Vanhoanghean
Trần Ngọc Vương
Lời Tòa Soạn: Hiểu biết về thế giới quanh mình là một nhu
cầu tự thân của con người, của các cộng đồng xã hội. Hiểu biết để mà có
cách ứng xử phù hợp, để tồn tại, để mà phát triển. Nếu không hoặc ít
hiểu biết sẽ gặp nhiều bất trắc và tai họa đến từ thế giới [tự nhiên và
xã hội] quanh ta. Chúng ta ở cạnh Trung Quốc nhưng chúng ta đang có
nhiều khoảng trống tri thức về họ. Điều đó là vô cùng tệ hại bởi nhiều
điều tai quái và bất hạnh sẽ bất ngờ đến với ta từ họ. Thực trạng ngành
Trung Quốc học ở Việt Nam và những gợi ý là điều mà Gs. Ts Trần Ngọc
Vương sẽ trình bày trong bài viết này.
Từ mỗi cá thể rồi mở rộng dần ra các quần thể, các cộng đồng từ
nhỏ tới lớn để tồn tại và phát triển đều phải thường xuyên và liên tục
hội được những điều kiện từ cần đến đủ, điều kiện cần là cho sự tồn tại
và điều kiện đủ là cho sự phát triển.
Hàng loạt triết gia thuộc nhiều nền văn hóa, văn minh khác nhau ngay từ thời cổ đại xa xưa đã giành nhiều tâm trí, thậm chí có người giành cả cuộc đời chỉ để “loay hoay” đi tìm ý nghĩa và phương thức tồn tại cho riêng mình hay cho mỗi, cho từng cá thể mà rốt cuộc những đáp án tìm được cho tới nay vẫn chưa đủ để “tự dỗ dành” được chính bản thân. Vậy nên cho tới tận tuổi xế chiều, một trong những bậc hiền triết – nhà thông thái bậc nhất của châu Âu mở ra thời đại Khai minh là René Descarte vẫn thốt lên những lời lẽ đượm vẻ chán chường :”Hãy biết sắp xếp lại mơ ước của bản thân mình thì tốt hơn là hy vọng thay đổi trật tự của thế giới”. Một triết gia khác, nếu không nhầm thì là La Rochefoucault, còn quyết liệt một cách thê thảm hơn: “Cuộc đời chỉ vô nghĩa đối với những ai nhăm nhe đi tìm ý nghĩa của nó!”. Còn triết lý dân gian thì nói gọn lỏn: “Ngu si hưởng thái bình!”, bởi “Biết lắm thì khổ nhiều”.
Nếu lấy điểm khởi đầu là cá nhân, cá thể, coi đó là đơn vị tọa độ gốc, thì trong khung khổ loài người, xét theo góc nhìn đối với những sinh thể tự nhiên, cho tới nay có thể xác định những cấp độ quần thể và quần thể hóa cơ bản là gia đình, gia tộc, dòng họ, tộc người, hệ tộc (tiểu chủng), chủng tộc (đại chủng). Những cá thể lai (métisses) làm thành “ranh giới mềm” giữa các cấp độ quần thể hiện thực,và cần lưu ý thêm rằng bộ phận này trong thế giới ngày nay đang có xu hướng càng ngày càng đông đảo.
Theo góc nhìn xã hội – lịch sử và xã hội hóa – lịch sử hóa, song song với trục quy chiếu đó là thực tế địa vực hóa, lãnh thổ hóa, lần lượt xuất hiện các thực thể xã hội – hành chính, từ làng xã, huyện, tỉnh, khu, miền, (cùng các biến thể ở từng cấp) quốc gia, khối – vùng quốc gia, châu lục, và cuối cùng là thế giới.Các cộng đồng cũng vận động phân hóa thành các tổ chức, đoàn thể, nhóm xã hội, theo hướng càng tiến tới thời hiện đại thì các loại tập hợp xã hội hóa đó càng đa dạng về hình thức và càng phong phú, phức tạp về nội dung.
Các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa trên thế giới từng khẳng định sự tồn tại của hàng chục nền văn minh lớn trong lịch sử nhân loại ở các châu lục (trừ ở châu Nam cực), nhưng phần lớn các nền văn minh ấy đều có vận mệnh lịch sử thăng trầm dữ dội, cho tới ngày nay thì phần đông các học giả hàng đầu của chuyên ngành lịch sử văn hóa, văn minh đều khá thống nhất trong nhận định rằng chỉ có hai nền văn minh lớn của nhân loại, tuy cũng trải qua nhiều bước thăng trầm, nhưng trên tổng thể, được coi là tồn tại liên tục từ lúc hình thành đến nay, không bị đứt gãy đến thành rời rạc, không bị sụp đổ đến mức không thể gượng dậy được, đó là văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa. Do vị trí đặc thù đó, mà hai nền văn hóa, văn minh này thu hút sự chú ý từ lâu của rất nhiều học giả trên thế giới.
Những phác thảo đầu tiên – cho đến nay chỉ có thể khẳng định ở mức độ như vậy – cho lời đáp đối với “sự thách đố” của hai nền văn hóa, văn minh này, là chúng được thiết định bởi những nguyên lý và cách thức khác biệt nhau! Về phần mình, tôi cho rằng lực lượng nòng cốt duy trì và phát triển văn minh Trung Hoa là những nhóm xã hội theo đuổi mục tiêu một nền văn minh đế chế hóa, còn lực lượng chủ yếu kiến tạo và bảo trì nền văn minh Ấn Độ là những nhóm xã hội khát vọng hướng tới một nền văn minh vũ trụ hóa theo cách thức tâm linh và siêu việt .Hẳn rằng đây là một nhận định gây ngạc nhiên và chắc chắn cũng gây tranh cãi, nhưng không phải là trọng tâm của bài viết này.
Từ điểm nhìn của người hiện đại, các nền văn hóa, văn minh có lịch sử hàng ngàn năm đều hàm chứa những bí mật riêng có để tồn tại và phát triển, tuy nhiên việc phát hiện ra những yếu tố mang tính đặc trưng ấy trong bối cảnh toàn cầu hóa và thế giới “đã trở nên phẳng” như ngày nay là một công việc hoàn toàn không dễ dàng. Văn minh phương Đông nói chung, văn minh Trung Quốc nói riêng ngay từ thời điểm tiếp xúc, giao thoa có hệ thống ban đầu cũng đã dần dà thu hút sự chú ý, và càng ngày càng gây chú ý cao độ, của nhiều học giả phương Tây, và ở nhiều quốc gia Âu Mỹ, ngành Trung Quốc học đã có lịch sử riêng hàng ba thế kỷ.Như đối với bất kỳ lĩnh vực nào khác của nghiên cứu khoa học, khi hiểu biết càng tăng lên thì những “mặt khuất” chưa được biết tới cũng càng giãn nở rộng ra, nói theo lối “biện chứng” là “càng hiểu biết nhiều càng thấy sự ngu dốt của chính mình to thêm mãi”. Dẫu vậy, bất chấp những gì không biết, chưa biết, đối tượng nghiên cứu vẫn ngày một trở nên minh bạch hơn, rõ ràng hơn. Trung Quốc học trên thế giới ngày nay đang bùng nổ với quy mô và chiều sâu chưa từng thấy, tương ứng với vị trí và vai trò ngày càng “nặng ký” của Trung Quốc trên trường quốc tế, dù theo nghĩa khẳng định hay theo nghĩa tiêu cực.
Như mọi người đều có thể biết, cư dân thuộc cộng đồng Việt ngày nay vốn mang nhiều đặc điểm chứng tỏ mối liên quan gần gũi với cộng đồng cư dân địa vực Nam Trung Quốc, trước hết là về phương diện nhân chủng. Về mặt địa văn hóa, sự giải thể “cơ tầng Đông Nam Á cổ” đã diễn ra đối với cộng đồng Bách Việt trên lưu vực sông Dương Tử và những vùng đất vùng người kề cận với “Trung Nguyên” để bị “thu hút” vào “cơ cấu đế chế” mà cộng đồng cư dân trên lưu vực sông Hoàng Hà, dù sao chăng nữa, ít nhất từ thời Thương – Chu trở đi, đã đóng vai trò là hạt nhân và trục tập hợp. Khi quỹ đạo đế chế hóa ở “Trung Nguyên” chính thức được xác lập (Tần), thì đại diện lớn nhất của “cộng đồng Nam Man xưa” là nước Sở vẫn tỏ ra là “trung tâm đề kháng” mạnh mẽ nhất, nhưng rồi thất bại của Hạng Vũ trước Lưu Bang đã chính thức đặt dấu chấm hết cho nỗ lực tự lập tự cường của cả vùng đất mênh mông làm nên gần một nửa của cái “Trung Nguyên mới”. Bốn thế kỷ đế chế Hán thông qua vô số nhân vật và sự kiện lịch sử đã “làm nốt” , “kiện toàn” cái cốt lõi của quốc gia – đế chế này. Ba thế kỷ rưỡi “suy thoái đế chế” từ thời Tam Quốc. qua Ngụy Tấn Nam Bắc triều (220 – 581) cho thấy tình trạng tái cát cứ trên quy mô lớn và kéo dài sẽ còn là một “tiết tấu mang tính điệp khúc” sẽ còn lặp lại nữa, bất chấp sự thật là nhìn trên tổng thể, nhà Tùy đã tấu lên khúc dạo đầu của “đế chế tân trào”, để tiếp đó là một đế chế Đại Đường hùng cường hoa phát, đưa xứ sở này vượt lên trình độ cao nhất thế giới trong ba thế kỷ tiếp theo.
Nhưng như đã biết, “kịch bản lịch sử” tiếp theo là “điệp khúc suy bại, cát cứ” tái diễn. Sự tái lập “thiên triều đế chế” dưới cả hai thời Bắc và Nam Tống đều không phục hưng được vẻ huy hoàng độc đáo của thời Đại Đường, trên thực tế Nam Tống chỉ là triều đại tượng trưng cho cả một “Trung Quốc đa sở hữu” mà ngày nay, các nhà nước Liêu, Kim, cả Tây Hạ nữa, đang được các sử gia đương đại Trung Quốc, và cả những người làm phim cổ trang nữa, “cho phép gia nhập sâu” vào thành những trang lịch sử chính thống.
Nguyên, Minh, Thanh tiếp tục là những nhà nước đế chế, nhưng lại vẫn cần lưu ý rằng “khúc đầu” và “khúc cuối” của những đế chế này là những “trang sử rách” được viết bởi rất nhiều thế lực cát cứ lớn nhỏ, và chính những chủ thể sáng lập nên các đế chế này vốn cũng “trưởng thành lên” từ những thế lực cát cứ đó, hơn thế, và điều đặc biết đa nghĩa, hai trong ba đế chế ấy được dựng nên bởi bàn tay của các thế lực “Hung Nô, Di Địch, ngoại nhân”.Nhân vật khai sáng đế chế thứ ba – Chu Nguyên Chương, Thái tổ Hoàng đế nhà Minh, là người duy nhất trong thập đại đế vương có nguồn gốc phương Nam, nghĩa là cũng “Nam Man một nửa”. Nhưng từ góc nhìn khác, phải nhận rằng chính ba triều đại đế chế này, bằng những cách thức có thể rất khác nhau, đã lần lượt đưa thêm những vùng đất vùng dân cư sáp nhập vào bản đồ đế chế của “quốc gia ở giữa”, và sự mở rộng cương vực đế chế ấy rút lại đã “xóa sổ” hàng loạt các quốc gia từng tồn tại và phát triển độc lập trong hàng ngàn năm trước đó. Nhà nước Nam Chiếu – Đại Lý là trường hợp điển hình của một sự bị thôn tính như thế, và điều đó diễn ra dưới tay của một “kẻ chinh phục” khá nổi tiếng và tai tiếng người Mông Nguyên – Thoát Hoan, người lần đầu tiên khuất phục được cả vùng Vân Nam cho đế chế của cha mình rồi nhờ thế mà vẽ vĩnh viễn vùng đất này vào bản đồ Trung Hoa nhưng lại từ Đại Việt trở về theo “con đường ống đồng”!
Mối quan hệ lâu đời giữa một cộng đồng đất và người Việt Nam với một thực tế nhiều triều đại nhưng hoàn toàn có thể nhìn nhận là có tính liên tục theo chiều nhất thể hóa trên đất Trung Hoa như vậy từng diễn ra với rất nhiều tông điệu, cung bậc và sắc thái, không ít khi tỏ ra mâu thuẫn và nghịch phách, lỗi nhịp. Không bàn ở đây lịch sử những mối quan hệ của các “Thiên triều” Trung Hoa với các cộng đồng phương Bắc, phương Tây và phương Đông của họ, chỉ xét riêng những tác động qua lại giữa các triều đình này với các cộng đồng phương Nam (gồm cả Đông Nam và Tây Nam), thì có thể khẳng định rằng duy chỉ ở Việt Nam, rốt cuộc, tồn tại được và phát triển được một vùng đất vùng cư dân đạt tới định chế độc lập, tự khẳng định như một “quốc gia đầy đủ” dù đã phải trải qua hàng chục cuộc xâm lăng và chiếm đóng lớn nhỏ của các thế lực thiên triều ấy.
Tình thế bất tương đẳng truyền kiếp trải qua hàng hơn hai ngàn năm giữa hai thực thể (nếu chỉ tính từ mốc tín sử cho phép nói là bắt đầu có biết đến sự tồn tại của nhau) khiến cho trong suốt cả thời gian dằng dặc ấy, xuất hiện không ít những “phương thức ứng xử” đa trị và đa nghĩa giữa những thế lực vừa thống trị mà cũng vừa đại diện cho cộng đồng Việt với các triều đại đế chế trên đất Trung Hoa.
So với các quốc gia – dân tộc khác trong nhóm các quốc gia được định danh là “đồng văn” trên nền “Hán tự văn hóa quyển” là Triều Tiên và Nhật Bản, có thể nêu lên một nhận xét khái quát bao hàm một nghịch lý: Việt Nam là quốc gia trên thực tế chịu đựng họa xâm lăng và nô dịch của các đế chế Trung Hoa liên tục nhất, dai dẳng nhất, khốc liệt nhất, có thời gian bị nội thuộc kéo dài nhất (trong khi Nhật Bản “chưa một ngày bị Trung Quốc cai trị”!) nhưng giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ được các nhà Đông phương học định danh là “thế giới Hán hóa” (le monde sinisé), Việt Nam lại là quốc gia chịu ảnh hưởng của “nền văn hóa Thiên triều” chính thống ít sâu đậm nhất! Khẳng định này có thể gây tranh cãi và giải thích điều này hoàn toàn không dễ dàng.Nhưng có thể đề nghị các nhà khoa học đang cộng tác làm các bộ sách kinh tạng với các học giả thuộc bốn trường Đại học lớn của bốn nước chứng thực phần nào cho điều vừa nói, thậm chí chỉ cần căn cứ vào số lượng quyển của bộ Nho tạng có được ở Việt Nam so với số lượng quyển có được từ nguồn thư tịch Triều Tiên và Nhật Bản. Tình hình chung cho cả Tam giáo hay rộng hơn, cho cả bách gia chư tử, có lẽ cũng không khác mấy, thậm chí tôi ngờ rằng còn có thể “hoang vắng” hơn!
Chúng tôi đã có dịp nhận xét rằng trong các loại hình nhà nho cơ bản (hiển nho), thì ở Việt Nam thưa thớt loại triết nho – nhà nho nhà tư tưởng, cũng hiếm nhà nho học giả. Hai mẫu nhà nho phổ biến hơn cả ở Việt Nam trước kia là nhà nho ông quan và nhà nho nghệ sĩ. Nhiều nhà nghiên cứu có thẩm quyền chuyên môn bậc nhất trong giới khoa học xã hội nước ta mấy chục năm qua dù muốn dù không đều buộc phải thừa nhận một thực tế: cha ông ta không có nhiều truyền thống học thuật nói chung, lý luận nói riêng.
Có thể và cần thiết tạo nên nhiều cơ hội khác để bàn kỹ, bàn sâu về chủ đề này. Điều tôi cần nói ở đây chỉ là một nhận xét vắn tắt: hàng ngàn năm chung đụng với nền văn hóa Trung Hoa, cha ông ta quả có chịu ảnh hưởng nhiều, thậm chí rất nhiều, nhưng rút cuộc, hiểu nền văn hóa đó một cách sâu sắc, toàn diện và hệ thống thì khó có thể khẳng định. Bộ phận “ưu tú” hơn cả trong giới nhà nho đương nhiên theo truyền thống hình dung phải là các bậc đại khoa, nhưng giữa ba ngàn tên tuổi đỗ đại khoa còn lưu lại trong sử sách hay trên bảng vàng bia đá, thật khó đếm số học giả nổi trội đủ mười đầu ngón tay. Dĩ nhiên, hoàn toàn có thể nói thêm rằng không chỉ có các bậc đại khoa mới trở nên học giả tầm cỡ, nhưng đã vậy, lại phải nói thêm nữa rằng những trường hợp như thế chắc chắn là những ngoại lệ.
Thứ kiến thức xuất phát từ nền văn hóa, học thuật Trung Hoa mà nhà nho Việt Nam biết nhiều nhất trước kia là văn và sử. Tụng Bắc sử để quyết khoa đó đã là “học bệnh” của cả ngàn năm. Nhưng có thực nhà nho ta có ai đó đã kịp đọc đủ, dù chỉ một lần, những pho sử chính thức của các sử gia Trung Quốc, thứ được biên soạn lần hồi trong khoảng 2500 năm? Tôi không tin như thế. Ngay bộ sử nổi tiếng nhất – Sử ký Tư Mã Thiên – thì cũng chỉ thấy nhà nho ta “nằm lòng” những phần “Bản kỷ”, “Thế gia”, một phần “Liệt truyện”, còn phần “Thư” và “Biểu” thì thấy rất ít người nhắc tới.Học vấn của nhà nho Việt Nam về “Trung Quốc học” lại chỉ thiên mạnh mẽ về thời cổ đại. Có thể nói cho tới tận thế kỷ XVIII rất ít nhà nho Việt Nam có điều kiện và chịu khó “cập nhật thông tin” về nền học thuật Trung Quốc từ đời Tống trở đi. Thứ nhà nho biết nhiều và có thể kèm cả sự say mê là văn chương, nhưng trong số những tác giả được xếp vào danh sách bát đại gia Đường – Tống, thì người được biết tới nhiều nhất có lẽ chỉ là Tô Đông Pha, thứ đến là Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên và Âu Dương Tu được đề cập thưa thớt hơn, về Vương An Thạch thì có lẽ vì vừa là lãnh tụ phái Tân đảng vừa là người chủ trương xâm lược Việt Nam nên ít được nhắc tới, còn cơ hồ không có tác giả nào của Việt Nam từng “cố công tìm hiểu” về Tô Tuân, Tô Triệt và Tăng Củng.
Rất hiếm văn nhân người Việt trước đây có được một sự hiểu biết tương đối toàn diện về những thành tựu đỉnh cao của nền văn học Trung Quốc sau đời Đường. Bằng chứng là không thấy ai tỏ ra “lão luyện” về Tống từ, Nguyên khúc hay Minh – Thanh tiểu thuyết, mặc dù những loại sách vở ấy vẫn được các thương nhân Hoa Kiều “bằng con đường tiểu ngạch” đưa vào Việt Nam.
Trong tâm trạng bốc đồng vừa có sắc thái tự hào dân tộc chủ nghĩa pha màu tuyên huấn, vừa ẩn giấu cả mặc cảm tự ty, thi thoảng có những người Việt lớn tiếng khẳng định rằng một số nhân vật xuất sắc nào đó của giới trí thức nho gia Việt Nam từng đỗ “lưỡng quốc tiến sĩ”, thậm chí “lưỡng quốc trạng nguyên”. Với tất cả sự chú mục tìm hiểu, cá nhân tôi không khẳng định có ai đó từng là như thế. Có chăng, đó chỉ là những nhân vật hư cấu trong truyện Nôm bình dân!
Các chính thể chuyên chế ở Trung Quốc xưa (và cả nay) có chủ trương nhất quán kìm hãm sự trưởng thành đích thực của trí tuệ người Việt, áp dụng một đường lối nặng thì diệt chủng văn hóa Việt mà nhẹ ra thì cũng ngăn cấm người Việt đạt tới một nền học vấn tiên tiến so với mặt bằng khu vực. Những “đặc chiếu” của Minh Thành Tổ về cách thức ứng xử với tất cả những gì là di sản văn hóa của chính người Việt và sự kiện quan lại Trung Quốc thu giữ tất cả những sách vở có nội dung ít nhiều rộng hơn tri thức khoa cử mà Lê Quý Đôn đã tự bỏ tiền riêng ra mua khi về qua của khẩu trong chuyến đi sứ của ông vào năm 1762 chỉ là những ví dụ nổi bật.
Chủ trương “giáo hóa Nam nhân” của Trung Quốc chỉ được khuôn định trong khung khổ cho người Việt biết được và học theo, làm theo những gì họ muốn nhìn thấy ở “giống dân” ấy.
Triều Nguyễn trên thực tế đã tạo được ít nhiều sự thay đổi có tính đột xuất và chủ động hơn các triều đại trước họ đối với lĩnh vực “Trung Quốc học”. Đó cũng sẽ là cả một câu chuyện dài không có điều kiện để bàn tới ở đây. Tuy nhiên,có thể nói vắn tắt rằng cho tới tận thời điểm trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, những cố gắng đó của vua tôi nhà Nguyễn vẫn chưa thể đạt tới tầm mức tạo ra được một quán tính và vectơ chuyển động theo hướng khác.
Trên dưới một thế kỷ kể từ sau hàng ước Giáp Thân, nền văn hóa nói chung và nền học vấn nói riêng ở Việt Nam bị/ được “bẻ lái” theo đường hướng khác, thoát dần khỏi quỹ đạo khu vực truyền thống. Bản thân nền văn hóa và nền học vấn ở Trung Quốc cũng từng bước trở nên khác trước, dù muốn dù không cũng buộc phải tuân theo quỹ đạo hiện đại hóa và hiện đại. Nhưng định mệnh lịch sử, ít nhất là cả trên hai bình diện địa văn hóa lẫn địa chính trị, đã khiến cho hai quốc gia, hai dân tộc, hai cộng đồng cư dân vẫn duy trì những “hằng số của những quan hệ, những tính quy định”. Vậy mà, bất chấp tầm quan trọng của những mối quan hệ đa chiều và phức tạp giữa hai quốc gia, hai cộng đồng vẫn cứ đòi hỏi thậm chí đòi hỏi tăng cường mạnh mẽ hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau, Trung Quốc học ở Việt Nam tới thời điểm này có thể nói vừa thiếu vừa yếu, nghiêm trọng tới mức “không tin được dù đó là sự thật”.
2.TRÔNG NGƯỜI , MÀ NGẪM….
Không bàn tới chuyện người Nhật Bản, người Hàn Quốc với tư cách là những quốc gia đồng văn đã nghiên cứu Trung Quốc thế nào, mà chỉ giới thiệu qua ở đây sự phát triển của ngành Trung Quốc học ở những quốc gia Âu Mỹ, ngõ hầu từ đó họa may có thể nhận ra đôi ba điều cảnh tỉnh gì chăng? Hợp lẽ hơn, trong khung khổ của bài viết này tôi chỉ muốn nhắc tới nền Trung Quốc học ở hai quốc gia mà tôi biết tương đối rõ, đó là Trung Quốc học ở Nga và Trung Quốc học ở Pháp. Với mỗi nền Trung Quốc học ở mỗi quốc gia ấy, cũng chỉ có thể lấy một trường hợp tương đối điển hình để “nêu ví dụ”.
2.1. TRUNG QUỐC HỌC Ở NGA:
Có thể nói rằng ngay từ thời Sa hoàng, ngành Đông phương học nói chung và chuyên ngành Trung Quốc học nói riêng đã sớm được thiết kế như một lĩnh vực có tầm quan trọng hàng đầu trong những hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội Nga. Dễ hiểu rằng do đế chế Nga và đế chế Trung Hoa đều là những đế chế khổng lồ và hiếu đại, nhưng do hai khu vực hạt nhân của hai đế chế nằm rất xa nhau, với một “vùng đệm” mênh mông bao gồm cả Xi bê ri và hàng chục quốc gia Trung Á, lại do sự khác biệt cả về chủng tộc cả về truyền thống lịch sử, nên ngành Trung Quốc học của Nga vào những thế kỷ đầu tiên lại được xây dựng nên bởi những công trình nghiên cứu của giới học giả Nga về các tộc người và các nhà nước thuộc các tộc người thiểu số nằm ở vùng Bắc và Đông Bắc Trung Quốc ngày nay. Nói theo ngôn ngữ của vua chúa Trung Quốc xưa, thì người Nga biết và hiểu về họ trước hết là qua các tộc thuộc nhóm “Ngũ Hồ” (Bắc Địch) và nhóm “Đông Di”. Trong ngôn ngữ Nga cho đến nay, Trung Quốc vẫn là “Kitai” – một biến âm của tộc danh Khiết Đan.Vị trí địa lý và quy mô đế chế đã khiến cho những nhà hoạt động nhà nước thời các Sa hoàng nảy sinh tham vọng và tổ chức hiện thực hóa tham vọng làm bá chủ ít ra là một vùng lãnh thổ khổng lồ (và như đã biết, Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết, gọi tắt là Liên Xô, là quốc gia từng có lãnh thổ lớn nhất, chiếm tới 1/6 mặt địa cầu).Đến thời Liên bang Xô viết, thì ngành Đông phương học của quốc gia này mà bộ phận ưu tiên là Trung Quốc học đã thu hút vào bản thân nó những trí tuệ kiệt xuất bậc nhất của giới khoa học xã hội và nhân văn, dù là đảng viên hay không phải là đảng viên cộng sản. Với định hướng chiến lược tư duy toàn cầu, đặt ra và giải quyết những vấn đề chung nhất của toàn thế giới và toàn bộ lịch sử nhân loại, cùng với nỗ lực giữ vững địa vị “thành trì của phe xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế”, vừa phải giúp đỡ toàn diện để làm hình thành nên một quốc gia “Trung Hoa đỏ”, vừa phải kiềm chế nó (và đã không thành công) sao cho “người khổng lồ mới” này không trở thành chủ thể mới tranh đoạt quyền lãnh đạo cả phe xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới, nhà nước Liên Xô quả đã không tiếc sức người sức của đầu tư cho một chuyên ngành Trung Quốc học trở nên thực sự là ngành mũi nhọn. Một tư tưởng có tầm quan trọng hàng đầu, tiên quyết những thành tựu của giới Trung Quốc học Nga nói riêng, Liên Xô nói chung là tư tưởng đòi hỏi giới khoa học này phải nghiên cứu “thế giới Trung Hoa” như một đối tượng của khoa học tự nhiên, nghĩa là như nó vốn và đang tồn tại chứ không như người Liên Xô mong muốn nó tồn tại.Chính nhờ vào sự đinh hướng chủ đạo như thế mà giới Trung Quốc học Nga cả một thời gian rất dài về cơ bản là thoát khỏi sự ám ảnh của vòng kim cô “lập trường chính trị” ngắn hạn nên thiển cận.(Cũng có một số nhà Đông phương học Nga bị xử lý, có người bị giết trong các cuộc thanh trừng vào các thập kỷ 30, 40, trong đó có những thiên tài như Iulian Konxtantinôvich Shuski, nhưng thực chất lại vì những nghi ngại chính trị ngoài khoa học). Trong khoảng thời gian trên dưới một thế kỷ, chuyên ngành Trung Quốc học ở Nga thực sự đã ở vào vị trí hàng đầu trong toàn cảnh ngành Trung Quốc học thế giới, với hàng loạt những tên tuổi xứng tầm quốc tế: Alêxeev Vaxili Mikhailôvich (1881-1951), Vaxiliev Vaxili Pavlôvich (1818 – 1900), Marr Nikolai Iakovlevich (1864 – 1934), Olđelburg Xergei Phêđôrôvich (1863 – 1934), Konrad Nikôlai Iôxivphôvich (1891 – 1970), Sherbatxkôi Phêđor Ippolitôvich (1866 – 1942), Shuski Iulian Konxtantinôvich (1897 – 1946), Vaxiliev Boris Alekxanđrôvich ( 1899 – 1946) cùng rất nhiều tên tuổi lớn khác.
Một trong những tên tuổi lớn của giới Đông phương học Nga vừa qua đời gần đây là Riphtin Bôris Lvôvich (1832 – 1912), viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Nga, người mà Tạp chí Nghiên cứu văn học số 11/2012 vừa ra một số chuyên đề với một tình cảm trân trọng dự định chúc mừng sinh nhật lần thứ tám mươi chẳng dè khi đang lên khuôn thì nhận được tin ông thệ thế. Sự lựa chọn và cách thức làm khoa học của Riphtin (xin xem toàn số 11 tạp chí Nghiên cứu văn học vừa qua) theo tôi nghĩ, không chỉ đơn giản khiến chúng ta suy nghĩ, mà có lẽ trước hết, buộc chúng ta xấu hổ biết bao khi tự nhìn lại mình!
2.2. TRUNGQUỐC HỌC Ở PHÁP:
Là một “đế quốc thực dân đời cũ” điển hình, không khó giải thích vì sao lĩnh vực Đông phương học Pháp lại có được bề dày truyền thống đáng ngưỡng mộ đến vậy. Tôi sẽ không làm mất thêm thời gian của quý vị bằng việc lược thuật lại những thành tựu rất nổi trội của ngành Trung Quốc học ở quốc gia này, mà đơn giản chỉ khẳng định lại rằng với những tên tuổi như Marcel Granet (1884 – 1940), Pellio, anh em nhà Maspero, Levi, Edouard Chavann…giới Trung Quốc học Pháp từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX đã giành được sự kính trọng của các nhà Đông phương học thế giới, kể cả của các học giả lớn người Trung Quốc. Hậu duệ tinh thần của những nhà thông thái đó là cả một đội ngũ đông đảo vẫn tiếp tục được bổ sung không dứt tới nay. Tôi muốn đề cập tới một trong những khuôn mặt sáng giá bậc nhất hiện nay trong số họ: giáo sư Frencois Julien, nhà triết học đương đại, người đã công bố hàng vài chục chuyên luận về triết học, mỹ học và tư tưởng Trung Quốc trong hơn ba mươi năm gần đây. Ở Việt Nam, liên tiếp trong khoảng mười năm lại nay, đã có ngót một chục công trình của tác giả này được dịch và xuất bản, điều đó đã biến ông thành “nhà triết học được đọc nhiều nhất ở Việt Nam sau các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx” như trong lời giới thiệu một công trình của ông đã thông tin.Nói vắn tắt, thì cá nhân tôi, tiếp xúc với những công trình của nhà Trung Quốc học này, hầu như bao giờ cũng vừa đọc vừa giật mình thon thót.
Tôi có theo dõi và hệ thống hóa, dù “chẳng để làm gì”, dù “chả ích cho ai” đi nữa, cách thức mà người Pháp, từ trước tới nay, tìm hiểu (kỹ lưỡng) và ứng xử (rất mực thận trọng) đối với nhà nước Trung Quốc và cộng đồng người Hoa. Điều mà tôi tự nhủ, nhân dịp này xin nói ra lời, rằng sao một cộng đồng, một quốc gia có số phận lịch sử chằng buộc với Trung Quốc tự ngàn xưa và còn sẽ phải bị/ được chằng buộc “tới muôn sau” như Việt Nam, mà lại tự mình chấp nhận giới hạn sự hiểu biết của mình về người láng giềng khổng lồ “nông nổi” đến mức ấy? Chưa nói rằng, liên miên trong lịch sử còn thêm tình trạng “kẻ biết thì không làm mà kẻ làm thì không biết” diễn ra không phải là thi thoảng cho lắm!
Hàng loạt triết gia thuộc nhiều nền văn hóa, văn minh khác nhau ngay từ thời cổ đại xa xưa đã giành nhiều tâm trí, thậm chí có người giành cả cuộc đời chỉ để “loay hoay” đi tìm ý nghĩa và phương thức tồn tại cho riêng mình hay cho mỗi, cho từng cá thể mà rốt cuộc những đáp án tìm được cho tới nay vẫn chưa đủ để “tự dỗ dành” được chính bản thân. Vậy nên cho tới tận tuổi xế chiều, một trong những bậc hiền triết – nhà thông thái bậc nhất của châu Âu mở ra thời đại Khai minh là René Descarte vẫn thốt lên những lời lẽ đượm vẻ chán chường :”Hãy biết sắp xếp lại mơ ước của bản thân mình thì tốt hơn là hy vọng thay đổi trật tự của thế giới”. Một triết gia khác, nếu không nhầm thì là La Rochefoucault, còn quyết liệt một cách thê thảm hơn: “Cuộc đời chỉ vô nghĩa đối với những ai nhăm nhe đi tìm ý nghĩa của nó!”. Còn triết lý dân gian thì nói gọn lỏn: “Ngu si hưởng thái bình!”, bởi “Biết lắm thì khổ nhiều”.
Nếu lấy điểm khởi đầu là cá nhân, cá thể, coi đó là đơn vị tọa độ gốc, thì trong khung khổ loài người, xét theo góc nhìn đối với những sinh thể tự nhiên, cho tới nay có thể xác định những cấp độ quần thể và quần thể hóa cơ bản là gia đình, gia tộc, dòng họ, tộc người, hệ tộc (tiểu chủng), chủng tộc (đại chủng). Những cá thể lai (métisses) làm thành “ranh giới mềm” giữa các cấp độ quần thể hiện thực,và cần lưu ý thêm rằng bộ phận này trong thế giới ngày nay đang có xu hướng càng ngày càng đông đảo.
Theo góc nhìn xã hội – lịch sử và xã hội hóa – lịch sử hóa, song song với trục quy chiếu đó là thực tế địa vực hóa, lãnh thổ hóa, lần lượt xuất hiện các thực thể xã hội – hành chính, từ làng xã, huyện, tỉnh, khu, miền, (cùng các biến thể ở từng cấp) quốc gia, khối – vùng quốc gia, châu lục, và cuối cùng là thế giới.Các cộng đồng cũng vận động phân hóa thành các tổ chức, đoàn thể, nhóm xã hội, theo hướng càng tiến tới thời hiện đại thì các loại tập hợp xã hội hóa đó càng đa dạng về hình thức và càng phong phú, phức tạp về nội dung.
Các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa trên thế giới từng khẳng định sự tồn tại của hàng chục nền văn minh lớn trong lịch sử nhân loại ở các châu lục (trừ ở châu Nam cực), nhưng phần lớn các nền văn minh ấy đều có vận mệnh lịch sử thăng trầm dữ dội, cho tới ngày nay thì phần đông các học giả hàng đầu của chuyên ngành lịch sử văn hóa, văn minh đều khá thống nhất trong nhận định rằng chỉ có hai nền văn minh lớn của nhân loại, tuy cũng trải qua nhiều bước thăng trầm, nhưng trên tổng thể, được coi là tồn tại liên tục từ lúc hình thành đến nay, không bị đứt gãy đến thành rời rạc, không bị sụp đổ đến mức không thể gượng dậy được, đó là văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa. Do vị trí đặc thù đó, mà hai nền văn hóa, văn minh này thu hút sự chú ý từ lâu của rất nhiều học giả trên thế giới.
- NHỮNG GÌ TỪNG CÓ VÀ ĐANG CÓ:
Những phác thảo đầu tiên – cho đến nay chỉ có thể khẳng định ở mức độ như vậy – cho lời đáp đối với “sự thách đố” của hai nền văn hóa, văn minh này, là chúng được thiết định bởi những nguyên lý và cách thức khác biệt nhau! Về phần mình, tôi cho rằng lực lượng nòng cốt duy trì và phát triển văn minh Trung Hoa là những nhóm xã hội theo đuổi mục tiêu một nền văn minh đế chế hóa, còn lực lượng chủ yếu kiến tạo và bảo trì nền văn minh Ấn Độ là những nhóm xã hội khát vọng hướng tới một nền văn minh vũ trụ hóa theo cách thức tâm linh và siêu việt .Hẳn rằng đây là một nhận định gây ngạc nhiên và chắc chắn cũng gây tranh cãi, nhưng không phải là trọng tâm của bài viết này.
Từ điểm nhìn của người hiện đại, các nền văn hóa, văn minh có lịch sử hàng ngàn năm đều hàm chứa những bí mật riêng có để tồn tại và phát triển, tuy nhiên việc phát hiện ra những yếu tố mang tính đặc trưng ấy trong bối cảnh toàn cầu hóa và thế giới “đã trở nên phẳng” như ngày nay là một công việc hoàn toàn không dễ dàng. Văn minh phương Đông nói chung, văn minh Trung Quốc nói riêng ngay từ thời điểm tiếp xúc, giao thoa có hệ thống ban đầu cũng đã dần dà thu hút sự chú ý, và càng ngày càng gây chú ý cao độ, của nhiều học giả phương Tây, và ở nhiều quốc gia Âu Mỹ, ngành Trung Quốc học đã có lịch sử riêng hàng ba thế kỷ.Như đối với bất kỳ lĩnh vực nào khác của nghiên cứu khoa học, khi hiểu biết càng tăng lên thì những “mặt khuất” chưa được biết tới cũng càng giãn nở rộng ra, nói theo lối “biện chứng” là “càng hiểu biết nhiều càng thấy sự ngu dốt của chính mình to thêm mãi”. Dẫu vậy, bất chấp những gì không biết, chưa biết, đối tượng nghiên cứu vẫn ngày một trở nên minh bạch hơn, rõ ràng hơn. Trung Quốc học trên thế giới ngày nay đang bùng nổ với quy mô và chiều sâu chưa từng thấy, tương ứng với vị trí và vai trò ngày càng “nặng ký” của Trung Quốc trên trường quốc tế, dù theo nghĩa khẳng định hay theo nghĩa tiêu cực.
Như mọi người đều có thể biết, cư dân thuộc cộng đồng Việt ngày nay vốn mang nhiều đặc điểm chứng tỏ mối liên quan gần gũi với cộng đồng cư dân địa vực Nam Trung Quốc, trước hết là về phương diện nhân chủng. Về mặt địa văn hóa, sự giải thể “cơ tầng Đông Nam Á cổ” đã diễn ra đối với cộng đồng Bách Việt trên lưu vực sông Dương Tử và những vùng đất vùng người kề cận với “Trung Nguyên” để bị “thu hút” vào “cơ cấu đế chế” mà cộng đồng cư dân trên lưu vực sông Hoàng Hà, dù sao chăng nữa, ít nhất từ thời Thương – Chu trở đi, đã đóng vai trò là hạt nhân và trục tập hợp. Khi quỹ đạo đế chế hóa ở “Trung Nguyên” chính thức được xác lập (Tần), thì đại diện lớn nhất của “cộng đồng Nam Man xưa” là nước Sở vẫn tỏ ra là “trung tâm đề kháng” mạnh mẽ nhất, nhưng rồi thất bại của Hạng Vũ trước Lưu Bang đã chính thức đặt dấu chấm hết cho nỗ lực tự lập tự cường của cả vùng đất mênh mông làm nên gần một nửa của cái “Trung Nguyên mới”. Bốn thế kỷ đế chế Hán thông qua vô số nhân vật và sự kiện lịch sử đã “làm nốt” , “kiện toàn” cái cốt lõi của quốc gia – đế chế này. Ba thế kỷ rưỡi “suy thoái đế chế” từ thời Tam Quốc. qua Ngụy Tấn Nam Bắc triều (220 – 581) cho thấy tình trạng tái cát cứ trên quy mô lớn và kéo dài sẽ còn là một “tiết tấu mang tính điệp khúc” sẽ còn lặp lại nữa, bất chấp sự thật là nhìn trên tổng thể, nhà Tùy đã tấu lên khúc dạo đầu của “đế chế tân trào”, để tiếp đó là một đế chế Đại Đường hùng cường hoa phát, đưa xứ sở này vượt lên trình độ cao nhất thế giới trong ba thế kỷ tiếp theo.
Nhưng như đã biết, “kịch bản lịch sử” tiếp theo là “điệp khúc suy bại, cát cứ” tái diễn. Sự tái lập “thiên triều đế chế” dưới cả hai thời Bắc và Nam Tống đều không phục hưng được vẻ huy hoàng độc đáo của thời Đại Đường, trên thực tế Nam Tống chỉ là triều đại tượng trưng cho cả một “Trung Quốc đa sở hữu” mà ngày nay, các nhà nước Liêu, Kim, cả Tây Hạ nữa, đang được các sử gia đương đại Trung Quốc, và cả những người làm phim cổ trang nữa, “cho phép gia nhập sâu” vào thành những trang lịch sử chính thống.
Nguyên, Minh, Thanh tiếp tục là những nhà nước đế chế, nhưng lại vẫn cần lưu ý rằng “khúc đầu” và “khúc cuối” của những đế chế này là những “trang sử rách” được viết bởi rất nhiều thế lực cát cứ lớn nhỏ, và chính những chủ thể sáng lập nên các đế chế này vốn cũng “trưởng thành lên” từ những thế lực cát cứ đó, hơn thế, và điều đặc biết đa nghĩa, hai trong ba đế chế ấy được dựng nên bởi bàn tay của các thế lực “Hung Nô, Di Địch, ngoại nhân”.Nhân vật khai sáng đế chế thứ ba – Chu Nguyên Chương, Thái tổ Hoàng đế nhà Minh, là người duy nhất trong thập đại đế vương có nguồn gốc phương Nam, nghĩa là cũng “Nam Man một nửa”. Nhưng từ góc nhìn khác, phải nhận rằng chính ba triều đại đế chế này, bằng những cách thức có thể rất khác nhau, đã lần lượt đưa thêm những vùng đất vùng dân cư sáp nhập vào bản đồ đế chế của “quốc gia ở giữa”, và sự mở rộng cương vực đế chế ấy rút lại đã “xóa sổ” hàng loạt các quốc gia từng tồn tại và phát triển độc lập trong hàng ngàn năm trước đó. Nhà nước Nam Chiếu – Đại Lý là trường hợp điển hình của một sự bị thôn tính như thế, và điều đó diễn ra dưới tay của một “kẻ chinh phục” khá nổi tiếng và tai tiếng người Mông Nguyên – Thoát Hoan, người lần đầu tiên khuất phục được cả vùng Vân Nam cho đế chế của cha mình rồi nhờ thế mà vẽ vĩnh viễn vùng đất này vào bản đồ Trung Hoa nhưng lại từ Đại Việt trở về theo “con đường ống đồng”!
Mối quan hệ lâu đời giữa một cộng đồng đất và người Việt Nam với một thực tế nhiều triều đại nhưng hoàn toàn có thể nhìn nhận là có tính liên tục theo chiều nhất thể hóa trên đất Trung Hoa như vậy từng diễn ra với rất nhiều tông điệu, cung bậc và sắc thái, không ít khi tỏ ra mâu thuẫn và nghịch phách, lỗi nhịp. Không bàn ở đây lịch sử những mối quan hệ của các “Thiên triều” Trung Hoa với các cộng đồng phương Bắc, phương Tây và phương Đông của họ, chỉ xét riêng những tác động qua lại giữa các triều đình này với các cộng đồng phương Nam (gồm cả Đông Nam và Tây Nam), thì có thể khẳng định rằng duy chỉ ở Việt Nam, rốt cuộc, tồn tại được và phát triển được một vùng đất vùng cư dân đạt tới định chế độc lập, tự khẳng định như một “quốc gia đầy đủ” dù đã phải trải qua hàng chục cuộc xâm lăng và chiếm đóng lớn nhỏ của các thế lực thiên triều ấy.
Tình thế bất tương đẳng truyền kiếp trải qua hàng hơn hai ngàn năm giữa hai thực thể (nếu chỉ tính từ mốc tín sử cho phép nói là bắt đầu có biết đến sự tồn tại của nhau) khiến cho trong suốt cả thời gian dằng dặc ấy, xuất hiện không ít những “phương thức ứng xử” đa trị và đa nghĩa giữa những thế lực vừa thống trị mà cũng vừa đại diện cho cộng đồng Việt với các triều đại đế chế trên đất Trung Hoa.
So với các quốc gia – dân tộc khác trong nhóm các quốc gia được định danh là “đồng văn” trên nền “Hán tự văn hóa quyển” là Triều Tiên và Nhật Bản, có thể nêu lên một nhận xét khái quát bao hàm một nghịch lý: Việt Nam là quốc gia trên thực tế chịu đựng họa xâm lăng và nô dịch của các đế chế Trung Hoa liên tục nhất, dai dẳng nhất, khốc liệt nhất, có thời gian bị nội thuộc kéo dài nhất (trong khi Nhật Bản “chưa một ngày bị Trung Quốc cai trị”!) nhưng giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ được các nhà Đông phương học định danh là “thế giới Hán hóa” (le monde sinisé), Việt Nam lại là quốc gia chịu ảnh hưởng của “nền văn hóa Thiên triều” chính thống ít sâu đậm nhất! Khẳng định này có thể gây tranh cãi và giải thích điều này hoàn toàn không dễ dàng.Nhưng có thể đề nghị các nhà khoa học đang cộng tác làm các bộ sách kinh tạng với các học giả thuộc bốn trường Đại học lớn của bốn nước chứng thực phần nào cho điều vừa nói, thậm chí chỉ cần căn cứ vào số lượng quyển của bộ Nho tạng có được ở Việt Nam so với số lượng quyển có được từ nguồn thư tịch Triều Tiên và Nhật Bản. Tình hình chung cho cả Tam giáo hay rộng hơn, cho cả bách gia chư tử, có lẽ cũng không khác mấy, thậm chí tôi ngờ rằng còn có thể “hoang vắng” hơn!
Chúng tôi đã có dịp nhận xét rằng trong các loại hình nhà nho cơ bản (hiển nho), thì ở Việt Nam thưa thớt loại triết nho – nhà nho nhà tư tưởng, cũng hiếm nhà nho học giả. Hai mẫu nhà nho phổ biến hơn cả ở Việt Nam trước kia là nhà nho ông quan và nhà nho nghệ sĩ. Nhiều nhà nghiên cứu có thẩm quyền chuyên môn bậc nhất trong giới khoa học xã hội nước ta mấy chục năm qua dù muốn dù không đều buộc phải thừa nhận một thực tế: cha ông ta không có nhiều truyền thống học thuật nói chung, lý luận nói riêng.
Có thể và cần thiết tạo nên nhiều cơ hội khác để bàn kỹ, bàn sâu về chủ đề này. Điều tôi cần nói ở đây chỉ là một nhận xét vắn tắt: hàng ngàn năm chung đụng với nền văn hóa Trung Hoa, cha ông ta quả có chịu ảnh hưởng nhiều, thậm chí rất nhiều, nhưng rút cuộc, hiểu nền văn hóa đó một cách sâu sắc, toàn diện và hệ thống thì khó có thể khẳng định. Bộ phận “ưu tú” hơn cả trong giới nhà nho đương nhiên theo truyền thống hình dung phải là các bậc đại khoa, nhưng giữa ba ngàn tên tuổi đỗ đại khoa còn lưu lại trong sử sách hay trên bảng vàng bia đá, thật khó đếm số học giả nổi trội đủ mười đầu ngón tay. Dĩ nhiên, hoàn toàn có thể nói thêm rằng không chỉ có các bậc đại khoa mới trở nên học giả tầm cỡ, nhưng đã vậy, lại phải nói thêm nữa rằng những trường hợp như thế chắc chắn là những ngoại lệ.
Thứ kiến thức xuất phát từ nền văn hóa, học thuật Trung Hoa mà nhà nho Việt Nam biết nhiều nhất trước kia là văn và sử. Tụng Bắc sử để quyết khoa đó đã là “học bệnh” của cả ngàn năm. Nhưng có thực nhà nho ta có ai đó đã kịp đọc đủ, dù chỉ một lần, những pho sử chính thức của các sử gia Trung Quốc, thứ được biên soạn lần hồi trong khoảng 2500 năm? Tôi không tin như thế. Ngay bộ sử nổi tiếng nhất – Sử ký Tư Mã Thiên – thì cũng chỉ thấy nhà nho ta “nằm lòng” những phần “Bản kỷ”, “Thế gia”, một phần “Liệt truyện”, còn phần “Thư” và “Biểu” thì thấy rất ít người nhắc tới.Học vấn của nhà nho Việt Nam về “Trung Quốc học” lại chỉ thiên mạnh mẽ về thời cổ đại. Có thể nói cho tới tận thế kỷ XVIII rất ít nhà nho Việt Nam có điều kiện và chịu khó “cập nhật thông tin” về nền học thuật Trung Quốc từ đời Tống trở đi. Thứ nhà nho biết nhiều và có thể kèm cả sự say mê là văn chương, nhưng trong số những tác giả được xếp vào danh sách bát đại gia Đường – Tống, thì người được biết tới nhiều nhất có lẽ chỉ là Tô Đông Pha, thứ đến là Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên và Âu Dương Tu được đề cập thưa thớt hơn, về Vương An Thạch thì có lẽ vì vừa là lãnh tụ phái Tân đảng vừa là người chủ trương xâm lược Việt Nam nên ít được nhắc tới, còn cơ hồ không có tác giả nào của Việt Nam từng “cố công tìm hiểu” về Tô Tuân, Tô Triệt và Tăng Củng.
Rất hiếm văn nhân người Việt trước đây có được một sự hiểu biết tương đối toàn diện về những thành tựu đỉnh cao của nền văn học Trung Quốc sau đời Đường. Bằng chứng là không thấy ai tỏ ra “lão luyện” về Tống từ, Nguyên khúc hay Minh – Thanh tiểu thuyết, mặc dù những loại sách vở ấy vẫn được các thương nhân Hoa Kiều “bằng con đường tiểu ngạch” đưa vào Việt Nam.
Trong tâm trạng bốc đồng vừa có sắc thái tự hào dân tộc chủ nghĩa pha màu tuyên huấn, vừa ẩn giấu cả mặc cảm tự ty, thi thoảng có những người Việt lớn tiếng khẳng định rằng một số nhân vật xuất sắc nào đó của giới trí thức nho gia Việt Nam từng đỗ “lưỡng quốc tiến sĩ”, thậm chí “lưỡng quốc trạng nguyên”. Với tất cả sự chú mục tìm hiểu, cá nhân tôi không khẳng định có ai đó từng là như thế. Có chăng, đó chỉ là những nhân vật hư cấu trong truyện Nôm bình dân!
Các chính thể chuyên chế ở Trung Quốc xưa (và cả nay) có chủ trương nhất quán kìm hãm sự trưởng thành đích thực của trí tuệ người Việt, áp dụng một đường lối nặng thì diệt chủng văn hóa Việt mà nhẹ ra thì cũng ngăn cấm người Việt đạt tới một nền học vấn tiên tiến so với mặt bằng khu vực. Những “đặc chiếu” của Minh Thành Tổ về cách thức ứng xử với tất cả những gì là di sản văn hóa của chính người Việt và sự kiện quan lại Trung Quốc thu giữ tất cả những sách vở có nội dung ít nhiều rộng hơn tri thức khoa cử mà Lê Quý Đôn đã tự bỏ tiền riêng ra mua khi về qua của khẩu trong chuyến đi sứ của ông vào năm 1762 chỉ là những ví dụ nổi bật.
Chủ trương “giáo hóa Nam nhân” của Trung Quốc chỉ được khuôn định trong khung khổ cho người Việt biết được và học theo, làm theo những gì họ muốn nhìn thấy ở “giống dân” ấy.
Triều Nguyễn trên thực tế đã tạo được ít nhiều sự thay đổi có tính đột xuất và chủ động hơn các triều đại trước họ đối với lĩnh vực “Trung Quốc học”. Đó cũng sẽ là cả một câu chuyện dài không có điều kiện để bàn tới ở đây. Tuy nhiên,có thể nói vắn tắt rằng cho tới tận thời điểm trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, những cố gắng đó của vua tôi nhà Nguyễn vẫn chưa thể đạt tới tầm mức tạo ra được một quán tính và vectơ chuyển động theo hướng khác.
Trên dưới một thế kỷ kể từ sau hàng ước Giáp Thân, nền văn hóa nói chung và nền học vấn nói riêng ở Việt Nam bị/ được “bẻ lái” theo đường hướng khác, thoát dần khỏi quỹ đạo khu vực truyền thống. Bản thân nền văn hóa và nền học vấn ở Trung Quốc cũng từng bước trở nên khác trước, dù muốn dù không cũng buộc phải tuân theo quỹ đạo hiện đại hóa và hiện đại. Nhưng định mệnh lịch sử, ít nhất là cả trên hai bình diện địa văn hóa lẫn địa chính trị, đã khiến cho hai quốc gia, hai dân tộc, hai cộng đồng cư dân vẫn duy trì những “hằng số của những quan hệ, những tính quy định”. Vậy mà, bất chấp tầm quan trọng của những mối quan hệ đa chiều và phức tạp giữa hai quốc gia, hai cộng đồng vẫn cứ đòi hỏi thậm chí đòi hỏi tăng cường mạnh mẽ hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau, Trung Quốc học ở Việt Nam tới thời điểm này có thể nói vừa thiếu vừa yếu, nghiêm trọng tới mức “không tin được dù đó là sự thật”.
2.TRÔNG NGƯỜI , MÀ NGẪM….
Không bàn tới chuyện người Nhật Bản, người Hàn Quốc với tư cách là những quốc gia đồng văn đã nghiên cứu Trung Quốc thế nào, mà chỉ giới thiệu qua ở đây sự phát triển của ngành Trung Quốc học ở những quốc gia Âu Mỹ, ngõ hầu từ đó họa may có thể nhận ra đôi ba điều cảnh tỉnh gì chăng? Hợp lẽ hơn, trong khung khổ của bài viết này tôi chỉ muốn nhắc tới nền Trung Quốc học ở hai quốc gia mà tôi biết tương đối rõ, đó là Trung Quốc học ở Nga và Trung Quốc học ở Pháp. Với mỗi nền Trung Quốc học ở mỗi quốc gia ấy, cũng chỉ có thể lấy một trường hợp tương đối điển hình để “nêu ví dụ”.
2.1. TRUNG QUỐC HỌC Ở NGA:
Có thể nói rằng ngay từ thời Sa hoàng, ngành Đông phương học nói chung và chuyên ngành Trung Quốc học nói riêng đã sớm được thiết kế như một lĩnh vực có tầm quan trọng hàng đầu trong những hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội Nga. Dễ hiểu rằng do đế chế Nga và đế chế Trung Hoa đều là những đế chế khổng lồ và hiếu đại, nhưng do hai khu vực hạt nhân của hai đế chế nằm rất xa nhau, với một “vùng đệm” mênh mông bao gồm cả Xi bê ri và hàng chục quốc gia Trung Á, lại do sự khác biệt cả về chủng tộc cả về truyền thống lịch sử, nên ngành Trung Quốc học của Nga vào những thế kỷ đầu tiên lại được xây dựng nên bởi những công trình nghiên cứu của giới học giả Nga về các tộc người và các nhà nước thuộc các tộc người thiểu số nằm ở vùng Bắc và Đông Bắc Trung Quốc ngày nay. Nói theo ngôn ngữ của vua chúa Trung Quốc xưa, thì người Nga biết và hiểu về họ trước hết là qua các tộc thuộc nhóm “Ngũ Hồ” (Bắc Địch) và nhóm “Đông Di”. Trong ngôn ngữ Nga cho đến nay, Trung Quốc vẫn là “Kitai” – một biến âm của tộc danh Khiết Đan.Vị trí địa lý và quy mô đế chế đã khiến cho những nhà hoạt động nhà nước thời các Sa hoàng nảy sinh tham vọng và tổ chức hiện thực hóa tham vọng làm bá chủ ít ra là một vùng lãnh thổ khổng lồ (và như đã biết, Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết, gọi tắt là Liên Xô, là quốc gia từng có lãnh thổ lớn nhất, chiếm tới 1/6 mặt địa cầu).Đến thời Liên bang Xô viết, thì ngành Đông phương học của quốc gia này mà bộ phận ưu tiên là Trung Quốc học đã thu hút vào bản thân nó những trí tuệ kiệt xuất bậc nhất của giới khoa học xã hội và nhân văn, dù là đảng viên hay không phải là đảng viên cộng sản. Với định hướng chiến lược tư duy toàn cầu, đặt ra và giải quyết những vấn đề chung nhất của toàn thế giới và toàn bộ lịch sử nhân loại, cùng với nỗ lực giữ vững địa vị “thành trì của phe xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế”, vừa phải giúp đỡ toàn diện để làm hình thành nên một quốc gia “Trung Hoa đỏ”, vừa phải kiềm chế nó (và đã không thành công) sao cho “người khổng lồ mới” này không trở thành chủ thể mới tranh đoạt quyền lãnh đạo cả phe xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới, nhà nước Liên Xô quả đã không tiếc sức người sức của đầu tư cho một chuyên ngành Trung Quốc học trở nên thực sự là ngành mũi nhọn. Một tư tưởng có tầm quan trọng hàng đầu, tiên quyết những thành tựu của giới Trung Quốc học Nga nói riêng, Liên Xô nói chung là tư tưởng đòi hỏi giới khoa học này phải nghiên cứu “thế giới Trung Hoa” như một đối tượng của khoa học tự nhiên, nghĩa là như nó vốn và đang tồn tại chứ không như người Liên Xô mong muốn nó tồn tại.Chính nhờ vào sự đinh hướng chủ đạo như thế mà giới Trung Quốc học Nga cả một thời gian rất dài về cơ bản là thoát khỏi sự ám ảnh của vòng kim cô “lập trường chính trị” ngắn hạn nên thiển cận.(Cũng có một số nhà Đông phương học Nga bị xử lý, có người bị giết trong các cuộc thanh trừng vào các thập kỷ 30, 40, trong đó có những thiên tài như Iulian Konxtantinôvich Shuski, nhưng thực chất lại vì những nghi ngại chính trị ngoài khoa học). Trong khoảng thời gian trên dưới một thế kỷ, chuyên ngành Trung Quốc học ở Nga thực sự đã ở vào vị trí hàng đầu trong toàn cảnh ngành Trung Quốc học thế giới, với hàng loạt những tên tuổi xứng tầm quốc tế: Alêxeev Vaxili Mikhailôvich (1881-1951), Vaxiliev Vaxili Pavlôvich (1818 – 1900), Marr Nikolai Iakovlevich (1864 – 1934), Olđelburg Xergei Phêđôrôvich (1863 – 1934), Konrad Nikôlai Iôxivphôvich (1891 – 1970), Sherbatxkôi Phêđor Ippolitôvich (1866 – 1942), Shuski Iulian Konxtantinôvich (1897 – 1946), Vaxiliev Boris Alekxanđrôvich ( 1899 – 1946) cùng rất nhiều tên tuổi lớn khác.
Một trong những tên tuổi lớn của giới Đông phương học Nga vừa qua đời gần đây là Riphtin Bôris Lvôvich (1832 – 1912), viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Nga, người mà Tạp chí Nghiên cứu văn học số 11/2012 vừa ra một số chuyên đề với một tình cảm trân trọng dự định chúc mừng sinh nhật lần thứ tám mươi chẳng dè khi đang lên khuôn thì nhận được tin ông thệ thế. Sự lựa chọn và cách thức làm khoa học của Riphtin (xin xem toàn số 11 tạp chí Nghiên cứu văn học vừa qua) theo tôi nghĩ, không chỉ đơn giản khiến chúng ta suy nghĩ, mà có lẽ trước hết, buộc chúng ta xấu hổ biết bao khi tự nhìn lại mình!
2.2. TRUNGQUỐC HỌC Ở PHÁP:
Là một “đế quốc thực dân đời cũ” điển hình, không khó giải thích vì sao lĩnh vực Đông phương học Pháp lại có được bề dày truyền thống đáng ngưỡng mộ đến vậy. Tôi sẽ không làm mất thêm thời gian của quý vị bằng việc lược thuật lại những thành tựu rất nổi trội của ngành Trung Quốc học ở quốc gia này, mà đơn giản chỉ khẳng định lại rằng với những tên tuổi như Marcel Granet (1884 – 1940), Pellio, anh em nhà Maspero, Levi, Edouard Chavann…giới Trung Quốc học Pháp từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX đã giành được sự kính trọng của các nhà Đông phương học thế giới, kể cả của các học giả lớn người Trung Quốc. Hậu duệ tinh thần của những nhà thông thái đó là cả một đội ngũ đông đảo vẫn tiếp tục được bổ sung không dứt tới nay. Tôi muốn đề cập tới một trong những khuôn mặt sáng giá bậc nhất hiện nay trong số họ: giáo sư Frencois Julien, nhà triết học đương đại, người đã công bố hàng vài chục chuyên luận về triết học, mỹ học và tư tưởng Trung Quốc trong hơn ba mươi năm gần đây. Ở Việt Nam, liên tiếp trong khoảng mười năm lại nay, đã có ngót một chục công trình của tác giả này được dịch và xuất bản, điều đó đã biến ông thành “nhà triết học được đọc nhiều nhất ở Việt Nam sau các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx” như trong lời giới thiệu một công trình của ông đã thông tin.Nói vắn tắt, thì cá nhân tôi, tiếp xúc với những công trình của nhà Trung Quốc học này, hầu như bao giờ cũng vừa đọc vừa giật mình thon thót.
Tôi có theo dõi và hệ thống hóa, dù “chẳng để làm gì”, dù “chả ích cho ai” đi nữa, cách thức mà người Pháp, từ trước tới nay, tìm hiểu (kỹ lưỡng) và ứng xử (rất mực thận trọng) đối với nhà nước Trung Quốc và cộng đồng người Hoa. Điều mà tôi tự nhủ, nhân dịp này xin nói ra lời, rằng sao một cộng đồng, một quốc gia có số phận lịch sử chằng buộc với Trung Quốc tự ngàn xưa và còn sẽ phải bị/ được chằng buộc “tới muôn sau” như Việt Nam, mà lại tự mình chấp nhận giới hạn sự hiểu biết của mình về người láng giềng khổng lồ “nông nổi” đến mức ấy? Chưa nói rằng, liên miên trong lịch sử còn thêm tình trạng “kẻ biết thì không làm mà kẻ làm thì không biết” diễn ra không phải là thi thoảng cho lắm!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét