Andrew S. Erickson & Adam P. Liff, Foreign Affairs
Dịch bởi Thanh Bình, CTV Phía TrướcKể từ chuyến viếng thăm Washington vào hồi tháng hai năm 2012, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bảo vệ quan điểm về một “mối quan hệ kiểu mới của các siêu cường” giữa Trung Quốc và Mỹ. Với mong muốn tránh xung đột với Trung Quốc – một nước đang nổi lên, chính phủ Mỹ dường như đồng thuận với mối quan hệ kiểu mới này. Trong một phát ngôn chính thức, Cố vấn An ninh Quốc gia Mĩ – ông Susan Rice đã kêu gọi cả hai bên cùng hành động vì mối quan hệ giữa hai nước. Tiếp sau đó, trong một cuộc họp hội nghị thượng đỉnh vào tháng 3 năm 2014 với Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố cam kết ” tiếp tục củng cố và xây dựng một mô hình mối quan hệ kiểu mới. “
Trong hội nghị thượng đỉnh vào tháng 6 năm 2013 tại Sunnylands với Tập Cận Bình, chính quyền Obama đã không có bất kì phê phán nào khi kí kết về “một mối quan hệ kiểu mới giữa các nước siêu cường”. Mỹ dường như đã rơi vào cái bẫy của Trung Quốc. Việc Obama tới thăm Bắc Kinh trong cuộc họp hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra vào tháng tới sẽ là cơ hội tốt mà Mỹ nên tận dụng để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này. Mặc dù một vài quan chức cấp cao của Mỹ đã bác bỏ một số lập luận và coi vấn đề này không có gì đáng kể, xem mô hình này như vô hại thì Bắc Kinh lại nhìn nhận vấn đề hoàn toàn khác.
Trong trường hợp tốt nhất thì việc Mỹ đồng ý về khái niệm “mối quan hệ kiểu mới giữa các siêu cường” cũng tạo nên những suy nghĩ khác nhau của người Bắc Kinh và xa hơn, sẽ là sự xuất hiện của những câu chuyện phiếm về sự suy yếu của Mỹ và sự vượt mặt của Trung Quốc trên đấu trường Thế Giới. Sau tất cả, việc dùng cụm từ cố định “vị thế siêu cường của Trung Quốc” đã gây mất bình tĩnh giữa các đồng minh an ninh của Mỹ và các đối tác khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Nếu tình trạng tồi tệ nhất xảy ra, mô hình ấy đẩy mối quan hệ của Mỹ và Trung Quốc vào tình thế kịch tính: Một mặt, Trung Quốc giả như nhương bộ đơn phương Washington, mặt khác lại ghen tỵ vị thế quan trọng của Mỹ, tầm quan trọng của chính sách đối ngoại, các điều khoản và lợi nhuận của Mỹ.
Không những đã gây phiền hà, mỗi điều khoản thêm vào “mối quan hệ kiểu mới giữa các siêu cường” lại càng làm nó trở nên tồi tệ. Thay vì việc liên tục phản đối mô hình này của Trung Quốc, chính phủ Washington cần phải chủ động nắm giữ tình thế.
Về phía Mỹ nên có một tuyên bố dứt khoát cũng như đấu tranh cho quan điểm của mình về một mối quan hệ Mỹ – Trung. Theo đó, Mỹ có thể chấp thuận vị thế của Trung Quốc trên trường Quốc tế, nhưng đổi lại Bắc Kinh cần phải tuân thủ những quy chuẩn quốc tế trong thế kỉ thứ 21, có trách nhiệm với những nước láng giềng, góp phần tích cực vào trật tự quốc tế – những điều mà đã đang và sẽ đem lại một sự phát triển thần kì cho Trung Quốc.
Bẫy Thuciddides
“Thay vì liên tục phản đối mô hình của Trung Quốc, Washington cần phải chủ động nắm giữ tình thế”
Khái niệm “Mối quan hệ kiểu mới của hai siêu cường” đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các cơ quan lập pháp cũng như các học giả ở cả hai đất nước này vì môt niềm tin mù quáng vào bẫy Thucydies. Đây là một quan niệm sai lầm nguy hiểm, khi sự phát triển của nước siêu cường mới sẽ dẫn đến xung đột không thể tránh khỏi với nước siêu cường trước đó.
Phía Trung Quốc đã lợi dụng việc đơn giản hóa tình thế này để đạt được những mục đích của mình: Chính Tập Cận Bình đã cảnh báo những bất đồng ấy là không thể tránh khỏi. Điều ấy cũng dẫn đến việc một số nhà học giả quốc tế của Trung Quốc tin rằng đó chính là “quy luật nực cười của sự chuyển giao quyền lực”. Cựu bộ trưởng ngoại giao Hoa Kì – Hillary Clinton một lần nữa nhắc lại ý kiến trong Diễn đàn kinh tế và chiến lược Mỹ – Trung năm 2012. Theo đó những nỗ lực của Mỹ và Trung Quốc trong việc tránh một chiến tranh khốc liệt là chưa từng có trong lịch sử trước đây. Cả hai bên cần cùng nhau viết lên những lời giải đáp cho môt hỏi lớn hàng thế kỉ về những vướng mắc mà 2 bên gặp phải. Sau đó một năm, tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra ở Sunnylands, Tom Donilon – khi ấy là cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kì đã giải thích rằng những nỗ lực định hình lại mối quan hệ Mỹ – Trung đã ăn sâu vào trong nhận thức của hai bên. Tuy nhiên trong cách cư xử của một nước siêu cường đang lên và một nước siêu cường đang tồn tại đã định sẵn sẽ xảy ra xung đột.
Có rất nhiều những ý kiến trái chiều đến từ phía Mỹ. Chúng đi ngược lại với nhân quyền, (và trách nhiệm), ngược lại quá khứ và cả tương lai. Chúng thực sự là những thảm họa. Hơn nữa, chúng còn phủ nhận sự phát triển, thậm chí chúng dựa trên lí lẽ tiếp thu một cách có chọn lọc, để quy chuẩn xã hội ấy sẽ ngày một lan truyền rộng rãi qua những lời nói, những ví dụ và rồi bất chấp hậu quả, hình thành nên tư tưởng đồng thuận với nước siêu cường đang lên trong quần chúng. Vấn đề quan trọng nhất là trong khi tình thế đang cần một” điều gì đó mới và hiện đại” để có thể tránh khỏi những xung đột, thì đó lại là một nền tảng tiêu cực, nguy hiểm để xây dựng mối quan hệ Mỹ – Trung trong tương lai.
Clinton, Donilon và những quan chức khác có thể hiểu tất cả những điều này, nhưng để chắc chắn thì họ lại bãi bỏ những lời lẽ để chuẩn bị tập trung vào hành động. Đây cũng chắc hẳn là những gì mà thư kí của Mỹ – John Kerry đã suy tính trong Diễn đàn Kinh tế và chiến lược Mỹ – Trung 2014. Ông nhấn mạnh: “Một nước kiểu mới không thể định nghĩa qua ngôn từ mà cần được thể hiện bằng hành động”.
Mặc dù vậy, việc chính phủ Mỹ đã “thả mồi bắt bóng” với khẩu hiệu đã kí kết của Trung Quốc cho mối quan hệ song phương, cùng lúc với việc bãi nhiễm không công khai đã làm tình thế trở nên nguy hiểm. Lãnh đạo Trung Quốc hoàn toàn coi trọng mô hình này: Cụm từ “ Mối quan hệ kiểu mới giữa các nước siêu cường” của Mỹ – Trung xuất hiện lặp đi lặp lại trong những phát ngôn, thông qua phương tiện truyền thông Trung Quốc và những cuộc diễn thuyết trước quần chúng . Việc thực hiện theo mà không có bất kì những phán xét nào gây ra một tình huống không thể chống đỡ được khi mỗi bên đều lầm tưởng về bên còn lại. Mọi việc càng trở nên tồi tệ hơn khi mà những lầm tưởng ấy bị vỡ lẽ.
Thậm chí tồi tệ hơn, dường như chưa có một sự nhấ trí rõ ràng nào từ phía Washington về chính xác “mối quan hệ kiểu mới giữa các nước siêu cường” thật sự như thế nào. Các cuộc phỏng vấn cho rằng mấu chốt của định nghĩa ấy tồn tại ở hai khía cạnh: Hợp tác trong lĩnh vực mà cả hai bên đều quan tâm và quản lí mang tính chất xây dựng trong những điểm khác biệt của hai bên.
Nhưng có lẽ Bắc Kinh lại có những dự định khác. Theo như sự giải thích về mặt lý thuyết tại Diễn đàn Kinh tế và Chiến lược lần thứ 4 giữa Trung Quốc và Hoa Kì,cựu Ủy viên Quốc Vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc khẳng định: “ Bình đẳng chính trị, tôn trọng lẫn nhau, thực hiện toàn diện, đa lợi ích và hợp tác 2 bên cùng có lợi, xây dựng củng cố niềm tin, chia sẻ trách nhiệm trong lĩnh vực quân sự, giao lưu văn hóa. Hòa nhập nhưng không hòa tan, đảm bảo nền hòa bình với nước bạn”
Đối với những nước khác, âm mưu đen tối về “mối quan hệ kiểu mới giữa các nước siêu cường” hoàn toàn không còn là mới. Nó làm người ta nhớ đến những rắc rối về một loại mối quan hệ đã có từ trước. Thời đó, các lĩnh vực như lợi nhuận, được – mất và việc lộng quyền không bị lên án. Thậm chí, Shin Yinhong – một nhà học giả và cố vấn Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã nêu lên đặc trưng của nó như một lời kêu gọi tới Hoa Kì và Trung Quốc cùng nhau “tôn trọng lợi ích và giá trị của nhau” khi cả 2 là “nhà nước quốc gia theo nghĩa truyền thống” và nước siêu cường “hiếm hoi và đặc biệt”.
Những cuộc phỏng vấn với cơ quan cựu chính phủ Mỹ và chính phủ đương thời đã đưa ra một lời giải thích mang tính nhạo báng hơn. Theo đó, Tập Cận Bình mong muốn qua mô hình kiểu mới này, Mỹ sẽ là một bệ đỡ vững chắc cho “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Thậm chí, vào tháng 2 năm 2012, trong một bài phát biểu, Tập Cận Bình đã lần đầu tiên đưa ra nghị định này và xác định rõ ràng “tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau” như là một trong 4 khía cạnh của “mối quan hệ kiểu mới giữa các siêu cường”. Nhưng chính phủ Mỹ dường như không muốn trở thành bệ đỡ cho Trung Quốc và cũng không có căn cứ gì để cho rằng Bắc Kinh sẽ vui lòng nhượng bộ Mỹ. Trong một tờ báo tháng 7 năm 2013, đại diện Trung Quốc Cui Tiankai tới Mỹ tuyên bố rằng Trung Quốc chưa bao giờ có bất cứ hành động gì xâm hại đến lợi ích cốt lõi của Mỹ. Trung Quốc chỉ bị lợi dụng trở thành nạn nhân bất đắc dĩ trong mối quan hệ láng giềng.
Cho dù lãnh đạo Trung Quốc có những dự tính gì trong sự phát triển khái niệm ấy thì theo một khía cạnh khác cũng không có gì là tốt đẹp cả.
Nếu những điều ấy là chưa đủ thì khái niệm về “mối quan hệ siêu cường kiểu mới” cũng đã gây bất bình với các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực.
Những thuật ngữ rắc rối
Việc chính phủ Obama vẫn tiếp tục chơi đùa với khái niệm “mối quan hệ siêu cường kiểu mới” có vẻ như đã gây ra một số hiểu lầm về phía Bắc Kinh và xa hơn nữa khi có một sự thay đổi trong quyền lực và chính trị Mỹ sẽ gây ra những nhận thức sai lầm.
Đầu tiên, những thuật ngữ này đã vẽ lên một bức tranh lố bịch về một chính phủ Mỹ rời rạc, không có sự phòng thủ. Những tầm nhìn như giữ vững hòa bình, phát triển bền vững và hưng thịnh ở Châu Á chỉ là những mục tiêu xa xôi của Mỹ để làm suy sụp Trung Quốc và các nước láng giềng. Tuy nhiên những chủ đích rõ ràng trong phát ngôn của chính phủ Mỹ lại càng làm sự ngộ nhận này trở nên trầm trọng hơn. Một ví dụ điển hình: Tại diễn đàn kinh tế và chiến lược Mỹ – Trung năm 2014, trong phát ngôn của Kerry về phía Trung Quốc có nói rõ: “Không có chiến lược gì của Mỹ gây áp lực hoặc xung đột gì với Trung Quốc”.
Chính phủ Obama chắc chắn đang cố gắng xoa dịu sự quan tâm của dư luận về tin đồn đang rất phổ biến tại Trung Quốc, rằng Mỹ đang cố gắng “nuốt chửng” đất nước này. Nhưng tốt hơn hết, chính phủ Mỹ không nên hành động theo cách này, nó không đơn giản như việc nghe một lời xin lỗi.
Thứ 2, theo giải thích của Bắc Kinh về một mối quan hệ kiểu mới dường như kết luận rằng tiềm năng tài chính đang phát triển ở Trung Quốc đã tạo ra một sự chuyển biến không thể tránh khỏi, buộc Washing ton phải đồng ý yêu cầu của Bắc Kinh về vùng biển phía Nam và Đông Trung Quốc.
Những tranh luận ấy đã cho thấy Trung Quốc khá ngây thơ. Chúng ta đang ở trong thời đại mà từ những thay đổi phong kiến đến vị thế đa quốc gia đều tuân theo quy luật cái mạnh làm nên chân lý. Hơn nữa, quyền lực của Mỹ ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực và Mỹ vẫn luôn giữ vị thế đứng đầu.
Bằng việc tuân theo nội dung: “mối quan hệ giữa các siêu cường” và “bình đẳng” Washington đã ngầm bỏ qua những quan điểm lỗi thời về nền chính trị đa quốc gia để có thể tuyên truyền trên những phương tiện thông tin chính thức về mối quan hệ song phương.
Thứ 3, tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại và tương lai của Trung Quốc còn khó có thể giữ vững vì những vấn đề trong nước và xã hội ngày một tăng. Hàng thập kỉ qua, sự phát triển về cả kinh tế và quân sự khiến cho Trung Quốc lầm tưởng rằng tốc độ phát triển kinh tế thần kì ấy chắc chắn vẫn còn tiếp diễn. Nhưng không hẳn vậy, kết quả của sự phát triển thần kì ấy thật nhưng không vững chắc : Việc Trung Quốc thêm hi vọng về sự nhượng bộ của Mỹ và những kêu gọi không hợp thời về “bình đẳng” và “khoảng cách”
Nếu những điều ấy là chưa đủ thì khái niệm về “mối quan hệ siêu cường kiểu mới” cũng đã gây bất bình với các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực. Khi nỗi sợ hãi về sự cấm vận tăng, một số nước có thể lựa chọn hoặc là tìm kiếm những cơ hội khác nhưng sẽ không ổn định hoặc là lựa chọn ngăn cản Trung Quốc.
Những mối quan tâm ấy đặc biệt tập trung vào Nhật Bản – đồng minh thân cận của Mỹ và mong muốn nếu cần thiết sẽ thúc đẩy sự phát triển độc lập của Trung Quốc. Tập Cận Bình đã cố gắng khai thác mối quan tâm của chính quyền Obama để đạt được chiến thắng trong tranh chấp đảo Senkaku (Điếu Ngư). Trong suốt cuộc họp vào tháng 9 năm 2012 với thủ tưowsng Leon Panetta, Tập Cận Bình đã viện cớ sự đồgn thuận quan trọng ấy để tuyên bố rằng cả hai bên đã xác định rõ mối quan hệ và sau đó tập trung xoay quanh mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản: “Chúng tôi hi vọng rằng Mỹ đứng trên quan điểm hòa bình và ổn định khu vực sẽ cẩn trọng và không can thiệp vào mối bất hòa ở đảo Điếu Ngư và sẽ không có hành động gì làm cho mâu thuẫn trở nên căng thẳng hay tình thế trở nên phức tạp hơn. Hồ sơ của Trung Quốc về chính trị Nhật Bản trong suốt 2 năm vừa qua đã cho thấy rằng chính phủ Tập Cận Bình đã cố ý cô lập Nhật Bản bằng việc vượt mặt Tokyo để kí kết với Washington, đặt Nhật Bản vào một vị thế sau Trung Quốc và Mỹ. Thậm chí, học giả người Australia Amy King cũng khẳng định khái niệm về “mối quan hệ kiểu mới giữa các nước siêu cường” của Trung Quốc dường như không có chỗ cho Nhật Bản.
Một tầm nhìn tích cực cho châu Á – Thá Bình Dương
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là một mối quan hệ vô cùng quan trọng. Trước đây đã từng có một tiền đề triết học từ thế kỉ thứ 19: Hai đất nước cần phải làm một điều gì đó chưa từng có trong lịch sử để tránh khỏi chiến tranh. Vào thế kỉ thứ XXI, một vị thế quan trọng trên trường Quốc tế sẽ là mấu chốt quan trọng để có thể có được sự ủng hộ về quyền lực, công bằng và hợp tác theo phương châm cả hai bên cùng có lợi, không phân biệt nước mạnh hay yếu. Cái mạnh không thể làm nên chân lý nữa.
Đó là lý do tại sao chính quyền Obama cần thay đổi ngay lập tức mô hình “mối quan hệ kiểu mới giữa 2 siêu cường” với một tầm nhìn tích cực rõ ràng, đôi bên có lợi, xác định rõ mục tiêu. Điều này sẽ đưa Trung Quốc vào một vị thế xứng đáng với sự đóng góp của mình vào thứ hạng đa quốc gia, giúp Trung Quốc thu lợi nhuận trong bốn thập kỉ vừa qua. Có một quyết định đáng chú ý nhất vào năm 2005, chính phủ Bush yêu cầu Trung Quốc cần là một cổ đông có trách nhiệm. Sự tiếp cận trên không chỉ cổ vũ cho sự phát triển hòa bình mà còn vẽ lên mong muốn của Trung Quốc về một nước siêu cường.
Bắt đầu từ thời điểm này, cơ quan chính phủ và cơ quan ngôn luận Mỹ nên dựa trên mong muốn của Trung Quốc về việc sẽ trở thành thành viên trong nhóm nước siêu cường để có thể thiết lập mục tiêu cho sự phát triển của hệ thông đa quốc gia và làm tăng nguồn dự trữ lương thực trên Thế Giới. Washington cũng cần làm sáng tỏ cho Bắc Kinh cho ý định đàm phán với Mỹ về các lãnh đạo ít “siêu cường” hơn ở các nước láng giềng và nhấn mạnh rằng, để là một nước siêu cường thực sự ở thế kỉ thứ XXI, Bắc Kinh cần phải tuân thủ theo Quy Luật Vàng của Mỹ và đối xử đúng chừng mực với các nước khác.
Lãnh đạo Trung Quốc thể hiện cho thế giới thấy về tầm nhìn tự xưng của “mối quan hệ dân chủ Quốc tế” thực sự có ý nghĩa trong thực tiễn bằng cách qua những tranh chấp với các nước láng giềng nhỏ hơn.
Nhìn chung, Mỹ không được phép để tránh khỏi sự sợ hãi về những xung đột không thể tránh khỏi mà đồng ý những thỏa thuận, ủng hộ Trung Quốc đi tắt lên vị thế “siêu cường”. Bắc Kinh cần phải được tiếp cận từ vị trí của quyền lực và sức mạnh. Giống như Washinhton, Bắc Kinh có một sự thúc đẩy mạnh mẽ để tránh đụng độ quân sự. Trung Quốc mong muốn sẽ đạt được những lợi nhuận từ những đối tác thương mại dọc Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản qua sự phát triển bền vững quốc gia dựa trên việc xuất khẩu và ổn định tình hình trong nước. Washington không cần phải vì để tránh khỏi những xung đột mà chấp nhận trách nhiệm không tương xứng này.
Chắc chắn rằng để mô hình chính về chính trị bị từ chối qua mặt được những quy luật ưu việt của Trung Quốc có lẽ đã tiêu tốn rất nhiều chi phí. Nhưng những tổn hại về việc tiếp tục chấp nhận mô hình ấy còn lớn hơn rất nhiều. Ít nhất, để tránh mô hình về “mối quan hệ kiểu mới giữa các nước siêu cường” có hiệu lực, Washington cũng nên chỉ ra những khía cạnh trong thái độ của Trung Quốc gần đây. Đó là những sự đàn áp, ép buộc các nước láng giềng, những nỗ lực rõ ràng chia rẽ Khối Liên Minh Hoa Kì và quy chuẩn quốc tế. Điều ấy đã đi ngược lại lợi ích của Hoa Kì và mong muốn của Trung Quốc về một nước siêu cường sẽ không được thừa nhận. Điều đó sẽ thuyết phục Bắc Kinh rằng Trung Quốc vẫn chưa thể là người bắt đầu, thậm chí cả khi chia rẽ Châu Á – Thái Bình Dương thành nhiều mảnh lợi ích đi chăng nữa.
Cho dù được đưa ra những hệ thống chính trị, lịch sử, và truyền thống thực dụng, sự phản kháng của Bắc Kinh về những nỗ lực xã hội hóa của Washington là không quá ngạc nhiên. Trung Quốc sẽ không làm bất cứ điều gì mà Hoa Kì mong muốn, và một số quan sát viên Trung Quốc sẽ nhạo báng những cố gắng định hình lại mối quan hệ của Mỹ như một thủ đoạn để làm tăng gánh nặng cho Trung Quốc và nắm trong tay sự phát triển của nước này. Và đó là lý do tại sao Washington cần phải kiên nhẫn vì nó sẽ cung cấp những đầu mối đúng đắn cho việc các lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi mục tiêu siêu cường , củng cố sự ổn định và theo chủ nghĩa quốc tế về các cuộc tranh luận chính sách trong nước. Sự phát triển của Trung Quốc (với sự hậu thuẫn của Mỹ) cần được nhận những lời tán dương vì đã góp phần gìn giữ hòa bình và chống vi phạm bản quyền. Những đóng góp lớn hơn về việc ủng hộ chủ nghĩa nhân đạo, phòng chống dịch bệnh và an ninh đường bờ biển cũng nên được xem xét như vậy
Cơ hối cuối cùng
Trong vài thán ggần đây, chính quyền Obama đã gây khó khăn cho Bắc Kinh về vấn đề ngân sách nhà nước. Cuối cùng việc khi ra rằng Trung Quốc đang nắm giữ thế trận, chính quyền Mỹ đã công khai phản đối các chính sách gây mất ổn định của Bắc Kinh, trình bày lại một cách rõ ràng sự ủng hộ của Washington đối với Điều 5 của Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật, chỉ trích việc điều hành sai việc triển khai các Khu Xác định Hàng không Quốc phòng Hoa Đông của Trung Quốc vào tháng 11 năm 2013, và công khai đặt câu hỏi về việc lấn chiếm của Trung Quốc, những tuyên bố mơ hồ của Trung Quốc về vùng biển phía Nam.
Những lập luận vững chắc này là đáng khen ngợi nhưng vẫn còn chưa đủ. Nếu không có sự quan tâm và hỗ trợ của những lãnh đạo then chốt trong chính quyền, nó cũng chỉ dừng lại ở lời nói chứ không phải bằng hành động, sự cân bằng lại gây mối nguy hiểm cho các khu vực. Mỉa mai hơn, các quan chức Mỹ sẽ bị nhận những lời chỉ trích như thể đã hủy hoại mô hình “ mối quan hệ kiểu mới giữa các siêu cường”.
Do sự cân bằng lại Châu Á – Thái Bình Dương là một yếu tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của Obama, nó đặc biệt khó hiểu khi không ăn khớp với chiến lược cho từng khu vực.
Bước đầu tiên, chính quyền nên kịp thời phổ biến một tầm nhìn cụ thể tích cực cho tương lai của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và vai trò của Trung Quốc trong đó. Việc hướng dẫn Mỹ tiếp tục hành động và giải quyết những tín hiệu, sau đó sẽ được hệ thống hóa trong một tài liệu chính thức, mà sẽ được công bố bằng một bài phát biểu quan trọng bởi Kerry hay của chính Obama.
Không gì có thể phủ nhận vài trò của sức mạnh kinh tế nên việc hình thành những hướng đi của Trung Quốc. Như một chuyên gia Trung Quốc Thomas Christensen có khắng định sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và việc Mỹ tập trung củng cố quan hệ với các đồng minh và đối tác trong khu vực không chỉ là hàng rào chống lại hành động khiêu khích của Trung Quốc mà còn là cách thức quan trọng ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định trong chính sách đối của Bắc Kinh. Thậm chí, câu chuyện về sự lớn mạnh lên của Trung Quốc vẫn còn chưa đến hồi kết. Không còn nghi ngờ gì nữa, hiện nay chúng ta đang ở trong một giai đoạn khó khăn. Nhưng bất chấp việc đi ngược lại những lời tuyên bố rộng rãi, sẽ không có gì đảm bảo cho việc xung đột quân sự sẽ không diễn ra. Mọi chuyện sẽ ra sao nếu cứ tiếp tục phụ thuộc vào những quyết định từ chính phủ các nước, đặc biệt là Bắc Kinh và Washington?
Ngược lại cái được gọi là bẫy Thucydides, lịch sử cho chúng ta biết rằng hướng đi của một nước đang lên có thể được định hình bằng cách hành xử và ngoại giao. Và trong những lĩnh vực đó, “mối quan hệ kiểu mới giữa các nước siêu cường” là những khái niệm sai lầm nghiêm trọng.
Chính phủ Mỹ phải bác bỏ nó và thay vào đó là một biểu đồ rõ ràng về nước siêu cường thế kỉ XXI mà Mỹ muốn Trung Quốc trở thành. Một tầm nhìn hiệu quả hơn là mối quan hệ Mỹ – Trung nên tích cực và thiện chí, định hình việc đưa ra quyết định của Bắc Kinh bằng việc siết chặt mục tiêu về một vị thế siêu cường, hành xử như một nước siêu cường của thế kỉ XXI. Trong đó bao gồm việc đóng góp tích cực vào hòa bình thế giới, ổn định, thịnh vượng và đặc biệt cư xử có trách nhiệm đối với các nước láng giềng. Điều này sẽ phản ảnh một cách đúng đắn về một mối quan hệ siêu cường kiểu mới. Để làm được điều này, Washington cần phải luôn gương mẫu. Nhiều người cho rằng chính sách của Mỹ và Châu Á có mối liên kết trực tiếp đến quyền lợi của ông Obama. Tuy nhiênchính quyền nước này lại đang tập trung tăng cường các nơi khác vì những kết quả thực tế hơn. Về những chính sách với Trung Quốc, với chính quyền Obama đây là lúc cho sự chủ động lãnh đạo.
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – http://www.phiatruoc.info
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét