(Bình luận quân sự) – Gạc Ma là một “tàu sân bay không thể đánh chìm” nhưng…đáng tiếc, sân bay xây dựng trên đó lại rất dễ đánh sập, đánh hỏng.
Đã hơn nửa năm nay, Trung Quốc đang bí mật xây dựng
phi pháp, biến đảo đá san hô Gạc Ma trên quần đảo Trường Sa của Việt
Nam, thành một sân bay quân sự có chiều dài chừng 2000m. Qua ảnh vệ tinh
cung cấp thì tình hình có vẻ như đúng, trên đó đang hình thành một sân
bay cùng với hệ thống cầu cảng…Vậy, ý đồ quân sự của Trung Quốc khi xây
dựng sân bay này là gì? Sự lợi hại của sân bay này ra sao, ở mức độ nào?
Một sân bay hình thành tại Gạc Ma là chỉ vấn đề thời gian.
Phải công nhận rằng, biến một đảo đá san hô giữa biển
khơi thành một sân bay quân sự là một công việc không phải bất cứ quốc
gia nào cũng có khả năng làm được. Trung Quốc giàu có về tiền bạc lại
“giàu có” về ý tưởng bành trướng mộng mị nên…Vạn Lý Trường Thành, họ
còn làm được thì xây dựng một sân bay ở Gạc Ma là chuyện nhỏ.
Với đường băng dài 2.000 m, Trung Quốc có thể triển
khai các máy bay tân tiến của PLA như Su-30, J-11 và J-10 đến Trường Sa.
Điều này cho phép Trung Quốc tiến hành các hoạt động trên không ở biển
Đông và toàn bộ khu vực vịnh Malacca. Đây sẽ là một mối đe dọa cho Việt
Nam cùng những quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trong khu
vực (theo Kanwa Defense Review).
Nếu là vậy thì, sân bay Gạc Ma có vị trí chiến lược
trọng đại, là yếu tố quyết định thành bại “giấc mơ Trung Hoa” trên Biển
Đông. Do đó, có bán Hạm đội Đông Hải đi để đầu tư vào xây dựng sân bay
trên Gạc Ma cũng quá rẻ. Tuy nhiên…
Phát triển tàu sân bay Trung Quốc đã bế tắc?
Rõ ràng, để bảo đàm kỹ thuật cho một máy bay hoặc một
phi đội hoạt động thường trực trên Gạc Ma trong điều kiện thời tiết, khí
hậu rất phức tạp như độ ẩm mặn cao…là không dễ dàng, trong khi xây dựng
sân bay trên đó lại vô cùng tốn kém. Thế nhưng, một khi TSB Liêu Ninh
trực chiến ở Biển Đông thì sân bay Gạc Ma lại không còn giá trị. Vậy tại
sao Trung Quốc lại đang tập trung vật lực và ý chí, quyết tâm để xây
dựng sân bay Gạc Ma?
Cách duy nhất để giải thích cho vấn đề này là, thứ
nhất, Trung Quốc không thể đoán định được thời gian bao lâu thì tàu sân
bay Liêu Ninh đủ khả năng trực chiến tại Biển Đông.
Chỉ riêng trong năm 1954 – đúng 8 năm sau khi chiếc
máy bay chiến đấu đầu tiên hạ cánh trên tàu sân bay USS Franklin D.
Roosevelt, và, bất chấp việc phát triển các khái niệm âm thanh cho máy
bay bay từ boong tàu sân bay, Hải quân và đơn vị Lính thủy đánh bộ Mỹ đã
mất 776 máy bay và 535 phi công.
Đây là con số tổn thất không thể tưởng tượng nổi. Một
cái giá sơ sơ phải trả cho việc bá chủ biển cả chứ không phải có hàng
ngàn tàu đánh cá là coi “biển chỉ sâu đến đầu gối”, coi Biển Đông như
“ao nhà mình” dễ dàng như vậy.
Trung Quốc, ngày nay, dù khoa học công nghệ phát triển
hơn, nhưng trình độ công nghệ TSB hiện tại vẫn không thể bằng Mỹ lúc
đó. Vả lại, không ai có thể san sẻ kinh nghiệm này cho Trung Quốc, vì
đây là bí mật quốc gia của họ. Bởi vậy, Trung Quốc dù có tài “copy and
paste” cũng không có nghĩa “miễn nhiễm” với mối nguy hiểm này.
Hai phi công huấn luyện tại tàu sân bay Liêu Ninh bị
thiệt mạng mới đây là chỉ mới bắt đầu giai đoạn khó khăn, tổn thất lớn,
nếu như muốn có một tàu sân bay hoạt động như của Mỹ dù trình độ cách
đây 60 năm.
Thứ hai là, sân bay Gạc Ma thay thế tạm thời cho nhiệm
vụ của tàu sân bay Liêu Ninh…đồng thời có nhiệm vụ chính trị là khẳng
định chủ quyền (phi pháp) trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Như vậy, vấn đề còn lại là sân bay Gạc Ma trong ý đồ tác chiến của Trung Quốc như thế nào?
Đòn đánh phủ đầu chớp nhoáng
Có thể khẳng định rằng, trong chiến tranh hiện đại,
làm chủ vùng trời tác chiến là giành chiến thắng, do đó, tác chiến của
không quân là yếu tố quyết định thành bại của chiến dịch, chiến tranh.
Hiện tại bất kỳ một máy bay nào của Trung Quốc dù hiện
đại như SU-30 thì không thể tác chiến được ở khu vực Trường Sa nếu như
xuất phát tại Hải Nam. Đây là tử huyệt khó che đậy, là bất lợi lớn của
Trung Quốc trong chiến lược bá chủ Biển Đông.
Trong khi đó, hầu như các máy bay của không quân Việt
Nam lại chiếm ưu thế lớn khi thừa thời gian để tác chiến trên Biển Đông.
Vì thế, Trung Quốc xây dựng sân bay trên các hòn đảo chiếm được trên
Biển Đông hay đang gấp rút chế tạo, huấn luyện tàu sân bay, thực chất là
hạn chế sự bất lợi thế của mình trong vấn đề sử dụng không quân tác
chiến trên Biển Đông và khu vực Trường Sa. Còn từ đó, để chiếm ưu thế
khi tác chiến hay không lại là không đoán định được, là chuyện khác.
Tuy nhiên, nhiệm vụ, yêu cầu tác chiến của sân bay Gạc Ma không được lợi hại như tàu sân bay (tất nhiên).
Trước hết, như các chuyên gia nước ngoài đánh giá
rằng, “với đường băng dài 2000 m, Trung Quốc có thể triển khai các máy
bay tân tiến của PLA như Su-30, J-11 và J-10 đến Trường Sa. Điều này cho
phép Trung Quốc tiến hành các hoạt động trên không ở biển Đông và toàn
bộ khu vực vịnh Malacca…”
Bỏ qua yếu tố kỹ thuật, thì đây là một đánh giá đúng
của các học giả và nhà chính trị (không phải của nhà quân sự), nhưng chỉ
trong trường hợp không xảy ra tác chiến. Khi đó, Gạc Ma là một “tàu sân
bay không thể đánh chìm” là chính xác, là có thể phát huy vai trò nhiệm
vụ như trên. Song, đáng tiếc, khi tác chiến xảy ra, Gạc Ma lại là một
“tàu sân bay” rất dễ bị đánh hỏng, đánh sập.
Trong một vị trí cài răng lược trên quần đảo Trường
Sa; trong khả năng tự vệ cao của lực lượng phòng thủ Việt Nam; trong sự
xuất hiện vũ khí tầm xa, tầm trung hiện đại, uy lực mạnh…thì việc buộc
sân bay Gạc Ma ngừng hoạt động không phải là quá khó và tất nhiên, không
nằm ngoài sự tính toán, dự liệu, của các nhà quân sự Trung Quốc.
Vậy tại sao, Trung Quốc vẫn không tiếc tiền của đổ vào
đó để gấp rút hoàn thành sân bay Gạc Ma? Bởi vì, giới quân sự Trung
Quốc đang hy vọng một kết quả khả quan trước một ý đồ tác chiến mà họ
nung nấu, họ có quyền nắm lợi thế: Đòn tấn công phủ đầu.
Thế cài răng lược khiến sân bay Gạc Ma rất dễ đánh sập nhưng rất nguy hiểm cho đòn đánh phủ đầu. |
Có thể nói, điều nguy hiểm gây ra từ sân bay Gạc Ma
cho Việt Nam là ở ý đồ tác chiến đánh đòn phủ đầu hay tấn công trước vào
các đảo và đất liền Việt Nam trong phương châm đánh nhanh thắng nhanh
của Trung Quốc.
Chỉ có thắng lớn trong đòn đánh phủ đầu thì sân bay
Gạc Ma mới không bị đối phương buộc phải ngừng hoạt động và lúc đó Gạc
Ma trở thành một nút chặn khá lợi hại, cắt đứt sự hỗ trợ của đất liền
cho các đảo của Việt Nam. Nếu thất bại trong đòn đánh phủ đầu thì sân
bay Gạc Ma, sứ mệnh, vai trò nhiệm vụ cũng giống như giàn khoan Hải
Dương 981 mà thôi.
Vậy là trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã, đang “mài giáo”.
Sự lợi hại của đòn đánh phủ đầu là như thế nào? Tại
sao Trung Quốc lại đặt cược lớn, một canh bạc liều lĩnh, vào đòn đánh
phủ đầu như vậy? Còn “tấm khiên” của Việt Nam?
(Bài tiếp theo: Việt Nam không ngồi nhìn )
-
Lê Ngọc Thống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét