BBC
Truyền thông Ấn Độ đánh giá
Delhi và Việt Nam đang sẵn sàng đón nhận khả năng gây khó chịu cho
Trung Quốc với việc tuyên bố một loạt các kế hoạch hợp tác về quân sự
và dầu khí.
Tại buổi họp giữa Thủ tướng Narendra Modi và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận nhằm tăng vai trò của Delhi trong hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam tại biển Đông, nơi Trung Quốc và Việt Nam đang có những tranh chấp lớn về chủ quyền.
Ấn Độ cũng sẽ giúp Việt Nam hiện đại hóa các lực lượng quốc phòng, gồm cả việc cấp tín dụng trị giá 100 triệu đô la trong thương vụ Việt Nam mua tàu tuần tra của Ấn.
“Ấn Độ phớt lờ thái độ khó chịu của Trung Quốc và đề nghị giúp Việt Nam tăng cường quốc phòng,” Thời báo Ấn Độ chạy dòng tin chính.
Tờ báo nói thêm rằng Ấn Độ cũng đã ra tín hiệu cho thấy sẽ bán cho Việt Nam hỏa tiễn tuần du siêu thanh trên biển, Brahmos.
Việt Nam rất muốn có vũ khí nhằm đối trọng với sự hùng mạnh của hải quân Trung Quốc và đây là loại vũ khí được Ấn cùng phối hợp phát triển với Nga, nhưng Moscow nay đã từ bỏ mục tiêu phát triển tiếp loại vũ khí này, tờ nhật báo nói.
Hợp tác cùng có lợi?
So sánh về tình hữu nghị mới với “quy mô của Vạn lý Trường thành của Trung Quốc”, Thời báo Hindustan Times nói các nguồn tin Ấn Độ thừa nhận Bắc Kinh “sẽ không hài lòng”, nhưng nói thêm rằng các quan hệ quân sự gần gũi sẽ là lời đáp trả cho các sự kiện như vụ Trung Quốc đặt tàu ngầm hạt nhân tại Sri Lanka.“Quan điểm của Ấn Độ là Ấn Độ cần Việt Nam đưa ra cú chọc tương tự về hải quân đối với Trung Quốc khi cần,” tờ báo nói.
Trong cái mà Deccan Chronicle mô tả là bước đi nhằm “trêu ngươi con rồng Trung Quốc”, Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam khai thác hai dự án dầu khí nữa ở khu vực biển Đông, ngoài ba dự án đã có sẵn.
Theo Asian Age, “cú đá xoáy” Bắc Kinh đã khiến Trung Quốc nhanh chóng ra lời cảnh cáo về các hoạt động khai thác dầu khí là làm tổn hại tới “chủ quyền và lợi ích” của Trung Quốc.
Nhưng Telegraph có quan điểm khác, theo đó nói rằng ông Modi trên thực tế đã “lặng lẽ kéo Ấn Độ lui ra khỏi cuộc đối đầu ngoại giao âm ỉ”.
Cũng đặt nghi ngờ về thương vụ mua bán hỏa tiễn Brahmos, tờ báo này chỉ ra rằng hai dự án dầu khí mới được thực hiện ở vùng biển của Việt Nam không bị Trung Quốc tranh chấp, và rằng Ấn Độ sẽ thực sự giảm bớt vai trò của mình ở một dự án triển khai tại vùng biển đang tranh cãi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét