VNTB
Liên Sơn
Cảnh người dân xã Hòa Lễ đu dây vượt sông Krông Ana hằng ngày – Ảnh: Ngọc Anh (Thanhnien) |
Bà là một trong số hàng trăm người dân hàng ngày phải qua sông bằng cách đánh đu với số phận.
Không phải bà Thọ hay hàng trăm người dân ở đây không biết sợ chết, nhưng vì đó là cách duy nhất để họ qua rẫy kiếm cái ăn nên sợ hãi bị chai.
Trong khi chính quyền xã kiến nghị huyện về xây cầu, rồi ngành GTVT Daklak cũng có đề nghị, nhưng vấn đề kinh phí lại là một “trở ngại”.
Mà “trở ngại” thì cũng ngại nhắc đến. Cố nhiên, nếu không xảy ra vụ tai nạn trên, và báo chí không vào cuộc thì chắc hẳn… dân vẫn đu dây dài dài.
Chợt thấy buồn cho tỉnh DakLak, khi ngày-ngày tháng-tháng mở rộng diện tích café, rồi trở thành tỉnh xuất khẩu café lớn nhất nước, những tưởng tỉnh sẽ giàu mạnh, dân sẽ được đổi đời, nhưng ngờ đâu, đến cả tiền ngân sách lại eo hẹp. Để đến cây cầu cho dân đi cũng khó… có kinh phí.
Vị trí bà Thọ gặp nạn. Ảnh: Tuoitre. |
Người dân còn sáng tạo ra “cáp treo” đi một lúc nhiều người. Ảnh: Tuoitre. |
Nhưng ngẫm lại một cách sâu xa hơn, thì cái gì cũng có cái lý do của nó cả.
Đầu tiên là việc, ai bảo Dalak nghèo chi, nên dân không có cầu đi là phải rồi!
Ví như là thành phố kiểu Thái Nguyên thì không chừng Daklak không những có được cái cầu to đẹp mà còn có cả cái nhà vệ sinh công cộng trị giá 9,4 tỉ đồng.
Hay nếu được là thủ đô Hà Nội thì có thể thoải mái chi tiêu ngân sách, sẽ được cán bộ và T.Ư chăm lo “chu đáo” đời sống từ chuyện “giải quyết khâu ra” trong mỗi nhà vệ sinh bằng thép trị giá gần 1 tỉ đồng hay giúp thưởng thức văn hóa trong không gian cô tịch ở bảo tàng Hà Nội trị giá 2.300 tỉ đồng.
Nói thế để biết, cán bộ ta, nhất là ở T.Ư chú ý, bụng của họ ưng là ưng cái bộ mặt thủ đô, thành phố. Nên dân đừng trách T.Ư gì cả. Mà hãy tự trách mình vì sao sinh ra tại mảnh đất khỉ ho – gà gáy như KrongBong chứ không phải là chốn phồn hoa, đô thị như Thái Nguyên, Hà Nội.
Để từ đó, biết thân biết phận mà vì “đại cục”, cố gắng an phận đu dây, rồi “thắt lưng, buộc bụng” để “giúp” T.Ư có thêm tiền để rải về thủ đô, thành phố.
Thành tựu 40 năm “đu dây”
Thứ hai là, cán bộ có trăm công nghìn việc, lại trình độ cao, bàn cái vĩ mô đến siêu tưởng, chứ mấy chuyện vi mô này (cầu treo, trường học, công trình cung cấp nước uống) có xứng tầm lắm đâu mà cán bộ ngó ngàng gì tới cho cam; mà lại vi mô… vùng sâu, vùng xa nữa chứ.
Mà diện vi mô xa xôi đó dễ khiến cán cán bộ có “tâm và tầm” (nhất là cán bộ cơ sở) lại hay bị chủ đầu tư “lừa” do cái tật “dễ quên” của mình. Ví như dự án nước sạch ở xã Ea Na (Krong Ana – DakLak) ấy. Dự án vi mô quá, chỉ 1,1 tỉ đồng nên nhân lúc cán bộ “không để ý”, chủ đầu tư “lừa” cán bộ, khiến khi kiểm tra, cán bộ “mới biết” là chủ đầu tư quên hạng mục nguồn điện. Khiến cả dự án nước sau nghiệm thu… không nhỏ ra được giọt nước nào.
Thế nên, thà dân xã Hòa Lễ phản ánh mà “cấp trên vẫn không chia sẻ được do kinh phí làm cầu quá lớn”. Chứ lỡ dự án vi mô này mà cấp trên “để mắt” xuống thì có khi nghiệm thu được vài ngày, báo chí lại có cơ hội giật tít: “Sập cầu treo ở Hòa Lễ: Thảm họa từ con ốc” thì lại mệt.
Nói là nói vậy, nhưng có trời mới biết cán bộ nghĩ gì trong đầu, nên trong khi chờ động thái “bề trên” thì dân xã hãy tranh thủ kiến nghị UBND tỉnh DakLak nên quy hoạch địa điểm trên thành vùng du lịch mạo hiểm, đặt tên là: “Đu dây kiểu Tazan thời hiện đại”. Chắc chắn là đắt khách.
Gần đây, lại có một cuộc thi phóng sự ảnh báo chí 2014 – 2014 về chủ đề: “Thành tựu 40 năm thống nhất đất nước” của BBT báo SGGT phối hợp Hội nhà báo Tp. HCM. Dân xã cũng nên tự chụp hình lại rồi gửi, có khi được giải cũng nên.
Liên Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét