Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Việt Nam muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế với Ấn Độ

Việt Hà, phóng viên RFA

2014-10-27
000_Del6363851.jpg
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân tham dự một buổi lễ tại đền Mahabodhi, bang Bihar, Ấn Độ trước khi ông đến New Delhi hôm 27/10/2014. AFP photo

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vừa bắt đầu chuyến thăm 2 ngày đến Ấn Độ từ ngày 27 tháng 10. Chuyến thăm được báo chí Ấn Độ và Việt Nam coi là một bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước vốn đã là đối tác chiến lược từ năm 2007.

Cơ hội phát triển quan hệ kinh tế


Chỉ khoảng một tháng sau chuyến thăm của Tổng thống Ấn độ Pranab Mukherjee tới Việt Nam với kết quả là 7 thỏa thuận về kinh tế tài chính được ký kết, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã cùng với một đoàn 50 doanh nhân tới Ấn Độ vào ngày 27 tháng 10 trong chuyến thăm kéo dài 2 ngày được đánh giá là quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước.
Nói về những trông đợi từ trước chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Giáo sư Baladas Ghoshal, Giám đốc Hiệp hội nghiên cứu biển Ấn Độ Dương, nguyên Giáo sư về Đông Nam Á tại đại học Jawaharlal Nehru, ở New Delhi cho biết:
Đây là một sự phát triển quan trọng trong quan hệ hai nước. Có ý kiến ở New Delhi cho rằng chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam sẽ dẫn đến thúc đẩy hơn nữa quan hệ chiến lược, kinh tế và chính trị giữa hai nước… sẽ có một số các thỏa thuận về kinh tế được ký kết vì ông ta mang theo một đoàn đông đảo các doanh nhân, khoảng 50 người đi cùng.
Đây là một sự phát triển quan trọng trong quan hệ hai nước. Có ý kiến ở New Delhi cho rằng chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam sẽ dẫn đến thúc đẩy hơn nữa quan hệ chiến lược, kinh tế và chính trị giữa hai nước
GS. Baladas Ghoshal
Tờ The Economic Times của Ấn Độ hôm 27 tháng 10 cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và tiếp theo sau đó là việc ký kết một loạt các thỏa thuận, trong đó có thỏa thuận kết nghĩa giữa hai thành phố Hồ Chí Minh và Mumbai, và thỏa thuận cho phép Ngân hàng Ấn Độ được mở chi nhánh đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh.
Có nhiều yếu tố để lãnh đạo hai nước tin vào những tiềm năng về phát triển hợp tác kinh tế song phương trong những năm gần đây. Theo giáo sư Ghoshal, một trong những yếu tố đầu tiên phải nói đến chính là mối quan hệ thân thiện giữa Ấn Độ và Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua. Ấn Độ là nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam từ năm 1972, khi Việt Nam còn bị cô lập bởi các nước ASEAN do cuộc chiến Việt Nam. 10 năm sau đó, hai nước đã đạt được bước tiến quan trọng khi thiết lập Ủy ban hợp tác chung về Kinh tế, Văn Hóa, Khoa học và Công nghệ Ấn Độ Việt Nam. Đến năm 2007, Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ đối tác chiến lược dựa trên 5 cột trụ chính bao gồm hợp tác chính trị, quốc phòng và an ninh, kinh tế – thương mại – đầu tư, hợp tác khoa học và công nghệ, văn hóa, và hợp tác tại các diễn đàn đa phương và khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn Thương mại và Đầu tư Việt Nam-Ấn Độ với sự hiện diện của trên 300 doanh nghiệp hai nước tham dự.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn Thương mại và Đầu tư Việt Nam-Ấn Độ với sự hiện diện của trên 300 doanh nghiệp hai nước tham dự.
Trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Ấn Độ vào cuối năm 2013, hai nước cũng ra tuyên bố chung nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước. Tuyên bố viết ‘các lãnh đạo nhất trí việc cải thiện hơn nữa quan hệ đối tác kinh tế là một trong những thành tố chính của mối quan hệ đối tác chiến lược’.
Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 9 vừa qua của Tổng thống Ấn Độ, hai nước cũng đã ký kết 7 thỏa thuận, trong đó bao gồm thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) với tập đoàn dầu khí nhà nước Ấn Độ là ONGC, theo đó Việt Nam đề nghị trao thêm một số mỏ dầu và khí đốt tại biển Đông cho ONGC tiến hành tìm kiếm và khai thác. Ngoài ra, nhân dịp này Ấn Độ cũng trao cho Việt Nam một khoản tín dụng 100 triệu đô la để mua các thiết bị quốc phòng.
Theo giáo sư Ghoshal, Việt Nam là một trong những nước quan trọng tại châu Á trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ. Mặt khác, sự lớn mạnh và các hành động đòi chủ quyền của Trung Quốc trên các vùng đất và biển với các nước láng giềng những năm gần đây đã khiến Ấn Độ và Việt Nam càng cảm thấy nhu cầu phải xích lại gần nhau hơn nữa về mặt kinh tế.
Quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam trong những năm gần đây ở mức độ lớn cũng bị ảnh hưởng do quan hệ với Trung Quốc. Cả hai nước đều quan ngại TQ. Nhân tố về thương mại giữa Việt Nam và TQ và vấn đề biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã đưa hai nước lại gần nhau
GS. Baladas Ghoshal
Ngoài ra theo tôi còn vấn đề Trung Quốc. Trung Quốc vừa kiên quyết mà lại căng thẳng trong quan hệ với Ấn Độ và trong chính sách hướng Đông của Ấn. Tôi tin điều này cũng tương tự với Việt Nam. Quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam trong những năm gần đây ở mức độ lớn cũng bị ảnh hưởng do quan hệ với Trung Quốc. Cả hai nước đều quan ngại Trung Quốc. Nhân tố về thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc và vấn đề biên giới giữa Ấn Độ và Trung QUốc đã đưa hai nước lại gần nhau.
Báo chí Ấn Độ cho rằng, Việt Nam đang tìm kiếm mối quan hệ hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn với Ấn độ để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc, nhất là trong các lĩnh vực về dệt may, hóa chất nông nghiệp, máy móc, dầy giép, tài chính và công nghệ thông tin. Hiện Trung Quốc là nước cung cấp phần lớn các nguyên phụ liệu cho ngành dệt may Việt Nam. Dệt may là một trong những ngày xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam với trị giá xuất khẩu khoảng 20 tỷ đô la vào năm 2013.
Trung Quốc vẫn là trở ngại lớn
Là đối tác chiến lược từ năm 2007, Ấn độ và Việt Nam đã có nhiều hợp tác quan trọng trong quốc phòng và an ninh. Ấn Độ cung cấp các thiết bị quốc phòng cho Việt Nam, đào tạo sĩ quan cho Việt Nam. Hai nước cũng đã có những đối thoại chiến lược hàng năm ở cấp Thứ trưởng.
Tuy nhiên nếu so với hợp tác chính trị, quốc phòng và an ninh, hợp tác kinh tế giữa hai nước được đánh giá là vẫn còn thấp hơn so với tiềm năng của hai nước. Giáo sư Ghoshal cho biết:
Kinh tế là một trong các mối quan hệ yếu nhất hiện tại giữa hai nước vì quan hệ chính trị và chiến lược đã phát triển khá tốt nhưng quan hệ kinh tế thì chưa phát triển tốt lắm, nhất là nếu so sánh với quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Ấn độ dù đã tăng mạnh so với 10 năm về trước. 10 năm về trước thương mại hai nước chỉ khoảng 100 triệu đô la, bây giờ kim ngạch hai chiều đã đạt 8 tỷ đô la. Nhưng nếu so với quan hệ kinh tế giữa Việt nam và Trung Quốc, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ thậm chí chưa bằng 1/10.
Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Ấn độ dù đã tăng mạnh so với 10 năm về trước. 10 năm về trước thương mại hai nước chỉ khoảng 100 triệu đô la, bây giờ kim ngạch hai chiều đã đạt 8 tỷ đô la. Nhưng nếu so với quan hệ kinh tế giữa VN và TQ, thương mại hai chiều giữa VN và Ấn Độ thậm chí chưa bằng 1/10
GS. Baladas Ghoshal
Ấn Độ và Việt Nam dự định sẽ đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 15 tỷ đô la vào năm 2020. Tuy nhiên nếu so với Trung Quốc, con số này còn rất khiêm tốn, hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2012 đạt hơn 41 tỷ đô la. Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu trọng điểm cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam, vốn là những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.
Bên cạnh lĩnh vực thương mại, đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam cũng còn rất khiêm tốn, tính đến tháng 6 năm 2013, Ấn độ đầu tư khoảng 74 dự án vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là khoảng 252 triệu đô la. Trong khi đó, theo Bộ Kế hoạch đầu tư, hiện Trung Quốc là nước đứng 9 trong số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Hiện có 1,029 dự án của Trung quốc tại Việt Nam với tổng vốn khoảng gần 8 tỷ đô la.
Nếu chỉ nhìn vào những con số, người ta có thể thấy là rất khó để cho Ấn Độ vượt qua Trung Quốc trong vị trí là nước đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam, trong khi Trung Quốc có vị trí địa lý gần Việt Nam hơn rất nhiều so với Ấn Độ. Đó là chưa kể những yếu tố chính trị tương đồng giữa hai đảng cộng sản cầm quyền tại hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia về Đông Nam Á của Ấn Độ hy vọng rằng chính sách hướng Đông của Ấn và căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước ASEAN trong đó có Việt Nam liên quan đến chủ quyền ở biển Đông trong thời gian tới sẽ tiếp tục tạo thêm nhiều cơ hội cho Việt Nam gia tăng hợp tác kinh tế với Ấn Độ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét