Danluan
Trịnh Hữu Long
Thế
giới đang chứng kiến một cuộc cách mạng được cho là đẹp mắt chưa từng
có trong lịch sử đang diễn ra ở Hong Kong, nhưng một cuộc cách mạng
tương tự cũng đã từng diễn ra ở Philippines cách đây hơn 28 năm.
Ngày
22-2-1986, hai triệu người Philippines đã đổ ra trục đường chính của
thủ đô Manila, Edsa, để phản đối kết quả bầu cử gian lận đã giữ cho Tổng
thống độc tài Ferdinan Marcos đương nhiệm tiếp tục tại vị, phủ nhận
thực tế là bà Aquino – mẹ của Tổng thống Aquino ngày nay – mới là người
thắng cử.
Như vậy, cả hai cuộc cách mạng đều liên quan đến quyền bầu cử, và đều đòi hỏi người đứng đầu chính quyền phải từ chức.
Cũng giống như Cách mạng Hong Kong, Cách mạng Edsa cũng mang màu vàng, và thậm chí còn được gọi là Cách mạng màu Vàng.
Biểu tượng của cuộc cách mạng Edsa cũng là chiếc ruy-băng vàng.
Tinh thần của Cách mạng Edsa cũng là bất bạo động, bất chấp cảnh sát đã sử dụng đạn hơi cay để tấn công người biểu tình. Người biểu tình thậm chí đã có những cử chỉ cao thượng dành cho lực lượng cảnh sát và quân đội, thuyết phục được nhiều người trong số họ đứng về phía người biểu tình.
Suốt trong 5 ngày 4 đêm của cuộc Cách mạng Edsa, không khí lễ hội tràn ngập khắp mọi nơi. Mọi người nhảy múa, ca hát. Các nghệ sĩ biểu diễn, các cha xứ giảng đạo, mọi người đều cử hành các nghi lễ cầu nguyện trên đường phố.
Vào đêm cuối cùng của cuộc cách mạng, 25-2, đài Radio Veritas truyền đi thông tin Tổng thống Marcos đã bỏ chạy sang Hawaii. Thông tin này làm nức lòng tất cả những ai đang có mặt trong cuộc biểu tình, không khí lễ hội bùng nổ.
Bob Simon, xướng ngôn viên của đài CBS vào thời điểm đó, nói rằng: “Người Mỹ chúng ta cứ tưởng là chúng ta đã dạy cho người Philippines biết thế nào là dân chủ. Ồ không, đêm nay, họ đang dạy điều đó cho cả thế giới”. Đó cũng là cách cả thế giới đang nghĩ về Hong Kong.
Cuối cùng, nền dân chủ được tái lập trên quốc đảo Philippines. Một bản Hiến pháp mới được ban hành. Một vị tổng thống mới được bầu lên.
Người Philippines đã làm cách mạng để tái lập nền dân chủ đã bị Ferdinan Marcos tước đoạt trong 20 năm. Người Hong Kong cũng đang làm điều đó để giành lại nền dân chủ đã mất vào tay Trung Hoa đại lục trong 17 năm qua.
Tôi rất muốn hai cuộc cách mạng này sẽ giống nhau một cách hoàn hảo, từ đầu tới cuối.
Cũng giống như Cách mạng Hong Kong, Cách mạng Edsa cũng mang màu vàng, và thậm chí còn được gọi là Cách mạng màu Vàng.
Biểu tượng của cuộc cách mạng Edsa cũng là chiếc ruy-băng vàng.
Tinh thần của Cách mạng Edsa cũng là bất bạo động, bất chấp cảnh sát đã sử dụng đạn hơi cay để tấn công người biểu tình. Người biểu tình thậm chí đã có những cử chỉ cao thượng dành cho lực lượng cảnh sát và quân đội, thuyết phục được nhiều người trong số họ đứng về phía người biểu tình.
Suốt trong 5 ngày 4 đêm của cuộc Cách mạng Edsa, không khí lễ hội tràn ngập khắp mọi nơi. Mọi người nhảy múa, ca hát. Các nghệ sĩ biểu diễn, các cha xứ giảng đạo, mọi người đều cử hành các nghi lễ cầu nguyện trên đường phố.
Vào đêm cuối cùng của cuộc cách mạng, 25-2, đài Radio Veritas truyền đi thông tin Tổng thống Marcos đã bỏ chạy sang Hawaii. Thông tin này làm nức lòng tất cả những ai đang có mặt trong cuộc biểu tình, không khí lễ hội bùng nổ.
Bob Simon, xướng ngôn viên của đài CBS vào thời điểm đó, nói rằng: “Người Mỹ chúng ta cứ tưởng là chúng ta đã dạy cho người Philippines biết thế nào là dân chủ. Ồ không, đêm nay, họ đang dạy điều đó cho cả thế giới”. Đó cũng là cách cả thế giới đang nghĩ về Hong Kong.
Cuối cùng, nền dân chủ được tái lập trên quốc đảo Philippines. Một bản Hiến pháp mới được ban hành. Một vị tổng thống mới được bầu lên.
Người Philippines đã làm cách mạng để tái lập nền dân chủ đã bị Ferdinan Marcos tước đoạt trong 20 năm. Người Hong Kong cũng đang làm điều đó để giành lại nền dân chủ đã mất vào tay Trung Hoa đại lục trong 17 năm qua.
Tôi rất muốn hai cuộc cách mạng này sẽ giống nhau một cách hoàn hảo, từ đầu tới cuối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét