Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo là Bắc Kinh sẽ phản ứng đối với điều ông gọi là “những hành động khiêu khích” tại những vùng thuộc Biển Đông đang tranh chấp.
VOA
Trung Quốc bác bỏ lời kêu gọi của Mỹ ngưng các hành động khiêu khích tại Biển Đông đang tranh chấp.
Tuyên bố này với sự ủng hộ của một vài nước Đông Nam Á được đưa ra ngày thứ Bảy trong một cuộc họp tại Miến Điện giữa các bộ trưởng ngoại giao của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Theo thông tín viên Ron Corben tường trình cho Đài VOA từ Bangkok thì các nhà phân tích cho rằng bình luận này tái xác nhận lập trường hiện nay của Trung Quốc nhằm phá hoại thêm nữa những nỗ lực của ASEAN tiến tới một lập trường thống nhất về việc tiếp cận vùng biển có tiềm năng thiên nhiên phong phú này.
Tuyên bố do Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đang tham dự hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại thủ đô Naypyidaw của Miến Điện đưa ra.
Ngày thứ Bảy ông Vương Nghị cảnh báo là Bắc Kinh sẽ phản ứng đối với điều ông gọi là “những hành động khiêu khích” tại những vùng thuộc Biển Đông đang tranh chấp.
Biển Đông đã trở thành trọng tâm của những cuộc thảo luận tại hội nghị vùng của ASEAN giữa lúc căng thăng gia tăng về tiềm năng thiên nhiên dồi dào trong vùng mà Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia và nhất là Trung Quốc đều đòi chủ quyền.
Bộ qui tắc ứng xử trong vùng năm 2002 được xem như một bước làm dịu căng thẳng nhưng hầu hết những nước đòi chủ quyền đều coi thường những hướng dẫn, đưa đến chia rẻ trong nội bộ ASEAN giữa lúc Việt Nam và Philippines tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ đối với tuyên bố chủ quyền của những nước này tại vùng biển tranh chấp.
Tuy nhiên Trung Quốc bác bỏ sự dính líu của Hoa Kỳ. Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, phát biểu với các phóng viên, nhắc lại lập trường của Trung Quốc bảo vệ chủ quyền trong vùng liên hệ đến Biển Đông.
Ông Vương nói là “một cường quốc có tránh nhiệm, Trung Quốc sẵn sàng tự chế, nhưng đối với những hành động khiêu khích không có lý do, Trung Quốc bắt buộc phải có những phản ứng rõ ràng và cương quyết.”
Tranh chấp gần đây nhất gồm có việc Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu sâu dưới đáy biển gần quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Giàn khoan này gây nên những cuộc biểu tình trên đường phố và tấn công vào những doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam. Trung Quốc dời giàn khoan vào ngày 15 tháng 7 và hai nước lui bước.
Philippines đã đề nghị ngưng các hoạt động trong vùng, bổ túc cho bộ qui tắc ứng xử và kêu gọi giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Công ước về Luật Biển của Liên hiệp quốc và được Hoa Kỳ ủng hộ.
Ngoại trưởng John Kerry, ngày thứ Bảy, cũng tham dự phiên họp các bộ trưởng ngoại giao, nói Hoa Kỳ và ASEAN chia sẻ trách nhiệm đảm bảo an ninh hàng hải tại vùng biển quan trọng, tại đất liền và hải cảng và xử lý những căng thẳng trong vùng “trên căn bản luật quốc tế.”
Tuy nhiên Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị không đồng ý về lập trường của Hoa Kỳ, cho rằng bất cứ cuộc thảo luận nào về căng thẳng gia tăng là cường điệu.
Giáo sư Carl Thayer, một nhà phân tích tại trường đại học New South Wales ở Australia nói ASEAN thất bại không đưa ra được một lập trường thống nhất về những nỗ lực đang trì trệ để gây áp lực lên Trung Quốc tuân thủ một bộ qui tắc ứng xử chi phối việc tiếp cận các nguồn tài nguyên trong vùng.
Ông nhận định: “ASEAN sẽ không đưa ra một lập trường thống nhất cho Trung Quốc vì e ngại sẽ bị bác bỏ và Trung Quốc sẽ chống trả lại và nói chúng tôi muốn Lào, Campuchia và những người khác nói với chúng tôi những điều họ nghĩ. Tôi có thể hiểu được việc này là cả hai đều trì hoãn. Đây chỉ là trò chơi ngoại giao như một cách giữ cho Hoa Kỳ không dính líu vào và chia rẻ ASEAN. Họ đã chơi trò khá tốt trong sự lộn xộn này và tôi không thấy Trung Quốc nghiêm chỉnh trong việc này.”
Ông Lê Minh Lương, Tổng Thư Ký ASEAN nói đề nghị của Hoa Kỳ không được thảo luận. Ông nói thêm là đã có sẵn những cơ chế về vấn đề lấp đất lấn biển và xây dựng trên những đảo tranh chấp. Philippines dường như cũng lùi bước trong việc kêu gọi ngưng các hoạt động.
Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN cũng sẽ thảo luận với bộ trưởng ngoại giao các nước được gọi là các đối tác đối thoại bao gồm Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ.
Tránh ‘một số hành động’
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry khuyến khích các đồng minh châu Á – Thái Bình Dương tránh điều ông gọi là “một vài hành động” có thể làm phức tạp cuộc tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.
Ngoại trưởng Kerry hôm nay có mặt tại Miến Điện để dự hội nghị các bộ trưởng ngoại giao Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.
Ông Kerry nói các nước thành viên ASEAN cần làm việc với nhau để xử lý những căng thẳng một cách hòa bình và căn cứ trên luật pháp quốc tế.
Ông nói ASEAN có trách nhiệm đảm bảo an ninh cho những tuyến đường hàng hải và những cảng quan trọng.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói mức căng thẳng trong vùng về những tranh chấp đã được phóng đại.
Ông Vương gọi tình hình ở Biển Đông ổn định. Ông nói Bắc Kinh muốn giải quyết những tranh chấp với các nước láng giềng trực tiếp qua các cuộc tham khảo thân thiện.
Hoa Kỳ đã cáo buộc Trung Quốc dùng quân đội trong các cuộc tranh chấp với Brunei, Malaysia, Việt Nam và Philippines tại Biển Đông, và tranh chấp với Nhật Bản về một nhóm đảo không người ở nằm về phía đông bắc Đài Loan.
Tuyên bố này với sự ủng hộ của một vài nước Đông Nam Á được đưa ra ngày thứ Bảy trong một cuộc họp tại Miến Điện giữa các bộ trưởng ngoại giao của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Theo thông tín viên Ron Corben tường trình cho Đài VOA từ Bangkok thì các nhà phân tích cho rằng bình luận này tái xác nhận lập trường hiện nay của Trung Quốc nhằm phá hoại thêm nữa những nỗ lực của ASEAN tiến tới một lập trường thống nhất về việc tiếp cận vùng biển có tiềm năng thiên nhiên phong phú này.
Tuyên bố do Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đang tham dự hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại thủ đô Naypyidaw của Miến Điện đưa ra.
Ngày thứ Bảy ông Vương Nghị cảnh báo là Bắc Kinh sẽ phản ứng đối với điều ông gọi là “những hành động khiêu khích” tại những vùng thuộc Biển Đông đang tranh chấp.
Biển Đông đã trở thành trọng tâm của những cuộc thảo luận tại hội nghị vùng của ASEAN giữa lúc căng thăng gia tăng về tiềm năng thiên nhiên dồi dào trong vùng mà Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia và nhất là Trung Quốc đều đòi chủ quyền.
Bộ qui tắc ứng xử trong vùng năm 2002 được xem như một bước làm dịu căng thẳng nhưng hầu hết những nước đòi chủ quyền đều coi thường những hướng dẫn, đưa đến chia rẻ trong nội bộ ASEAN giữa lúc Việt Nam và Philippines tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ đối với tuyên bố chủ quyền của những nước này tại vùng biển tranh chấp.
Tuy nhiên Trung Quốc bác bỏ sự dính líu của Hoa Kỳ. Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, phát biểu với các phóng viên, nhắc lại lập trường của Trung Quốc bảo vệ chủ quyền trong vùng liên hệ đến Biển Đông.
Ông Vương nói là “một cường quốc có tránh nhiệm, Trung Quốc sẵn sàng tự chế, nhưng đối với những hành động khiêu khích không có lý do, Trung Quốc bắt buộc phải có những phản ứng rõ ràng và cương quyết.”
Tranh chấp gần đây nhất gồm có việc Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu sâu dưới đáy biển gần quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Giàn khoan này gây nên những cuộc biểu tình trên đường phố và tấn công vào những doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam. Trung Quốc dời giàn khoan vào ngày 15 tháng 7 và hai nước lui bước.
Philippines đã đề nghị ngưng các hoạt động trong vùng, bổ túc cho bộ qui tắc ứng xử và kêu gọi giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Công ước về Luật Biển của Liên hiệp quốc và được Hoa Kỳ ủng hộ.
Ngoại trưởng John Kerry, ngày thứ Bảy, cũng tham dự phiên họp các bộ trưởng ngoại giao, nói Hoa Kỳ và ASEAN chia sẻ trách nhiệm đảm bảo an ninh hàng hải tại vùng biển quan trọng, tại đất liền và hải cảng và xử lý những căng thẳng trong vùng “trên căn bản luật quốc tế.”
Tuy nhiên Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị không đồng ý về lập trường của Hoa Kỳ, cho rằng bất cứ cuộc thảo luận nào về căng thẳng gia tăng là cường điệu.
Giáo sư Carl Thayer, một nhà phân tích tại trường đại học New South Wales ở Australia nói ASEAN thất bại không đưa ra được một lập trường thống nhất về những nỗ lực đang trì trệ để gây áp lực lên Trung Quốc tuân thủ một bộ qui tắc ứng xử chi phối việc tiếp cận các nguồn tài nguyên trong vùng.
Ông nhận định: “ASEAN sẽ không đưa ra một lập trường thống nhất cho Trung Quốc vì e ngại sẽ bị bác bỏ và Trung Quốc sẽ chống trả lại và nói chúng tôi muốn Lào, Campuchia và những người khác nói với chúng tôi những điều họ nghĩ. Tôi có thể hiểu được việc này là cả hai đều trì hoãn. Đây chỉ là trò chơi ngoại giao như một cách giữ cho Hoa Kỳ không dính líu vào và chia rẻ ASEAN. Họ đã chơi trò khá tốt trong sự lộn xộn này và tôi không thấy Trung Quốc nghiêm chỉnh trong việc này.”
Ông Lê Minh Lương, Tổng Thư Ký ASEAN nói đề nghị của Hoa Kỳ không được thảo luận. Ông nói thêm là đã có sẵn những cơ chế về vấn đề lấp đất lấn biển và xây dựng trên những đảo tranh chấp. Philippines dường như cũng lùi bước trong việc kêu gọi ngưng các hoạt động.
Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN cũng sẽ thảo luận với bộ trưởng ngoại giao các nước được gọi là các đối tác đối thoại bao gồm Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ.
Tránh ‘một số hành động’
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry khuyến khích các đồng minh châu Á – Thái Bình Dương tránh điều ông gọi là “một vài hành động” có thể làm phức tạp cuộc tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.
Ngoại trưởng Kerry hôm nay có mặt tại Miến Điện để dự hội nghị các bộ trưởng ngoại giao Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.
Ông Kerry nói các nước thành viên ASEAN cần làm việc với nhau để xử lý những căng thẳng một cách hòa bình và căn cứ trên luật pháp quốc tế.
Ông nói ASEAN có trách nhiệm đảm bảo an ninh cho những tuyến đường hàng hải và những cảng quan trọng.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói mức căng thẳng trong vùng về những tranh chấp đã được phóng đại.
Ông Vương gọi tình hình ở Biển Đông ổn định. Ông nói Bắc Kinh muốn giải quyết những tranh chấp với các nước láng giềng trực tiếp qua các cuộc tham khảo thân thiện.
Hoa Kỳ đã cáo buộc Trung Quốc dùng quân đội trong các cuộc tranh chấp với Brunei, Malaysia, Việt Nam và Philippines tại Biển Đông, và tranh chấp với Nhật Bản về một nhóm đảo không người ở nằm về phía đông bắc Đài Loan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét