VNTB: Trong một đất nước khốn quẫn bởi các nhóm lợi ích, nguy cơ và nguy kịch là tất yếu xảy ra. Tất cả chỉ còn chờ thời gian.
Mới đây, điều gì phải đến đã đến. Báo cáo được soạn bởi giới quan chức chính phủ đã thẳng thừng lộ rõ ý đồ: Chính phủ đưa ra kiến nghị “xem xét dành một phần chi ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước”.
Tiền ngân sách cũng là tiền của dân.
Trong khi vụ việc xử lý “tảng băng chìm” Vinashin của những năm trước với số nợ hơn 80.000 tỷ đồng còn chưa được xử lý xong về nguồn thu nợ và cả trách nhiệm của Chính phủ, trong lúc hàng loạt vụ việc mới như Vinalines hay Ngân hàng Agribank nổ ra, trong bối cảnh nền kinh tế và dân nghèo ngày càng xơ xác…, não trạng của giới quan chức chính quyền chỉ còn ngập ngụa sáng kiến “Lấy tiền thuế dân để “xử lý” nợ xấu doanh nghiệp nhà nước”.
Lần đầu tiên sau 7 năm suy thoái kinh tế, các nhóm thân hữu cùng nhóm lợi ích không thèm che giấu ý đồ bắt nhân dân và gần 3 triệu công chức trở thành “con tin nợ xấu”.
Những em bé vùng cao phải bắt chuột ăn thay cơm, ba mẹ con ở Bạc Liêu phải ăn chung một gói mì tôm, hương hồn bé gái lớp ba ở Hà Tĩnh vừa chết thảm vì đói… sẽ nghĩ gì về âm mưu bần cùng hóa dân chúng trên?
Mời xem lại: http://www.ijavn.org/2014/10/hoc-tap-nuoc-ngoai-dan-gop-tien-vang-e.html
****************************
VnEconomy: Chi ngân sách để xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước?
Thứ Hai, 6/10/2014Chính phủ bất ngờ kiến nghị “xem xét dành một phần chi ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước”…
Cũng bởi không dùng tiền ngân sách, nên sự ra đời của VAMC được coi là “sáng kiến” riêng có của Việt Nam.
Nguyên Thảo
Nợ xấu đang xấu đến thế nào và cần giải pháp mới gì để bớt xấu? Với Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2014 và sau đó là Thống đốc trả lời chất vấn rồi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về kết quả giám sát tái cơ cấu nền kinh tế, câu trả lời cho câu hỏi trên liên tục được đề cập trong hơn một tuần qua.
Nhưng có lẽ, cao trào của cuộc tranh luận còn ở phía trước, khi Chính phủ bất ngờ đưa ra kiến nghị “xem xét dành một phần chi ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước” tại cuối bản báo cáo dài gần 70 trang về tái cơ cấu nền kinh tế trong ba lĩnh vực trọng tâm.Đây là bản báo cáo nằm trong 6 ngàn trang tài liệu phục vụ cho phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát tái cơ cấu nền kinh tế vào ngày 1/10 vừa qua.Báo cáo giám sát chính thức về nội dung này sẽ được trình Quốc hội tại phiên giám sát tối cao dự kiến sẽ diễn ra trọn một ngày ở kỳ họp thứ 8 tới đây. Từ kỳ họp Quốc hội cuối năm 2012 rồi đến cuối 2013, nhiều chất vấn liên quan đến nợ xấu đã được gửi thẳng đến người đứng đầu Chính phủ.
Dù trả lời chất vấn trực tiếp tại nghị trường hay qua văn bản, Chính phủ đều nhất quán khẳng định quan điểm: “Nhà nước không sử dụng ngân sách để trả nợ thay cho ngân hàng, cho doanh nghiệp”.
Cũng bởi không dùng tiền ngân sách, nên sự ra đời của VAMC được coi là “sáng kiến” riêng có của Việt Nam.
Theo bình luận của cựu Bộ trưởng Trương Đình Tuyển tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2014 thì “sáng kiến” này rất khó giải quyết được nợ xấu khi thiếu cả quyền lực tài chính và quyền lực pháp lý.
Nhấn mạnh là trong điều kiện ngân sách không có đồng nào cho xử lý nợ xấu, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng phân trần tại diễn đàn đó, rằng VAMC không có tiền nên cũng cần phải có thời gian.
Chỉ sau đó hai hôm, vào chiều 29/9, VAMC và hậu xử lý nợ sau khi mua bán thế nào theo nguyên tắc không dùng vốn nhà nước lại tiếp tục nằm trong chất vấn trực tiếp của đại biểu Quốc hội với Thống đốc Nguyễn Văn Bình.
Cũng tại phiên chất vấn này, một vị đại biểu nhận xét: “Cách xử lý nợ xấu hiện nay còn xấu hơn cả nợ xấu”.
Thêm một lần, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đề cập đến nguồn lực để xử lý nợ xấu.
Theo lời Thống đốc, nhiều quốc gia trên thế giới ít thì dùng 7-10% GDP để xử lý nợ xấu, bình thường cũng dùng tới 20-30% GDP, thậm chí có quốc gia còn dùng tới khoảng 60% GDP…, còn Việt Nam thì chưa dùng đến 1% GDP nào. Và trong điều kiện đó thì các tổ chức nước ngoài nói VAMC là mô hình “thôi thì chấp nhận được”.
VAMC không phải “chiếc đũa thần”, vay tiền nước ngoài để xử lý nợ xấu thì lo an toàn nợ công đang bị đe dọa, và nợ xấu vẫn có xu hướng gia tăng trong vòng luẩn quẩn của các giải pháp thiếu căn cơ… phải chăng là lý do để Chính phủ đưa ra đề nghị “xem xét dành một phần chi ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước”?
Nhận xét đây là đề nghị đi theo xu hướng cưng chiều “con đẻ”, nhưng một vị chuyên gia tài chính nói điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Bởi trước đây, nhiều lần Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước cho khoanh rồi dần xóa nợ xấu cho các ngân hàng thương mại nhà nước. Mà các khoản này thường liên quan đến nợ nần của doanh nghiệp nhà nước do thất thoát, thua lỗ…
Ở phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát tái cơ cấu nền kinh tế, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý – người vừa làm dậy sóng dư luận khi đề cập đến chuyện dân góp tiền, vàng xử lý nợ xấu ở Hàn Quốc – tỏ ra rất băn khoăn.
Nếu kiến nghị dành một phần ngân sách để xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước là của đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội rồi lại đưa vào nghị quyết thành kiến nghị của cả Quốc hội thì cần phải xem xét, ông Lý nói.
Theo ông, cần phải xem cả đề án tổng thể về xử lý nợ xấu, bởi đây là vấn đề của cả nhà nước và xã hội chứ không phải là của riêng ngành ngân hàng hay tài chính.
Phải xem lại chứ cứ lấy ngân sách là khó, ông Lý nhấn mạnh.
Xử lý nợ xấu, đương nhiên là vấn đề rất kỹ thuật, không phải ai cũng hiểu được tường tận. Nhưng cử tri đều hiểu ngân sách cũng là tiền thuế dân đóng góp, việc chi tiêu thế nào thuộc quyền của Quốc hội – những người đại diện cao nhất cho nhân dân.
Và, việc chi một phần ngân sách để xử lý nợ xấu rõ ràng khác với việc huy động dân góp tiền, vàng xử lý nợ xấu như kinh nghiệm của Hàn Quốc được ông Lý nêu tại phiên thảo luận nói trên.
Một số vị chuyên gia kinh tế độc lập được tham vấn có chung phân tích rằng, nhiều nước chi ngân sách để xử lý nợ xấu, đây là điều được coi là khác với Việt Nam. Song doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam cũng rất khác với doanh nghiệp ở các nước, đó là không phải “lời ăn lỗ chịu”, mà là “lời ăn lỗ dân chịu”.
Vậy nên, theo các chuyên gia này, đề nghị dành một phần ngân sách nhà nước vốn đang rất eo hẹp để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước – nhất là khi Chính phủ đã nhiều lần quả quyết không dùng tiền ngân sách để trả nợ thay cho doanh nghiệp – quả thật là bất ngờ.
Nhưng có lẽ, cao trào của cuộc tranh luận còn ở phía trước, khi Chính phủ bất ngờ đưa ra kiến nghị “xem xét dành một phần chi ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước” tại cuối bản báo cáo dài gần 70 trang về tái cơ cấu nền kinh tế trong ba lĩnh vực trọng tâm.Đây là bản báo cáo nằm trong 6 ngàn trang tài liệu phục vụ cho phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát tái cơ cấu nền kinh tế vào ngày 1/10 vừa qua.Báo cáo giám sát chính thức về nội dung này sẽ được trình Quốc hội tại phiên giám sát tối cao dự kiến sẽ diễn ra trọn một ngày ở kỳ họp thứ 8 tới đây. Từ kỳ họp Quốc hội cuối năm 2012 rồi đến cuối 2013, nhiều chất vấn liên quan đến nợ xấu đã được gửi thẳng đến người đứng đầu Chính phủ.
Dù trả lời chất vấn trực tiếp tại nghị trường hay qua văn bản, Chính phủ đều nhất quán khẳng định quan điểm: “Nhà nước không sử dụng ngân sách để trả nợ thay cho ngân hàng, cho doanh nghiệp”.
Cũng bởi không dùng tiền ngân sách, nên sự ra đời của VAMC được coi là “sáng kiến” riêng có của Việt Nam.
Theo bình luận của cựu Bộ trưởng Trương Đình Tuyển tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2014 thì “sáng kiến” này rất khó giải quyết được nợ xấu khi thiếu cả quyền lực tài chính và quyền lực pháp lý.
Nhấn mạnh là trong điều kiện ngân sách không có đồng nào cho xử lý nợ xấu, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng phân trần tại diễn đàn đó, rằng VAMC không có tiền nên cũng cần phải có thời gian.
Chỉ sau đó hai hôm, vào chiều 29/9, VAMC và hậu xử lý nợ sau khi mua bán thế nào theo nguyên tắc không dùng vốn nhà nước lại tiếp tục nằm trong chất vấn trực tiếp của đại biểu Quốc hội với Thống đốc Nguyễn Văn Bình.
Cũng tại phiên chất vấn này, một vị đại biểu nhận xét: “Cách xử lý nợ xấu hiện nay còn xấu hơn cả nợ xấu”.
Thêm một lần, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đề cập đến nguồn lực để xử lý nợ xấu.
Theo lời Thống đốc, nhiều quốc gia trên thế giới ít thì dùng 7-10% GDP để xử lý nợ xấu, bình thường cũng dùng tới 20-30% GDP, thậm chí có quốc gia còn dùng tới khoảng 60% GDP…, còn Việt Nam thì chưa dùng đến 1% GDP nào. Và trong điều kiện đó thì các tổ chức nước ngoài nói VAMC là mô hình “thôi thì chấp nhận được”.
VAMC không phải “chiếc đũa thần”, vay tiền nước ngoài để xử lý nợ xấu thì lo an toàn nợ công đang bị đe dọa, và nợ xấu vẫn có xu hướng gia tăng trong vòng luẩn quẩn của các giải pháp thiếu căn cơ… phải chăng là lý do để Chính phủ đưa ra đề nghị “xem xét dành một phần chi ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước”?
Nhận xét đây là đề nghị đi theo xu hướng cưng chiều “con đẻ”, nhưng một vị chuyên gia tài chính nói điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Bởi trước đây, nhiều lần Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước cho khoanh rồi dần xóa nợ xấu cho các ngân hàng thương mại nhà nước. Mà các khoản này thường liên quan đến nợ nần của doanh nghiệp nhà nước do thất thoát, thua lỗ…
Ở phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát tái cơ cấu nền kinh tế, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý – người vừa làm dậy sóng dư luận khi đề cập đến chuyện dân góp tiền, vàng xử lý nợ xấu ở Hàn Quốc – tỏ ra rất băn khoăn.
Nếu kiến nghị dành một phần ngân sách để xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước là của đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội rồi lại đưa vào nghị quyết thành kiến nghị của cả Quốc hội thì cần phải xem xét, ông Lý nói.
Theo ông, cần phải xem cả đề án tổng thể về xử lý nợ xấu, bởi đây là vấn đề của cả nhà nước và xã hội chứ không phải là của riêng ngành ngân hàng hay tài chính.
Phải xem lại chứ cứ lấy ngân sách là khó, ông Lý nhấn mạnh.
Xử lý nợ xấu, đương nhiên là vấn đề rất kỹ thuật, không phải ai cũng hiểu được tường tận. Nhưng cử tri đều hiểu ngân sách cũng là tiền thuế dân đóng góp, việc chi tiêu thế nào thuộc quyền của Quốc hội – những người đại diện cao nhất cho nhân dân.
Và, việc chi một phần ngân sách để xử lý nợ xấu rõ ràng khác với việc huy động dân góp tiền, vàng xử lý nợ xấu như kinh nghiệm của Hàn Quốc được ông Lý nêu tại phiên thảo luận nói trên.
Một số vị chuyên gia kinh tế độc lập được tham vấn có chung phân tích rằng, nhiều nước chi ngân sách để xử lý nợ xấu, đây là điều được coi là khác với Việt Nam. Song doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam cũng rất khác với doanh nghiệp ở các nước, đó là không phải “lời ăn lỗ chịu”, mà là “lời ăn lỗ dân chịu”.
Vậy nên, theo các chuyên gia này, đề nghị dành một phần ngân sách nhà nước vốn đang rất eo hẹp để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước – nhất là khi Chính phủ đã nhiều lần quả quyết không dùng tiền ngân sách để trả nợ thay cho doanh nghiệp – quả thật là bất ngờ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét