Cập nhật từ Facebook Tuyet Lan Nguyen - Mẹ của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh:
Tôi đã đến Công An Tỉnh Khánh Hòa để tìm con tôi nhưng họ không cho
vào. Cậu CA gác cổng đã giúp tôi để hỏi nhưng họ đã từ chối, trong khi
đứng để thăm hỏi tôi có nhận ra hai cậu an ninh thường xuyên làm việc và
theo dõi nhà tôi, tôi có hỏi hai cậu này nhưng hai câu đã từ chối trả
lời. Thông báo đến giờ này là 16h44′, tôi vẫn ko nhận được bất cứ tin tức gì của con tôi.
CTV Danlambao – Nguồn tin khẩn báo gửi đến Danlambao cho biết, lúc 11 giờ trưa nay, 28/3/2015, hai blogger tại Nha Trang là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) và anh Võ Trường Thiện đã bị lực lượng CA tổ chức bắt cóc trên đại lộ Nguyễn Tất Thành.
Được biết, cả 2 blogger này bị bắt khi đang trên đường đến sân bay
đáp chuyến bay lúc 12:30 ra Hà Nội để tham gia buổi họp với phái đoàn
Quốc hội liên bang Đức theo lời mời từ đại sứ quán Đức.
Mục đích buổi gặp là để chia sẻ các kinh nghiệm hoạt động của cá nhân và Mạng lưới Blogger Việt Nam.
Buổi họp dự kiến sẽ diễn ra vào Chủ Nhật, ngày 29/03/2015 với sự
hiện diện của Giáo sư Norbert Lammert. Vụ bắt cóc diễn ra trong bối cảnh
Hà Nội được lệnh thắt chặt an ninh nhằm phục vụ cho đại hội đồng Liên
minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU).
Hai blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Võ Trường Thiện đều là những
người ký tên đầu tiên trong nhóm khởi xướng Chiến dịch Vận động Nhân
quyền 2015 cho Việt Nam.
Có tin nói rằng, 2 blogger này hiện đang bị giam giữ tại trụ sở CA
tỉnh Khánh Hòa, địa chỉ: 80, đường Trần Phú, thành phố Nha Trang. Số
điện thoại: 3525048-3528080
Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Võ Trường Thiện
Trước đó, cơ quan ANĐT đã liên tiếp gửi 3 giấy triệu tập blogger Mẹ Nấm đến làm việc tại trụ sở Công an tỉnh Khánh Hoà – 80 Trần Phú, Nha Trang với lý do “trả lại tài sản và làm việc về một số bài viết đăng tải trên Facebook”. Vụ triệu tập diễn ra trong thời điểm phiên toà xét xử vụ công an xã đánh chết học sinh Tu Ngọc Thạch đang diễn ra tại Khánh Hoà.
Blogger Mẹ Nấm đã từ chối và có phản hồi với cơ quan ANĐT từ ngày 8/11/2014 về việc sách nhiễu công dân bằng giấy triệu tập.
Cô cũng đã viết trên Facebook cá nhân mình như sau:
1. Việc cơ quan ANĐT (PA92) sử dụng giấy triệu tập để yêu cầu
tôi đến trụ sở làm việc lần thứ 2, với lý do: ““trả lại tài sản và làm
việc về một số bài viết đăng tải trên Facebook”, là trái pháp luật. Theo
quy định của Bộ luật Hình sự, tôi không thuộc diện đối tượng áp dụng
của mẫu giấy triệu tập gồm: người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn
dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan ANĐT.
2. Việc cơ quan ANĐT (PA92) tịch thu tạm giữ tài sản tôi trước
đó vào tháng 7/2014 và mở niêm phong số tài sản của tôi một cách tuỳ
tiện mà không có sự chứng kiến giám sát của tôi để rồi khi trao trả thì
bị thiếu đồ và hẹn sẽ bổ sung sau là một hành vi vi phạm pháp luật. Nay
cơ quan ANĐT lại sử dụng giấy triệu tập để yêu cầu tôi lên nhận tài sản
của mình (là cục sạc pin dự phòng) cho thấy cơ quan không có tinh thần
cầu thị, sửa sai.
3. Về Facebook cá nhân tôi đã có thư trả lời với cơ quan ANĐT vào ngày 8/11/2014 như sau:
- Việc sao chụp và in ra các quan điểm cá nhân của tôi trên
Facebook mà không thông báo hoặc hỏi ý kiến tôi là vi phạm quyền sở hữu
riêng tư được thoả thuận giữa tôi và quản trị mạng xã hội FB.
- Các quan điểm cá nhân của tôi được thể hiện trên FB, để ở chế
độ công khai, người xem có quyền lựa chọn đọc hoặc là không.Việc bày tỏ
thái độ và quan điểm này tôi chia sẻ ở phần câu hỏi của Facebook “Bạn
đang nghĩ gì?” là quyền tự do tư tưởng. Do đó, nếu ai cho rằng có nội
dung xấu thì đó là sự suy diễn, quy chụp từ phía người đọc.
- Tôi đã đến làm việc theo giấy mời thể hiện đủ trách nhiệm công
dân với yêu cầu của cơ quan ANĐT. Tôi sẽ không ký xác nhận vào bất kỳ
tài liệu nào theo đề nghị của cơ quan ANĐT nữa và sẽ chỉ tiếp tục làm
việc với sự có mặt của luật sư của tôi nếu tôi được triệu tập trong một
vụ án hình sự đã được khởi tố theo luật định.
Vì vậy, tôi nhắc lại quan điểm của mình ở đây, tuân thủ pháp
luật không chỉ là nghĩa vụ của công dân, mà còn là trách nhiệm của cơ
quan công quyền.
Pháp luật là thước đo chuẩn mực xã hội, không phải là công cụ được sử dụng để sách nhiễu công dân. Và
tôi, một người bị đàn áp vì quyền tự do ngôn luận sẽ chọn cách đấu
tranh bảo vệ nhân quyền, và bất tuân dân sự để bảo vệ mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét