Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và Sheldon Whitehouse đến American
Center ở Hà Nội dự cuộc họp báo ngày 08/08/2014. – REUTERS/Kham
Thụy My -RFI
Sự kiện hai Thượng nghị sĩ Mỹ là John McCain (đảng Cộng hòa, bang Arizona) và Sheldon Whitehouse (đảng Dân chủ, bang Rhode Island) đến thăm Việt Nam một cách khá bất ngờ, trong ba ngày kể từ 08/08/2014 đã gây chú ý trong dư luận.
RFI Việt ngữ đã trao đổi với tiến sĩ Phạm Chí Dũng, nhà bình luận chính trị ở Saigon về vấn đề này.
RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Là người theo dõi sát thời sự trong nước, anh có chú ý đến những chi tiết nào trong chuyến đi thăm Việt Nam của hai Thượng nghị sĩ Mỹ, đặc biệt là một chính khách tên tuổi như ông John McCain ?
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain là người phụ trách Ủy ban quân vụ – một cơ quan được xem là quan trọng trong Quốc hội Hoa Kỳ, đương nhiên có vai trò xung yếu đối với việc “quyết định” cơ chế bỏ cấm vận vũ khí đối với một quốc gia quá nhạy cảm chính trị như Việt Nam.
Bất ngờ là chỉ một tuần sau chuyến đi không tuyên bố trước tới Hoa Kỳ của Phạm Quang Nghị – người cho tới thời điểm này đang được xem là có thể kế vị cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại đại hội Đảng lần thứ 12 vào năm 2016, vào ngày 07/08/2014 ông John McCain và đồng viện Dân chủ Sheldon Whitehouse đã đột ngột đến Hà Nội. Thông tin ban đầu của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết, ba hồ sơ quan trọng là an ninh khu vực, nhân quyền và thương mại sẽ được phái đoàn nghị sĩ Mỹ thảo luận với cấp lãnh đạo Việt Nam.
Một chi tiết đáng chú ý không kém là ngay trước chuyến đến Việt Nam đột ngột trên, Thượng nghị sĩ Bob Coker của Hoa Kỳ cũng vừa kết thúc một chuyến thăm viếng tại Hà Nội, với cuộc gặp hầu hết những người được xem là nguyên thủ quốc gia của Việt Nam.
Chưa đầy một tuần sau khi Thượng nghị viện Mỹ “nhất trí” về Thỏa thuận hạt nhân dân sự với Việt Nam, đến lượt Hạ nghị viện Hoa Kỳ ghé mắt một nghị quyết cho phép Mỹ bán vũ khí sát thương cho quốc gia cựu thù nhưng vẫn chưa thể “hòa giải”. Dự thảo nghị quyết này nêu về an ninh hàng hải tại Châu Á – Thái Bình Dương, đã được hai dân biểu Forbes và Hanabusa đệ trình để Hạ viện thông qua. Điểm ấn tượng nhất liên quan đến “khách thể” Việt Nam trong dự thảo là trong các khuyến cáo về mặt chính sách đối với chính quyền Mỹ, khuyến nghị thứ 13 liên quan đến quan hệ Mỹ – Việt đã bật đèn xanh cho việc bán vũ khí cho Hà Nội.
RFI : Như vậy gần đây có vẻ Quốc hội Mỹ lại quan tâm hơn đến Việt Nam, trong khi trước đây các hoạt động trao đổi chủ yếu từ phía chính quyền ?
Khác hẳn với thời gian nửa cuối năm 2013 và đầu năm 2014 với vai trò chủ đạo thuộc về Chính phủ Mỹ, những tuần lễ gần đây lại chứng kiến hình ảnh “lên ngôi” của giới nghị sĩ Hoa Kỳ.
Những dữ liệu gần đây cũng cho thấy thật khó hoài nghi rằng đã không diễn ra một chuỗi logic đàm luận và móc ráp giữa các động thái mới đây của Ủy viên Bộ chính trị Phạm Quang Nghị, sự chuẩn thuận nhanh chóng của lưỡng viện Hoa Kỳ cùng những chuyến công du Việt Nam của các nghị sĩ Mỹ. Móc xích có vẻ lộ diện nhất là chuyến thăm “đáp lễ” của John McCain đã diễn ra ngay sau cuộc “diện kiến” chính khách Mỹ của ông Phạm Quang Nghị.
Một thông tin bên lề nhưng cũng rất đáng lưu tâm khác là gia đình blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) vừa nhận giấy mời của Chi cục thi hành án dân sự quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu thay mặt cho ông Hải đóng tiền án phí sơ thẩm và phúc thẩm hình sự để “đủ điều kiện xem xét giảm án đặc xá”.
RFI : Thông tin bên lề này có liên quan gì, theo anh ?
Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) chính là một trong những tù nhân lương tâm kỳ cựu và có tiếng nhất ở Việt Nam, bị bắt và bị xử án đến hàng chục năm tù giam chỉ vì đấu tranh phản kháng Trung Quốc. Ông cũng nằm trong danh sách ưu tiên mà Chính phủ Mỹ thường trao cho phía Việt Nam để đòi hỏi trả tự do.
Động thái giấy mời này đã khiến rộ lên dự đoán về khả năng Điếu Cày có thể được trả tự do trong không bao lâu nữa. Ngày gửi giấy mời lại trùng với ngày mà Thượng nghị sĩ John McCain đến Việt Nam. Nếu có thể so sánh, cần nhắc lại là ngay trước và sau chuyến công du Hà Nội của nữ Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách chính trị Wendy Sherman của Hoa Kỳ đến Hà Nội vào đầu tháng 3/2014, Nhà nước Việt Nam đã phóng thích một loạt 5 tù nhân lương tâm, kể cả một người bị coi là “rất cứng đầu” như ông Cù Huy Hà Vũ.
Sự việc trên cũng dẫn tới một giả thiết là trong hoặc sau chuyến đi Mỹ của ông Phạm Quang Nghị, phía Việt Nam đã chấp nhận thông báo cho phía Mỹ những nhượng bộ về nhân quyền, cụ thể là thả nhiều hơn và “chất lượng hơn” tù nhân lương tâm.
RFI : Có vẻ như quan hệ Việt – Mỹ đang có những bước chuyển khá ngoạn mục, đặc biệt là từ sau vụ giàn khoan Trung Quốc ?
Bây giờ, phương trình chính trị Việt – Mỹ đã trở nên phức hợp nhưng cũng thú vị hơn. Những chủ đề an ninh, thương mại và nhân quyền mà ông John McCain, chứ không phải một quan chức cấp cao nào của Chính phủ Mỹ, mang trách nhiệm bàn thảo với giới lãnh đạo Việt Nam, dường như phát lộ dấu hiệu Quốc hội Mỹ đang đóng vai trò khá then chốt đối với tương lai quan hệ Mỹ – Việt. Rất có thể, chuyến làm việc này của John McCain sẽ mang tính “tiền trạm” để Quốc hội Mỹ quyết định về một vấn đề còn hệ trọng hơn hẳn giữa hai quốc gia: đối tác chiến lược.
Dự đoán này là có thể có cơ sở khi tại cuộc chào từ biệt với ông Trương Tấn Sang, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là David Shear đã nói bóng gió về triển vọng “đối tác chiến lược Việt – Mỹ” trong tương lai. Khác với khái niệm “đối tác toàn diện” được thỏa thuận giữa ông Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vào tháng 7/2013, từ sau vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 của Trung Quốc mà đã khiến đảo lộn không khí chính trị ngoài Biển Đông, nhu cầu về đối tác chiến lược được chính tư lệnh quân đội Mỹ tại Châu Á – Thái Bình Dương gợi mở, còn giới lãnh đạo Việt Nam thì tất nhiên không bỏ ngoài tai lời gợi ý hấp dẫn này.
Nếu chuyến đi của John McCain tùy thuộc vào lời mời của Phạm Quang Nghị, điều có vẻ đáng ngạc nhiên là người Mỹ đang như chú tâm đến mối quan hệ với giới lãnh đạo bảo thủ bên Đảng ở Hà Nội, thay cho những đồn đoán trước đây về vai trò nổi bật của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước phương Tây. Và nếu khả năng này xảy ra, Quốc hội Mỹ và sau lưng là Chính phủ Mỹ đang muốn chứng nhận việc Đảng và Nhà nước Việt Nam sẽ dành cho họ vai trò gì trong bầu không khí chính trị ở Việt Nam, và lẽ dĩ nhiên bao hàm cả vị trí của Hoa Kỳ ở khu vực Biển Đông.
RFI : Nếu thực sự là phía Mỹ đang quan tâm hơn đến phe bảo thủ ở Việt Nam, thì sẽ có những thay đổi gì, theo anh ?
Logic tiếp theo là nếu chuyến công du của John McCain “thành công tốt đẹp” với những người bên đảng Cộng sản Việt Nam, thời gian tới sẽ chứng kiến những thay đổi không nhỏ về chính trị đối ngoại của Việt Nam, mối tương quan chính trị đối nội và cả về một không khí cởi mở hơn mà Nhà nước Việt Nam “đặc cách” dành cho giới hoạt động dân chủ và nhân quyền tại quốc gia này.
Nếu kịch bản phóng thích tù nhân lương tâm được lặp lại như đầu năm 2014, sắp tới sẽ có một số những cái tên đáng chú ý có thể được trả tự do như Nguyễn Văn Hải, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Lý…
Và nếu một số tù nhân lương tâm được trả tự do trong tháng 8/2014, đây chính là một tín hiệu khá rõ ràng về khả năng sắp tới Nhà nước Việt Nam nhận được một số “đặc cách” về mua vũ khí sát thương, tham gia vào TPP và có thể cả hứa hẹn cho “đối tác chiến lược” với người Mỹ trong những năm tới.
Nhưng làm gì thì làm, giới lãnh đạo Việt Nam phải nhanh nhanh lên mới được. Vì thời gian cho họ chỉ còn đúng một quý nữa, tức nếu đến tháng 11/2014 khi Quốc hội Mỹ bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ mà phía Việt Nam vẫn chưa hoàn tất thủ tục vào TPP, thì coi như sau đó sẽ chẳng còn mấy nghị sĩ Mỹ quan tâm đến những vấn đề riêng tư của lãnh đạo Việt Nam nữa.
RFI : RFI Việt ngữ xin rất cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng.
RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Là người theo dõi sát thời sự trong nước, anh có chú ý đến những chi tiết nào trong chuyến đi thăm Việt Nam của hai Thượng nghị sĩ Mỹ, đặc biệt là một chính khách tên tuổi như ông John McCain ?
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain là người phụ trách Ủy ban quân vụ – một cơ quan được xem là quan trọng trong Quốc hội Hoa Kỳ, đương nhiên có vai trò xung yếu đối với việc “quyết định” cơ chế bỏ cấm vận vũ khí đối với một quốc gia quá nhạy cảm chính trị như Việt Nam.
Bất ngờ là chỉ một tuần sau chuyến đi không tuyên bố trước tới Hoa Kỳ của Phạm Quang Nghị – người cho tới thời điểm này đang được xem là có thể kế vị cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại đại hội Đảng lần thứ 12 vào năm 2016, vào ngày 07/08/2014 ông John McCain và đồng viện Dân chủ Sheldon Whitehouse đã đột ngột đến Hà Nội. Thông tin ban đầu của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết, ba hồ sơ quan trọng là an ninh khu vực, nhân quyền và thương mại sẽ được phái đoàn nghị sĩ Mỹ thảo luận với cấp lãnh đạo Việt Nam.
Một chi tiết đáng chú ý không kém là ngay trước chuyến đến Việt Nam đột ngột trên, Thượng nghị sĩ Bob Coker của Hoa Kỳ cũng vừa kết thúc một chuyến thăm viếng tại Hà Nội, với cuộc gặp hầu hết những người được xem là nguyên thủ quốc gia của Việt Nam.
Chưa đầy một tuần sau khi Thượng nghị viện Mỹ “nhất trí” về Thỏa thuận hạt nhân dân sự với Việt Nam, đến lượt Hạ nghị viện Hoa Kỳ ghé mắt một nghị quyết cho phép Mỹ bán vũ khí sát thương cho quốc gia cựu thù nhưng vẫn chưa thể “hòa giải”. Dự thảo nghị quyết này nêu về an ninh hàng hải tại Châu Á – Thái Bình Dương, đã được hai dân biểu Forbes và Hanabusa đệ trình để Hạ viện thông qua. Điểm ấn tượng nhất liên quan đến “khách thể” Việt Nam trong dự thảo là trong các khuyến cáo về mặt chính sách đối với chính quyền Mỹ, khuyến nghị thứ 13 liên quan đến quan hệ Mỹ – Việt đã bật đèn xanh cho việc bán vũ khí cho Hà Nội.
RFI : Như vậy gần đây có vẻ Quốc hội Mỹ lại quan tâm hơn đến Việt Nam, trong khi trước đây các hoạt động trao đổi chủ yếu từ phía chính quyền ?
Khác hẳn với thời gian nửa cuối năm 2013 và đầu năm 2014 với vai trò chủ đạo thuộc về Chính phủ Mỹ, những tuần lễ gần đây lại chứng kiến hình ảnh “lên ngôi” của giới nghị sĩ Hoa Kỳ.
Những dữ liệu gần đây cũng cho thấy thật khó hoài nghi rằng đã không diễn ra một chuỗi logic đàm luận và móc ráp giữa các động thái mới đây của Ủy viên Bộ chính trị Phạm Quang Nghị, sự chuẩn thuận nhanh chóng của lưỡng viện Hoa Kỳ cùng những chuyến công du Việt Nam của các nghị sĩ Mỹ. Móc xích có vẻ lộ diện nhất là chuyến thăm “đáp lễ” của John McCain đã diễn ra ngay sau cuộc “diện kiến” chính khách Mỹ của ông Phạm Quang Nghị.
Một thông tin bên lề nhưng cũng rất đáng lưu tâm khác là gia đình blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) vừa nhận giấy mời của Chi cục thi hành án dân sự quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu thay mặt cho ông Hải đóng tiền án phí sơ thẩm và phúc thẩm hình sự để “đủ điều kiện xem xét giảm án đặc xá”.
RFI : Thông tin bên lề này có liên quan gì, theo anh ?
Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) chính là một trong những tù nhân lương tâm kỳ cựu và có tiếng nhất ở Việt Nam, bị bắt và bị xử án đến hàng chục năm tù giam chỉ vì đấu tranh phản kháng Trung Quốc. Ông cũng nằm trong danh sách ưu tiên mà Chính phủ Mỹ thường trao cho phía Việt Nam để đòi hỏi trả tự do.
Động thái giấy mời này đã khiến rộ lên dự đoán về khả năng Điếu Cày có thể được trả tự do trong không bao lâu nữa. Ngày gửi giấy mời lại trùng với ngày mà Thượng nghị sĩ John McCain đến Việt Nam. Nếu có thể so sánh, cần nhắc lại là ngay trước và sau chuyến công du Hà Nội của nữ Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách chính trị Wendy Sherman của Hoa Kỳ đến Hà Nội vào đầu tháng 3/2014, Nhà nước Việt Nam đã phóng thích một loạt 5 tù nhân lương tâm, kể cả một người bị coi là “rất cứng đầu” như ông Cù Huy Hà Vũ.
Sự việc trên cũng dẫn tới một giả thiết là trong hoặc sau chuyến đi Mỹ của ông Phạm Quang Nghị, phía Việt Nam đã chấp nhận thông báo cho phía Mỹ những nhượng bộ về nhân quyền, cụ thể là thả nhiều hơn và “chất lượng hơn” tù nhân lương tâm.
RFI : Có vẻ như quan hệ Việt – Mỹ đang có những bước chuyển khá ngoạn mục, đặc biệt là từ sau vụ giàn khoan Trung Quốc ?
Bây giờ, phương trình chính trị Việt – Mỹ đã trở nên phức hợp nhưng cũng thú vị hơn. Những chủ đề an ninh, thương mại và nhân quyền mà ông John McCain, chứ không phải một quan chức cấp cao nào của Chính phủ Mỹ, mang trách nhiệm bàn thảo với giới lãnh đạo Việt Nam, dường như phát lộ dấu hiệu Quốc hội Mỹ đang đóng vai trò khá then chốt đối với tương lai quan hệ Mỹ – Việt. Rất có thể, chuyến làm việc này của John McCain sẽ mang tính “tiền trạm” để Quốc hội Mỹ quyết định về một vấn đề còn hệ trọng hơn hẳn giữa hai quốc gia: đối tác chiến lược.
Dự đoán này là có thể có cơ sở khi tại cuộc chào từ biệt với ông Trương Tấn Sang, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là David Shear đã nói bóng gió về triển vọng “đối tác chiến lược Việt – Mỹ” trong tương lai. Khác với khái niệm “đối tác toàn diện” được thỏa thuận giữa ông Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vào tháng 7/2013, từ sau vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 của Trung Quốc mà đã khiến đảo lộn không khí chính trị ngoài Biển Đông, nhu cầu về đối tác chiến lược được chính tư lệnh quân đội Mỹ tại Châu Á – Thái Bình Dương gợi mở, còn giới lãnh đạo Việt Nam thì tất nhiên không bỏ ngoài tai lời gợi ý hấp dẫn này.
Nếu chuyến đi của John McCain tùy thuộc vào lời mời của Phạm Quang Nghị, điều có vẻ đáng ngạc nhiên là người Mỹ đang như chú tâm đến mối quan hệ với giới lãnh đạo bảo thủ bên Đảng ở Hà Nội, thay cho những đồn đoán trước đây về vai trò nổi bật của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước phương Tây. Và nếu khả năng này xảy ra, Quốc hội Mỹ và sau lưng là Chính phủ Mỹ đang muốn chứng nhận việc Đảng và Nhà nước Việt Nam sẽ dành cho họ vai trò gì trong bầu không khí chính trị ở Việt Nam, và lẽ dĩ nhiên bao hàm cả vị trí của Hoa Kỳ ở khu vực Biển Đông.
RFI : Nếu thực sự là phía Mỹ đang quan tâm hơn đến phe bảo thủ ở Việt Nam, thì sẽ có những thay đổi gì, theo anh ?
Logic tiếp theo là nếu chuyến công du của John McCain “thành công tốt đẹp” với những người bên đảng Cộng sản Việt Nam, thời gian tới sẽ chứng kiến những thay đổi không nhỏ về chính trị đối ngoại của Việt Nam, mối tương quan chính trị đối nội và cả về một không khí cởi mở hơn mà Nhà nước Việt Nam “đặc cách” dành cho giới hoạt động dân chủ và nhân quyền tại quốc gia này.
Nếu kịch bản phóng thích tù nhân lương tâm được lặp lại như đầu năm 2014, sắp tới sẽ có một số những cái tên đáng chú ý có thể được trả tự do như Nguyễn Văn Hải, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Lý…
Và nếu một số tù nhân lương tâm được trả tự do trong tháng 8/2014, đây chính là một tín hiệu khá rõ ràng về khả năng sắp tới Nhà nước Việt Nam nhận được một số “đặc cách” về mua vũ khí sát thương, tham gia vào TPP và có thể cả hứa hẹn cho “đối tác chiến lược” với người Mỹ trong những năm tới.
Nhưng làm gì thì làm, giới lãnh đạo Việt Nam phải nhanh nhanh lên mới được. Vì thời gian cho họ chỉ còn đúng một quý nữa, tức nếu đến tháng 11/2014 khi Quốc hội Mỹ bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ mà phía Việt Nam vẫn chưa hoàn tất thủ tục vào TPP, thì coi như sau đó sẽ chẳng còn mấy nghị sĩ Mỹ quan tâm đến những vấn đề riêng tư của lãnh đạo Việt Nam nữa.
RFI : RFI Việt ngữ xin rất cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét