Người ta chỉ cần nhìn vào sự giàu có, xa hoa và phung phí vô độ của
giới lãnh đạo Việt Nam. Chỉ cần nhìn. Không cần phải lý luận gì cả (Giáo
sư Nguyễn Hưng Quốc ) Photo Blog Nguyenxuandien
Your browser does not support the audio element.
Nếu câu chuyện được nhiều blogger bàn tán trong tuần lễ trước Tết là
cái chết của một người cộng sản là ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên trưởng
ban nội chính trung ương, thì câu chuyện trong tuần lễ sau Tết lại là về
một người cộng sản đang sống, mà sống một cách giàu sang phú quý, đó là
nguyên Tổng bí thư đảng, ông Nông Đức Mạnh.
Bức hình phòng khách của ông Mạnh sáng ngày mồng một Tết được báo Tiền
phong đăng tải với cảnh hai chiếc ghế chạm trổ công phu và mạ vàng, đằng
sau là bức tượng bán thân ông Hồ Chí Minh, bậc tiền bối của ông Mạnh,
cũng màu vàng rực rỡ. Bức ảnh được lấy xuống sau đó vài giờ đồng hồ,
nhưng nó đã kịp nhân lên thành hàng chục ngàn bức trên hàng ngàn trang
blog, trang FB, và có thể là nó sẽ tồn tại mãi mãi. Thật hay giả?
Các blogger bàn nhau là không biết vàng dát trên ghế là thật hay là
giả, chiếc ghế có phải bằng gỗ quí hay không,… Blogger Viết từ Sài gòn
trích lời một nghệ nhân chuyên đóng bàn ghế thì gỗ huỳnh đàn của chiếc
ghế cộng với lớp dát vàng thì trị giá của nó phải lên đến một triệu đô
la Mỹ. Blogger Dân Choa biện luận rằng đồ dùng của một người như ông
Mạnh thì không thể là đồ giả được Nhìn tấm hình đồ dát vàng rực rỡ người ta thấy chủ nhân của cái
phòng khách kia bị „ ánh kim“ mê hoặc đến đâu. Lại còn hai cái ghế chạm
trổ hình đầu rồng tượng trưng cho quyền lực uy nghi, cũng rực một màu
vàng chói lọi. Nếu những đồ vật kia không thật, chỉ là sơn son thếp vàng
giả mà người Hà Nội ngày xưa thường gọi là đồ “Mỹ Ký” thì chủ nhân là
một anh học đòi theo lối trưởng giả học làm sang. Nhưng chủ nhân của nó
lại là một nhân vật đặc biệt thì chắc chắn nó không thể đồ giả được.
Rồi blogger này đặt câu hỏi là tiền của đâu mà lắm thế!
Blogger Kami cũng bàn về cái khái niệm đồ Mỹ ký ấy của Hà nội xưa và
cho rằng cái phòng khách của ông cựu Tổng Bí thư mang một thị hiếu nghèo
nàn, một sư khoe khoang giàu sang không cần giấu diếm. Từ đó những lời
đàm tiếu năm xưa về lai lịch của ông Mạnh lại được nhắc tới, rằng ông là
con của ông Hồ Chí Minh nên ông mới có bước đường hanh thông sự nghiệp
nhanh chóng và cao vút như vậy, từ một nhân nhiên trồng rừng leo lên đến
tột đỉnh quyền lực của quốc gia.
Giáo sư Trần Hữu Dũng bài viết năm xưa
ca ngợi ông Mạnh trên báo chính thống của Việt nam rằng ông đã tiến bước
từ một người gánh củi để trở thành Tổng bí thư. Cái phòng khách hôm nay
của ông Mạnh lại làm cho giáo sư Dũng nghĩ rằng ông hãy còn là một
người gánh củi
Chuyện ông Mạnh hôm nay lại nhắc Giáo sư Trần Hữu Dũng bài viết năm
xưa ca ngợi ông Mạnh trên báo chính thống của Việt nam rằng ông đã tiến
bước từ một người gánh củi để trở thành Tổng bí thư. Cái phòng khách hôm
nay của ông Mạnh lại làm cho giáo sư Dũng nghĩ rằng ông hãy còn là một
người gánh củi.
Những khái niệm đối nghịch nhau như thật hay giả, người gánh củi hay
tổng bí thư dẫn các blogger đến câu hỏi thật sự những người cộng sản là
ai?
Kami cho rằng họ là những ông vua cộng sản, tương tự các ông vua
phong kiến ngày xưa. Viết từ Sài gòn thì nói là họ là những ông vua tập
thể. Và trong lịch sử Việt nam số lượng các ông vua phong kiến hẳn là ít
hơn các ông vua cộng sản tập thể ngày nay. Và những ông vua mới này còn
hơn đứt các bậc tiền bối phong kiến của mình là họ giành hết quyền sỡ
hữu đất đai của dân chúng. Viết từ Sài gòn kết luận là các ông vua phong
kiến và các ông vua cộng sản chỉ khác nhau về hình thức mà thôi.
Trong bài Trại Tế Bần, blogger Viết từ Sài Gòn viết rằng: Thế nhưng bọn họ vẫn dương dương tự đắc, tự cho mình tài giỏi, đạo
đức, biết cống hiến cho xã hội. Đó là một bi kịch của dân tộc! Không có
bi kịch nào lớn hơn bi kịch mà ở đó, những kẻ ăn mày lại luôn xem mình
là ân nhân, là kẻ bố thí, còn những người bố thí lại phải sống thân phận
ăn mày. Điều đó đang xãy ra trên đất nước này Sự Giải thiêng không cần lý luận
Bức ảnh căn phòng của ông Mạnh được blogger Cánh Cò cho rằng nó góp
phần giải thiêng! Bởi vì nó làm cho lòng tin của dân chúng vào đảng cộng
sản sụp đổ. Cánh Cò viết trong bài Ngai vàng: Chiếc ngai ông Mạnh ngồi tuy nằm kín bưng trong nhà riêng nhưng
gây sóng gió không phải vì nó có giá trị quá to về mặt tiền bạc. Nó bị
phản ứng vể mặt lòng tin của người dân. Vốn mù mờ và nghi ngờ từ lâu tính cách hai mặt của đảng nhưng cho
tới ngày mùng một Tết năm Ất Mùi 2015 dân chúng mới thực sự được giải
thiêng. Sự thiêng liêng hy sinh vì dân tộc mà đảng đeo lên ngực nay đã
lộ ra sau chiếc ngai vàng ấy.
Vốn mù mờ và nghi ngờ từ lâu tính cách
hai mặt của đảng nhưng cho tới ngày mùng một Tết năm Ất Mùi 2015 dân
chúng mới thực sự được giải thiêng. Sự thiêng liêng hy sinh vì dân tộc
mà đảng đeo lên ngực nay đã lộ ra sau chiếc ngai vàng ấy
Cánh Cò
Cánh cò viết thêm là qua bức ảnh chiếc ghế dát vàng của ông Mạnh, câu
khẩu hiệu mà đảng cộng sản từng dùng để thu phục nhân tâm năm xưa là đả
thực bài phong thực sự đã rơi vỡ tan tành.
Mai Tú Ân thì viết: Chẳng thấy gì để gọi là đỉnh cao trí tuệ mà chỉ thấy sự tầm thường
thô kệch của kẻ trọc phú chơi trò cóc nhảy bàn độc. Và thêm nữa là sự
vô liêm sĩ với đồng bào…
Nhà báo Võ Văn Tạo thì nhân đó nêu cái sự trớ trêu bằng cách dẫn lại ý
tưởng của người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản là Karl Marx và hai câu
thơ trong bài Á tế Á ca thường được nhà trường cộng sản sử dụng để tố
cáo chế độ thực dân phong kiến trước đây Tiên tri của Mác: “CNCS là mùa xuân nhân loại” chưa thấy đâu, đã
thấy hiện thực “Bòn khố rách sắm dù, sơn kiệu / Hút máu dân làm rượu,
làm trà” ở thiên đường XHCN VN
Cũng liên quan đến tư tưởng của các bậc tiền bối cộng sản, tác giả Tú
Sụn nhắc lại lời nói của Lenin trong bài Vàng và Máu đăng trên trang
blog Diễn Đàn. Trong bài này tác giả kể lại câu chuyện bức tượng Lenin ở
Kiev bị thay bằng cái bồn cầu mạ vàng lấy từ nhà tổng thống Yanukovich
bị lật đổ. Ý tưởng này xuất phát từ việc trước đây Lenin từng nói rằng
đến một lúc nào đó vàng chẳng còn giá trị nào nữa, người ta có thể lấy
làm bồn cầu. Tú Sụn viết là đến bây giờ vàng vẫn còn giá trị vì nó được
ông Nông Đức Mạnh dùng cho chiếc ghế của ông ấy.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh nhận xét rằng ông Mạnh đã là đảng viên tốt
nhất trong bốn triệu đảng viên cộng sản tại Việt nam, bởi vì ông được
bầu làm lãnh đạo đảng.
Nay việc làm của ông Mạnh là một điều giải thiêng đảng cộng sản mà
không cần lý luận cao xa hay rắc rối. Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc cho rằng: Để vạch trần tính chất ảo tưởng của những lý tưởng xã hội chủ
nghĩa mà bộ máy truyền thông Việt Nam thường rêu rao, người ta chỉ cần
nhìn vào sự giàu có, xa hoa và phung phí vô độ của giới lãnh đạo Việt
Nam. Chỉ cần nhìn. Không cần phải lý luận gì cả. Tất cả những gì chúng
ta thấy đều tiết lộ bản chất của giới lãnh đạo cộng sản: tham lam, tham
nhũng, ích kỷ và cực kỳ giả dối Chuyện buồn đầu năm
Cùng thời gian xảy ra chuyện ông Mạnh, lại có chuyện Giáo sư Vũ Khiêu hôn má và tặng câu đối cho hoa hậu Việt nam.
Nhà báo Huy Đức viết Sau những cuộc cười đau bụng tưởng đã có gì vui. Nhưng đời chẳng
có gì vui. Văn chương như Vũ Khiêu mà biết bao năm qua vẫn được không ít
người tôn là “quốc sư”, vẫn được không ít người trông coi đình đền miếu
mão mời viết văn bia; Văn hóa như Nông Đức Mạnh mà vẫn có thể làm Chủ
tịch Quốc hội tới 9 năm, vẫn làm Tổng bí thư tới 10 năm… thì, đất nước
không như thế này mới lạ.
Để vạch trần tính chất ảo tưởng của
những lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà bộ máy truyền thông Việt Nam thường
rêu rao, người ta chỉ cần nhìn vào sự giàu có, xa hoa và phung phí vô độ
của giới lãnh đạo Việt Nam. Chỉ cần nhìn. Không cần phải lý luận gì cả
Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc
Nỗi buồn của Huy Đức được nhạc sĩ Tuấn Khanh tiếp lời Không có tiền thì vô phương. Pháo bông giao thừa cũng chẳng để làm
chi, rồi chỉ biết ngó lầu đài của các quan chức như ông tổng thanh tra
chính phủ Trần Văn Truyền mà thở dài. Trong những nhịp đồng hồ cuối cùng
của năm âm lịch, báo đưa tin những người bán hoa, cây kiểng ở trung tâm
Sài Gòn, ở bến Bình Đông rơi nước mắt vì ế ẩm, không bán được hàng. Đọc
mà lòng tự dưng buồn khôn tả.
Khi hạ bút viết những dòng này vào thời khắc giao thừa, Tuấn Khanh
không biết là chỉ vài đồng hồ sau đó, hình ảnh ngôi biệt thự của ông
Trần Văn Truyền sẽ chẳng là cái gì cả so với gian phòng khách của người
từng là lãnh đạo của ông Truyền, nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.
Kami thì lại cho rằng nên trách mình trước rồi trách những chuyện xa
hoa của các vị lãnh đạo sau, vì có một câu hỏi đơn giản được Kami đặt ra
là Cái đáng ngạc nhiên hơn cả là vì sao chúng ta sao mãi cứ lặng im để những kẻ như thế dẫn dắt mình trong suốt mấy chục năm qua?
Đứng trước những nhiễu loạn của thời cuộc hôm nay, Giáo sư Nguyễn
Tường Bách đăng lại bài viết của ông cách đây hơn một năm. Trong bài
viết này ông nói về cái cách mà nước Đức kiểm soát sự nhũng lạm, ông
cũng nhắc lại rằng ông đã từng là người cố vấn điều trần về kinh tế xã
hội trước các lãnh đạo đảng cộng sản cách đây gần ba mươi năm Người Đức cũng không phải thánh thiện gì, chính trị gia của họ
cũng đầy khuyết tật, cũng ôm ấp những ý đồ riêng tư và ích kỷ. Nhưng
điểm ưu việt của Đức là họ quyết lòng theo một xã hội pháp quyền, tất cả
phải được điều hành bằng luật pháp. Việc cựu Tổng thống của họ hiện nay
phải hầu tòa vì tội lạm dụng quyền thế về một số tiền chưa đầy 1000
USD, một số tiền nực cười, đối với quan chức Việt Nam hiện nay hoàn toàn
không lớn, cho thấy luật pháp của Đức triệt để như thế nào. Tôi không nghĩ mình sẽ còn có cơ hội “điều trần” gì với ai tại
Việt Nam nữa. Nhưng dân tộc Việt Nam phải được một lần hỏi ý kiến. Đã
đến lúc rồi, người Việt Nam phải ngồi với nhau xem thử nên điều hành đất
nước theo phương cách nào. Năm 1986 đã từng có một cuộc đổi thay quyết
liệt. Có còn một lần nữa không?
Không rõ có vị lãnh đạo hiện thời của Việt nam trả lời được cho Giáo
sư Bách hay không! Chỉ biết là trong tuần lễ đầu mùa xuân này khắp các
trang blog người ta nhắc lại bài thơ của cụ Tú Xương, cách đây hơn một
thế kỷ Bắt chước ai ta chúc mấy lời Chúc cho khắp tất cả trên đời Vua quan sĩ thứ người muôn nước Sao được cho ra cái giống…người!!
Một blogger bình luận rằng: Hóa ra trăm năm sau, bài học làm người mấy ai đã thuộc. Làm người thật khó lắm thay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét