đến tôi lời thăm hỏi của đồng chí Đặng Tiểu Bình và lòng mong mỏi sớm được thấy sự bình thường hóa mối quan hệ Trung-Việt của đồng chí Đặng Tiểu Bình, tôi nghe thấy rất phấn khởi. Tôi cũng tha thiết mong mỏi mối quan hệ tốt đẹp Việt-Trung có thể được khôi phục trong nhiệm kì Trung ương khóa 6 đảng cộng sản Việt Nam do tôi chủ trì, để mở đầu một giai đoạn mới cho quan hệ hai nước khi tiến hành Đại hội 7 của đảng cộng sản Việt Nam…
Tôi muốn nói một cách thẳng thắn rằng, sở dĩ trở ngại về vấn đề Campuchia cứ bị kéo dài chưa được giải quyết là vì có những người trong đảng luôn làm sai lệch sự việc, chưa quán triệt được tinh thần chủ yếu của Trung ương. Tôi hi vọng phía Trung Quốc cho mời tôi và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười cùng Cố vấn Phạm Văn Đồng tới thăm Trung Quốc theo con đường nội bộ, để trao đổi trực tiếp và sâu hơn với lãnh đạo Trung Quốc về việc giải quyết vấn đề Campuchia…, tin rằng những vấn đề này nhất định sẽ được giải quyết thật tốt, từ đó mà thực hiện được bình thường hóa quan hệ hai nước Việt-Trung.
Tôi sẽ đi theo con đường của Hồ Chủ tịch, vun đắp tình hữu nghị. Sau khi đã chăm chú nghe lại lời nhắn từ Nguyễn Văn Linh, tôi nói với Hoàng Nhật Tân: ”Tình hữu nghị Việt-Trung tốt đẹp, bảo vệ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và những lợi ích cách mạng chung giữa hai nước Việt-Trung, sẽ đi tiếp một cách kiên định không lay chuyển. Nếu có cơ hội, nhờ anh chuyển lời lại cho đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh rằng tôi hiểu được ý tứ và nỗi lòng của ông ấy, tôi sẽ báo cáo ngay với Trung ương chúng tôi. Tiễn chân Hoàng Nhật Tân xong, tôi quay về phòng làm việc suy nghĩ mãi về một vấn đề. Ngày 5 tháng 6, tôi từng báo cáo về trong nước là khi Nguyễn Văn Linh gặp tôi có đề xuất yêu cầu được đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ.”
Thứ hai, Để vấn đề được minh bạch sáng tỏ, hãy tiếp tục đọc cuốn “Hồi ký Trần Quang Cơ” (ở đây) của ông Trần Quang Cơ, nhân chứng lịch sử giữ vai trò quan trọng trong Bộ Ngoại Giao của cộng sản Hà Nội vào thời điểm đó. Về vai trò làm đầu sai trong việc đưa nước ta vào tròng ách nô lệ giặc phương Bắc của Nguyễn Văn Linh, Ông Trần Quang Cơ viết:
“Ngày 5. 6. 90, vài ngày trước khi Từ Đôn Tín đến Hà Nội, TBT Nguyễn Văn Linh đã mời đại sứ Trương Đức Duy (vừa từ Bắc Kinh trở lại Hà Nội) đến Nhà khách Trung ương đảng ói chuyện thân mật để tỏ lòng trọng thị đối với Bắc Kinh. Trong cuộc gặp, như để chấp nhận lời phê bình của Đặng (nói qua Kayson), Nguyễn Văn Linh nói: “Trong quan hệ hai nước, 10 năm qua có nhiều cái sai. Có cái đã sửa như việc sửa đổi Lời nói đầu của Hiến pháp, có cái sai đang sửa”. Anh sốt sắng ngỏ ý muốn sang gặp lãnh đạo Trung Quốc để “bàn vấn đề bảo vệ Chủ nghĩa xã hội” vì “đế quốc đang âm mưu thủ tiêu chủ nghĩa xã hội. . . chúng âm mưu diễn biến hoà bình, mỗi đảng phải tự lực chống lại. Liên Xô là thành trì XHCN, nhưng lại đang có nhiều vấn đề. Chúng tôi muốn cùng các người cộng sản chân chính bàn vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội. . . Tôi sẵn sàng sang Trung Quốc gặp lãnh đạo cấp cao Trung Quốc để khôi phục lại quan hệ hữu hảo. Các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay… Trung Quốc cần giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin.”
Ngoài ra Trần Quang Cơ còn cho biết rất rõ về “giải pháp đỏ” mà Nguyễn Văn Linh và đồng bọn đảng CSVN muốn làm nô lệ cho Trung cộng như sau:
“Sáng 6. 6. 90, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh lại gặp riêng và mời cơm đại sứ Trương Đức Duy. Cuộc gặp riêng chỉ giữa hai người, Trương Đức Duy vốn là thông dịch, rất thạo tiếng Việt nên không cần có người làm phiên dịch. Nội dung cuộc gặp này mãi đến ngày 19. 6 trong cuộc họp BCT để đánh giá cuộc đàm phán 11-13. 6 giữa tôi và Từ Đôn Tín, Lê Đức Anh mới nói là đã gặp Trương Đức Duy để nói cụ thể thêm ba ý mà anh Linh đã nói với đại sứ Trung Quốc (tham tán Lý Gia Trung và Bí thư thứ nhất Hồ Càn Văn) đã cho ta biết nội dung câu chuyện giữa Lê Đức Anh và Trương Đức Duy.
Còn đại sứ Trung Quốc cho anh Ngô Tất Tố, Vụ trưởng vụ Trung Quốc biết là trong cuộc gặp ông ta ngày 6. 6, anh Lê Đức Anh đã nói khá cụ thể về “giải pháp Đỏ”: Sihanouk sẽ chỉ đóng vai trò tượng trưng, danh dự, còn lực lượng chủ chốt của hai bên Campuchia là lực lượng Heng Somrin và lực lượng Polpot, Trung Quốc và Việt Nam mỗi bên sẽ bàn với bạn Campuchia của mình, và thu xếp để hai bên gặp nhau giải quyết vấn đề. Địa điểm gặp nhau có thể ở Việt Nam, có thể ở Trung Quốc, nhưng ở Trung Quốc là tốt hơn cả. Đây là gặp nhau bên trong, còn bên ngoài hoạt động ngoại giao vẫn như thường… Ngày xưa Polpot là bạn chiến đấu của tôi…”
Thứ ba, cũng vẫn là hồi ký của sứ Tầu Trương Đức Duy tại Việt Nam. Nhưng lần này chính Lê Đức Anh cũng đã xác định tư tưởng bán nước của mình và Linh với Trương Đức Duy. Hãy chú ý lắng nghe đoạn sau: ” Sau đó tôi nhắc đến lời nhắn của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã được ghi lại gửi cho tôi, tôi cảm thấy hết sức quan trọng, cho nên mong được gặp riêng Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh để trực tiếp lắng nghe ý kiến của Tổng bí thư, đồng thời tôi cũng có một vài điều nữa cần nói với Tổng bí thư.
Tôi nói, hiện giờ mà thông qua con đường khác sẽ có khó khăn, cho nên xin phiền đồng chí Đại tướng giúp cho. Lê Đức Anh nói rất thoải mái:
“Đây quả thực là việc hết sức quan trọng, hôm nay tôi sẽ báo cáo lại yêu cầu của Đại sứ với Tổng bí thư”.
Tiếp đó, Lê Đức Anh cũng nói về hai quan điểm, đại ý là:
Thứ nhất, nhấn mạnh Nguyễn Văn Linh rất có tình cảm với Trung Quốc, luôn chủ trương thân thiện với Trung Quốc, từ sau khi nhậm chức Tổng bí thư vào năm 1986 đã làm rất nhiều việc để khôi phục lại mối quan hệ giữa hai nước hai Đảng. Trước tình hình thế giới phức tạp như hiện nay, việc thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước lại càng trở thành niềm mong muốn ấp ủ của ông ấy”
Về diễn tiến cuộc gặp đại sứ Trương Đức Duy với Nguyễn Văn Linh và đồng bọn thì Trương Đức Duy đã thuật lại như sau: “Chiều hôm đó, Cục trưởng Vũ Xuân Vinh hẹn gặp gấp Tùy viên quân sự Triệu, nói rằng: Theo chỉ thị của Đại tướng Lê Đức Anh, xin chuyển lời tới Đại sứ Trương. Vào 19 giờ 30 phút ngày 22, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sẽ gặp riêng Đại sứ Trương tại phòng khách Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Cả hai bên đều không đem theo phiên dịch và thư ký. Đề nghị Đại sứ Trương đổi sang một chiếc xe nhỏ, không cắm quốc kỳ, đi vào từ cửa bên Bộ quốc phòng…
Mọi sự được tiến hành thuận lợi hơn dự kiến. Tối đó, tôi theo hẹn đúng giờ đến Bộ quốc phòng. Trong cuộc gặp hơn 40 phút, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nói chuyện với tôi hết sức thân mật và thẳng thắn, ông đã chứng thực cho lời nhắn mà Hoàng Nhật Tân đã ghi lại.
Nguyễn Văn Linh còn nói đến cả chuyện khi lên làm Tổng bí thư vào năm 1986, ông liền quyết tâm khắc phục mọi trở lực, từng bước chỉnh sửa những sai lầm trong quá khứ, khôi phục lại tình thân thiện với Trung Quốc như sửa đổi lời đầu trong Hiến pháp, đồng thời sửa đổi những chính sách sai lầm đối với người Hoa và Hoa kiều. Sau đó, lại làm công tác từ các phương diện, để rồi cuối cùng đã ra được quyết định rút quân khỏi Campuchia.
Nguyễn Văn Linh còn nói một cách sâu sắc rằng:
Cả Mao Chủ tịch và Thủ tướng Chu Ân Lai đều không còn nữa, khi nào cùng với các đồng chí Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, ông mong sẽ được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, được đích thân lắng nghe mọi ý kiến và kinh nghiệm từ đồng chí ấy.
Tôi nghe hết sức chăm chú từng chi tiết buổi nói chuyện của Nguyễn Văn Linh, đồng thời ghi lại những nội dung quan trọng mà ông đã nói. Cuối cùng tôi đã bày tỏ rằng vô cùng cảm động khi được nghe buổi nói chuyện hết sức thân mật của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, tôi nhất định sẽ báo cáo ngay lại với Trung ương chúng tôi về những ý kiến và yêu cầu của đồng chí Tổng bí thư”
Về chuyến đi Thành Đô của Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng họ Trương viết:“Chiều này 28 tháng 8, sứ quán chúng tôi nhận được điện trả lời từ trong nước về việc đồng ý mời các vị lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9.
Làm sao trực tiếp nói với riêng Nguyễn Văn Linh về quyết định quan trọng này của Trung ương bây giờ? Lúc này thời gian đã rất gấp, chỉ còn cách ngày lên đường đi Trung Quốc của đoàn Nguyễn Văn Linh có 5 ngày.
Thế là tôi liền quyết định vẫn thông qua kênh Bộ quốc phòng Việt Nam, như thế là nhanh chóng và ổn thỏa nhất. Không cho phép được chậm trễ một giây, tôi bảo ngay Tùy viên quân sự Triệu lập tức hẹn gặp Cục trưởng Cục đối ngoại Vũ Xuân Vinh.
Thật là không may, Vũ Xuân Vinh đi Hải Phòng mất rồi, ngày hôm sau mới về Hà Nội. Tùy viên quân sự Triệu nhanh chóng quyết định lập tức đổi sang hẹn với trung tá Vũ Tần Vụ trưởng của Cục đối ngoại. Sau đó anh ta báo lại với tôi, tôi nói anh làm rất đúng, phải hết sức tranh thủ thời gian.
Vào 9 giờ tối hôm đó, Tùy viên quân sự Triệu vừa gặp mặt trung tá Vũ Tần đã nói thẳng vào vấn đề luôn rằng Đại sứ Trương có việc hết sức gấp và quan trọng, mong được gặp ngay Đại tướng Lê Đức Anh, xin đồng chí trung tá giúp bố trí cho.
Vũ Tần bảo Đại tướng tối nay tham dự Hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương khóa 9 đảng cộng sản Việt Nam, không biết lúc nào tan. Tôi sẽ đến ngay nhà ông ta xem sao. Khi Đại tướng định giờ gặp một cái là tôi sẽ gọi ngay điện thoại báo cho anh biết. Tùy viên quân sự Triệu vừa về tới sứ quán chưa được bao lâu đã nhận ngay được trả lời điện thoại của Vũ Tần: “Đúng 8 giờ sáng mai Đại tướng sẽ gặp Đại sứ Trương, địa điểm vẫn ở chỗ cũ”.
Sáng ngày 29, tôi đến phòng khách Bộ trưởng Bộ quốc phòng đúng giờ.
Khi gặp mặt, Đại tướng Lê Đức Anh nói một cách dí dỏm: “Trông bộ dạng Đại sứ Trương vui thế kia, chắc là đem tin tốt lành đến cho chúng tôi rồi”. Tôi nói: “Chiều tối qua, tôi nhận được chỉ thị quan trọng của Trung ương. Cho nên, hôm nay vừa mới sáng ra đã lại tới làm phiền anh rồi”.
Tiếp đó, tôi thông báo lại với Đại tướng Lê Đức Anh việc Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng mời Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, xin Lê Đức Anh chuyển lời mời đồng thời bố trí cho tôi được gặp Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh một lần nữa, để trả lời trực tiếp với đồng chí ấy.
Lê Đức Anh bày tỏ: Đây quả thực là một tin tốt lành, tôi nghe mà cảm thấy rất phấn khởi. Xin đồng chí Đại sứ cứ yên tâm, tôi sẽ báo cáo ngay với Tổng bí thư. Chuyến đi thăm lần này hết sức quan trọng, chúng tôi phải có những nỗ lực lớn nhất để chuyến đi thăm được thành công
Sau khi cáo từ Lê Đức Anh về sứ quán được khoảng hơn 1 tiếng, Trung tá Vũ Tần ở Bộ quốc phòng Việt Nam đã hẹn với Tùy viên quân sự Triệu rằng: Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sẽ cùng với Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười gặp Đại sứ Trương vào 4 giờ chiều nay. Đại sứ có thể chính thức đề xuất yêu cầu được gặp mặt với Ban đối ngoại Trung ương cộng sản Việt Nam.
Tôi lập tức hẹn gặp luôn với Phó Ban đối ngoại đảng cộng sản Việt Nam Trịnh Ngọc Thái, nói rằng có chuyện gấp yêu cầu được tới thăm Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười, hi vọng anh ta sẽ báo cáo ngay. Một lúc sau, Vụ Lễ tân Ban đối ngoại Trung ương đảng cộng sản Việt Nam liền thông báo cho sứ quán tôi: Theo yêu cầu của Đại sứ Trương Đức Duy, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười sẽ gặp Đại sứ Trương Đức Duy vào 4 giờ chiều tại nhà khách Trung ương đảng cộng sản Việt Nam.
Vào 3 giờ 55 phút chiều, tôi ngồi trên chiếc xe có cắm quốc kỳ tới cổng tòa nhà Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Ban đối ngoại Trung ương đảng cộng sản Việt Nam Phạm Quang Anh dẫn tôi vào nhà khách, lúc này Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười đã có mặt, họ đều lần lượt bắt tay và ôm tôi rất thịnh tình.
Theo đề nghị từ phía Việt Nam, lần này vẫn không bố trí phiên dịch, thư ký và người đi cùng. Trước hết tôi cảm ơn hai vị đã dành thời gian đón tiếp tôi trong muôn vàn bận rộn.
Nguyễn Văn Linh nói: Theo báo cáo từ Ban đối ngoại Trung ương, đồng chí Đại sứ có việc gấp cần trao đổi với chúng tôi, chúng tôi rất vui được gặp anh.
Tôi nói: Chiều tối qua, tôi có nhận được chỉ thị từ trong nước, yêu cầu tôi nhanh chóng chính thức chuyển ý kiến của Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng mời các đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9. Để tiện cho việc bảo mật, sẽ bố trí địa điểm ở Thành Đô.
Sau đó, tôi lấy văn bản từ trong cặp ra đọc rành rọt từng chữ tờ đính kèm đánh máy bằng tiếng Việt rõ ràng. Đồng chí Nguyễn Văn Linh còn đòi tôi đưa cho tờ đính kèm ấy, đọc xong rồi chuyển cho đồng chí Đỗ Mười xem.
Hai vị Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười bàn bạc ngay tại chỗ xong, Nguyễn Văn Linh bày tỏ: Tôi và Chủ tịch Đỗ Mười rất phấn khởi, rất hoan nghênh, rất cảm ơn lời mời của Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng. Chúng tôi hết sức vui mừng khi nhận được lời mời, đồng ý với sự bố trí thời gian, địa điểm và những việc có liên quan do phía Trung Quốc đề xuất. Chúng tôi sẽ báo cáo ngay lên Bộ chính trị, nhanh chóng xác định danh sách đoàn đại biểu và bắt tay vào công tác chuẩn bị, thậm chí ngay cả đồng chí Phạm Văn Đồng, nếu như tình trạng sức khỏe cho phép, cũng nhất định sẽ tiếp nhận chuyến đi thăm theo lời mời này
Cuộc gặp mặt được diễn ra hơn nửa giờ trong bầu không khí thân mật, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh còn đề xuất một lần nữa nguyện vọng được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, được đích thân lắng nghe những ý kiến và kinh nghiệm quý báu từ đồng chí ấy”.
Ngày 9-1990 tại Thành Đô, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Bằng tiến hành hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, bàn về vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước, sau hội đàm đã cùng chụp ảnh lưu niệm, nhưng thực chất là bán nước.
Hình ảnh tại hội nghị bán nước 1990
Thứ tư, Lý Bằng – cựu thủ tướng Trung Cộng có tập Nhật ký đối ngoại (Lý Bằng ngoại sự nhật ký) có ghi chép diễn tiến của Hội nghị bán nước của Nguyễn Văn Linh và đồng bọn. Xin trích một đoạn như sau: “Ngày 6/6/1990- Thứ tư. Trời quang tạnh.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh hội kiến với Đại sứ Trương Đức Duy tại Bộ Quốc phòng Việt Nam. Nguyễn hy vọng thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, hai Đảng.
Ngày 26/8- Chủ nhật. Trời mưa u ám.
Về chuyến đi của TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh và những người cùng đi đến Trung Quốc viếng thăm nội bộ, tôi đã hội báo với đồng chí Đặng Tiểu Bình. Xét vì Á vận hội sắp khai mạc ở Bắc Kinh, mà lần gặp này liên quan đến việc bình thường hóa quan hệ hai nước Việt Trung là sự việc trọng đại, để tiện cho việc bảo mật, địa điểm hội đàm quyết định bố trí ở Thành Đô.
Ngày 30/8-Thứ năm. Trời quang tạnh.
Về việc đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đi Thành Đô hội đàm nội bộ với TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch HĐBT VN Đỗ Mười, đã gửi lời mời đến phía Việt Nam. Hiện còn phải chờ xem phúc đáp của phía Việt Nam thế nào?
Ngày 2/9 -Chủ nhật. Trời quang tạnh.
Buổi chiều, 3 giờ 30 tôi lên chuyên cơ khởi hành từ sân bay ở ngoại ô phía tây Bắc Kinh. Khoảng gần 6 giờ đến sân bay Thành Đô. Tôi đi ô tô mất khoảng 20 phút đến Khách sạn Kim Ngưu. Bí thư Tỉnh ủy Dương Nhữ Đại chờ đón tôi tại đó. Đồng chí Giang Trạch Dân đi một chuyên cơ khác, đến Thành Đô muộn hơn tôi 30 phút. Buổi tối từ 8 g30 đến 11g tôi và đồng chí Giang Trạch Dân trao đổi ý kiến về phương châm hội đàm với phía Việt Nam ngày mai.
Ngày 3/9 Thứ hai. Thành Đô trời tạnh sáng.
Buổi sáng tôi đến chỗ đồng chí Giang Trạch Dân cùng đồng chí ấy tiếp tục nghiên cứu phương châm sẽ hội đàm với phía Việt Nam vào buổi chiều.
Khoảng gần 2g chiều, TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch HĐBT Đỗ Mười và Cố vấn BCHTƯ ĐCSVN Phạm Văn Đồng đến khách sạn Kim Ngưu, Thành Đô. Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đón tiếp họ ở sảnh tầng 1. Nguyễn Văn Linh mặc Âu phục màu cà phê, phần nào có phong độ như một học giả. Đỗ Mười thân thể tráng kiện, đầu tóc bạc trắng, vận âu phục xanh lam. Cả hai người đều vào khoảng 73-74 tuổi. Còn Phạm Văn Đồng cả hai mắt bị lòng trắng che, thị lực rất kém, mặc áo kiểu đại cán xanh lam, giống như một lão cán bộ Trung Quốc.
Buổi chiều, hội đàm bắt đầu. Nguyễn Văn Linh nói trước một thôi dài. Tuy nói nguyện vọng muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề Campuchia, đồng thời nói việc thành lập Hội đồng Tối cao Campuchia là việc cấp thiết trước mắt, không nên loại bỏ bất cứ một bên nào, nhưng lại tỏ ý không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Xem ra, vấn đề Campuchia Nguyễn Văn Linh chỉ muốn tỏ một thái độ về nguyên tắc mà đặt trọng điểm vào việc bình thường hóa quan hệ Trung Việt.
Hội đàm diễn tiến đến tận 8g tối. 8g30 mới chiêu đãi cơm tối. Trên bàn ăn tôi và đồng chí Giang Trạch Dân lại từng người làm việc với Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh.
Ngày 4/9. Thứ ba. Trời âm u.
Buổi sáng chúng tôi tiếp tục họp với các đồng chí lãnh đạo Việt Nam. Đến lúc đó những vấn đề hội nghị đề xuất có thể nói là đã đạt được nhận thức chung một cách đầy đủ, quyết định khởi thảo một bản Kỷ yếu của Hội nghị.
Buổi chiều, 2g30 tại sảnh tầng 1 khách sạn Kim Ngưu hai bên Trung Việt cử hành nghi thức ký kết chính thức. Hai bên riêng biệt do Tổng Bí thư và Thủ tướng ký. Đây là bước ngoặt mang tính lịch sử của quan hệ hai nước Trung Việt. Đồng chí Giang Trạch Dân đương diện tặng các đồng chí Việt Nam một câu thơ:
Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu”.
Qua đây chúng ta có thể thấy rõ âm mưu bán nước hơn nữa của Nguyễn Văn Linh và bè đảng cộng sản.
Bè lũ bán nước là đây : TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch HĐBT Đỗ Mười, và Cố vấn BCHTƯ ĐCSVN Phạm Văn Đồng, Hồng Hà, Chánh văn phòng Trung ương đảng và Hoàng Bích Sơn, Thứ trưởng ngoại giao.
Thứ năm, Trong cuốn sách “Mao chủ tịch của tôi” của tác giả Hà Cẩn – Viện văn học Trung Quốc đã được giới thiệu trong “Những sự thật không thể chối bỏ” có đoạn viết: ” Việt Nam cuối cùng cũng đã xích lại gần hơn nữa với Trung Quốc. Những gì thuộc về quan hệ tốt đẹp của hai đảng từ thời Mao Chủ tịch và Hồ Chủ tịch đã được tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh cụ thể hơn sau chiến tranh biên giới năm 1979. Không có gì có lợi hơn cho cả Việt Nam và Trung Quốc khi đứng cạnh nhau vv…” (trích “Mao chủ tịch của tôi” – Trang 198)
Qua đoạn trích chúng ta thấy gì? Đó là Nguyễn Văn Linh đã thực hiện đúng mong muốn của Hồ và Mao: Biến Việt Nam thành một tỉnh của Trung cộng mà chúng ta thấy đang ngày một hiện ra rõ hơn.
Nguyễn Văn Linh gặp Đại sứ Trương Đức Duy (5-6-1990)
III. Kết Luận:
Nguyễn Văn Linh và đồng đảng là một lũ bán nước tồi tệ. Những sử liệu của Trung cộng và cộng sản Việt Nam đã chứng minh điều đó. Cộng sản tất cả đều giống nhau là ngụy biện và bán nước. Những ai thật sự lương thiện đã không theo cộng sản hoặc biết cộng sản tồi tệ thì đã ly khai khỏi đảng. Cái cách mà Nguyễn Văn Linh mỵ dân bằng “cởi trói” chính là cách ngụy biện cho đường lối độc tài của cộng sản: Xây nhà tù rồi khoét một lỗ nhỏ để đi từ nhà tù nọ sang nhà tù kia rồi gọi đó là “đột phá” và “đổi mới”. Chúng ta ngày nay không còn bị lừa dối bởi những điều đó. Vậy thì không có gì quý hơn là mỗi chúng ta hãy đem những sự thật này đến với nhân dân Việt Nam. Vì đó là con đường ngắn nhất để cứu nước trước thảm hỏa đang đến rất gần. Đừng mong đấu tranh cho dân chủ khi mà chưa có độc lập. Những mơ tưởng về đấu tranh dân chủ mà không lật đổ cộng sản đều là những mơ tưởng hão huyền mà thôi !
18/10/2013
Đặng Chí Hùng
danlambaovn.blogspot.com
►Bí Mật lịch sử Trung-Việt 1990 (1) Bối cảnh dẫn tới hội nghị Thành Đô. 1990…Taij sao BCT đảng csvn đến Thành Đô? Ng V Linh, Lê Đức Anh, Đỗ Mười là chủ chốt, và vì quyền lợi cá của tất cả ủy viên BCT, nên toàn thể đã biểu quyết cuộc gặp mặt ở Thành Đô
Đặng Chí Hung, một thanh niên Miền Bắc 30 tuổi, ở Hà Nội, xuất thân trong một gia đình CS nòi, đã viết loạt bài này. An ninh và công an VN đã truy lùng Đặng Chí Hùng và vây bắt anh ta như thế nào…
http://www.youtube.com/embed/ca0lRHCZM3U (ĐCH nói về Hiểm Họa Mất Nước)
Chú thích:
Những chiêu bài như yêu nước, yêu dân tộc, giải phóng, độc lập, thống nhất, đổi mới, ‘Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông’… là nhưng cú lừa ngoạn mục như thời 1954-1990; họ biết rõ, chỉ một thời gian ngắn sau đó, mọi người quên hết. Như một blogger đã viết: Đi mà tin lời các ông cộng sản thì có nước THÁC. Tiếp tục độc quyền cai trị VN, gìn giữ uy tín, sự tồn tại và các bí mật của đảng và nhà nước mới là quan trọng. Mọi thứ đều như HS và TS đều có thể vứt bỏ.
Đọc để thấy nước VN đã không may mắn vì bị CAI TRỊ bởi một bọn học lực kém cõi, đạo đức thấp kém, hành vi nhỏ nhen, nhưng sự tham lam tâm địa độc ác của chúng thì không ai qua nổi.
Hiện nay, nhà nước cs đã gia tăng tuổi hưu trí lên 62 tuổi, điều này có khả năng là bộ tứ H, D, S, T có người sẽ ngồi thêm 1 nhiệm kỳ 5 năm nữa để kềm kẹp cho con cháu của họ nối ngôi. ►6 Hạt Giống Đỏ: Cha truyền con nối
Những sự thật cần phải biết (Phần 27):
Nguyễn Văn Linh – Một trong những ông trùm bán nước
Đặng Chí Hùng (Danlambao) – Nguyễn Văn Linh là người được đảng cộng sản che đậy bằng mỹ từ “Đổi mới” và “những việc cần làm ngay”. Nhưng cũng giống như Võ Văn Kiệt, chính Nguyễn Văn Linh là người tạo nên cái cũi màu đỏ để rồi lừa dối nhân dân là “phá cũi”. Và quan trọng hơn. Nguyễn Văn Linh là kẻ bán nước. Trong bài viết này sẽ cho thấy những điều đó là sự thật.I. Nguyễn Văn Linh và “giải pháp đỏ”:
Nguyễn Văn Linh |
“Đồng chí Nguyễn Văn Linh, tên thật là Nguyễn Văn Cúc, sinh ngày
1-7-1915 trong một gia đình công chức tại Hà Nội, quê ở xã Giai Phạm,
huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Sớm giác ngộ cách mạng, đồng chí đã tham gia Học sinh đoàn do
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lãnh đạo, từ lúc 14 tuổi. Ngày
1-5-1930, khi rải truyền đơn chống đế quốc, đồng chí bị địch bắt, kết án
tù chung thân và đày đi Côn Đảo.
Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận nhân dân Pháp, đồng chí được
trả tự do. Ra tù, đồng chí tiếp tục hoạt động trong công nhân lao động ở
Hải Phòng, Hà Nội và được kết nạp vào đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1939, đồng chí được đảng điều động vào công tác ở Sài Gòn,
tham gia Ban Chấp hành đảng bộ thành phố. Cuối năm 1939, đồng chí được
Trung ương cử ra miền Trung công tác nhằm lập lại Xứ ủy Trung Kỳ.
Đầu năm 1941, đồng chí bị địch bắt ở Vinh, chúng đưa về Sài Gòn xử án 5 năm tù và đày ra Côn Đảo lần thứ hai.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đồng chí được đón về
Nam Bộ hoạt động ở miền Tây, sau đó lên Sài Gòn – Chợ Lớn trực tiếp lãnh
đạo kháng chiến với các chức vụ Bí thư Thành ủy, Bí thư Đặc khu ủy Sài
Gòn – Gia Định.
Năm 1947, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Xứ ủy Nam Bộ, năm 1949, đồng chí tham gia Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ.
Từ năm 1957 đến năm 1960, đồng chí là quyền Bí thư Xứ ủy Nam Bộ.
Tháng 9-1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III
của đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được Trung
ương chỉ định làm Bí thư Trung ương Cục và sau đó là Phó Bí thư Trung
ương Cục miền Nam.
Năm 1976, đồng chí được cử làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của đảng (12-1976),
đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Trung ương bầu
vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Từ tháng 4-1977, đồng chí thôi giữ chức Bí thư Thành ủy Thành
phố Hồ Chí Minh để giữ các chức vụ Trưởng ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa
của Trung ương, Trưởng ban Dân vận – Mặt trận Trung ương, Chủ tịch Tổng
Công đoàn Việt Nam đến năm 1980. Từ cuối năm 1980 đến cuối năm 1981,
đồng chí được phân công theo dõi thực hiện nghị quyết của đảng và Chính
phủ ở các tỉnh miền Nam.
Tháng 12-1981, đồng chí được phân công trở lại làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho đến tháng 6-1986.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của đảng (3-1982), đồng
chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 6-1985, tại
Hội nghị Trung ương 8, đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị.
Tháng 6-1986, đồng chí được bầu vào Ban Bí thư Trung ương đảng và được phân công làm Thường trực Ban Bí thư.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của đảng (12-1986),
đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương và được Trung ương
bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tháng 6-1987, đồng chí được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa VIII.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6-1991) và lần thứ
VIII (6-1996) của đảng, đồng chí được cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung
ương đảng.
Đồng chí từ trần ngày 27-4-1998 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh là một nhà lãnh đạo kiên định và sáng
tạo của đảng và cách mạng Việt Nam. Là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung
ương đảng ầu tiên của thời kỳ đổi mới, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã có
nhiều đóng góp quan trọng, cùng Trung ương đảng triển khai và đẩy mạnh
sự nghiệp đổi mới, làm xoay chuyển tình thế, đưa đất nước tiếp tục tiến
lên trên con đường xã hội chủ nghĩa.” [1]
Cũng giống như rất nhiều lãnh đạo cộng sản khác, trong phần lý lịch không có phần học vấn lúc ban đầu tương tự như Đỗ Mười, Nguyễn Tấn Dũng vv… Nguyễn Văn Linh cũng không là ngoại lệ.
Theo thông tin lề đảng về lý lịch, thì Ngày 1-5-1930, Nguyễn Văn Linh
bị thực dân Pháp kết án tù chung thân, đày ra Côn Đảo, tức là năm Linh
14 tuổi. Có một điều cần phải nhớ là điều luật của nước Pháp không xử tù
tuổi vị thành niên. Ví dụ như trường hợp ông Nguyễn Hữu Đang, sinh năm
1913, hoạt động trong tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, bị bắt
1930, năm 1931, khi ra tòa đã 17 tuổi, vẫn được tha bổng vì còn vị thành
niên. Nguyễn Văn Linh khi ra tòa mới 14 tuổi 10 tháng, mà bị xử tù
chung thân là một điều cần phải xem xét lại vì cộng sản vốn khai man lý
lịch.Nguyễn Văn Linh đến thăm một xí nghiệp
Năm 1976, Nguyễn Văn Linh lại được làm Bí thư Thành ủy thành phố Sài Gòn (Nay đã bị đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh), Võ Văn Kiệt làm Phó bí thư, kiêm Chủ tịch Ủy ban nhận dân thành phố. Chưa đầy một năm, ngày 20 – 12-1976, tại Đại hội đảng Toàn quốc lần thứ IV, Nguyễn Văn Linh được bầu tiếp vào Ủy viên Trung ương đảng, Ủy viên Bộ chính trị, và Ban bí thư Trung ương, nhưng phải nhường chức Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh cho ông Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ chính trị.
Nguyễn Văn Linh được phân công làm Trưởng ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa, Trưởng ban Dân vận Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN, và Chủ tịch Liên đoàn lao động Việt Nam. Ba cái ghế ấy không thể so sánh với cái ghế Bí thư Thành ủy Sài Gòn.
Nhưng tất cả tội lỗi của Nguyễn Văn Linh bắt đầu từ việc xác quyết trong hội nghị Thành Đô, Trung Cộng từ 3 đến 5 tháng 9-1990.
Từ đầu năm 2004, giới cán bộ ngoại giao rồi giới trí thức ở Việt Nam đã chuyền tay nhau tập hồi ký Hồi ức và Suy nghĩ của ông Trần Quang Cơ, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao. Tập hồi ký 82 trang (khổ A4, viết xong lần thứ nhất năm 2001, hoàn thành tháng 5-2003) chưa được xuất bản công khai (Hồi Ký Trần Quang Cơ ). Với nội dung phong phú, chính xác và trung thực, tác giả cung cấp những thông tin quý hiếm về những vấn đề Việt Nam đương đại.
Tác giả làm việc ở Bộ ngoại giao từ năm 1954. Năm 1968 ông tham gia Hội nghị Paris (1968-1973), cuộc đàm phán về bình thường hóa quan hệ với Mỹ (1975-1978) và các cuộc thương lượng giải quyết vấn đề Campuchia (thập niên 80-90 thé ký 20).
Năm 1991, được đề nghị làm Bộ trưởng Ngoại giao thay thế ông Nguyễn Cơ Thạch, ông viện lý do “sức khỏe” để từ chối. Cuối năm 1993, ông xin rút khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng. [2]
Nguồn Hồi Ký Trần Quang Cơ
http://www.diendan.org/tai-lieu/ho-so/hoi-ky-tran-quang-co
Theo ông Trần Quang Cơ, ngày 29-8-1990, đại sứ Trung Cộng Trương Đức Duy, gặp Nguyễn Văn Linh ở Hà Nội, chuyển thông điệp của Giang Trạch Dân, Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc, và Lý Bằng, Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc, mời Nguyễn Văn Linh, Đổ Mười, Phạm Văn Đồng sang Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung cộng ngày 30-9-1990 để hội đàm bí mật về vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hòa quan hệ hai nước.
Trương Đức Duy nói mập mờ rằng, Đặng Tiểu Bình có thể gặp Phạm Văn Đồng, và lấy cớ Bắc Kinh đang tổ chứ Á vận hội ASIAD, sợ lộ bí mật nên phải gặp nhau ở Thành Đô.
Đây là chuyện rất đột ngột, bởi mới 5 ngày trước, Trung Cộng khăng khăng không muốn bàn chuyện bình thường hóa, mà đòi phải giải quyết vấn đề Campuchia trước. Theo Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng ngoại giao nhận định: “Sự thay đổi đột ngột của Trung Cộng là do họ cần thực hiện 4 hiện đại hóa, nhưng bị Mỹ, Nhật, Liên Xô và các nước cấm vận sau vụ đàn áp Thiên An Môn, nên phải tìm cách thoát ra. Bên cạnh đó, Trung Cộng thấy Mỹ, Nhật, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN, tỏ thái độ thân thiện với Việt Nam, nên muốn phá ta”.
Nhưng quan điểm của Nguyễn Văn Linh lại khác. Ông ta triệu tập họp Bộ chính trị và cho ý kiến:“Tranh thủ Trung Quốc, hợp tác với Trung Quốc, để bảo vệ Xã hội chủ nghĩa!”
(chú ý: Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao hiện nay, là con của Nguyễn Cơ Thạch; Phó Thủ tướng Nguyễn Thị Kim Ngân là con của Nguyễn Văn Linh)
Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu (1989-1990), đặc biệt là Rumani mà Nguyễn Văn Linh vừa thăm, đã tác động rất lớn tới ông ta, làm cho Nguyễn Văn Linh quyết định đi theo Trung công – kẻ thù ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Mặc dù Nguyễn Cơ Thạch, Võ Chí Công, Trần Xuân Bách can ngăn, nhưng Nguyễn Văn Linh không nghe, vẫn giữ quan điểm: “Hợp tác với Trung Quốc, bảo vệ XHCN chống đế quốc!”.
Nguyễn Văn Linh đã bị ám ảnh bởi cái gọi là “Diễn biến hòa bình” và say mê mật ngọt của Trung Cộng “16 chữ vàng”, “4 tốt” tại Hội nghị Thành Đô. Quan điểm theo Tàu của Nguyễn Văn Linh được Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Đào Duy Tùng. . . ủng hộ.
Và thế là, ngày 2-9-1991, dù đang kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 45 năm, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng vẫn đi Thành Đô, với sự tháp tùng của Hồng Hà, Chánh văn phòng Trung ương đảng và Hoàng Bích Sơn, Thứ trưởng ngoại giao. Nguyễn Văn Linh không cho Nguyễn Cơ Thạch đi, vì Nguyễn Cơ Thạch không đồng quan điểm, Trung Quốc không thích Nguyễn Cơ Thạch.
Vấn đề Campuchia, Trung Cộng vẫn giữ thái độ như ngày 24-8-1990, đòi cấu trúc thành phần chính phủ hòa hợp dân tộc Campuchia theo công thức: 6+2+2+2+1 (6 người phe chính phủ Hun sen, 2 người phe Khmer đỏ, 2 người phe Hoàng gia, 2 người phe đảng dân chủ, và Sihanouk). Điều này hoàn toàn trái với công thức: 6 2 +2 +2 mà Hun Sen và Sihanouk đã thỏa thuận tại Tokyo.
Ông Trần Quang Cơ viết: “Hội nghị Thành Đô có 8 điểm, hai điểm về quốc tế, 5 điểm về Campuchia, chỉ có một điểm về Việt Nam. Nguyễn Văn Linh nêu ‘Giải pháp Đỏ’, Trung Quốc hoan nghênh nhưng không mặn mà !”.
Cái gọi là “Giải pháp Đỏ” của Nguyễn Văn Linh là “Kéo Trung Quốc lại, thay thế Liên Xô, làm chỗ dựa vũng chắc bảo vệ phe Xã hội chủ nghĩa!”. Nguyễn Văn Linh mê muội phe chủ nghĩa xã hội, tìm mọi cách bảo vệ phe xã hội chủ nghĩa, quên quyền lợi và danh dự của dân tộc mình để đến nỗi Việt Nam chúng ta ngày nay đang đi theo vết xe đổ của việc mất nước.
Khi Trung Quốc đưa công thức 6+2+2+2+2+1 ra, Phạm Văn Đồng nhắc Nguyễn Văn Linh thận trọng. Phía Trung Cộng liền mời Phạm Văn Đồng ra chỗ khác để Nguyễn Văn Linh ký. Phạm Văn Đồng đã thấy nguy, nhắc Nguyễn Văn Linh sửa sai, nhưng Nguyễn Văn Linh nói: “Không sao đâu!”.
Cũng theo Trần Quang Cơ thì: “Từ Thành Đô về, Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh sang Campuchia gặp Hengsomrin và Hunsen trao đổi về Hội nghị Thành Đô, họ không chấp nhận công thức ấy và nói thẳng Việt Nam, Trung Quốc không có quyền can thiệp vào Campuchia. Xương máu của hàng ngàn cán bộ chiến sĩ quân đội ta đổ trên chiến trường Campuchia đã bị Nguyễn Văn Linh bán rẻ cho Trung Quốc!”
Trung Cộng nói giữ bí mật Hội nghị Thành Đô nhưng chính họ thông báo cho thế giới biết toàn bộ nội dung cuộc “họp bí mật” đó. Tờ Bangkok Post và tờ Tạp chí kinh tế Viễn Đông, ngày 4-10-1990, đăng bài bình luận “Củ cà rốt và chiếc gậy” nói Việt Nam đã nhượng bộ nhiều hơn làm vừa lòng Trung Cộng.
Nguyễn Văn Linh đã thất bại trong sách lược “Giải pháp Đỏ”, bị Trung Cộng kéo ra khỏi các mối quan hệ với phương Tây với nhiều hướng tốt đẹp cho sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, chỉ vì nghe Trung Quốc xúi cho bùi tai là làm thành trì bảo vệ Xã hội chủ nghĩa. Nói cách khác Nguyễn Văn Linh đã bán nước
Theo ông Trần Quang Cơ: “Sở dĩ ta bị mắc lừa ở Thành Đô vì chính ta lừa ta! Ta ảo tưởng Trung Quốc giương cao ngọn cờ Xã hội chủ nghĩa, thay thế Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và XHCN thế giới, chống lại hiểm họa “Diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Sai lầm đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm: Giải pháp Đỏ”.
Nguyễn Cơ Thạch nói: “Trung Quốc đã sử dụng Hội nghị Thành Đô để phá mối quan hệ Việt Nam với các nước phương tây, chia rẽ nội bô ta, kéo lùi tiến trình đổi mới của ta!”
Theo quan điểm gọi là “giải pháp đỏ” thì Nguyễn Văn Linh khẳng định: “Âm mưu đế quốc Mỹ chống phá xã hội chủ nghĩa ở châu Á, cả Cu Ba. Nó đã phá Trung Quốc trong vụ Thiên An Môn rồi, nay chuyển sang phá ta!”. Và theo quan điểm của Nguyễn Văn Linh thì: “Dù Trung Quốc bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước Xã hội chủ nghĩa!”.
Từ Hội nghị Thành Đô trở về hình như Nguyễn Văn Linh là một con người khác. Ngày 28-9-1990, tuyên bố chấm dứt “Những việc cần làm ngay”. Nguyễn Văn Linh đã chỉ đạo Đào Duy Tùng, Nguyễn Hà Phan, Đỗ Mười đánh dập vùi Trần Xuân Bách, một người được coi là có trí tuệ và có tư tưởng tiến bộ lúc đó. [3]
Để thấy rõ hơn vai trò của Nguyễn Văn Linh và đồng bọn dưới cái tên “Giải pháp đỏ” mà sau này chúng ta nhận ra đó là một trò mèo bán nước không hơn không kém.
Trong một bài viết ca ngợi Nguyễn Văn Linh trên báo đảng. Các quan chức cộng sản thi nhau bốc thơm Nguyễn Văn Linh: “Đại tướng Lê Văn Dũng, đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước trình bày tham luận nhấn mạnh: Đồng chí Nguyễn Văn Linh là một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của đồng chí Nguyễn Văn Linh với đảng và dân tộc là rất to lớn. Đồng chí Nguyễn Văn Linh đã trải qua nhiều cương vị khác nhau ở địa phương và cơ quan Trung ương, dù ở đâu và làm việc gì đồng chí cũng đem hết sức lực, trí tuệ để cống hiến cho đảng và nhân dân; đặt lợi ích của Cách mạng lên trên lợi ích cá nhân; luôn trau dồi kiến thức và lắng nghe ý kiến đồng bào, đồng chí; quan tâm tổng kết thực tiễn để làm sáng tỏ và góp phần xây dựng các quan điểm, đường lối của Đảng.
GS. TS Lê Hữu Nghĩa phát biểu đề dẫn hội thảo khẳng định: Đồng chí Nguyễn Văn Linh là “người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đảng viên cộng sản rất mực kiên cường, trung thành, tận tụy, suốt đời chiến đấu vì lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân, một người lãnh đạo uy tín lớn của đảng, nhân dân và quân đội ta, người bạn tin cậy của bạn bè quốc tế”. [4]
Nhưng có một sự thật không thể khỏa lấp đó là: Ai được đảng ca ngợi là “học trò xuất sắc” của Hồ Chí Minh và “Kiên định theo đường lối đảng” thì dứt khoát đó là những kẻ bán nước. Và đó chính là sự thật sẽ được chứng minh dưới đây
II. Tội đồ bán nước:
Lịch sử đã cho thấy Nguyễn Văn Linh chính là một kẻ có chủ trương bán nước và làm nô lệ cho Tàu theo con đường Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Điều đó là hoàn toàn không thể chối bỏ. Ngày nay nhiều tài liệu được bạch hóa đã chỉ ra điều đó. Và những sự thật đó sẽ được gửi tới bạn đọc ngay dưới đây.
Trước đó, xin quý bạn đọc tìm đọc lại “Những sự thật cần phải biết” – Phần 23 để thấy rõ đường dây và tiến trình bán nước của cộng sản gồm: Phiêu, Linh, Khải, Kiệt, Mười, Mạnh vv… Ở đây chỉ xin tóm tắt một số sự kiện chính để thấy rõ bộ mặt bán nước của Nguyễn Văn Linh.
Thứ nhất, Hãy đọc những đoạn “hồi ký” của đại sứ Trung cộng Trương Đức Duy tại Hà Nội cùng thời điểm với vụ bán nước của Nguyễn Văn Linh và đồng bọn để thấy dã tâm của cộng sản Việt Nam (Bản tiếng Việt của dịch giả Quốc Thanh)
Trước hết là những cuộc gặp bí mật giữa Lê Đức Anh với đại sứ Tầu Trương Đức Duy và giữa TBT Nguyễn Văn Linh với Trương Đức Duy do chính sứ Tầu viết. Trong hồi ký còn có những tên Việt gian dắt mối nguy hiểm như Thiếu Tướng Vũ Xuân Vinh, cục trưởng cục đối ngoại Bộ quốc phòng (sau này được phong Trung Tướng), và Hoàng Nhật Tân con trai Hoàng Văn Hoan. Dấu mốc thời điểm này, Trương Đức Duy viết:
“Tháng 4 năm 1989, tôi nhận nhiệm vụ làm Đại sứ tại Việt Nam, gánh trên vai một sứ mệnh quan trọng, đó là quán triệt phương châm mà Trung ương đã định ra là: Trước hết, Việt Nam phải thực sự rút sạch quân ra khỏi Campuchia, thực sự giải quyết công bằng vấn đề Campuchia theo chủ trương của cộng đồng quốc tế, thực sự thay đổi chính sách đối với Trung Quốc, thì mới có thể gạt bỏ được mọi trở ngại mà khôi phục lại mối quan hệ bình thường Trung-Việt, đây chính là then chốt….
Cần thấy rằng, điều kiện lúc này đã cơ bản đầy đủ. Nhưng, qua một thời gian tìm tòi và làm việc kể từ khi tới nhậm chức, tôi cảm thấy muốn giải quyết được hai vấn đề đại sự này vẫn còn những khó khăn không nhỏ, nguyên nhân là do tàn dư thế lực của Lê Duẩn vẫn còn gây quấy nhiễu từ nhiều phía, mối quan hệ Trung-Việt vẫn còn ở trạng thái đối lập và đối kháng, tranh chấp biên giới vẫn còn xảy ra đôi lúc; giữa hai nước ngoài quan hệ ngoại giao ra, mọi mối quan hệ khác đều đã bị đoạn tuyệt…
Song, vũ đài ngoại giao rất rộng lớn, tôi đã mở hoạt động bằng nhiều phương thức, tận dụng hết những mối quan hệ cũ, tới thăm khắp những người lãnh đạo các cấp các ngành để làm việc xoay quanh các vấn đề nói trên. Trải qua bao nỗ lực, tuy cũng có được một vài tiến triển, nhưng Nguyễn Cơ Thạch khi ấy là Ủy viên Bộ chính trị Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao lại đang nắm đại quyền ngoại giao của Việt Nam. Tôi đã nhiều lần bàn bạc trao đổi với ông ta về vấn đề Campuchia nhưng không bao giờ tới nơi, vấn đề mấu chốt vẫn chưa giải quyết được. Thời gian đã trôi qua 1 năm, làm thế nào bấy giờ? Lúc này tôi cân nhắc đến việc phải tìm cách thâm nhập chuyện trò với những người lãnh đạo cấp cao hơn bên phía Việt Nam.
Vì thế, tôi nghĩ đến Nguyễn Văn Linh đang giữ chức Tổng bí thư Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, trong thời kì Đấu tranh chống Mỹ của Việt Nam từng bí mật tới thăm Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo chủ yếu của Miền Nam Việt Nam, khi gặp mặt các nhà lãnh đạo Trung Quốc ở Bắc Kinh, tôi từng đảm nhận vai trò phiên dịch cho ông ta, ông ta chắc vẫn còn nhớ tôi, thế là tôi bày tỏ ý muốn được tới thăm ông thông qua bạn bè.
Quả nhiên không lâu sau, Nguyễn Văn Linh đã tiếp tôi vào ngày 5 tháng 6 năm 1990. Khi gặp mặt, ông bắt tay tôi rất lâu và nhiệt tình, tỏ ra hết sức thân thiết. Tự đáy lòng, ông vẫn nhớ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước hai đảng trong quá khứ, đồng thời bày tỏ hết sức trân trọng mối tình hữu nghị tốt đẹp Việt-Trung, hi vọng mối quan hệ này sẽ được khôi phục trong thời gian sớm nhất…”
Trương Đức Duy viết tiếp: “Nguyễn Văn Linh nói, ông cũng có nguyện vọng giống như lãnh đạo Trung Quốc, đồng thời bày tỏ nguyện vọng được đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, để đích thân trao đổi trực tiếp với lãnh đạo cấp cao Trung Quốc về những vấn đề cùng quan tâm. Ở lần gặp mặt này, vì có nhiều người đi theo cùng có mặt, nên Nguyễn Văn Linh chưa bàn sâu đến vấn đề Campuchia và quan hệ giữa hai nước. Nhưng sau đó, mọi việc đã có bước tiến triển mới….
Tối ngày 13 tháng 8, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cho xe tới đón tôi đến nhà ông nói chuyện một tiếng đồng hồ, hỏi thăm kỹ lưỡng về tình hình sinh hoạt và sức khỏe của bố tôi, hết sức thân thiết. Tổng bí thư còn nói, ông muốn được gặp Đại sứ Trương lần nữa, nhưng Bộ ngoại giao nói chưa cần và đã ngăn lại. Vì thế, ông ấy nhờ tôi ghi lại một lời nhắn. Khi Tổng bí thư nói, tôi đã ghi lại hết sức tường tận. Cuối cùng còn đọc lại một lượt và đã được sự xác nhận của ông ấy”.
Sau đó, Hoàng Nhật Tân trịnh trọng chuyển cho tôi lời nhắn của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, nội dung chủ yếu như sau:
“Tháng 10 năm ngoái, đồng chí Khải Sơn đã chuyển đến tôi lời thăm hỏi của đồng chí Đặng Tiểu Bình và lòng mong mỏi sớm được thấy sự bình thường hóa mối quan hệ Trung-Việt của đồng chí Đặng Tiểu Bình, tôi nghe thấy rất phấn khởi. Tôi cũng tha thiết mong mỏi mối quan hệ tốt đẹp Việt-Trung có thể được khôi phục trong nhiệm kì Trung ương khóa 6 đảng cộng sản Việt Nam do tôi chủ trì, để mở đầu một giai đoạn mới cho quan hệ hai nước khi tiến hành Đại hội 7 của đảng cộng sản Việt Nam…
Tôi muốn nói một cách thẳng thắn rằng, sở dĩ trở ngại về vấn đề Campuchia cứ bị kéo dài chưa được giải quyết là vì có những người trong đảng luôn làm sai lệch sự việc, chưa quán triệt được tinh thần chủ yếu của Trung ương. Tôi hi vọng phía Trung Quốc cho mời tôi và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười cùng Cố vấn Phạm Văn Đồng tới thăm Trung Quốc theo con đường nội bộ, để trao đổi trực tiếp và sâu hơn với lãnh đạo Trung Quốc về việc giải quyết vấn đề Campuchia…, tin rằng những vấn đề này nhất định sẽ được giải quyết thật tốt, từ đó mà thực hiện được bình thường hóa quan hệ hai nước Việt-Trung.
Tôi sẽ đi theo con đường của Hồ Chủ tịch, vun đắp tình hữu nghị. Sau khi đã chăm chú nghe lại lời nhắn từ Nguyễn Văn Linh, tôi nói với Hoàng Nhật Tân: ”Tình hữu nghị Việt-Trung tốt đẹp, bảo vệ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và những lợi ích cách mạng chung giữa hai nước Việt-Trung, sẽ đi tiếp một cách kiên định không lay chuyển. Nếu có cơ hội, nhờ anh chuyển lời lại cho đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh rằng tôi hiểu được ý tứ và nỗi lòng của ông ấy, tôi sẽ báo cáo ngay với Trung ương chúng tôi. Tiễn chân Hoàng Nhật Tân xong, tôi quay về phòng làm việc suy nghĩ mãi về một vấn đề. Ngày 5 tháng 6, tôi từng báo cáo về trong nước là khi Nguyễn Văn Linh gặp tôi có đề xuất yêu cầu được đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ.”
Thứ hai, Để vấn đề được minh bạch sáng tỏ, hãy tiếp tục đọc cuốn “Hồi ký Trần Quang Cơ” (ở đây) của ông Trần Quang Cơ, nhân chứng lịch sử giữ vai trò quan trọng trong Bộ Ngoại Giao của cộng sản Hà Nội vào thời điểm đó. Về vai trò làm đầu sai trong việc đưa nước ta vào tròng ách nô lệ giặc phương Bắc của Nguyễn Văn Linh, Ông Trần Quang Cơ viết:
“Ngày 5. 6. 90, vài ngày trước khi Từ Đôn Tín đến Hà Nội, TBT Nguyễn Văn Linh đã mời đại sứ Trương Đức Duy (vừa từ Bắc Kinh trở lại Hà Nội) đến Nhà khách Trung ương đảng ói chuyện thân mật để tỏ lòng trọng thị đối với Bắc Kinh. Trong cuộc gặp, như để chấp nhận lời phê bình của Đặng (nói qua Kayson), Nguyễn Văn Linh nói: “Trong quan hệ hai nước, 10 năm qua có nhiều cái sai. Có cái đã sửa như việc sửa đổi Lời nói đầu của Hiến pháp, có cái sai đang sửa”. Anh sốt sắng ngỏ ý muốn sang gặp lãnh đạo Trung Quốc để “bàn vấn đề bảo vệ Chủ nghĩa xã hội” vì “đế quốc đang âm mưu thủ tiêu chủ nghĩa xã hội. . . chúng âm mưu diễn biến hoà bình, mỗi đảng phải tự lực chống lại. Liên Xô là thành trì XHCN, nhưng lại đang có nhiều vấn đề. Chúng tôi muốn cùng các người cộng sản chân chính bàn vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội. . . Tôi sẵn sàng sang Trung Quốc gặp lãnh đạo cấp cao Trung Quốc để khôi phục lại quan hệ hữu hảo. Các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay… Trung Quốc cần giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin.”
Ngoài ra Trần Quang Cơ còn cho biết rất rõ về “giải pháp đỏ” mà Nguyễn Văn Linh và đồng bọn đảng CSVN muốn làm nô lệ cho Trung cộng như sau:
“Sáng 6. 6. 90, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh lại gặp riêng và mời cơm đại sứ Trương Đức Duy. Cuộc gặp riêng chỉ giữa hai người, Trương Đức Duy vốn là thông dịch, rất thạo tiếng Việt nên không cần có người làm phiên dịch. Nội dung cuộc gặp này mãi đến ngày 19. 6 trong cuộc họp BCT để đánh giá cuộc đàm phán 11-13. 6 giữa tôi và Từ Đôn Tín, Lê Đức Anh mới nói là đã gặp Trương Đức Duy để nói cụ thể thêm ba ý mà anh Linh đã nói với đại sứ Trung Quốc (tham tán Lý Gia Trung và Bí thư thứ nhất Hồ Càn Văn) đã cho ta biết nội dung câu chuyện giữa Lê Đức Anh và Trương Đức Duy.
Còn đại sứ Trung Quốc cho anh Ngô Tất Tố, Vụ trưởng vụ Trung Quốc biết là trong cuộc gặp ông ta ngày 6. 6, anh Lê Đức Anh đã nói khá cụ thể về “giải pháp Đỏ”: Sihanouk sẽ chỉ đóng vai trò tượng trưng, danh dự, còn lực lượng chủ chốt của hai bên Campuchia là lực lượng Heng Somrin và lực lượng Polpot, Trung Quốc và Việt Nam mỗi bên sẽ bàn với bạn Campuchia của mình, và thu xếp để hai bên gặp nhau giải quyết vấn đề. Địa điểm gặp nhau có thể ở Việt Nam, có thể ở Trung Quốc, nhưng ở Trung Quốc là tốt hơn cả. Đây là gặp nhau bên trong, còn bên ngoài hoạt động ngoại giao vẫn như thường… Ngày xưa Polpot là bạn chiến đấu của tôi…”
Thứ ba, cũng vẫn là hồi ký của sứ Tầu Trương Đức Duy tại Việt Nam. Nhưng lần này chính Lê Đức Anh cũng đã xác định tư tưởng bán nước của mình và Linh với Trương Đức Duy. Hãy chú ý lắng nghe đoạn sau: ” Sau đó tôi nhắc đến lời nhắn của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã được ghi lại gửi cho tôi, tôi cảm thấy hết sức quan trọng, cho nên mong được gặp riêng Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh để trực tiếp lắng nghe ý kiến của Tổng bí thư, đồng thời tôi cũng có một vài điều nữa cần nói với Tổng bí thư.
Tôi nói, hiện giờ mà thông qua con đường khác sẽ có khó khăn, cho nên xin phiền đồng chí Đại tướng giúp cho. Lê Đức Anh nói rất thoải mái:
“Đây quả thực là việc hết sức quan trọng, hôm nay tôi sẽ báo cáo lại yêu cầu của Đại sứ với Tổng bí thư”.
Tiếp đó, Lê Đức Anh cũng nói về hai quan điểm, đại ý là:
Thứ nhất, nhấn mạnh Nguyễn Văn Linh rất có tình cảm với Trung Quốc, luôn chủ trương thân thiện với Trung Quốc, từ sau khi nhậm chức Tổng bí thư vào năm 1986 đã làm rất nhiều việc để khôi phục lại mối quan hệ giữa hai nước hai Đảng. Trước tình hình thế giới phức tạp như hiện nay, việc thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước lại càng trở thành niềm mong muốn ấp ủ của ông ấy”
Về diễn tiến cuộc gặp đại sứ Trương Đức Duy với Nguyễn Văn Linh và đồng bọn thì Trương Đức Duy đã thuật lại như sau: “Chiều hôm đó, Cục trưởng Vũ Xuân Vinh hẹn gặp gấp Tùy viên quân sự Triệu, nói rằng: Theo chỉ thị của Đại tướng Lê Đức Anh, xin chuyển lời tới Đại sứ Trương. Vào 19 giờ 30 phút ngày 22, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sẽ gặp riêng Đại sứ Trương tại phòng khách Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Cả hai bên đều không đem theo phiên dịch và thư ký. Đề nghị Đại sứ Trương đổi sang một chiếc xe nhỏ, không cắm quốc kỳ, đi vào từ cửa bên Bộ quốc phòng…
Mọi sự được tiến hành thuận lợi hơn dự kiến. Tối đó, tôi theo hẹn đúng giờ đến Bộ quốc phòng. Trong cuộc gặp hơn 40 phút, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nói chuyện với tôi hết sức thân mật và thẳng thắn, ông đã chứng thực cho lời nhắn mà Hoàng Nhật Tân đã ghi lại.
Nguyễn Văn Linh còn nói đến cả chuyện khi lên làm Tổng bí thư vào năm 1986, ông liền quyết tâm khắc phục mọi trở lực, từng bước chỉnh sửa những sai lầm trong quá khứ, khôi phục lại tình thân thiện với Trung Quốc như sửa đổi lời đầu trong Hiến pháp, đồng thời sửa đổi những chính sách sai lầm đối với người Hoa và Hoa kiều. Sau đó, lại làm công tác từ các phương diện, để rồi cuối cùng đã ra được quyết định rút quân khỏi Campuchia.
Nguyễn Văn Linh còn nói một cách sâu sắc rằng:
Cả Mao Chủ tịch và Thủ tướng Chu Ân Lai đều không còn nữa, khi nào cùng với các đồng chí Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, ông mong sẽ được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, được đích thân lắng nghe mọi ý kiến và kinh nghiệm từ đồng chí ấy.
Tôi nghe hết sức chăm chú từng chi tiết buổi nói chuyện của Nguyễn Văn Linh, đồng thời ghi lại những nội dung quan trọng mà ông đã nói. Cuối cùng tôi đã bày tỏ rằng vô cùng cảm động khi được nghe buổi nói chuyện hết sức thân mật của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, tôi nhất định sẽ báo cáo ngay lại với Trung ương chúng tôi về những ý kiến và yêu cầu của đồng chí Tổng bí thư”
Về chuyến đi Thành Đô của Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng họ Trương viết:“Chiều này 28 tháng 8, sứ quán chúng tôi nhận được điện trả lời từ trong nước về việc đồng ý mời các vị lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9.
Làm sao trực tiếp nói với riêng Nguyễn Văn Linh về quyết định quan trọng này của Trung ương bây giờ? Lúc này thời gian đã rất gấp, chỉ còn cách ngày lên đường đi Trung Quốc của đoàn Nguyễn Văn Linh có 5 ngày.
Thế là tôi liền quyết định vẫn thông qua kênh Bộ quốc phòng Việt Nam, như thế là nhanh chóng và ổn thỏa nhất. Không cho phép được chậm trễ một giây, tôi bảo ngay Tùy viên quân sự Triệu lập tức hẹn gặp Cục trưởng Cục đối ngoại Vũ Xuân Vinh.
Thật là không may, Vũ Xuân Vinh đi Hải Phòng mất rồi, ngày hôm sau mới về Hà Nội. Tùy viên quân sự Triệu nhanh chóng quyết định lập tức đổi sang hẹn với trung tá Vũ Tần Vụ trưởng của Cục đối ngoại. Sau đó anh ta báo lại với tôi, tôi nói anh làm rất đúng, phải hết sức tranh thủ thời gian.
Vào 9 giờ tối hôm đó, Tùy viên quân sự Triệu vừa gặp mặt trung tá Vũ Tần đã nói thẳng vào vấn đề luôn rằng Đại sứ Trương có việc hết sức gấp và quan trọng, mong được gặp ngay Đại tướng Lê Đức Anh, xin đồng chí trung tá giúp bố trí cho.
Vũ Tần bảo Đại tướng tối nay tham dự Hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương khóa 9 đảng cộng sản Việt Nam, không biết lúc nào tan. Tôi sẽ đến ngay nhà ông ta xem sao. Khi Đại tướng định giờ gặp một cái là tôi sẽ gọi ngay điện thoại báo cho anh biết. Tùy viên quân sự Triệu vừa về tới sứ quán chưa được bao lâu đã nhận ngay được trả lời điện thoại của Vũ Tần: “Đúng 8 giờ sáng mai Đại tướng sẽ gặp Đại sứ Trương, địa điểm vẫn ở chỗ cũ”.
Sáng ngày 29, tôi đến phòng khách Bộ trưởng Bộ quốc phòng đúng giờ.
Khi gặp mặt, Đại tướng Lê Đức Anh nói một cách dí dỏm: “Trông bộ dạng Đại sứ Trương vui thế kia, chắc là đem tin tốt lành đến cho chúng tôi rồi”. Tôi nói: “Chiều tối qua, tôi nhận được chỉ thị quan trọng của Trung ương. Cho nên, hôm nay vừa mới sáng ra đã lại tới làm phiền anh rồi”.
Tiếp đó, tôi thông báo lại với Đại tướng Lê Đức Anh việc Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng mời Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, xin Lê Đức Anh chuyển lời mời đồng thời bố trí cho tôi được gặp Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh một lần nữa, để trả lời trực tiếp với đồng chí ấy.
Lê Đức Anh bày tỏ: Đây quả thực là một tin tốt lành, tôi nghe mà cảm thấy rất phấn khởi. Xin đồng chí Đại sứ cứ yên tâm, tôi sẽ báo cáo ngay với Tổng bí thư. Chuyến đi thăm lần này hết sức quan trọng, chúng tôi phải có những nỗ lực lớn nhất để chuyến đi thăm được thành công
Sau khi cáo từ Lê Đức Anh về sứ quán được khoảng hơn 1 tiếng, Trung tá Vũ Tần ở Bộ quốc phòng Việt Nam đã hẹn với Tùy viên quân sự Triệu rằng: Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sẽ cùng với Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười gặp Đại sứ Trương vào 4 giờ chiều nay. Đại sứ có thể chính thức đề xuất yêu cầu được gặp mặt với Ban đối ngoại Trung ương cộng sản Việt Nam.
Tôi lập tức hẹn gặp luôn với Phó Ban đối ngoại đảng cộng sản Việt Nam Trịnh Ngọc Thái, nói rằng có chuyện gấp yêu cầu được tới thăm Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười, hi vọng anh ta sẽ báo cáo ngay. Một lúc sau, Vụ Lễ tân Ban đối ngoại Trung ương đảng cộng sản Việt Nam liền thông báo cho sứ quán tôi: Theo yêu cầu của Đại sứ Trương Đức Duy, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười sẽ gặp Đại sứ Trương Đức Duy vào 4 giờ chiều tại nhà khách Trung ương đảng cộng sản Việt Nam.
Vào 3 giờ 55 phút chiều, tôi ngồi trên chiếc xe có cắm quốc kỳ tới cổng tòa nhà Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Ban đối ngoại Trung ương đảng cộng sản Việt Nam Phạm Quang Anh dẫn tôi vào nhà khách, lúc này Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười đã có mặt, họ đều lần lượt bắt tay và ôm tôi rất thịnh tình.
Theo đề nghị từ phía Việt Nam, lần này vẫn không bố trí phiên dịch, thư ký và người đi cùng. Trước hết tôi cảm ơn hai vị đã dành thời gian đón tiếp tôi trong muôn vàn bận rộn.
Nguyễn Văn Linh nói: Theo báo cáo từ Ban đối ngoại Trung ương, đồng chí Đại sứ có việc gấp cần trao đổi với chúng tôi, chúng tôi rất vui được gặp anh.
Tôi nói: Chiều tối qua, tôi có nhận được chỉ thị từ trong nước, yêu cầu tôi nhanh chóng chính thức chuyển ý kiến của Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng mời các đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9. Để tiện cho việc bảo mật, sẽ bố trí địa điểm ở Thành Đô.
Sau đó, tôi lấy văn bản từ trong cặp ra đọc rành rọt từng chữ tờ đính kèm đánh máy bằng tiếng Việt rõ ràng. Đồng chí Nguyễn Văn Linh còn đòi tôi đưa cho tờ đính kèm ấy, đọc xong rồi chuyển cho đồng chí Đỗ Mười xem.
Hai vị Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười bàn bạc ngay tại chỗ xong, Nguyễn Văn Linh bày tỏ: Tôi và Chủ tịch Đỗ Mười rất phấn khởi, rất hoan nghênh, rất cảm ơn lời mời của Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng. Chúng tôi hết sức vui mừng khi nhận được lời mời, đồng ý với sự bố trí thời gian, địa điểm và những việc có liên quan do phía Trung Quốc đề xuất. Chúng tôi sẽ báo cáo ngay lên Bộ chính trị, nhanh chóng xác định danh sách đoàn đại biểu và bắt tay vào công tác chuẩn bị, thậm chí ngay cả đồng chí Phạm Văn Đồng, nếu như tình trạng sức khỏe cho phép, cũng nhất định sẽ tiếp nhận chuyến đi thăm theo lời mời này
Cuộc gặp mặt được diễn ra hơn nửa giờ trong bầu không khí thân mật, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh còn đề xuất một lần nữa nguyện vọng được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, được đích thân lắng nghe những ý kiến và kinh nghiệm quý báu từ đồng chí ấy”.
Ngày 9-1990 tại Thành Đô, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Bằng tiến hành hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, bàn về vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước, sau hội đàm đã cùng chụp ảnh lưu niệm, nhưng thực chất là bán nước.
Hình ảnh tại hội nghị bán nước 1990
Thứ tư, Lý Bằng – cựu thủ tướng Trung Cộng có tập Nhật ký đối ngoại (Lý Bằng ngoại sự nhật ký) có ghi chép diễn tiến của Hội nghị bán nước của Nguyễn Văn Linh và đồng bọn. Xin trích một đoạn như sau: “Ngày 6/6/1990- Thứ tư. Trời quang tạnh.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh hội kiến với Đại sứ Trương Đức Duy tại Bộ Quốc phòng Việt Nam. Nguyễn hy vọng thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, hai Đảng.
Ngày 26/8- Chủ nhật. Trời mưa u ám.
Về chuyến đi của TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh và những người cùng đi đến Trung Quốc viếng thăm nội bộ, tôi đã hội báo với đồng chí Đặng Tiểu Bình. Xét vì Á vận hội sắp khai mạc ở Bắc Kinh, mà lần gặp này liên quan đến việc bình thường hóa quan hệ hai nước Việt Trung là sự việc trọng đại, để tiện cho việc bảo mật, địa điểm hội đàm quyết định bố trí ở Thành Đô.
Ngày 30/8-Thứ năm. Trời quang tạnh.
Về việc đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đi Thành Đô hội đàm nội bộ với TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch HĐBT VN Đỗ Mười, đã gửi lời mời đến phía Việt Nam. Hiện còn phải chờ xem phúc đáp của phía Việt Nam thế nào?
Ngày 2/9 -Chủ nhật. Trời quang tạnh.
Buổi chiều, 3 giờ 30 tôi lên chuyên cơ khởi hành từ sân bay ở ngoại ô phía tây Bắc Kinh. Khoảng gần 6 giờ đến sân bay Thành Đô. Tôi đi ô tô mất khoảng 20 phút đến Khách sạn Kim Ngưu. Bí thư Tỉnh ủy Dương Nhữ Đại chờ đón tôi tại đó. Đồng chí Giang Trạch Dân đi một chuyên cơ khác, đến Thành Đô muộn hơn tôi 30 phút. Buổi tối từ 8 g30 đến 11g tôi và đồng chí Giang Trạch Dân trao đổi ý kiến về phương châm hội đàm với phía Việt Nam ngày mai.
Ngày 3/9 Thứ hai. Thành Đô trời tạnh sáng.
Buổi sáng tôi đến chỗ đồng chí Giang Trạch Dân cùng đồng chí ấy tiếp tục nghiên cứu phương châm sẽ hội đàm với phía Việt Nam vào buổi chiều.
Khoảng gần 2g chiều, TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch HĐBT Đỗ Mười và Cố vấn BCHTƯ ĐCSVN Phạm Văn Đồng đến khách sạn Kim Ngưu, Thành Đô. Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đón tiếp họ ở sảnh tầng 1. Nguyễn Văn Linh mặc Âu phục màu cà phê, phần nào có phong độ như một học giả. Đỗ Mười thân thể tráng kiện, đầu tóc bạc trắng, vận âu phục xanh lam. Cả hai người đều vào khoảng 73-74 tuổi. Còn Phạm Văn Đồng cả hai mắt bị lòng trắng che, thị lực rất kém, mặc áo kiểu đại cán xanh lam, giống như một lão cán bộ Trung Quốc.
Buổi chiều, hội đàm bắt đầu. Nguyễn Văn Linh nói trước một thôi dài. Tuy nói nguyện vọng muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề Campuchia, đồng thời nói việc thành lập Hội đồng Tối cao Campuchia là việc cấp thiết trước mắt, không nên loại bỏ bất cứ một bên nào, nhưng lại tỏ ý không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Xem ra, vấn đề Campuchia Nguyễn Văn Linh chỉ muốn tỏ một thái độ về nguyên tắc mà đặt trọng điểm vào việc bình thường hóa quan hệ Trung Việt.
Hội đàm diễn tiến đến tận 8g tối. 8g30 mới chiêu đãi cơm tối. Trên bàn ăn tôi và đồng chí Giang Trạch Dân lại từng người làm việc với Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh.
Ngày 4/9. Thứ ba. Trời âm u.
Buổi sáng chúng tôi tiếp tục họp với các đồng chí lãnh đạo Việt Nam. Đến lúc đó những vấn đề hội nghị đề xuất có thể nói là đã đạt được nhận thức chung một cách đầy đủ, quyết định khởi thảo một bản Kỷ yếu của Hội nghị.
Buổi chiều, 2g30 tại sảnh tầng 1 khách sạn Kim Ngưu hai bên Trung Việt cử hành nghi thức ký kết chính thức. Hai bên riêng biệt do Tổng Bí thư và Thủ tướng ký. Đây là bước ngoặt mang tính lịch sử của quan hệ hai nước Trung Việt. Đồng chí Giang Trạch Dân đương diện tặng các đồng chí Việt Nam một câu thơ:
Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu”.
Qua đây chúng ta có thể thấy rõ âm mưu bán nước hơn nữa của Nguyễn Văn Linh và bè đảng cộng sản.
Bè lũ bán nước là đây : TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch HĐBT Đỗ Mười, và Cố vấn BCHTƯ ĐCSVN Phạm Văn Đồng, Hồng Hà, Chánh văn phòng Trung ương đảng và Hoàng Bích Sơn, Thứ trưởng ngoại giao.
Thứ năm, Trong cuốn sách “Mao chủ tịch của tôi” của tác giả Hà Cẩn – Viện văn học Trung Quốc đã được giới thiệu trong “Những sự thật không thể chối bỏ” có đoạn viết: ” Việt Nam cuối cùng cũng đã xích lại gần hơn nữa với Trung Quốc. Những gì thuộc về quan hệ tốt đẹp của hai đảng từ thời Mao Chủ tịch và Hồ Chủ tịch đã được tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh cụ thể hơn sau chiến tranh biên giới năm 1979. Không có gì có lợi hơn cho cả Việt Nam và Trung Quốc khi đứng cạnh nhau vv…” (trích “Mao chủ tịch của tôi” – Trang 198)
Qua đoạn trích chúng ta thấy gì? Đó là Nguyễn Văn Linh đã thực hiện đúng mong muốn của Hồ và Mao: Biến Việt Nam thành một tỉnh của Trung cộng mà chúng ta thấy đang ngày một hiện ra rõ hơn.
Nguyễn Văn Linh gặp Đại sứ Trương Đức Duy (5-6-1990)
III. Kết Luận:
Nguyễn Văn Linh và đồng đảng là một lũ bán nước tồi tệ. Những sử liệu của Trung cộng và cộng sản Việt Nam đã chứng minh điều đó. Cộng sản tất cả đều giống nhau là ngụy biện và bán nước. Những ai thật sự lương thiện đã không theo cộng sản hoặc biết cộng sản tồi tệ thì đã ly khai khỏi đảng. Cái cách mà Nguyễn Văn Linh mỵ dân bằng “cởi trói” chính là cách ngụy biện cho đường lối độc tài của cộng sản: Xây nhà tù rồi khoét một lỗ nhỏ để đi từ nhà tù nọ sang nhà tù kia rồi gọi đó là “đột phá” và “đổi mới”. Chúng ta ngày nay không còn bị lừa dối bởi những điều đó. Vậy thì không có gì quý hơn là mỗi chúng ta hãy đem những sự thật này đến với nhân dân Việt Nam. Vì đó là con đường ngắn nhất để cứu nước trước thảm hỏa đang đến rất gần. Đừng mong đấu tranh cho dân chủ khi mà chưa có độc lập. Những mơ tưởng về đấu tranh dân chủ mà không lật đổ cộng sản đều là những mơ tưởng hão huyền mà thôi !
18/10/2013
Đặng Chí Hùng
danlambaovn.blogspot.com
►Bí Mật lịch sử Trung-Việt 1990 (1) Bối cảnh dẫn tới hội nghị Thành Đô. 1990…Taij sao BCT đảng csvn đến Thành Đô? Ng V Linh, Lê Đức Anh, Đỗ Mười là chủ chốt, và vì quyền lợi cá của tất cả ủy viên BCT, nên toàn thể đã biểu quyết cuộc gặp mặt ở Thành Đô
Đặng Chí Hung, một thanh niên Miền Bắc 30 tuổi, ở Hà Nội, xuất thân trong một gia đình CS nòi, đã viết loạt bài này. An ninh và công an VN đã truy lùng Đặng Chí Hùng và vây bắt anh ta như thế nào…
Về 3 Người Việt Vừa Bị Bắt Ở Thái Lan – Trần Hoàng Blog (20-12-2013)
Nhà báo tự do Đặng Chí Hùng được Cao Ủy Tị Nạn LHQ … (11-1-2014)
Nhà báo tự do Đặng Chí Hùng sẽ tị nạn chính trị tại Canada … (29-1-2014)
http://www.youtube.com/watch?v=um88_IUqQJA ( Phỏng vấn Đặng Chí Hùng)http://www.youtube.com/embed/ca0lRHCZM3U (ĐCH nói về Hiểm Họa Mất Nước)
Chú thích:
————–
CÁC BÀI LIÊN QUAN TỚI BÀI NẦY
CÓ rất nhiều bài hay được bạn đọc chú ý và giới thiệu tới hàng trăm diễn đàn trong và ngoài nước.
- THƯ VIỆN CÁC BÀI ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU NHẤT (Cập nhật)
*Lê Văn Mọi – (đã từng tham gia bộ đội đánh TQ 1979-1989)Sau
thế chiến II nhiều nước CS ra đời, không thấy một nước CS nào
bị nước khác xâm lược, chỉ thấy các nước CS xâm lược nước
khác, điển hình là Trung quốc xâm lược Ấn độ và muền Bắc VN CS
xâm lăng miền Nam VN (đã được coi như một quốc gia, trước kia
Trung quốc giúp miền Bắc chiếm miền Nam để sau này Trung quốc
chiếm cả Việt Nam cho gọn, sau đó muốn chiếm cả Đông Nam Á để
thực hiện mộng bá quyền).Lần này thì Việt Nam là nước CS đầu
tiên bị nước khác xâm lược, mà nước đi xâm lược lại cũng là
một nước CS. Điều này gợi lên cho các nước khác nghĩ gì? Chưa
thấy ai phát biểu về vấn đề này, nhưng nếu ta đặt địa vị ta
là người nước ngoài nhìn 2 nước CS xâm lược lẫn nhau vì quyền
lợi thì ta thấy rất rõ là CS rêu rao “vô sản thế giới liên
hiệp lại” là giả dối, nước CS trưng ra khẩu hiệu ấy nhưng thực
sự họ theo chủ nghiã dân tộc cực đoan, lừa nước khác để mở
rộng bờ cõi. Chỉ nước nào lạc hậu, trình độ dân trí thấp,
thiếu giác ngộ chính trị nên ăn phải bả lừa dối (như chính
nước ta) và bị thiệt thòi, có thể mất nước.Có thể người ta
đứng nhìn hai nước CS đấu đá nhau mà vỗ tay, cứ để hai thẳng CS
tiêu diệt nhau xem sao. Người thiếu giác ngộ chính trị lại đi
giáo dục cái thiếu giác ngộ ấy cho nửa dân tộc (miền Bắc) lại
chính là “Bác Hồ vĩ đại” được cả thế giới ca ngợi. Đến lúc
gần tắt thở rồi mà Bác ta vẫn còn đau lòng khi thấy thế
giới CS mất đoàn kết. Sau này, gần đây thì tổng Trọng Lú có
lặp lại vở kịch ấy bằng cách bật khóc trong một hội nghị gì
gì đó của Đảng.Lúc đầu nghe thủ tướng tuyên bố “‘Không đánh đổi
chủ quyền lấy hữu nghị viển vông’ “mọi người dân đều khen thủ tướng
và muốn ủng hộ thủ tướng vì điều đó phù hợp với lòng dân.
Thế nhưng thấy việc làm của thủ tướng thì nhiều người lại đâm
ra nghi ngờ, vì một động cơ nào đó CÒN BÍ ẨN nên thủ tướng
nói thế. Mặt khác trước kia thủ tướng tuyên bố một số điều
(như nếu không chống được tham nhũng thì từ chức và cần có
luật biểu tình) nhưng thủ tướng nuốt lời, nói một đằng làm
một nẻo.
Một mặt thủ tướng coi trọng chủ quyền nhưng mặt khác chính
thủ tướng lại cho Tàu khai thác bâu xít ở vùng chiến lược Tây
nguyên và cho Tàu thuê đất rừng ở biên giới. Đến bây giờ thủ
tướng mới thấy lộ rõ mặt thằng Tàu, sao thủ tướng chậm giác
ngộ thế? Điều thể hiện rõ nhất làm người dân nghi ngờ là vừa
hôm trước cho dân biểu tình thì ngày hôm sau lại ngăn cấm biểu
tình và không thả những người trước đây biểu tình chống Trung
quốc bị bắt oan.
Cái nhà nước CS do thủ tướng điều hành có lắm điều kỳ lạ, ngược chiều với các nước khác.
Nhà nước này thắng dân nhưng lại thua giặc,
nhà nước này đánh dân nhưng lại kêu gọi hòa bình với giặc,
nhà nước này khôn với dân nhưng dại với giặc,
nhà nước này cảnh giác với dân nhưng lại mất cảnh giấc với giặc,
nhà nước CS này không dựa vào dân mà dựa vào giặc,
nhà nước này cướp đất của dân nhưng lại dâng đất cho giặc.
Nhà nước CS này đối phó với dân thì thành công nhưng đối phó với giặc thì thất bại.
Nhà nước này bí mật với dân nhưng phô bầy với giặc, hội nghị Thành Đô thế nào thì dân không biết, nhưng giặc biết rõ như ban ngày. Liệu điều này thì thủ tướng có dám phanh phui cho toàn dân biết không?
TÓM LẠI NHÀ NƯỚC CS NÀY COI DÂN LÀ THÙ, COI GIẶC LÀ BẠN
Cuối cùng dẫn đến kết quả nhà nước CS này vừa bị dân oán ghét vừa bị giặc xâm chiếm.
* Nguyễn Thiện:
Một số người vì quan tâm và muốn tốt cho VN hoặc vì muốn thấy VN bước ra khỏi tình thế bức bí hiện nay cho nên mới hoan hô ông TT Dũng vì một câu nói mang tính chính trị mục đích làm giảm bớt sự căm phẫn của người dân.
Đi mà tin lời các ông cộng sản thì có nước THÁC. Tiếp tục độc quyền cai trị VN, gìn giữ uy tín và các bí mật của đảng và nhà nước mới là quan trọng. Mọi thứ đều có thể vứt bỏ.
Tôi tin rằng chỉ trong vòng 6 tháng-9 tháng sắp đến, tất cả mọi lời nói của ông Thủ Tướng Dũng, hay các ông kia đều sẽ rơi vào quên lãng, và mọi chuyện rồi sẽ êm xuôi; Trung Quốc vẫn tiếp tục kế hoạch bồi đắp đá ngầm Gạc Ma thành đảo nổi trên mặt biển; sẽ tiếp tục khai thác dầu chung quanh vùng Hoàng Sa; sẽ thanh toán các đảo trong quần đảo Trường Sa. Hai đảng sẽ giao hảo tốt với nhau như mọi lần.
(Năm ngoái, báo chí nước ngoài ghi nhận rằng 6 năm qua 2007-2013, trên trường quốc tế, chính phủ Hà Nội đã không còn nhắc đến tên Hoàng Sa nữa; trong tương lai, Hà Nội sẽ làm y như thế với Trường Sa).
Sở dĩ kỳ nầy Hà Nội lên gân vung vít chút xíu, đó là vì VN coi nguồn tài nguyên dầu khí là TÍN DỤNG, là nguồn thu nhập để các nước ngoài và tổ chức tín dụng và tài chánh quốc tế cho VN mượn tiền bấy nhiêu năm nay. Nay, Trung Quốc vào Biển Đông khai thác dầu khí là thọc tay vào túi tiền của đảng là chia phần với đảng và nhà nước (tổng doanh thu của PVN là 37 tỷ đô la hàng năm, PVN đóng góp 195 nghìn tỷ đồng vào ngân sách ngân sách 2013, tương đương với 24%.) Thậmchí, Trung Quốc có thể sẽ mời VN chung nhau khai thác dầu khí, chia hai, thế là Việt Nam nghe theo.
Nhưng lá bùa của Trung Quốc là họ đang nắm giữ các bí mật, hiệp định ký kết giữa hai nhà nước và hai đảng. Đảng và Nhà nước sẽ CHÙN TAY một khi Trung Quốc hăm dọa sẽ đưa các thứ này ra ánh sáng. Chuyện nầy từng xảy ra vài lần trong quá khứ. Một thí dụ là vụ ký hiệp định Biên Giới Trên Bộ 31-12-1999. Trước đó, VN còn chần chừ chưa ký, thì TQ xì ra vài thứ trên mạng internet. Kết quả, chính quyền Hà Nội lo sợ xanh mặt và vội vã ký ngay, và để mất hàng ngàn km vuông ở phía Bắc.
Đảng và uy tín của đảng là cao hơn hết thảy. Chuyện HS và TS là quá khứ; chỉ là sự đổi chác, thuận mua, vừa bán.
Chuyện gì họ cũng dám làm hết. Các bạn search trên google sẽ thấy rất nhiều bài báo viết rằng: 18 tỉnh Việt Nam cho nước ngoài thuê đất trồng rừng với hợp đồng 50 năm… “Đến tháng 8-2010, tổng diện tích đất lâm nghiệp cho nhà đầu tư nước ngoài thuê để trồng rừng 100% vốn nước ngoài được cấp GCN đầu tư là gần 289.000 ha và hơn 21.600 ha liên doanh liên kết là giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước. Trong số các công ty nước ngoài đã được phép đầu tư, chỉ riêng InnovGreen (Hong Kong, Trung Quốc) đã thuê tới 274.848 ha, chiếm 87% diện tích đất thuê. Đến nay, Công ty InnovGreen với 8.123 ha đã được cấp đã nộp ngân sách 77.946 USD, giá thuê đất trồng rừng trung bình 9,58 USD/ha, tương đương 180.000 đồng/ha. Ủy ban KH-CN&MT cho rằng mức giá trên là quá thấp.
http://www.baomoi.com/Cho-nuoc-ngoai-thue-dat-trong-rung-Gia-thue-1-ha-chi-180000-dong/147/5104070.epi
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/7-ong-lon-doanh-thu-tren-100000-ty-dong-nam-2013-828754.htm
http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/tap-doan-dau-khi-nop-ngan-sach-195-nghin-ty-dong-nam-2013-201401160829365575ca33.chn
————
*Các bạn suy gẫm lời nói của những người sống cùng thời với ông HCM, Mao, Staline, Lê Duẫn…, những người nầyđã chứng kiến buổi bình minh, sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa cộng sản, và họ đã tiên đoán đúng 100% những gì đang xảy ra tại Việt Nam 2014
Trong tác phẩm Chinh Đề Việt Nam, hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng ngày nay cũng đã được báo động cách đây gần 50 năm:
[Trích] Sự lệ thuộc nói trên và sự chia đôi lãnh thổ đã tạo hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. Ký ức của những thời kỳ thống trị tàn khốc của Tàu đối với chúng ta còn ghi trong mỗi trang lịch sử của dân tộc và trong mỗi tế bào của thân thể chúng ta.
Các nhà lãnh đạo miến Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.
Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.
Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nào họ vẫn tiếp tục thực hiện ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng, thay vì chính sách sống chung hòa bình của Nga Sô.
Vì vậy cho nên, sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của dân tộc. Do đó, tất cả nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy trì lối thoát cho miền Bắc và cứu dân tộc khỏi ách trống trị một lần nữa. (tr.212) Chính Đề, Ngô Đình Nhu, 1960.
——–
Về mặt đạo đức, CNXH không thể tạo dựng mà chỉ phá hủy, nền tảng của tất cả các giá trị đạo đức, tự do, và trách nhiệm cá nhân.
Về mặt chính trị, nó sớm hay muộn dẫn tới chính phủ toàn trị.
Về mặt vật chất, nó sẽ làm tổn hại đáng kể quá trình tạo ra của cải, nếu không muốn nói, nó là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo trên thực tế.
F.A. HAYEK (1899-1992), kinh tế gia, triết gia người Áo, đoạt giải Nobel kinh tế 1974.
———
Cái nhà nước CS do thủ tướng điều hành có lắm điều kỳ lạ, ngược chiều với các nước khác.
Nhà nước này thắng dân nhưng lại thua giặc,
nhà nước này đánh dân nhưng lại kêu gọi hòa bình với giặc,
nhà nước này khôn với dân nhưng dại với giặc,
nhà nước này cảnh giác với dân nhưng lại mất cảnh giấc với giặc,
nhà nước CS này không dựa vào dân mà dựa vào giặc,
nhà nước này cướp đất của dân nhưng lại dâng đất cho giặc.
Nhà nước CS này đối phó với dân thì thành công nhưng đối phó với giặc thì thất bại.
Nhà nước này bí mật với dân nhưng phô bầy với giặc, hội nghị Thành Đô thế nào thì dân không biết, nhưng giặc biết rõ như ban ngày. Liệu điều này thì thủ tướng có dám phanh phui cho toàn dân biết không?
TÓM LẠI NHÀ NƯỚC CS NÀY COI DÂN LÀ THÙ, COI GIẶC LÀ BẠN
Cuối cùng dẫn đến kết quả nhà nước CS này vừa bị dân oán ghét vừa bị giặc xâm chiếm.
* Nguyễn Thiện:
Một số người vì quan tâm và muốn tốt cho VN hoặc vì muốn thấy VN bước ra khỏi tình thế bức bí hiện nay cho nên mới hoan hô ông TT Dũng vì một câu nói mang tính chính trị mục đích làm giảm bớt sự căm phẫn của người dân.
Đi mà tin lời các ông cộng sản thì có nước THÁC. Tiếp tục độc quyền cai trị VN, gìn giữ uy tín và các bí mật của đảng và nhà nước mới là quan trọng. Mọi thứ đều có thể vứt bỏ.
Tôi tin rằng chỉ trong vòng 6 tháng-9 tháng sắp đến, tất cả mọi lời nói của ông Thủ Tướng Dũng, hay các ông kia đều sẽ rơi vào quên lãng, và mọi chuyện rồi sẽ êm xuôi; Trung Quốc vẫn tiếp tục kế hoạch bồi đắp đá ngầm Gạc Ma thành đảo nổi trên mặt biển; sẽ tiếp tục khai thác dầu chung quanh vùng Hoàng Sa; sẽ thanh toán các đảo trong quần đảo Trường Sa. Hai đảng sẽ giao hảo tốt với nhau như mọi lần.
(Năm ngoái, báo chí nước ngoài ghi nhận rằng 6 năm qua 2007-2013, trên trường quốc tế, chính phủ Hà Nội đã không còn nhắc đến tên Hoàng Sa nữa; trong tương lai, Hà Nội sẽ làm y như thế với Trường Sa).
Sở dĩ kỳ nầy Hà Nội lên gân vung vít chút xíu, đó là vì VN coi nguồn tài nguyên dầu khí là TÍN DỤNG, là nguồn thu nhập để các nước ngoài và tổ chức tín dụng và tài chánh quốc tế cho VN mượn tiền bấy nhiêu năm nay. Nay, Trung Quốc vào Biển Đông khai thác dầu khí là thọc tay vào túi tiền của đảng là chia phần với đảng và nhà nước (tổng doanh thu của PVN là 37 tỷ đô la hàng năm, PVN đóng góp 195 nghìn tỷ đồng vào ngân sách ngân sách 2013, tương đương với 24%.) Thậmchí, Trung Quốc có thể sẽ mời VN chung nhau khai thác dầu khí, chia hai, thế là Việt Nam nghe theo.
Nhưng lá bùa của Trung Quốc là họ đang nắm giữ các bí mật, hiệp định ký kết giữa hai nhà nước và hai đảng. Đảng và Nhà nước sẽ CHÙN TAY một khi Trung Quốc hăm dọa sẽ đưa các thứ này ra ánh sáng. Chuyện nầy từng xảy ra vài lần trong quá khứ. Một thí dụ là vụ ký hiệp định Biên Giới Trên Bộ 31-12-1999. Trước đó, VN còn chần chừ chưa ký, thì TQ xì ra vài thứ trên mạng internet. Kết quả, chính quyền Hà Nội lo sợ xanh mặt và vội vã ký ngay, và để mất hàng ngàn km vuông ở phía Bắc.
Đảng và uy tín của đảng là cao hơn hết thảy. Chuyện HS và TS là quá khứ; chỉ là sự đổi chác, thuận mua, vừa bán.
Chuyện gì họ cũng dám làm hết. Các bạn search trên google sẽ thấy rất nhiều bài báo viết rằng: 18 tỉnh Việt Nam cho nước ngoài thuê đất trồng rừng với hợp đồng 50 năm… “Đến tháng 8-2010, tổng diện tích đất lâm nghiệp cho nhà đầu tư nước ngoài thuê để trồng rừng 100% vốn nước ngoài được cấp GCN đầu tư là gần 289.000 ha và hơn 21.600 ha liên doanh liên kết là giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước. Trong số các công ty nước ngoài đã được phép đầu tư, chỉ riêng InnovGreen (Hong Kong, Trung Quốc) đã thuê tới 274.848 ha, chiếm 87% diện tích đất thuê. Đến nay, Công ty InnovGreen với 8.123 ha đã được cấp đã nộp ngân sách 77.946 USD, giá thuê đất trồng rừng trung bình 9,58 USD/ha, tương đương 180.000 đồng/ha. Ủy ban KH-CN&MT cho rằng mức giá trên là quá thấp.
http://www.baomoi.com/Cho-nuoc-ngoai-thue-dat-trong-rung-Gia-thue-1-ha-chi-180000-dong/147/5104070.epi
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/7-ong-lon-doanh-thu-tren-100000-ty-dong-nam-2013-828754.htm
http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/tap-doan-dau-khi-nop-ngan-sach-195-nghin-ty-dong-nam-2013-201401160829365575ca33.chn
————
*Các bạn suy gẫm lời nói của những người sống cùng thời với ông HCM, Mao, Staline, Lê Duẫn…, những người nầyđã chứng kiến buổi bình minh, sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa cộng sản, và họ đã tiên đoán đúng 100% những gì đang xảy ra tại Việt Nam 2014
Trong tác phẩm Chinh Đề Việt Nam, hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng ngày nay cũng đã được báo động cách đây gần 50 năm:
[Trích] Sự lệ thuộc nói trên và sự chia đôi lãnh thổ đã tạo hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. Ký ức của những thời kỳ thống trị tàn khốc của Tàu đối với chúng ta còn ghi trong mỗi trang lịch sử của dân tộc và trong mỗi tế bào của thân thể chúng ta.
Các nhà lãnh đạo miến Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.
Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.
Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nào họ vẫn tiếp tục thực hiện ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng, thay vì chính sách sống chung hòa bình của Nga Sô.
Vì vậy cho nên, sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của dân tộc. Do đó, tất cả nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy trì lối thoát cho miền Bắc và cứu dân tộc khỏi ách trống trị một lần nữa. (tr.212) Chính Đề, Ngô Đình Nhu, 1960.
——–
Về mặt đạo đức, CNXH không thể tạo dựng mà chỉ phá hủy, nền tảng của tất cả các giá trị đạo đức, tự do, và trách nhiệm cá nhân.
Về mặt chính trị, nó sớm hay muộn dẫn tới chính phủ toàn trị.
Về mặt vật chất, nó sẽ làm tổn hại đáng kể quá trình tạo ra của cải, nếu không muốn nói, nó là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo trên thực tế.
F.A. HAYEK (1899-1992), kinh tế gia, triết gia người Áo, đoạt giải Nobel kinh tế 1974.
———
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét