Một cuộc biểu tình của giới trẻ tại Sài Gòn trước năm 1975. File photo
http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf
Sinh viên là những người đại diện cho tương lai đất nước. Trong năm
2014 này người ta chứng kiến thế hệ tương lai đó ở Đài Loan, và bây giờ
là Hong Kong cất lên tiếng nói, sự quan tâm của mình đối với các vấn đề
chính trị của quốc gia. Những cuộc biểu tình của giới sinh viên như thế
đã diễn ra ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Và nay nó hoàn toàn vắng
bóng. Tại sao?
Nền dân chủ phôi thai bị bóp nghẹt
Hình ảnh biểu tình của sinh viên Hong Kong đòi dân chủ gây xúc động
nhiều cho giới đấu tranh dân chủ tại Việt Nam. Họ đặt ra câu hỏi tại sao
cuộc đấu tranh chỉ diễn ra ở Hong Kong mà không phải ở Việt Nam, nơi
những vấn đề thực thi dân chủ còn kém hơn nhiều lần? Tại sao sinh viên
của nhiều quốc gia thường hay lên tiếng khi có những vấn đề chính trị xã
hội bị xấu đi? Trong khi ở Việt Nam thì những vấn đề như vậy xuất hiện
ngày càng nhiều và không thấy sinh viên lên tiếng? Và gần gũi nhất là
cách đây hơn 40 năm, sinh viên học sinh dưới chế độ Việt Nam cộng hòa
rất thường hay biểu tình, từ phản chiến cho đến chống thuế giá trị gia
tăng, còn sau năm 1975, sinh viên học sinh không còn hoạt động gì nữa.
Tại sao?
Những kẻ chiến thắng bóp nghẹt tự do dân chủ của một nền dân chủ phôi thai:
Miền Nam là bị đánh chiếm, mà bị đánh
chiếm nên bị áp đặt một chế độ mới mà người thua trận phải chấp nhận.
Còn những người đã đi biểu tình chống đối (trước đó) là đã theo Việt
cộng rồi.
-Huỳnh Ngọc Chênh
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, người từng tham gia các hoạt động của giới
sinh viên miền Nam trước năm 1975 nêu ra nguyên nhân của tình hình đó:
“Miền Nam là bị đánh chiếm, mà bị đánh chiếm nên bị áp đặt một chế
độ mới mà người thua trận phải chấp nhận. Còn những người đã đi biểu
tình chống đối (trước đó) là đã theo Việt cộng rồi. Và rồi họ hợp tác,
còn những người còn lại là những người thua trận. Họ bị bắt đi cải tạo,
đi học tập, họ đi vượt biên, họ đâu còn đấu tranh dân chủ được.”
Ý kiến của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cũng là ý kiến của nhiều người có
liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua, có bên thắng trận và
bên bại trận, một cuộc nội chiến mà sau khi kết thúc bên thắng xử những
người anh em thua trận.
Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa trong một lần trả lời phỏng vấn báo Pháp nói
rằng những người mang tên là “Giải phóng” biến thành những người “Chiến
thắng” ngay sau ngày 30/4/1975.
Trong một lần trao đổi với chúng tôi nhân kỷ niệm ngày 30/4, một bạn
trẻ tại Hà nội nói rằng chế độ Việt Nam cộng hòa dù chưa hoàn hảo nhưng
đó lại là một cuộc thực nghiệm về dân chủ. Những người đồng ý với bạn
trẻ này cho rằng chính vì lý do đó, trong không khí dân chủ dù chưa hoàn
hảo đó, các sinh viên học sinh có thể cất lên tiếng nói chính trị của
mình.
Giáo dục chính trị dẫn đến thờ ơ chính trị
Giải thích về sự thụ động, không quan tâm đến chính trị của thanh niên học sinh hiện nay, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh nói tiếp:
Một trong những hoạt động trong thời gian
sinh viên Đại Học Hong Kong bãi khóa, đòi hỏi Trung Quốc phải cho cư dân
Hong Kong được quyền tự do ứng cử, ảnh chụp hôm 23/9/2014.
“Khi người ta áp đặt một chế độ mới thì người ta tính hết rồi,
người ta không cho đại học tự chủ. Đại học trở thành cấp bốn, có lớp
trưởng, có đoàn thanh niên, mọi thứ đều do nhà nước quản lý hết, thông
qua tổ chức này tổ chức khác. Cho nên sinh viên của chế độ sau 75 giống
như học sinh cấp bốn, gọi dạ bảo vâng. Và lực lượng giáo viên cũng do
đảng và nhà nước nắm hết. Có một sinh viên nào lên tiếng phản kháng thì
chẳng có giáo viên giáo sư nào ủng hộ cả, bởi vì họ là người của đảng.
Hồi mới giải phóng thiếu giáo viên giáo sư, người ta sử dụng những người
cũ gọi là lưu dung, và cũng chỉ sử dụng chuyên môn thôi chứ những người
đó không có một quyền hành nào hết, và sẳn sàng bị đuổi khỏi ngành nếu
có ý kiến gì khác ý kiến của tổ chức. Còn những người không chấp nhận
cuộc sống của chế độ thì bị đi tù, (con em) không được vào trường Đại
học vì bị phân biệt lý lịch nên họ vượt biên cả. Thế hệ thanh niên còn
lại được dẫn dắt, được dạy dỗ, được học tập theo cách chương trình học
Mác Lê Nin, đạo đức Hồ Chí Minh trong một chương trình rất nặng năm nào
cũng phải có. Sinh viên bây giờ giống như những học sinh bé nhỏ, không
có ý thức, chẳng làm được cái gì cả.”
Anh Nguyễn Anh Tuấn, từng tham gia các hoạt động của đoàn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh ở Việt Nam, hiện là thành viên một tổ chức dân sự
nói rằng sự tê liệt của sinh viên học sinh Việt Nam là do sự kềm kẹp
nhiều tầng nấc trong trường Đại học. Anh nói rằng: “Sinh viên Việt Nam là sản phẩm của một hệ thống giáo dục nói
riêng và một hệ thống quản trị xã hội nói chung của một nước cộng sản.”
Sinh viên của chế độ sau 75 giống như
học sinh cấp bốn, gọi dạ bảo vâng. Và lực lượng giáo viên cũng do đảng
và nhà nước nắm hết.
-Huỳnh Ngọc Chênh
Một nữ sinh viên khác thì nói rằng cho tới giờ này thì chính quyền
của đảng cộng sản Việt Nam thành công trong việc thực hiện một chính
sách ngu dân lâu dài và có hệ thống, kiềm tỏa mọi thế lực có thể đi
ngược lại lợi ích của đảng cộng sản Việt Nam.
Một điều trớ trêu là mọi người đều biết rằng chương trình học ở các
đại học Việt Nam sau năm 1975 rất nặng nề về các môn chính trị, nhưng
các sinh viên Việt Nam lại không có phản ứng gì đối với những vấn đề
chính trị xã hội. Giải thích điều này anh Nguyễn Anh Tuấn nói: “Cái từ chính trị ở Việt Nam bị xuyên tạc, và có hai hướng xuyên
tạc. Thứ nhất là linh thiêng hóa cái từ chính trị để giới trẻ nghĩ rằng
đó là cái gì đó cao vời vợi mà chỉ có những người đặc biệt mới được
quyền hoạt động chính trị, sử dụng cái quyền chính trị của mình. Mặc
khác người ta lại tầm thường hóa chính trị, nói rằng có bản lĩnh chính
trị tức là tuân phục đường lối của đảng cộng sản, của nhà cầm quyền. Cả
hai đều đi đến chổ bóp méo cái từ chính trị, thực ra rất đa dạng phong
phú, rất gần gũi với đời sống của mỗi người.”
Theo anh thì khái niệm chính trị như vậy ở Việt Nam sau năm 1975 cũng
góp phần tạo ra thái độ thờ ơ đối với những vấn đề chính trị xã hội của
quốc gia, làm vắng bóng những cuộc biểu tình như ở Sài Gòn trước kia.
Trong thời gian gần đây, đã thấy xuất hiện các cuộc biểu tình liên
quan từ vấn đề chống Trung quốc xâm lượt đến đòi đất đai của nông dân,
nhưng trong các đám đông đó sinh viên học sinh vẫn vắng bóng. Những nhà
hoạt động dân chủ mà số lượng hãy còn ít ỏi nói với chúng tôi rằng thế
hệ trẻ lớn lên ở Việt Nam hiện nay không biết mình có những cái quyền gì
để mà đòi. Một người giải thích rằng: “Khi nói với những kẻ nô lệ về tự do thì sẽ nhận được những nụ cười mỉa mai.”
Nhưng cũng có những ý kiến lạc quan, trong đó có nhà báo Huỳnh Ngọc
Chênh và anh Nguyễn Anh Tuấn, là đã xuất hiện những sinh viên dám dấn
thân đấu tranh cho những điều mà họ tin là đúng, cho quyền tự nhiên của
mình như các bạn sinh viên Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, mà chính
quyền cộng sản đã phải dùng nhà tù để trấn áp họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét