Xích Tử
Lại
đến mùa ông tổng bí thư làm nhiệm vụ của một đại biểu quốc hội, tiếp
xúc cử tri ở một số đơn vị đã “bầu” ông : Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ.
Cũng là những đại cử tri được chọn lựa, phân công, chỉ định, song là
công dân tinh hoa sinh sống ở những quận trung tâm Hà Nội, họ biết
nhiều, và cũng không quá nhút nhát, ba phải, vâng phục như những nơi
khác.
Trong lần gặp trước, họ chất vấn những vấn đề gai góc như xây dựng đảng, tham nhũng, tội phạm, công tác cán bộ, làm ngài đại biểu quốc hội toát mồ hôi. Với chuyện tham nhũng, ngài đánh bài lãng, tránh sự thừa nhận thất bại của việc đi tìm “một bộ phận không nhỏ” bằng các phương châm cách mạng rất phù hợp với chuyên môn riêng : cần bình tĩnh, sáng suốt, khoa học, khách quan, biện chứng…Các phương châm đó có giá trị như những định đề nhóm một – nhóm phương pháp tư duy để chống tham nhũng.Trong lần tiếp xúc này, cũng với thành phần đại cử tri như vậy, họ hỏi và đề nghị về chính sách với nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà họ rất hiểu rằng đang rất khổ, rất khó trong điều kiện sự phân hoá thu nhập giàu nghèo, phân tầng xã hội, phân biệt khu vực, ngành nghề sinh sống và cư trú. Dĩ nhiên, họ cũng không buông chủ đề chống tham nhũng. Lần này, ngài đại biểu quốc hội tổng bí thư cố gắng không trở lại các định đề phương pháp, mà sáng tạo thêm những định đề mới : công cuộc chống tham nhũng “rất phức tạp”, đòi hỏi phải tiến hành “lâu dài”. Như vậy, cho đến nay, trong tư duy, thể hiện qua phát ngôn của ngài tổng bí thư, người đương kim lãnh đạo cao nhất công cuộc đưa đất nước này tiến lên chủ nghĩa xã hội, tác giả của nghị quyết trung ương 4 nổi tiếng toàn cầu về vấn đề chống tham nhũng có thể được khái quát theo thứ tự logic thành một số định đề như sau :
1. Do tham nhũng ở Việt Nam có tính đặc thù, được qui định bởi thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa hoặc định hướng xã hội chủ nghĩa, có cơ sở học thuyết chính trị – triết học riêng nên nó rất phức tạp. Hiện tượng tham nhũng phức tạp đó tích luỹ từ quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình cũ, được bổ sung, làm mạnh thêm bằng việc xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đường lối đổi mới, có định hướng xã hội chủ nghĩa.
Do những qui định đó, tham nhũng xã hội chủ nghĩa phức tạp và ưu việt hơn hẳn tham nhũng tư bản chủ nghĩa. Thậm chí, trong các nước tư bản, họ không bao giờ nhận định chống tham nhũng là phức tạp cả; với hệ thống pháp luật và các công cụ nghiệp vụ, họ thực hiện việc phòng chống một cách bình thường, và tại một vài nước, cũng chẳng có gì để chống.
Vì phức tạp nên việc chống tham nhũng ở Việt Nam rất khó khăn, tốn kém. Cứ tính toán toàn bộ chi phí, con người dùng cho việc chống tham nhũng và so sánh nó với giá trị tiền bạc thu được do chống thành công và các hiệu quả chính trị – văn hoá – xã hội mà nó làm ra mới thấy cái công cuộc đó làm khổ quảng đại nhân dân như thế nào.
2. Do phức tạp, khó khăn, việc chống tham nhũng kiếu xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sẽ rất lâu dài. Để hiểu định đề này, chỉ cần giải mã từ khoá “lâu dài” được dùng để đo thời gian hứa hẹn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công: cũng rất lâu dài, có thời kỳ quá độ, rồi giai đoạn đầu tiên của thời ký quá độ, rồi các bước, thêm một bước… kéo lê thê như một lời hứa hão. Năm 2000 (Lê Duẩn), 30 năm, rồi 50 năm, và đến nay, học tập Hồ Cẩm Đào, thời gian đó có thể là 100 năm. Tóm lại, khi đạt đến chủ nghĩa xã hội, có thể thanh toán luôn nạn tham nhũng, còn chưa đến thì nó vẫn cứ tất yếu tồn tại.
3. Và về phương pháp, để chống thành công, phải bình tĩnh…, biện chứng, khoa học, diệt chuột không làm vỡ bình. Chống tham nhũng nhưng phải giữ ổn định chính trị cũng giống như bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trong điều kiện giặc đã mang tàu chiến đến cũng chỉ kiên quyết bằng biện pháp hoà bình.
Tôi gọi đó là những định đề Trọng (Trong’s theorems), có giá trị Nobel.
Xích Tử
Trong lần gặp trước, họ chất vấn những vấn đề gai góc như xây dựng đảng, tham nhũng, tội phạm, công tác cán bộ, làm ngài đại biểu quốc hội toát mồ hôi. Với chuyện tham nhũng, ngài đánh bài lãng, tránh sự thừa nhận thất bại của việc đi tìm “một bộ phận không nhỏ” bằng các phương châm cách mạng rất phù hợp với chuyên môn riêng : cần bình tĩnh, sáng suốt, khoa học, khách quan, biện chứng…Các phương châm đó có giá trị như những định đề nhóm một – nhóm phương pháp tư duy để chống tham nhũng.Trong lần tiếp xúc này, cũng với thành phần đại cử tri như vậy, họ hỏi và đề nghị về chính sách với nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà họ rất hiểu rằng đang rất khổ, rất khó trong điều kiện sự phân hoá thu nhập giàu nghèo, phân tầng xã hội, phân biệt khu vực, ngành nghề sinh sống và cư trú. Dĩ nhiên, họ cũng không buông chủ đề chống tham nhũng. Lần này, ngài đại biểu quốc hội tổng bí thư cố gắng không trở lại các định đề phương pháp, mà sáng tạo thêm những định đề mới : công cuộc chống tham nhũng “rất phức tạp”, đòi hỏi phải tiến hành “lâu dài”. Như vậy, cho đến nay, trong tư duy, thể hiện qua phát ngôn của ngài tổng bí thư, người đương kim lãnh đạo cao nhất công cuộc đưa đất nước này tiến lên chủ nghĩa xã hội, tác giả của nghị quyết trung ương 4 nổi tiếng toàn cầu về vấn đề chống tham nhũng có thể được khái quát theo thứ tự logic thành một số định đề như sau :
1. Do tham nhũng ở Việt Nam có tính đặc thù, được qui định bởi thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa hoặc định hướng xã hội chủ nghĩa, có cơ sở học thuyết chính trị – triết học riêng nên nó rất phức tạp. Hiện tượng tham nhũng phức tạp đó tích luỹ từ quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình cũ, được bổ sung, làm mạnh thêm bằng việc xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đường lối đổi mới, có định hướng xã hội chủ nghĩa.
Do những qui định đó, tham nhũng xã hội chủ nghĩa phức tạp và ưu việt hơn hẳn tham nhũng tư bản chủ nghĩa. Thậm chí, trong các nước tư bản, họ không bao giờ nhận định chống tham nhũng là phức tạp cả; với hệ thống pháp luật và các công cụ nghiệp vụ, họ thực hiện việc phòng chống một cách bình thường, và tại một vài nước, cũng chẳng có gì để chống.
Vì phức tạp nên việc chống tham nhũng ở Việt Nam rất khó khăn, tốn kém. Cứ tính toán toàn bộ chi phí, con người dùng cho việc chống tham nhũng và so sánh nó với giá trị tiền bạc thu được do chống thành công và các hiệu quả chính trị – văn hoá – xã hội mà nó làm ra mới thấy cái công cuộc đó làm khổ quảng đại nhân dân như thế nào.
2. Do phức tạp, khó khăn, việc chống tham nhũng kiếu xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sẽ rất lâu dài. Để hiểu định đề này, chỉ cần giải mã từ khoá “lâu dài” được dùng để đo thời gian hứa hẹn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công: cũng rất lâu dài, có thời kỳ quá độ, rồi giai đoạn đầu tiên của thời ký quá độ, rồi các bước, thêm một bước… kéo lê thê như một lời hứa hão. Năm 2000 (Lê Duẩn), 30 năm, rồi 50 năm, và đến nay, học tập Hồ Cẩm Đào, thời gian đó có thể là 100 năm. Tóm lại, khi đạt đến chủ nghĩa xã hội, có thể thanh toán luôn nạn tham nhũng, còn chưa đến thì nó vẫn cứ tất yếu tồn tại.
3. Và về phương pháp, để chống thành công, phải bình tĩnh…, biện chứng, khoa học, diệt chuột không làm vỡ bình. Chống tham nhũng nhưng phải giữ ổn định chính trị cũng giống như bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trong điều kiện giặc đã mang tàu chiến đến cũng chỉ kiên quyết bằng biện pháp hoà bình.
Tôi gọi đó là những định đề Trọng (Trong’s theorems), có giá trị Nobel.
Xích Tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét