Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Bayxa Tinh – Trao đổi thêm với anh Nguyễn Thế Duyên về Lênin

Bayxa Tinh

Qua cuộc trò chuyện với anh trên mạng bằng bài viết. Tôi nhận thấy tôi và anh có những điểm tương đồng. Và thật sự tôi rất mong muốn trao đổi thêm với anh về nhiều vấn đề khác. Hôm nay xin được trao đổi với anh về Lê Nin.
Trong những ngày vừa qua, sau khi anh đã bày tỏ quan điểm của mình qua bài viết “Tản mạn về dân chủ”. Hình như anh đã gãi đúng chỗ ngứa của một số người, và tôi đã thấy một số bài viết phản biện lại bài viết của anh. Theo tôi, có thể những bài viết đó hơi nặng nề một chút khi thiên về hướng suy diễn cá nhân. Thậm chí, có thể nói thay vì phản biện, họ viết có phần mang tính công kích anh. Do đó, tôi cũng mong họ nên bình tĩnh hơn trong phản biện với anh (nếu có) về sau. Và tôi cũng thực sự rất đồng cảm với anh.


Trở lại vấn đề chính của bài này. Đó là Lê nin. Như tôi đã nói trong bài trước, Lê Nin đã không làm sai CN Mác, mà là chữa cháy cho giáo trình. Lê Nin đã phát triển CN Mác theo hướng riêng của ông, sau này mọi người còn gọi là CN Leninism.
Cũng trong bài trước, tôi có trao đổi với anh về chuyện giai cấp VS thành công ở nước Nga, mà tôi có gọi đó là cuộc khỡi nghĩa nông dân được ĐCS lãnh đạo với vũ khí lý luận ban đầu là Mác, sau đó là Lê Nin.. Trong bức tranh nước Nga thời đó, chế đô PK chuyên chế của Sa hoàng đã trở nên mục ruỗng gần như không thể cứu vãn sau hai cuộc chiến Nga-Nhật, và chiến tranh thế giới lần thứ nhất. CNTB sơ khai cũng đã phát triển, nên mầm đa nguyên cũng bắt đầu nhú, ngoài Lê Nin với CN Mác, còn rất nhiều vũ khí lý luận khác cũng phát triển tương ứng, trong đó cũng có mầm dân chủ.
Nhưng cũng như đã trao đổi với anh, dân trí của người dân chưa được nâng cao đến mức để hiểu và bảo vệ quyền lợi của họ. Trong khi với vũ khí Mác trong tay, Lê Nin đã đáp ứng được sự mong mỏi của đại đa số quần chúng. Thế vũ khí Mác có gì? Là kịch liệt phê phán CNTB sự bóc lột thậm tệ và ngày càng bần cùng hóa giai cấp VS. Ca ngợi sức mạnh của giai cấp VS, có thể thay đổi vị thế của kẻ bị trị thành kẻ thống trị, cho kẻ nghèo thấy chính họ có thể tự xây dựng lên một thiên đàng trên trần thế.
Theo thống kê của Lê Nin, toàn quốc chỉ có khoảng 1 triệu công nhân, nhưng những nông dân làm thuê lại cho nông dân, mà Lê Nin gọi là công nhân nông nghiệp chiếm gấp ba lần số đó. Ngoài ra, Lê Nin cũng đã công nhận khởi nghĩa nông dân mà lúc này đã nổ ra ở nhiều nơi, góp phần phụ trợ vào sức mạnh cho giai cấp VS tiến hành cách mạng thành công.
Anh có thấy, về cơ bản, sự giống nhau của các cuộc khởi nghĩa nông dân khác trong lịch sử với Cách mạng tháng 10 Nga?
Dưới chế độ PK, đến một lúc nào đó, khi lợi ích của giai cấp thống trị và lợi ích của giai cấp bị trị không thể dung hòa được với nhau, thì sẽ nổ ra cách mạng, sẽ thay đổi một triều đại đã trở thành phản động với lịch sử. Góp phần trong những cuộc cách mạng đó là khởi nghĩa nông dân.
Khi những cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, những người lãnh đạo thường làm:
1. Kể tội của triều đại hiện tại.
2. Hứa hẹn với người nông dân nhiều quyền lợi sau khi triều đại mới được thành lập.
Cách mạng tháng 10 Nga có lẽ đã không gây sốc với toàn thế giới nếu như lại có một Sa hoàng mới, hoặc nó là một cuộc cách mạng dân chủ. Nhưng nó trở thành quả bom, bởi vì Lê Nin đã đập bỏ một căn nhà hoành tráng tồn tại hàng ngàn năm nhưng mục ruỗng một vài chỗ bên trong để xây lại căn nhà mới mang tên nhà nước VS.
Có những quốc gia, thay vì đập bỏ để xây mới, thì họ lại tu bổ, và căn nhà đó vẫn hoành tráng. Ví dụ như nước Anh, Nhật…
Khi đập bỏ căn nhà cũ, rõ ràng Lê Nin sẵn sàng chấp nhận một cuộc nội chiến, và với lòng tin vào sức mạnh quần chúng đi theo ông qua cuộc cách mạng tháng 10, ông tin ông sẽ thắng. Thực tế chứng minh là ông đã đúng.
Tại sao tôi lại nói là Lê Nin sẵn sàng cho một cuộc nội chiến? Đó là ông từng nói, vì số đông là quảng đại quần chúng, ông sẵn sàng gạt bỏ số ít qua một bên. Số ít đó là ai? Là giai cấp thống trị vừa bị lật đổ, là giai cấp vừa bị tước bỏ hết quyền lợi sau những sắc lệnh của Lê Nin. Điều này thể hiện sự đấu tranh triệt để về giai cấp của Lê Nin. Cũng đồng nghĩa là máu sẽ đổ. Cho nên có thể nói, Lê Nin đã tạo nên nguyên nhân của cuộc nội chiến Nga.
Cuộc nội chiến đã nổ ra và kết thúc vào năm 1922 với thắng lợi của Hồng quân. Trong cuộc chiến này, cũng vì sợ tầm ảnh hưởng của CN cộng sản, nên phía quân Bạch vệ cũng có sự tham gia của lính nước ngoài. Do đó, cuộc nội chiến còn mang một ý nghĩa chống xâm lược.
Anh có thấy nó về cơ bản giống với cuộc chiến ở Việt Nam không?
Mong nhận được sự hồi âm của anh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét