Nghiencuuquocte
Tác giả: Bonnie S. Glaser, Deep Pal | Biên dịch: Viết Tuấn
Ông Tập Cận Bình rõ ràng đang áp dụng đồng thời cả hai chiến thuật hăm dọa và tấn công quyến rũ trong tranh chấp lãnh thổ. Theo đó, Trung Quốc vẫn có thể duy trì quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng trong khi nỗ lực thay đổi hiện trạng theo hướng có lợi cho mình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Một loạt hành động vô cớ gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông cho thấy nước này dường như đã từ bỏ “cuộc tấn công quyến rũ lần hai” mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng vào năm ngoái. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi hợp tác kinh tế và ngoại giao với các nước láng giềng Đông Nam Á ngay cả khi Bắc Kinh và các nước này đang vướng vào tranh chấp biển. Thay vì lựa chọn giữa hai cách tiếp cận riêng biệt trong “chính sách ngoại vi,” ông Tập đang cố gắng kết hợp thành một chiến lược “chủ động” duy nhất nhằm thúc đẩy các lợi ích của Trung Quốc.
Chưa đầy một năm kể từ khi ông Tập đề ra chiến lược ngoại giao tập trung vào xây dựng quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, quan hệ hiện nay của Trung Quốc với hầu hết các quốc gia ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á đã xấu đi nhanh chóng. Từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7, hai nước Việt – Trung đã ở vào thế đối đầu do Bắc Kinh đơn phương triển khai giàn khoan HYSY 981 vào vùng biển tranh chấp. Philippines, vẫn tiếp tục theo đuổi vụ kiện mà Trung Quốc từ chối tham gia, đã gửi kháng thư cáo buộc Trung Quốc có hành động cải tạo đất ở Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), một trong năm thực thể ở Quần đảo Trường Sa mà người ta cho rằng Bắc Kinh đang cải tạo thành một đảo nhân tạo (The Philippine Star, ngày 13 tháng 6).
Sau 2 vụ máy bay của Trung Quốc và Nhật Bản suýt va chạm ở Biển Hoa Đông vào tháng 5 và tháng 6, Nhật Bản đã cảnh báo nguy cơ của những tai nạn nghiêm trọng, trong khi Trung Quốc cáo buộc máy bay Nhật Bản có “hành động hăm dọa.” Ngay cả Indonesia và Malaysia, những nước thường không muốn làm mất lòng Bắc Kinh, cũng thấy cần lên tiếng trước hành động của nước này. Indonesia đã xác định Trung Quốc là mục tiêu tiềm tàng tại các cuộc tập trận, trong khi Malaysia cùng với Mỹ đã chỉ trích Bắc Kinh trong một tuyên bố chung giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Najib (The Jakarta Post, 1 tháng 4, Nhà Trắng: “Tuyên bố chung của Tổng thống Obama và Thủ tướng Malaysia ông Najib” ngày 27 tháng 4).
Tình hình hiện tại khác xa thời điểm này năm ngoái. Ông Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường khi đó đã dành một khoảng thời gian trong năm đầu nắm quyền lực để công du các nước láng giềng, trong đó có khu vực Đông Nam Á, với những cam kết tăng cường giao thương, ký kết hiệp định thương mại, thúc đẩy các dự án nâng cao khả năng kết nối của ASEAN, đề xuất thành lập ngân hàng phát triển cơ sở hạ tầng Châu Á và trấn an khu vực rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ mang lại sự thịnh vượng cho các quốc gia láng giềng. Vào thời điểm đó, nhiều nhà quan sát đã nhận định rằng những động thái này giống như “cuộc tấn công quyến rũ lần hai” của Trung Quốc (ví dụ, xem bài phân tích của Phương Nguyễn trên CSIS, ngày 17 tháng 10 năm 2013). Sau một thập kỷ, kể từ cuối thập niên 1980 đánh dấu việc Trung Quốc chiếm đóng các thực thể tranh chấp ở Biển Đông và thông qua Luật Lãnh hải, cuộc tấn công quyến rũ đầu tiên bắt đầu vào năm 1997 khi Bắc Kinh tuyên bố không phá giá đồng nhân dân tệ trong cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á và một vài năm sau đó đề xuất hiệp định thương mại tự do giữa Trung Quốc-ASEAN, kéo dài gần 10 năm.
Một dấu hiệu khác về “cuộc tấn công quyến rũ lần hai” đó là Trung Quốc tổ chức hội nghị công tác đối ngoại do ông Tập Cận Bình chủ trì trong hai ngày cuối tháng 10. Đây là hội nghị đầu tiên kiểu như vậy kể từ năm 2006, và cũng là lần đầu tiên tập trung vào chính sách đối với khu vực ngoại vi. Ông Tập đã đưa ra khái niệm ngoại giao “toàn diện, chân thành, hữu nghị, cùng có lợi.” Để nhấn mạnh tầm nhìn về sự thịnh vượng chung của khu vực, ông Tập cũng đề ra “quan niệm về giá trị và lợi ích” (yiliguan), trong đó khẳng định Trung Quốc sẽ không từ bỏ đạo đức và công lý khi theo đuổi lợi các ích của mình (Xem thêm China Brief, ngày 02 tháng 11 năm 2013). Các nước khu vực và Mỹ đã thở phào nhẹ nhõm khi vội kết luận rằng Bắc Kinh tự nhận thấy đã đi quá xa và đang tìm cách khắc phục các sai lầm chính sách của mình.
Tuy nhiên, thay vì tránh gây điều tiếng, Trung Quốc lại tiến hành một loạt hành động quyết đoán trong năm qua, khiến sự ngờ vực tăng lên trong khu vực, thậm chí ngay từ chính các nước có quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh. Điều này làm suy yếu “cuộc tấn công quyến rũ” của Bắc Kinh và khiến các nước láng giềng quay sang hợp tác an ninh với Mỹ. Liệu “chính sách ngoại vi” của ông Tập đã kết thúc chỉ trong một năm?
Chính sách Ngoại vi đã Kết thúc?
Tại hội nghị mùa thu năm ngoái với sự tham dự của toàn bộ Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, các cơ quan của Ban Chấp hành Trung ương, các Ủy viên Quốc vụ Viện, các thành viên của Tiểu ban Lãnh đạo Trung ương chịu trách nhiệm về vấn đề đối ngoại, cùng đại sứ Trung Quốc ở các quốc gia quan trọng, ông Tập kêu gọi “thúc đẩy chính sách ngoại giao với các nước láng giềng, thiết lập môi trường xung quanh thuận lợi cho Trung Quốc phát triển, cho phép các nước láng giềng hưởng lợi nhiều hơn từ sự phát triển của Trung Quốc vì mục tiêu phát triển chung” (Tân Hoa xã, ngày 25 tháng 10 năm 2013). Tuy nhiên, ông Tập cũng nhấn mạnh mục tiêu chiến lược quan trọng của chính sách đối ngoại: Trung Quốc “cần bảo vệ và tận dụng tốt thời kỳ cơ hội chiến lược [kéo dài đến năm 2020] để bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia của Trung Quốc.”
Các quốc gia khác coi việc thúc đẩy môi trường hữu nghị xung quanh và việc bảo vệ yêu sách chủ quyền là hai mục tiêu trái ngược, nhưng với các nhà lãnh đạo Trung Quốc thì không phải vậy. Bắc Kinh cho rằng cách hành xử hiện nay của nước này không có nghĩa là từ bỏ “cuộc tấn công quyến rũ lần hai.” Bắc Kinh vẫn cam kết chia sẻ những thành quả từ sự thịnh vượng của mình; tiếp tục khởi động các sáng kiến đối với khu vực ngoại vi. “Con đường Tơ lụa trên Biển”, một kế hoạch đầy tham vọng nhằm xây dựng các cảng biển và tăng cường khả năng kết nối giữa các quốc gia ven biển ở Đông Nam và Ấn Độ Dương mà ông Tập đề xuất trong bài phát biểu tại quốc hội Indonesia, đang được cấp vốn và tích cực thúc đẩy (Washington Post, 9 tháng 10 năm 2013). Công tác chuẩn bị để thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á với số vốn 50 tỷ USD do các thành viên đóng góp cũng đang được triển khai.
Chính sách ngoại giao tích cực về kinh tế là một phần trong chiến lược tổng thể hướng tới việc ràng buộc các nước láng giềng vào liên kết lợi ích, khiến họ phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc và tăng giá phải trả nếu các nước này áp dụng chính sách đối đầu với Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh thổ. Trong khi đó Trung Quốc liên tục thực hiện các bước đi nhỏ, không đủ châm ngòi chiến tranh, nhưng dần dần sẽ thay đổi nguyên trạng theo hướng có lợi cho nước này. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tính toán rằng trong ngắn hạn, điều này sẽ vấp phải sự phản đối. Tuy nhiên theo thời gian, khi ảnh hưởng của Bắc Kinh tăng lên sẽ đủ sức thuyết phục các nước láng giềng dễ bị tổn thương và yếu kém hơn chấp nhận yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc.
Tính Liên tục và Không Liên tục
Lập trường không thỏa hiệp của Trung Quốc trong các vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là điều không phải là mới. Báo cáo chính trị của ông Hồ Cẩm Đào tại Đại hội Đảng lần thứ 17 năm 2007 đã xác định rõ: “Chúng ta quyết tâm bảo vệ chủ quyền, an ninh và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc đồng thời giúp gìn giữ hòa bình thế giới.” 5 năm sau đó, báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ 18, đã được ông Tập Cận Bình thông qua, sử dụng ngôn từ có phần cứng rắn hơn, “Chúng ta kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của Trung Quốc và không bao giờ khuất phục trước sức ép từ bên ngoài.”
Giữa hai kỳ Đại hội Đảng, Bắc Kinh cũng xác định rõ lợi ích cốt lõi của mình bao gồm chủ quyền và tính toàn vẹn lãnh thổ. Trong phát biểu bế mạc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung tháng 7 năm 2009, Ủy viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc ông Đới Bỉnh Quốc, đã liệt kê và xác định lợi ích cốt lõi của Trung Quốc đó là duy trì hệ thống xã hội; an ninh quốc gia; chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; cùng sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội (Trang web Bộ Ngoại giao Mỹ, “Phát biểu bế mạc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung,” ngày 28 tháng 7 năm 2009) Một danh sách tương tự cũng được nêu trong Sách trắng về Phát triển Hòa bình do Quốc Vụ Viện Trung Quốc công bố năm 2011 (Cổng thông tin chính thức của Chính phủ Trung Quốc, “Toàn văn: Sự Phát triển Hòa bình của Trung Quốc,” Tháng 9, 2011).
Sau khi nắm quyền lực, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố mạnh mẽ về việc bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của Trung Quốc. Đầu tháng 7 năm 2013 tại cuộc họp có sự tham gia của 25 thành viên Bộ Chính trị, ông Tập tuyên bố, “Các quốc gia không nên ảo tưởng rằng Trung Quốc sẽ đánh đổi lợi ích cốt lõi hoặc chúng ta sẽ cho phép những hành động phương hại đến chủ quyền, an ninh cũng như lợi ích phát triển của Trung Quốc”, trong khi vẫn tái khẳng định đề xuất của Trung Quốc, từng được Đặng Tiểu Bình đưa ra, là gác tranh chấp và cùng khai thác, (Beijing Review, ngày 29 tháng 8 năm 2013). Tại hội nghị chính sách ngoại vi tháng 10 năm 2013, ông Tập hai lần nhắc đến việc bảo vệ chủ quyền đất nước là một phần trong chính sách ngoại giao đối với khu vực dọc biên giới nước này (Tân Hoa xã, ngày 25 Tháng 10 năm 2013).
Mặc dù Trung Quốc đã hành xử quyết đoán trong vấn đề lãnh thổ từ thời ông Hồ Cẩm Đào, tuy nhiên ông Tập đã củng cố chính sách hiện nay của Trung Quốc, không đơn thuần chỉ là phản ứng, mà còn mang tính chủ động. Tháng 6 năm 2012, Bắc Kinh tận dụng sai lầm ban đầu của Philippines khi triển khai tàu chiến bắt giữ ngư dân Trung Quốc tại Bãi cạn Scarborough, để kiểm soát rạn san hô này và các vùng biển xung quanh. Trung Quốc coi đây này là một chiến thắng thực sự, với bài học rút ra là kết hợp đồng thời gây áp lực ngoại giao, trừng phạt kinh tế và tiến hành hăm dọa bằng lực lượng bán quân sự trong suốt thời gian đối đầu. Khi chính phủ Nhật Bản mua lại 3 hòn đảo thuộc Quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư từ tay một chủ sở hữu tư nhân người Nhật vào tháng 9 năm 2012, Bắc Kinh đã tiến hành tuần tra thường xuyên bên trong lãnh hải 12 hải lý của các đảo này nhằm thách thức quyền kiểm soát của Tokyo.
Tuy vậy, khi Trung Quốc tuyên bố thành lập Vùng nhận diện phòng không ở Biển Hoa Đông vào tháng 11 năm 2013, chồng lấn các khu vực tương tự mà Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan thiết lập nhiều thập kỷ trước, thì đã không có hành động khiêu khích nào trước đó. Tương tự như vậy, trong cuộc đối đầu gần đây với Việt Nam, không có động thái khiêu khích nào dẫn đến việc triển khai giàn khoan HD-981. Ngược lại, các công ty Trung Quốc tự tài trợ cho hoạt động của họ, có vẻ như Bắc Kinh đã chỉ đạo (xemChina Brief, 19 tháng 6). Giàn khoan hoạt động trong một lô mà Trung Quốc cho rằng thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (China National Petroleum Corporation-CNPC). Một công ty nhà nước khác là Tập đoàn Dầu khí Xa bờ Quốc gia Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation-CNOOC) đã tài trợ cho dự án thông qua công ty con là Công ty dịch vụ dầu khí Trung Quốc(China Oilfield Services Limited -COSL), đơn vị sở hữu giàn khoan.
Không giống những người tiền nhiệm sử dụng xen kẽ giữa chiến thuật hăm dọa và tấn công quyến rũ trong tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, ông Tập rõ ràng đang áp dụng đồng thời cả hai chiến thuật. Theo đó, Trung Quốc vẫn có thể duy trì quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, trong khi nỗ lực thay đổi hiện trạng theo hướng có lợi cho mình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Các lãnh đạo trước đây của Trung Quốc luôn tránh gây căng thẳng quá mức và cùng một lúc với nhiều nước láng giềng, đồng thời tìm cách duy trì mối quan hệ tích cực và ổn định với Mỹ. Trong khi, ông Tập sẵn sàng chấp nhận tình trạng căng thẳng ở cường độ cao với nhiều quốc gia trong vấn đề lãnh thổ cũng như trong quan hệ với Mỹ. Quan hệ Mỹ-Trung ngày càng có nhiều bất đồng, điển hình như gần đây chính quyền Obama đã chỉ trích gay gắt việc Bắc Kinh hành xử cưỡng ép và hăm dọa các quốc gia khác ở khu vực ngoại vi (Bộ Ngoại giao Mỹ, “Tranh chấp Biển ở Đông Á”, ngày 5 tháng 2).
Tăng cường Chính sách Ngoại giao Chủ động
Bắc Kinh đã âm thầm từ bỏ phương châm lâu nay của Đặng Tiểu Bình “bình tĩnh quan sát, bảo vệ vị thế, che giấu năng lực và chờ đợi thời cơ, luôn che giấu bản thân và không đòi hỏi ngôi vị lãnh đạo.” Các nguồn tin của Trung Quốc tiết lộ rằng phương châm chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình – còn được gọi là chiến lược Thao quang Dưỡng hối – không còn được trích dẫn trong các cuộc họp nội bộ hay văn kiện của đảng. Trong khi chưa có một phương châm mới, công thức tiếp theo đó là thúc đẩy một chính sách ngoại giao chủ động hơn.
Tại hội nghị về khu vực ngoại vi tháng 10 năm ngoái, ông Tập chủ trương rằng Trung Quốc cần “chủ động hơn trong việc thúc đẩy chính sách ngoại vi.” Ông Tập sử dụng cụm từ “fenfa youwei”, thường được dịch là sự hăng hái, nhưng cũng cho thấy một cách tiếp cận quyết đoán hơn. Với cùng cách diễn đạt như trên, trong bài phát biểu ông Tập đã sử dụng ít nhất hai cụm từ khác: “gengjia jiji” nghĩa là “tích cực hơn” và “gengjia zhudong” nghĩa là “chủ động hơn” khi đề cập về mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng. Kể từ hội nghị này, các quan chức cấp cao Trung Quốc đã sử dụng các cụm từ khác để mô tả chính sách đối ngoại “chủ động” hơn. Trong buổi họp báo tại một kỳ họp Quốc hội Trung Quốc, trả lời câu hỏi về đặc điểm nổi bật nhất trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc năm 2013, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã sử dụng cụm từ “chủ động” (zhudong jinqu). Trong bài phát biểu khác về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, ông Vương cũng sử dụng một số cụm từ khác hàm ý về một chính sách ngoại giao tích cực hơn (Jiji jinqu, Jiji zuowei và Jiji waijiao). Dù không cụm từ nào trong số này được chính thức công nhận là phương châm mới trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, nhưng đây có thể là một kiểu thăm dò phản ứng cho sự thay thế trong tương lai. Điểm chung của những cụm từ này là từ bỏ cách tiếp cận thận trọng, mang tính bị động trong quá khứ sang một lập trường chủ động hơn. Đối với tranh chấp trên biển, điều này hàm ý là nắm bắt và tạo ra cơ hội để thay đổi hiện trạng theo hướng có lợi cho Trung Quốc.
Lý Giải Sự Thay đổi này
Chiến lược mới của Trung Quốc có thể xuất phát từ một số nhân tố, nhưng quan trọng nhất là việc nước này có đủ khả năng tiến hành một cuộc chơi kéo dài hàng thập kỷ ở Biển Đông. Mặc dù nền kinh tế của Trung Quốc đang chững lại, nhưng chắc chắn ảnh hưởng trong khu vực của nước này chỉ tăng lên dù tốc độ có chậm hơn trước đây. Trong một bài phát biểu tại Diễn đàn Hòa Bình Thế Giới vào tháng 6, Ủy viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc ông Dương Khiết Trì tuyên bố:
Là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường xuất khẩu lớn nhất và nguồn đầu tư chủ yếu đối với nhiều quốc gia Châu Á, Trung Quốc chiếm tới 50% trong toàn bộ tăng trưởng kinh tế của Châu Á. Tăng trưởng liên tục của Trung Quốc sẽ mang lại cơ hội phát triển nhiều hơn cho Châu Á (Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, “Chung tay Xây dựng Hòa bình và An ninh ở Châu Á và Thế giới”, ngày 21 tháng 6).
Do vậy, Bắc Kinh tin rằng theo thời gian, không nước láng giềng nào sẵn sàng thách thức một Trung Quốc mạnh mẽ về kinh tế, bởi đơn giản cái giá phải trả là quá cao. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc Ngô Sĩ Tồn giải thích về điều này sau Đối thoại Shangri La ở Singapore – “[Các nước láng giềng của Trung Quốc] lo ngại một khi Trung Quốc lớn mạnh, có thể quyết định đường chín đoạn theo ý muốn của mình, khi đó các nước khác chẳng thể làm được gì” (Straits Times, ngày 2 tháng 6).
Trung Quốc cũng đánh cược rằng chính quyền Obama, trong khi vướng bận nhiều vấn đề quốc tế cấp bách hơn, sẽ không can thiệp quân sự để giúp các quốc gia Đông Á bảo vệ các đảo, đá và yêu sách chủ quyền của họ. Bằng cách hạ thấp uy tín của nước Mỹ, Bắc Kinh đang gửi thông điệp tới các nước láng giềng rằng thỏa hiệp với nước này là điều không thể tránh khỏi.
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (The People’s Liberation Army – PLA) cũng là nhân tố chi phối phần nào cách tiếp cận của ông Tập đối với khu vực. Mặc dù, bản chất mối quan hệ giữa giới lãnh đạo mới và quân đội Trung Quốc nhìn bên ngoài là khá tốt, sự quan tâm của ông Tập với quân đội là khá rõ. Các chuyến thăm thường xuyên tới bộ chỉ huy quân sự, lời kêu gọi PLA sẵn sàng “chiến đấu và giành chiến thắng trong cuộc chiến” và ngân sách quốc phòng ngày càng tăng cho thấy sự quan tâm và thậm chí mong mỏi của ông Tập có được sự ủng hộ của quân đội. Những người trong cuộc thì khẳng định rằng PLA (cũng như các nhóm khác) đã gây sức ép với ông Tập về việc không thỏa hiệp trong vấn đề lãnh thổ. Một nguồn thạo tin cũng bí mật tiết lộ ông Hồ Cẩm Đào trong năm cuối cầm quyền, đã chống lại sức ép từ giới quân đội Trung Quốc về việc thiết lập Vùng Nhận diện Phòng không ở Biển Hoa Đông. Ông Tập đã thông qua việc này chỉ một năm sau khi nắm quyền.
Trung Quốc cũng có thể là đang phản ứng với “chính sách tái cân bằng Châu Á” của Mỹ. Bất chấp sự trấn an liên tục từ phía Mỹ, Trung Quốc vẫn tin rằng chính sách tái cân bằng thực sự là âm mưu kiềm chế và bao vây nước này. Trung Quốc coi chiến lược trên là nguyên nhân gây căng thẳng giữa nước này và các quốc gia láng giềng. Sự can dự của các cường quốc ngoài khu vực được xem là không có lợi và gây mất ổn định. Ông Tập đã đưa ra quan điểm này nhiều lần, gần đây nhất tại Hội nghị về Các biện pháp Tương tác và Xây dựng Lòng tin ở Châu Á (Conference on Interaction and Confidence-building Measures – CICA) vào tháng 5 ở Thượng Hải, đồng thời ủng hộ xây dựng một cấu trúc an ninh Châu Á trong đó các vấn đề Châu Á sẽ do chính người Châu Á giải quyết (New Asian Security Concept For New Progress in Security Cooperation-FMPRC, “Khái niệm An ninh Mới ở Châu Á trong Diễn biến Mới về Hợp tác An ninh,” 21 tháng 5). Trong bài phát biểu tại hội nghị trên, ông Tập đã cảnh báo việc tăng cường liên minh quân sự với bên thứ ba, một chỉ trích rõ ràng nhằm vào chính sách tái cân bằng của Mỹ.
Chiến lược quyết đoán hơn của Trung Quốc cũng có thể là một nỗ lực củng cố tính chính danh của Đảng cộng sản trong bối cảnh các áp lực trong nước ngày càng tăng. Một quan điểm khác thì cho rằng ông Tập cần thực thi chính sách đối ngoại cứng rắn để thúc đẩy những cải cách kinh tế gây tranh cãi ở trong nước. Nếu một trong những cách giải thích trên đây là đúng thì chính sách đối ngoại diều hâu của ông Tập có thể sẽ tiếp tục trong một thời gian nữa và ít có khả năng bị các nhân tố bên ngoài chi phối, bao gồm cả những phản ứng gay gắt từ các nước láng giềng.
Chiến lược này của Trung Quốc có Thành công?
Trung Quốc không từ bỏ cuộc tấn công quyến rũ đối với các nước láng giềng, nhưng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khu vực không phải là mục tiêu duy nhất. Trung Quốc đồng thời muốn thúc đẩy các yêu sách lãnh thổ mình. Tuy nhiên, để đạt được hai mục tiêu này, Bắc Kinh sẽ phải thuyết phục khu vực rằng đối đầu với nước này sẽ phải trả cái giá rất đắt và sẽ có lợi hơn nếu đồng ý thỏa hiệp. Cho đến nay, kết quả vẫn chưa rõ ràng. Mặc dù trước áp lực liên tục từ phía Trung Quốc, Nhật Bản vẫn giữ nguyên lập trường là không tồn tại tranh chấp đối với quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông. Việt Nam và Philippines hiện đang thách thức trực tiếp Trung Quốc trong các vấn đề lãnh thổ, mặc dù hai nước đều muốn giải quyết tranh chấp mà không tổn hại đến tổng thể quan hệ hữu nghị với Bắc Kinh. Các nước khu vực thì vẫn do dự trong việc liên kết lại để gây sức ép lớn hơn với Trung Quốc. Hiện tại, dường như Bắc Kinh tự tin rằng thời gian đang đứng về phía họ.
Theo “Jamestown”
Nguồn: Nghiên cứu Biển Đông
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2014/08/28/tan-cong-quyen-ru-trung-quoc-ket-thuc/#more-3536
Ông Tập Cận Bình rõ ràng đang áp dụng đồng thời cả hai chiến thuật hăm dọa và tấn công quyến rũ trong tranh chấp lãnh thổ. Theo đó, Trung Quốc vẫn có thể duy trì quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng trong khi nỗ lực thay đổi hiện trạng theo hướng có lợi cho mình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Một loạt hành động vô cớ gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông cho thấy nước này dường như đã từ bỏ “cuộc tấn công quyến rũ lần hai” mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng vào năm ngoái. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi hợp tác kinh tế và ngoại giao với các nước láng giềng Đông Nam Á ngay cả khi Bắc Kinh và các nước này đang vướng vào tranh chấp biển. Thay vì lựa chọn giữa hai cách tiếp cận riêng biệt trong “chính sách ngoại vi,” ông Tập đang cố gắng kết hợp thành một chiến lược “chủ động” duy nhất nhằm thúc đẩy các lợi ích của Trung Quốc.
Chưa đầy một năm kể từ khi ông Tập đề ra chiến lược ngoại giao tập trung vào xây dựng quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, quan hệ hiện nay của Trung Quốc với hầu hết các quốc gia ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á đã xấu đi nhanh chóng. Từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7, hai nước Việt – Trung đã ở vào thế đối đầu do Bắc Kinh đơn phương triển khai giàn khoan HYSY 981 vào vùng biển tranh chấp. Philippines, vẫn tiếp tục theo đuổi vụ kiện mà Trung Quốc từ chối tham gia, đã gửi kháng thư cáo buộc Trung Quốc có hành động cải tạo đất ở Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), một trong năm thực thể ở Quần đảo Trường Sa mà người ta cho rằng Bắc Kinh đang cải tạo thành một đảo nhân tạo (The Philippine Star, ngày 13 tháng 6).
Sau 2 vụ máy bay của Trung Quốc và Nhật Bản suýt va chạm ở Biển Hoa Đông vào tháng 5 và tháng 6, Nhật Bản đã cảnh báo nguy cơ của những tai nạn nghiêm trọng, trong khi Trung Quốc cáo buộc máy bay Nhật Bản có “hành động hăm dọa.” Ngay cả Indonesia và Malaysia, những nước thường không muốn làm mất lòng Bắc Kinh, cũng thấy cần lên tiếng trước hành động của nước này. Indonesia đã xác định Trung Quốc là mục tiêu tiềm tàng tại các cuộc tập trận, trong khi Malaysia cùng với Mỹ đã chỉ trích Bắc Kinh trong một tuyên bố chung giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Najib (The Jakarta Post, 1 tháng 4, Nhà Trắng: “Tuyên bố chung của Tổng thống Obama và Thủ tướng Malaysia ông Najib” ngày 27 tháng 4).
Tình hình hiện tại khác xa thời điểm này năm ngoái. Ông Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường khi đó đã dành một khoảng thời gian trong năm đầu nắm quyền lực để công du các nước láng giềng, trong đó có khu vực Đông Nam Á, với những cam kết tăng cường giao thương, ký kết hiệp định thương mại, thúc đẩy các dự án nâng cao khả năng kết nối của ASEAN, đề xuất thành lập ngân hàng phát triển cơ sở hạ tầng Châu Á và trấn an khu vực rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ mang lại sự thịnh vượng cho các quốc gia láng giềng. Vào thời điểm đó, nhiều nhà quan sát đã nhận định rằng những động thái này giống như “cuộc tấn công quyến rũ lần hai” của Trung Quốc (ví dụ, xem bài phân tích của Phương Nguyễn trên CSIS, ngày 17 tháng 10 năm 2013). Sau một thập kỷ, kể từ cuối thập niên 1980 đánh dấu việc Trung Quốc chiếm đóng các thực thể tranh chấp ở Biển Đông và thông qua Luật Lãnh hải, cuộc tấn công quyến rũ đầu tiên bắt đầu vào năm 1997 khi Bắc Kinh tuyên bố không phá giá đồng nhân dân tệ trong cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á và một vài năm sau đó đề xuất hiệp định thương mại tự do giữa Trung Quốc-ASEAN, kéo dài gần 10 năm.
Một dấu hiệu khác về “cuộc tấn công quyến rũ lần hai” đó là Trung Quốc tổ chức hội nghị công tác đối ngoại do ông Tập Cận Bình chủ trì trong hai ngày cuối tháng 10. Đây là hội nghị đầu tiên kiểu như vậy kể từ năm 2006, và cũng là lần đầu tiên tập trung vào chính sách đối với khu vực ngoại vi. Ông Tập đã đưa ra khái niệm ngoại giao “toàn diện, chân thành, hữu nghị, cùng có lợi.” Để nhấn mạnh tầm nhìn về sự thịnh vượng chung của khu vực, ông Tập cũng đề ra “quan niệm về giá trị và lợi ích” (yiliguan), trong đó khẳng định Trung Quốc sẽ không từ bỏ đạo đức và công lý khi theo đuổi lợi các ích của mình (Xem thêm China Brief, ngày 02 tháng 11 năm 2013). Các nước khu vực và Mỹ đã thở phào nhẹ nhõm khi vội kết luận rằng Bắc Kinh tự nhận thấy đã đi quá xa và đang tìm cách khắc phục các sai lầm chính sách của mình.
Tuy nhiên, thay vì tránh gây điều tiếng, Trung Quốc lại tiến hành một loạt hành động quyết đoán trong năm qua, khiến sự ngờ vực tăng lên trong khu vực, thậm chí ngay từ chính các nước có quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh. Điều này làm suy yếu “cuộc tấn công quyến rũ” của Bắc Kinh và khiến các nước láng giềng quay sang hợp tác an ninh với Mỹ. Liệu “chính sách ngoại vi” của ông Tập đã kết thúc chỉ trong một năm?
Chính sách Ngoại vi đã Kết thúc?
Tại hội nghị mùa thu năm ngoái với sự tham dự của toàn bộ Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, các cơ quan của Ban Chấp hành Trung ương, các Ủy viên Quốc vụ Viện, các thành viên của Tiểu ban Lãnh đạo Trung ương chịu trách nhiệm về vấn đề đối ngoại, cùng đại sứ Trung Quốc ở các quốc gia quan trọng, ông Tập kêu gọi “thúc đẩy chính sách ngoại giao với các nước láng giềng, thiết lập môi trường xung quanh thuận lợi cho Trung Quốc phát triển, cho phép các nước láng giềng hưởng lợi nhiều hơn từ sự phát triển của Trung Quốc vì mục tiêu phát triển chung” (Tân Hoa xã, ngày 25 tháng 10 năm 2013). Tuy nhiên, ông Tập cũng nhấn mạnh mục tiêu chiến lược quan trọng của chính sách đối ngoại: Trung Quốc “cần bảo vệ và tận dụng tốt thời kỳ cơ hội chiến lược [kéo dài đến năm 2020] để bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia của Trung Quốc.”
Các quốc gia khác coi việc thúc đẩy môi trường hữu nghị xung quanh và việc bảo vệ yêu sách chủ quyền là hai mục tiêu trái ngược, nhưng với các nhà lãnh đạo Trung Quốc thì không phải vậy. Bắc Kinh cho rằng cách hành xử hiện nay của nước này không có nghĩa là từ bỏ “cuộc tấn công quyến rũ lần hai.” Bắc Kinh vẫn cam kết chia sẻ những thành quả từ sự thịnh vượng của mình; tiếp tục khởi động các sáng kiến đối với khu vực ngoại vi. “Con đường Tơ lụa trên Biển”, một kế hoạch đầy tham vọng nhằm xây dựng các cảng biển và tăng cường khả năng kết nối giữa các quốc gia ven biển ở Đông Nam và Ấn Độ Dương mà ông Tập đề xuất trong bài phát biểu tại quốc hội Indonesia, đang được cấp vốn và tích cực thúc đẩy (Washington Post, 9 tháng 10 năm 2013). Công tác chuẩn bị để thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á với số vốn 50 tỷ USD do các thành viên đóng góp cũng đang được triển khai.
Chính sách ngoại giao tích cực về kinh tế là một phần trong chiến lược tổng thể hướng tới việc ràng buộc các nước láng giềng vào liên kết lợi ích, khiến họ phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc và tăng giá phải trả nếu các nước này áp dụng chính sách đối đầu với Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh thổ. Trong khi đó Trung Quốc liên tục thực hiện các bước đi nhỏ, không đủ châm ngòi chiến tranh, nhưng dần dần sẽ thay đổi nguyên trạng theo hướng có lợi cho nước này. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tính toán rằng trong ngắn hạn, điều này sẽ vấp phải sự phản đối. Tuy nhiên theo thời gian, khi ảnh hưởng của Bắc Kinh tăng lên sẽ đủ sức thuyết phục các nước láng giềng dễ bị tổn thương và yếu kém hơn chấp nhận yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc.
Tính Liên tục và Không Liên tục
Lập trường không thỏa hiệp của Trung Quốc trong các vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là điều không phải là mới. Báo cáo chính trị của ông Hồ Cẩm Đào tại Đại hội Đảng lần thứ 17 năm 2007 đã xác định rõ: “Chúng ta quyết tâm bảo vệ chủ quyền, an ninh và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc đồng thời giúp gìn giữ hòa bình thế giới.” 5 năm sau đó, báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ 18, đã được ông Tập Cận Bình thông qua, sử dụng ngôn từ có phần cứng rắn hơn, “Chúng ta kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của Trung Quốc và không bao giờ khuất phục trước sức ép từ bên ngoài.”
Giữa hai kỳ Đại hội Đảng, Bắc Kinh cũng xác định rõ lợi ích cốt lõi của mình bao gồm chủ quyền và tính toàn vẹn lãnh thổ. Trong phát biểu bế mạc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung tháng 7 năm 2009, Ủy viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc ông Đới Bỉnh Quốc, đã liệt kê và xác định lợi ích cốt lõi của Trung Quốc đó là duy trì hệ thống xã hội; an ninh quốc gia; chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; cùng sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội (Trang web Bộ Ngoại giao Mỹ, “Phát biểu bế mạc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung,” ngày 28 tháng 7 năm 2009) Một danh sách tương tự cũng được nêu trong Sách trắng về Phát triển Hòa bình do Quốc Vụ Viện Trung Quốc công bố năm 2011 (Cổng thông tin chính thức của Chính phủ Trung Quốc, “Toàn văn: Sự Phát triển Hòa bình của Trung Quốc,” Tháng 9, 2011).
Sau khi nắm quyền lực, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố mạnh mẽ về việc bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của Trung Quốc. Đầu tháng 7 năm 2013 tại cuộc họp có sự tham gia của 25 thành viên Bộ Chính trị, ông Tập tuyên bố, “Các quốc gia không nên ảo tưởng rằng Trung Quốc sẽ đánh đổi lợi ích cốt lõi hoặc chúng ta sẽ cho phép những hành động phương hại đến chủ quyền, an ninh cũng như lợi ích phát triển của Trung Quốc”, trong khi vẫn tái khẳng định đề xuất của Trung Quốc, từng được Đặng Tiểu Bình đưa ra, là gác tranh chấp và cùng khai thác, (Beijing Review, ngày 29 tháng 8 năm 2013). Tại hội nghị chính sách ngoại vi tháng 10 năm 2013, ông Tập hai lần nhắc đến việc bảo vệ chủ quyền đất nước là một phần trong chính sách ngoại giao đối với khu vực dọc biên giới nước này (Tân Hoa xã, ngày 25 Tháng 10 năm 2013).
Mặc dù Trung Quốc đã hành xử quyết đoán trong vấn đề lãnh thổ từ thời ông Hồ Cẩm Đào, tuy nhiên ông Tập đã củng cố chính sách hiện nay của Trung Quốc, không đơn thuần chỉ là phản ứng, mà còn mang tính chủ động. Tháng 6 năm 2012, Bắc Kinh tận dụng sai lầm ban đầu của Philippines khi triển khai tàu chiến bắt giữ ngư dân Trung Quốc tại Bãi cạn Scarborough, để kiểm soát rạn san hô này và các vùng biển xung quanh. Trung Quốc coi đây này là một chiến thắng thực sự, với bài học rút ra là kết hợp đồng thời gây áp lực ngoại giao, trừng phạt kinh tế và tiến hành hăm dọa bằng lực lượng bán quân sự trong suốt thời gian đối đầu. Khi chính phủ Nhật Bản mua lại 3 hòn đảo thuộc Quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư từ tay một chủ sở hữu tư nhân người Nhật vào tháng 9 năm 2012, Bắc Kinh đã tiến hành tuần tra thường xuyên bên trong lãnh hải 12 hải lý của các đảo này nhằm thách thức quyền kiểm soát của Tokyo.
Tuy vậy, khi Trung Quốc tuyên bố thành lập Vùng nhận diện phòng không ở Biển Hoa Đông vào tháng 11 năm 2013, chồng lấn các khu vực tương tự mà Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan thiết lập nhiều thập kỷ trước, thì đã không có hành động khiêu khích nào trước đó. Tương tự như vậy, trong cuộc đối đầu gần đây với Việt Nam, không có động thái khiêu khích nào dẫn đến việc triển khai giàn khoan HD-981. Ngược lại, các công ty Trung Quốc tự tài trợ cho hoạt động của họ, có vẻ như Bắc Kinh đã chỉ đạo (xemChina Brief, 19 tháng 6). Giàn khoan hoạt động trong một lô mà Trung Quốc cho rằng thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (China National Petroleum Corporation-CNPC). Một công ty nhà nước khác là Tập đoàn Dầu khí Xa bờ Quốc gia Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation-CNOOC) đã tài trợ cho dự án thông qua công ty con là Công ty dịch vụ dầu khí Trung Quốc(China Oilfield Services Limited -COSL), đơn vị sở hữu giàn khoan.
Không giống những người tiền nhiệm sử dụng xen kẽ giữa chiến thuật hăm dọa và tấn công quyến rũ trong tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, ông Tập rõ ràng đang áp dụng đồng thời cả hai chiến thuật. Theo đó, Trung Quốc vẫn có thể duy trì quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, trong khi nỗ lực thay đổi hiện trạng theo hướng có lợi cho mình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Các lãnh đạo trước đây của Trung Quốc luôn tránh gây căng thẳng quá mức và cùng một lúc với nhiều nước láng giềng, đồng thời tìm cách duy trì mối quan hệ tích cực và ổn định với Mỹ. Trong khi, ông Tập sẵn sàng chấp nhận tình trạng căng thẳng ở cường độ cao với nhiều quốc gia trong vấn đề lãnh thổ cũng như trong quan hệ với Mỹ. Quan hệ Mỹ-Trung ngày càng có nhiều bất đồng, điển hình như gần đây chính quyền Obama đã chỉ trích gay gắt việc Bắc Kinh hành xử cưỡng ép và hăm dọa các quốc gia khác ở khu vực ngoại vi (Bộ Ngoại giao Mỹ, “Tranh chấp Biển ở Đông Á”, ngày 5 tháng 2).
Tăng cường Chính sách Ngoại giao Chủ động
Bắc Kinh đã âm thầm từ bỏ phương châm lâu nay của Đặng Tiểu Bình “bình tĩnh quan sát, bảo vệ vị thế, che giấu năng lực và chờ đợi thời cơ, luôn che giấu bản thân và không đòi hỏi ngôi vị lãnh đạo.” Các nguồn tin của Trung Quốc tiết lộ rằng phương châm chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình – còn được gọi là chiến lược Thao quang Dưỡng hối – không còn được trích dẫn trong các cuộc họp nội bộ hay văn kiện của đảng. Trong khi chưa có một phương châm mới, công thức tiếp theo đó là thúc đẩy một chính sách ngoại giao chủ động hơn.
Tại hội nghị về khu vực ngoại vi tháng 10 năm ngoái, ông Tập chủ trương rằng Trung Quốc cần “chủ động hơn trong việc thúc đẩy chính sách ngoại vi.” Ông Tập sử dụng cụm từ “fenfa youwei”, thường được dịch là sự hăng hái, nhưng cũng cho thấy một cách tiếp cận quyết đoán hơn. Với cùng cách diễn đạt như trên, trong bài phát biểu ông Tập đã sử dụng ít nhất hai cụm từ khác: “gengjia jiji” nghĩa là “tích cực hơn” và “gengjia zhudong” nghĩa là “chủ động hơn” khi đề cập về mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng. Kể từ hội nghị này, các quan chức cấp cao Trung Quốc đã sử dụng các cụm từ khác để mô tả chính sách đối ngoại “chủ động” hơn. Trong buổi họp báo tại một kỳ họp Quốc hội Trung Quốc, trả lời câu hỏi về đặc điểm nổi bật nhất trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc năm 2013, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã sử dụng cụm từ “chủ động” (zhudong jinqu). Trong bài phát biểu khác về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, ông Vương cũng sử dụng một số cụm từ khác hàm ý về một chính sách ngoại giao tích cực hơn (Jiji jinqu, Jiji zuowei và Jiji waijiao). Dù không cụm từ nào trong số này được chính thức công nhận là phương châm mới trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, nhưng đây có thể là một kiểu thăm dò phản ứng cho sự thay thế trong tương lai. Điểm chung của những cụm từ này là từ bỏ cách tiếp cận thận trọng, mang tính bị động trong quá khứ sang một lập trường chủ động hơn. Đối với tranh chấp trên biển, điều này hàm ý là nắm bắt và tạo ra cơ hội để thay đổi hiện trạng theo hướng có lợi cho Trung Quốc.
Lý Giải Sự Thay đổi này
Chiến lược mới của Trung Quốc có thể xuất phát từ một số nhân tố, nhưng quan trọng nhất là việc nước này có đủ khả năng tiến hành một cuộc chơi kéo dài hàng thập kỷ ở Biển Đông. Mặc dù nền kinh tế của Trung Quốc đang chững lại, nhưng chắc chắn ảnh hưởng trong khu vực của nước này chỉ tăng lên dù tốc độ có chậm hơn trước đây. Trong một bài phát biểu tại Diễn đàn Hòa Bình Thế Giới vào tháng 6, Ủy viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc ông Dương Khiết Trì tuyên bố:
Là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường xuất khẩu lớn nhất và nguồn đầu tư chủ yếu đối với nhiều quốc gia Châu Á, Trung Quốc chiếm tới 50% trong toàn bộ tăng trưởng kinh tế của Châu Á. Tăng trưởng liên tục của Trung Quốc sẽ mang lại cơ hội phát triển nhiều hơn cho Châu Á (Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, “Chung tay Xây dựng Hòa bình và An ninh ở Châu Á và Thế giới”, ngày 21 tháng 6).
Do vậy, Bắc Kinh tin rằng theo thời gian, không nước láng giềng nào sẵn sàng thách thức một Trung Quốc mạnh mẽ về kinh tế, bởi đơn giản cái giá phải trả là quá cao. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc Ngô Sĩ Tồn giải thích về điều này sau Đối thoại Shangri La ở Singapore – “[Các nước láng giềng của Trung Quốc] lo ngại một khi Trung Quốc lớn mạnh, có thể quyết định đường chín đoạn theo ý muốn của mình, khi đó các nước khác chẳng thể làm được gì” (Straits Times, ngày 2 tháng 6).
Trung Quốc cũng đánh cược rằng chính quyền Obama, trong khi vướng bận nhiều vấn đề quốc tế cấp bách hơn, sẽ không can thiệp quân sự để giúp các quốc gia Đông Á bảo vệ các đảo, đá và yêu sách chủ quyền của họ. Bằng cách hạ thấp uy tín của nước Mỹ, Bắc Kinh đang gửi thông điệp tới các nước láng giềng rằng thỏa hiệp với nước này là điều không thể tránh khỏi.
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (The People’s Liberation Army – PLA) cũng là nhân tố chi phối phần nào cách tiếp cận của ông Tập đối với khu vực. Mặc dù, bản chất mối quan hệ giữa giới lãnh đạo mới và quân đội Trung Quốc nhìn bên ngoài là khá tốt, sự quan tâm của ông Tập với quân đội là khá rõ. Các chuyến thăm thường xuyên tới bộ chỉ huy quân sự, lời kêu gọi PLA sẵn sàng “chiến đấu và giành chiến thắng trong cuộc chiến” và ngân sách quốc phòng ngày càng tăng cho thấy sự quan tâm và thậm chí mong mỏi của ông Tập có được sự ủng hộ của quân đội. Những người trong cuộc thì khẳng định rằng PLA (cũng như các nhóm khác) đã gây sức ép với ông Tập về việc không thỏa hiệp trong vấn đề lãnh thổ. Một nguồn thạo tin cũng bí mật tiết lộ ông Hồ Cẩm Đào trong năm cuối cầm quyền, đã chống lại sức ép từ giới quân đội Trung Quốc về việc thiết lập Vùng Nhận diện Phòng không ở Biển Hoa Đông. Ông Tập đã thông qua việc này chỉ một năm sau khi nắm quyền.
Trung Quốc cũng có thể là đang phản ứng với “chính sách tái cân bằng Châu Á” của Mỹ. Bất chấp sự trấn an liên tục từ phía Mỹ, Trung Quốc vẫn tin rằng chính sách tái cân bằng thực sự là âm mưu kiềm chế và bao vây nước này. Trung Quốc coi chiến lược trên là nguyên nhân gây căng thẳng giữa nước này và các quốc gia láng giềng. Sự can dự của các cường quốc ngoài khu vực được xem là không có lợi và gây mất ổn định. Ông Tập đã đưa ra quan điểm này nhiều lần, gần đây nhất tại Hội nghị về Các biện pháp Tương tác và Xây dựng Lòng tin ở Châu Á (Conference on Interaction and Confidence-building Measures – CICA) vào tháng 5 ở Thượng Hải, đồng thời ủng hộ xây dựng một cấu trúc an ninh Châu Á trong đó các vấn đề Châu Á sẽ do chính người Châu Á giải quyết (New Asian Security Concept For New Progress in Security Cooperation-FMPRC, “Khái niệm An ninh Mới ở Châu Á trong Diễn biến Mới về Hợp tác An ninh,” 21 tháng 5). Trong bài phát biểu tại hội nghị trên, ông Tập đã cảnh báo việc tăng cường liên minh quân sự với bên thứ ba, một chỉ trích rõ ràng nhằm vào chính sách tái cân bằng của Mỹ.
Chiến lược quyết đoán hơn của Trung Quốc cũng có thể là một nỗ lực củng cố tính chính danh của Đảng cộng sản trong bối cảnh các áp lực trong nước ngày càng tăng. Một quan điểm khác thì cho rằng ông Tập cần thực thi chính sách đối ngoại cứng rắn để thúc đẩy những cải cách kinh tế gây tranh cãi ở trong nước. Nếu một trong những cách giải thích trên đây là đúng thì chính sách đối ngoại diều hâu của ông Tập có thể sẽ tiếp tục trong một thời gian nữa và ít có khả năng bị các nhân tố bên ngoài chi phối, bao gồm cả những phản ứng gay gắt từ các nước láng giềng.
Chiến lược này của Trung Quốc có Thành công?
Trung Quốc không từ bỏ cuộc tấn công quyến rũ đối với các nước láng giềng, nhưng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khu vực không phải là mục tiêu duy nhất. Trung Quốc đồng thời muốn thúc đẩy các yêu sách lãnh thổ mình. Tuy nhiên, để đạt được hai mục tiêu này, Bắc Kinh sẽ phải thuyết phục khu vực rằng đối đầu với nước này sẽ phải trả cái giá rất đắt và sẽ có lợi hơn nếu đồng ý thỏa hiệp. Cho đến nay, kết quả vẫn chưa rõ ràng. Mặc dù trước áp lực liên tục từ phía Trung Quốc, Nhật Bản vẫn giữ nguyên lập trường là không tồn tại tranh chấp đối với quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông. Việt Nam và Philippines hiện đang thách thức trực tiếp Trung Quốc trong các vấn đề lãnh thổ, mặc dù hai nước đều muốn giải quyết tranh chấp mà không tổn hại đến tổng thể quan hệ hữu nghị với Bắc Kinh. Các nước khu vực thì vẫn do dự trong việc liên kết lại để gây sức ép lớn hơn với Trung Quốc. Hiện tại, dường như Bắc Kinh tự tin rằng thời gian đang đứng về phía họ.
Theo “Jamestown”
Nguồn: Nghiên cứu Biển Đông
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2014/08/28/tan-cong-quyen-ru-trung-quoc-ket-thuc/#more-3536
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét