Trang mạng nhân quyền movements.org và người điều hành David Keyes -Photo: RFA
Nhà báo Richard Finney của đài Á Châu Tự Do phỏng vấn ông David
Keyes, giám đốc điều hành trang mạng, hôm thứ năm, 10 tháng 7, 2014 RICHARD FINNEY: Ông vui lòng nói về trang web của ông và cho biết ông hy vọng những gì ở trang web ấy.
DAVID KEYES: Movements.org (với chữ Movements viết số nhiều) là một
phương tiện truyền thông liên lạc mới, do tổ chức Thăng tiến nhân quyền
kiến tạo. Nó kết nối những người hoạt động nhân quyền và những người bất
đồng chính kiến ở những xã hội đóng kín với mọi người trên thế giới,
nhất là những người có tài năng độc đáo có thể giúp họ. Và nó tạo cơ hội
cho những cá nhân trong nhiều lãnh vực khác nhau, từ báo chí đến tạo
dựng chính sách, đến quan hệ công chúng, các nghệ sĩ, ca sĩ… những người
đóng góp trực tiếp vào cuộc tranh đấu cho nhân quyền. Chúng tôi thấy
được là một số lượng đông đảo những người hoạt động nhân quyền ở những
nước như Syria, Iran, Trung Quốc, và Nga đang hết sức cần giúp đỡ. Và
mặt khác, còn có rất nhiều người mang ý nguyện và thiện chí giúp đỡ họ
mà không có một cơ chế hay phương tiện thích hợp để qua đó mà giúp đỡ.
Đó là lý do chúng tôi thiết lập website movements.org. RICHARD FINNEY: Về tổ chức Thăng tiến Nhân quyền, đó có phải là
một tổ chức được lập ra riêng cho việc vận hành website ấy, hay có chút
tiểu sử nào trước đó?
DAVID KEYES: Advancing Human Rights được ông Robert Bernstein và tôi
thành lập vào năm 2010. Robert Bernstein cũng là người sáng lập tổ chức
Human Rights Watch và từng là giám đốc nhà xuất bản Random House trong
25 năm. Chúng tôi lãnh nhận movements.org vào khi Jared Cohen sáng lập
nó, trước khi ông ta sang làm với Google, và nay Jared là một trong
những nhà điều hành của Google. Chúng tôi nhận 250 ngàn đô la từ Google,
mất ba năm để đưa website movements.org trở lại trên mạng internet, tô
điểm trang bị cho nó thành một công cụ mà chúng tôi cho là rất có giá
trị đối với những nhà hoạt động nhân quyền trong các xã hội khép kín.
Rồi web movements.org thường tổ chức hội họp, và từng là nơi hướng dẫn
cách làm cho nhiều việc, và chúng tôi tin rằng với tính năng thiết lập
được những đường dẫn giữa những người hoạt động nhân quyền với những
người có thể giúp họ, phương tiện này thực sự là tương lai của nhân
quyền. RICHARD FINNEY: Cơ sở của ông ở đâu, và bao giờ website movements.org mới hoạt động?
DAVID KEYES: Chúng tôi đặt cơ sở ở thành phố New York. Và hôm nay,
ngày 10 tháng 7, 2014, chính là ngày movements.org khởi sự hoạt động. RICHARD FINNEY: Đã có ai bắt đầu vào trang web và sử dụng mạng lưới này chưa?
DAVID KEYES: Tất nhiên là có. Chúng tôi tiếp xúc bằng phương thức thử
nghiệm beta với những người hoạt động nhân quyền ở Iran, Syria, Trung
Quốc, Nga và Á Rập Xê-Út, với vài nơi khác. Và nhiều người trong số đó
gửi yêu cầu của họ về thông tin báo chí, hay muốn tiếp xúc với những
nhân vật làm chính sách, tức là những nhân vật quan trọng trong các
chính quyền. Họ đòi cả những nhạc phẩm tưởng niệm những người hoạt động
đã bị sát hại. Rồi khắp thế giới người ta đăng nhập và bung rộng mối
liên lạc một cách rất cụ thể và xác thực. RICHARD FINNEY: Ông đã tiếp xúc được với bao nhiêu người, ở những nước nào?
DAVID KEYES: Có chừng mấy trăm người đã thử cái trang mạng này, cả
những người hoạt động nhân quyền lẫn những người có tài năng để giúp họ.
Và như thế hôm nay, vào lúc này, nó đã mở cửa ra với thế giới, và chúng
tôi hy vọng sẽ có hằng ngàn, hằng chục ngàn, ngay cả hằng trăm ngàn
người nào cần đến sự giúp đỡ thì sẽ tìm được sự giúp đỡ. RICHARD FINNEY: Nhưng ông làm cách nào để quảng bá phương tiện này
đến những nơi đặc biệt đóng kín, ví dụ như Lào, Việt Nam hay Trung
Quốc? Làm sao người ta biết đến nó được?
DAVID KEYES: Giới truyền thông khắp thế giới đã lưu ý. Chúng tôi làm
một số cuộc phỏng vấn bằng tiếng Á Rập. Một đài truyền hình tiếng Kurd
vừa tiếp xúc với chúng tôi. Chúng tôi tweet tin tức này cho 323 ngàn
người, là một số lượng khá đông đảo những người quan tâm đến hàn quốc và
kỹ thuật. Rồi chúng tôi cũng sắp sửa lăn mình vào công việc khó nhọc
trong mấy tuần lễ tới, để truyền bá tin tức về mình, truyền bằng miệng,
bằng phương tiện truyền thông, truyền thông xã hội để thông báo với mọi
người rằng đang có một công cụ mới này đây, nó có khả năng giúp củng cố
nhân quyền. RICHARD FINNEY: Nếu có thể, ông vui lòng cho tôi một ví dụ về việc
một người có thể được giúp cách nào – giả dụ một người nào đó ở Việt
Nam, một blogger chẳng hạn, đang đối diện với án tù, hay một người hoạt
động nhân quyền ở Trung Quốc cảm thấy thòng lọng đang xiết lại quanh
mình. Thì nói thực tế, họ có thể làm gì để được giúp?
DAVID KEYES: Những người ấy có thể có được kết nối tới một danh sách
trọn vẹn những mối truyền thông nào trên thế giới mà thích nghe câu
chuyện của họ. Họ có thể liên lạc với những người làm nghệ thuật có khả
năng gây dựng được mối liên lạc đa văn hóa để thông hiểu hoàn cảnh khó
khăn của người thân trong gia đình họ bị bỏ tù. Họ có thể tìm một luật
sự nếu họ quyết định trốn chạy khỏi nước và cần một nơi tị nạn. Theo tôi
đó là ba ví dụ nổi bật nhất. Họ còn có thể liên lạc với một người làm
chính sách, tức là một nhân vật công quyền, ở một nước tự do, người mà
có thể nêu vấn đề với các viên chức Việt Nam trong các cuộc họp chẳng
hạn. RICHARD FINNEY: Tôi đoán chừng ông đã có một số mối liên lạc với
những người ở Trung Quốc. Ông có sẵn số liệu không, và có thể cho biết
bao nhiêu người không?
Biểu hiệu của tổ chức Advancing Human Rights, advancinghuamnrights.org
DAVID KEYES: không, tôi không có con số chính xác. Nhưng phương tiện
này chưa tác động vào truyền thông ở Trung Quốc, dù chúng tôi đã chú
trọng rất nhiều đến việc thăng tiến nhân quyền, và cũng đã được chú ý
nhiều, vì nó là chỗ khởi phát ý kiến đặt lại tên cho con đường trước tòa
đại sứ Trung Quốc là Khu phố Lưu Tiểu Ba, rồi Ủy ban Chuẩn chi Hạ viện
vừa biểu quyết cho việc đổi tên như vậy. 31 dân biểu của cả hai đảng Dân
Chủ và Cộng Hòa ký tên vào bức thư biện luận cho sự thay đổi này, Hội
đồng thành phố thủ đô Washington ủng hộ. Rồi chính phủ Trung Quốc đã
nhiều lần tỏ ra phẫn nộ và lên tiếng phản đối, lên án kịch liệt ý kiến
do tổ chức Thăng tiến nhân quyền đề nghị. Tôi cho rằng phương tiện kỹ
thuật movements.org này sẽ khiến cho những kẻ độc tài, kể cả chính quyền
Trung Quốc, phải sợ hãi thêm đôi chút, và hy vọng điều đó sẽ khuyến
khích những người bất đồng chính kiến thêm chút mạnh dạn, và chuyển cán
cân lực lượng khỏi bàn tay những kẻ bạo ngược. RICHARD FINNEY: Tất nhiên ông cũng lưu ý tới những xứ sở mà chúng
tôi truyền thanh đến, gồm Miến Điện, Campuchia, Lào, Bắc Hàn, Việt Nam,
và Trung Quốc, cũng như bên trong Trung Quốc, gồm Tân Cương và Tây tạng.
Thế thì ông có ý tưởng gì đặc biết đối với những nơi đó không?
DAVID KEYES: Hiển nhiên Bắc Hàn sẽ là nơi khó vào nhất, xét trên mức
độ xâm nhập của internet rất thấp. Chúng tôi đang lo tới những xứ châu Á
không có tự do, dân số trên 15 triệu người. Chúng tôi chưa đủ trang bị
để đối phó với tất cả các nền độc tài và các xã hội đóng kín. Phải chú
trọng đến phần lớn nhất của mảng lớn, và phần tệ nhất của mảng tồi tệ.
Nhưng tôi cho là nó sẽ có công dụng với người ở Việt Nam và Miến Điện,
cũng như hy vọng chắc chắn là có công dụng với Trung Quốc, vì ở đó quá
nhiều câu chuyện được tấm gương Lưu Tiểu-Ba thu nhỏ lại: như những luật
sư đi tù cần sự yểm trợ của thế giới. Những vụ việc và tên tuổi của họ
phải được đưa đến nhiều chính quyền khẳp thế giới để họ gây áp lực với
chính quyền Trung Quốc. Thiếu áp lực toàn cầu như vậy thì sẽ rất ít có
những khích lệ cho những nhà độc tài trả tự do cho tù nhân chính trị.
Nên tôi thấy có mối liên hệ trực tiếp giữa những sự liên lạc…. Tôi thấy
có trợ giúp trực tiếp bằng cách kết nối những người đã bị nhận lãnh mũi
dùi đàn áp của Trung Quốc, những người phải đi tù, những thân nhân đã bị
ngược đãi, và nối kết họ với mọi người khắp thế giới, những ai có thể
nêu tên những người bị đàn áp lên và giúp giải quyết nỗi khó khăn của
họ.
Khôi nguyên Nobel hoà bình Lưu Tiểu-Ba, người tù lương tâm ở Trung Quốc – Courtesy of thetimes.co.uk
RICHARD FINNEY: Và ông có hy vọng rằng những người ở những khu vực
mục tiêu khác nhau sẽ có thể vượt qua được hệ thống kiểm duyệt thông
thường hay những ngăn trở kỹ thuật trên mối liên lạc internet với những
người bên ngoài như ông chẳng hạn?
DAVID KEYES: Tôi nghĩ những nhà hoạt động nhân quyền trong các xã hội
đóng kín đã trở nên thông thạo một cách khó ngờ đối với những mưu lừa
của kiểm duyệt. Chúng tôi biết nhiều người sử dụng truyền thông giao tế
xã hội ngay tại Iran và Trung Quốc dù có lệnh cấm chính thức. Hẳn là họ
cũng có óc sáng tạo tương đương đối với những mưu mẹo kiểm duyệt. Không
phải là chuyện dễ, nhưng có rất nhiều cách, từ những proxy, tức là web
trung gian đến những PPN, là những hệ thống ứng dụng chuyên nghiệp, đều
có thể giúp những người hoạt động nhân quyền khả năng phá vỡ những rào
cản Internet. RICHARD FINNEY: Ông có nghĩ đến điều gì quan trọng mà khán thính
giả của chúng tôi cần phải biết, nhưng có thể tôi đã không nghĩ ra để
hỏi?
DAVID KEYES: Tôi chỉ muốn khuyến khích những người bất đồng chính
kiến trên khắp châu Á cũng như tất cả những nền độc tài hãy đăng nhập
trang mạng movements.org, để họ có thể sẽ ngạc nhiên về những gì họ tìm
thấy ở đó. Và chắc chắn nếu chỉ dùng Anh ngữ, thì những ai có những tài
năng khác nhau mà họ tưởng là không giúp được cho nhân quyền, thì thực
ra tài năng của họ vẫn có thể giúp tăng cao sự nhận biết, sự phát hiện
(những sự kiện về nhân quyền) ở phương Tây và thế giới tự do.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét