Boxitvn
Triển lãm ‘tài sản địa chủ’ tại Bảo tàng Lịch sử ở Hà Nội
Nhìn lại một số văn bản và ý kiến trước
đây và hiện nay nhân cuộc triên lãm Cải cách Ruộng đất đang
diễn ra tại Hà Nội:
Luật Cải cách Ruộng đất 04/12/1953 do Hồ Chí Minh ký:
Chương IV: Cơ quan chấp pháp và phương pháp thực hiện cải cách ruộng đất
Điều 32. – Trong thời gian cải cách ruộng đất, sẽ lập
Uỷ ban cải cách ruộng đất ở Trung ương, khu và tỉnh. Dưới sự lãnh đạo
của chính quyền, Uỷ ban cải cách ruộng đất có nhiệm vụ thi hành luật cải
cách ruộng đất, và lãnh đạo cụ thể cuộc phát động quần chúng thực hiện
cải cách ruộng đất.
Điều 33. – Ở cấp xã, hội nghị đại biểu nông dân toàn
xã, ban chấp hành Nông Hội xã là những cơ quan hợp pháp chấp hành luật
cải cách ruộng đất.
Điều 34. – Khi phân định thành phần giai cấp, phải
theo đúng điều lệ phân định thành phần giai cấp ở nông thôn do Chính phủ
quy định.
Thành phần giai cấp do hội nghị đại biểu nông dân
bình nghị và quyết định. Người đương sự phải được dự hội nghị để tham
gia bàn định.
Quyết định của xã về thành phần giai cấp phải do Uỷ
ban Kháng chiến Hành chính tỉnh duyệt y, hoặc do cơ quan được Uỷ ban
Kháng chiến Hành chính tỉnh uỷ quyền, duyệt y. Gặp trường hợp tranh
chấp, thì phải đưa ra Toà án Nhân dân Đặc biệt xét định.
Điều 35. – Nghiêm cấm mọi hành động chống lại hoặc
phá hoại phong trào phát động quần chúng cải cách ruộng đất. Từ lúc ban
hành luật cải cách ruộng đất đến lúc tuyên bố kết thúc cuộc cải cách
ruộng đất, tuyệt đối cấm địa chủ chuyển dịch ruộng đất, trâu bò, nông cụ
bằng bất cứ hình thức nào. Kẻ phạm pháp do Toà án Nhân dân Đặc biệt xét
xử.
Trung Quốc đã bắt đầu Thổ địa Cải cách từ 1950
Điều 36. – Ở những nơi phát động quần chúng thực hiện
cải cách ruộng đất, sẽ lập Toà án Nhân dân Đặc biệt. Toà án Nhân dân
Đặc biệt có nhiệm vụ:
1) Xét xử Việt gian, phản động, cường hào gian ác và những kẻ chống lại hoặc phá hoại cải cách ruộng đất;
2) Xét xử những vụ tranh chấp về ruộng đất và tài sản có liên quan đến cải cách ruộng đất;
3) Xét xử những vụ tranh chấp về phân định thành phần giai cấp.
Đối với kẻ phạm pháp thì xét xử theo pháp luật.
Nghiêm cấm bắt bớ và giết chóc trái phép, đánh đập, tra tấn hoặc dùng
mọi thứ nhục hình khác. Điều lệ tổ chức Toà án Nhân dân Đặc biệt do
Chính phủ, quy định.
Văn bản của Chính phủ Việt Nam:
Hoàn thành cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế quốc dân (1955-1957):
Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Lao động Việt Nam (khóa II) đã thảo luận kỹ và kết luận về thắng lợi và
sai lầm của cải cách ruộng đất. Hội nghị đã đề ra phương hướng và chủ
trương sửa sai 10 điểm.
“Hội đồng Chính phủ họp dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiểm điểm việc thi hành Luật cải cách ruộng đất và công tác chỉnh đốn tổ chức, quyết định những chính sách cụ thể để sửa chữa sai lầm”
Với tinh thần dũng cảm tự phê bình và phê bình, với ý
thức trách nhiệm cao trước toàn thể nhân dân, Đảng Lao động Việt Nam
một mặt nhanh chóng sửa chữa sai lầm, mặt khác có những biện pháp củng
cố và phát huy thắng lợi, kịp thời có những chủ trương đúng đắn đưa nông
thôn miền Bắc tiến lên.
Cuối tháng 10-1956, Hội đồng Chính phủ họp dưới sự
chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiểm điểm việc thi hành Luật cải
cách ruộng đất và công tác chỉnh đốn tổ chức, quyết định những chính
sách cụ thể để sửa chữa sai lầm.
Ngày 9-12-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh về
chế độ báo chí nhằm bảo đảm quyền tự do ngôn luận của nhân dân và ngăn
cấm những kẻ lợi dụng báo chí làm hại đến công cuộc đấu tranh cho hoà
bình, thống nhất, độc lập và dân chủ của nước nhà.
Nguyễn Minh Cần trên trang RFA về ‘đấu tố địa chủ’
“… Của nổi thì rõ rồi, nhưng của chìm là vàng bạc,
tiền thì rất khó cho nên phải truy tài sản. Nhưng nói thực ra anh em họ
vẫn gọi là “truy của” hay “tra của”. Truy ngày, truy đêm liên tục. Tôi
còn nhớ khi tôi đi cải cách ruộng đất ở Thái Bình thì có nghe một câu
than như thế này, đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ:
Truy đêm rồi lại truy ngày Tra lui tra tới của mày
để đâu Sân vườn, chuồng lợn, bờ ao Đào tung, xới hết chẳng sao: có vàng
Trời ơi, oan thật là oan Thân con quá khổ biết làm sao đây
Còn việc lập hồ sơ các loại địa chủ, cường hào thì
chủ yếu dựa vào lời tố của bần cố nông. Nhưng có một điều có thể nói là
người ta đánh vào lòng tham lam, vào lòng hận thù…Và người ta nói rằng
ai tố nhiều thì sau này là chia tiền, chia ruộng đất, chia tài sản…thì
sẽ được nhiều. Cho nên, nói thật đánh vào lòng tham, đánh vào lòng hận
thù, cho nên cũng nhiều người tố rất bừa bãi. Ở nông thôn lúc bấy giờ
gọi là “tố điêu” hoặc “tố đại hội”, “tố bừa”.
Nhưng khốn nỗi, tất cả những lời tố đó đều coi như
những bằng chứng để kết tội người địa chủ, hoặc người đối tượng mà mình
coi là phản động hay đảng phái…Cho nên sau khi lên hồ sơ rồi, tức là đưa
lên đoàn cải cách ruộng đất, tức là đoàn duyệt xong và chuẩn bị cho
việc đấy và xử án…
Tổ chức tòa án là tổ chức cuộc đấu. Trước đó bao
nhiêu ngày phải chuẩn bị, người ta làm như là một diễn tập cho một vỡ
kịch, tức là mỗi người nông dân lên tố như thế nào, rồi ý cho họ chỉ mặt
như thế nào, tức là xỉa vào mặt của địa chủ…
Tổ chức tòa án là tổ chức cuộc đấu. Trước đó bao
nhiêu ngày phải chuẩn bị, người ta làm như là một diễn tập cho một vỡ
kịch, tức là mỗi người nông dân lên tố như thế nào, rồi ý cho họ chỉ mặt
như thế nào, tức là xỉa vào mặt của địa chủ, bắt quì xuống như thế
nào…tất cả những cái đó được đạo diễn trước một cách rất cẩn thận. có cả
một kế hoạch, diễn tập như diễn một vỡ tuồng.
Như vậy đấu, có khi đấu 2-3 ngày tùy theo “tình trạng
nghiêm trọng” của địa chủ hay số người… Sau khi kết án thì hành quyết
ngay ở trước mặt.”
Về triển lãm Cải cách Ruộng đất
“Từ 1958, Hà Nội nhất trí coi việc áp dụng mô hình Xô Viết, ruộng đất của gần như toàn bộ nông dân miền Bắc lại bị đưa vào hợp tác xã”Trương Huy San
Nguyễn Quang Lập trên Facebook:
“Phần trưng bày gây nhiều cảm xúc nhất cho người xem
có lẽ là góc đối lập về cuộc sống của giai cấp địa chủ với tầng lớp bần
cố nông. Một bên là cuộc sống xa hoa, phong lưu, thừa mứa chứa chan, ăn
sung mặc sướng, một bên là rách rưới bần cùng, áo đụp hàng chục tấm vá,
cơm không đủ ăn, kéo cày thay trâu, nhà cửa xiêu vẹo, dột nát. Những
khung cảnh cách đây gần nửa thế kỷ ấy, đến giờ trông vẫn quen quen.”
Chau Doan trên Facebook:
“Không một học thuyết cao siêu nào được cho phép con
đấu tố cha mẹ, vợ đấu tố chồng để tách mình ra thành một tầng lớp khác,
đoạn tuyệt với thành phần cũ. Đời thủa nhà ai con lại gọi bố, mẹ bằng
mày, xưng tao? Bố mẹ lại gọi con là ông bà nông dân, thưa gửi thành
kính. Còn gì cay đắng hơn không?
… Điều này tàn phá luân lý, quan hệ, niềm tin của con
người. Những gì quý giá nhất mà phá đi, thì cuộc sống này còn ý nghĩa
gì nữa? Nông dân, bần cố nông mù chữ đứng lên xử những người có học, mà
đa phần toàn là vu khống, rồi xử bắn họ. Cuộc cách mạng long trời lở đất
hay là một cuộc tàn sát?
Cứ nghe chuyện xử bắn bà Năm là lòng mình xót xa.
Người phụ nữ đẹp như thế, giỏi như thế, và bà ta rất yêu cách mạng nữa
chứ. Buôn thép, lụa, cưu mang Việt Minh nhiều như thế. Cống hiến số
vàng, tiền lớn thế lại bị bắn đầu tiên.
Triển lãm là ‘Cải cách Ruộng đất 1946 -1957′ nhưng cuối 1953 Hồ Chủ tịch mới ký ‘Luật Cải cách Ruộng đất’
Tuy nhiên, chúng ta hiểu rằng những người cộng sản
lúc ấy bị sức ép từ Xô Cộng và Trung Cộng, và đây chính là sự phi lý,
nỗi nhục, nỗi khổ của dân tộc này. Điều này cho mỗi cá nhân chúng ta một
bài học. Đừng nghe bố con thằng nào, trước hết phải tin ở mình, phải
vận dụng đầu óc, suy nghĩ để tự tách bạch đúng sai trong cuộc đời.
Đảng cần nhìn thẳng vào quá khứ. Thời đại thông tin,
không thể mập mờ được đâu. Đảng phân minh với quá khứ thì Đảng mới dẫn
dắt chúng em tới tương lai tươi sáng được Đảng ạ. Tóm lại, cái triển lãm
này là một thất bại hoàn toàn. Không nói thì thôi, đừng nói nửa chừng.
Người hiểu biết, vào chỉ thấy bực mình.”
Trương Huy San trên Facebook:
“Rất tiếc chưa ai chỉ ra rằng, cái sai của cải cách
ruộng đất không phải là phần đã sửa mà là cái gốc của nó: Đảng đã tự
trao cho mình quyền có thể tước đoạt tính mạng và tài sản của người dân
một cách man rợ. Triển lãm có đưa những nụ cười của những nông dân được
chia “quả thực” nhưng Triển lãm đã không cho biết niềm vui không đạo lý
đó của những bần cố nông cũng ngắn chẳng tày gang. Từ 1958, đặc biệt là
sau khi Hồ Chí Minh (người dưới sức ép của Mao & Staline đã đưa cải
cách ruộng đất vào áp dụng với nhân dân ta) dự hội nghị 81 đảng cộng sản
và phong trào công nhân quốc tế tại Mascova trở về, nhất trí coi việc
áp dụng mô hình Xô Viết (vào VN) là “một vấn đề mang tính bắt buộc”,
ruộng đất của gần như toàn bộ nông dân miền Bắc lại bị đưa vào hợp tác
xã.”
Trinh Nguyễn trên báo Thanh Niên:
“Nhưng hạn chế lớn nhất của triển lãm chính là thiếu
vắng các câu chuyện kể. Sự “nhạy cảm” của đề tài cải cách ruộng đất có
lẽ cũng giống như đề tài thời bao cấp. Đó là những thời kỳ chúng ta đã
từng có cái sai, để rồi nhìn thấy nó và sửa chữa nó. Nhưng nếu triển lãm
bao cấp của Bảo tàng Dân tộc học cách đây cả chục năm tái hiện được câu
chuyện thân phận con người thì triển lãm này chưa chạm vào đó. Không ai
rõ, những con người cụ thể, có những hiện vật được trưng bày ở đây, đã
đi qua thời kỳ đó ra sao. Họ, con cháu họ, hiện sống thế nào, quan niệm
gì về thời kỳ lịch sử ấy.”
Nguồn: bbc.co.uk
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét