Đatviet
Giá điện Việt Nam hiện thấp hơn nhiều nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, song cũng không phải rẻ nhất khu vực.
Từ 16/3, giá điện bình quân của Việt Nam được cơ quan quản lý cho
phép tăng 7,5%, lên 1.622,05 đồng (7,58 cent) một kWh. Theo một đánh giá
trước đó của Eurocham, giá điện Việt Nam hiện ở mức thấp so các nước
trong khu vực.Tờ Vientianne Times của Lào trích lời Thứ trưởng Bộ Năng lượng nước này, ông Viraphonh Viravong cho rằng điện của Lào rẻ nhất.
Năm 2014, giá điện tại đây xấp xỉ 7 cent mỗi kWh, thấp hơn so với 16 cent tại Campuchia hay 10 cent ở Thái Lan. Điện năng rẻ, Lào còn dư thừa để xuất khẩu.
So với các nước, thuỷ điện là một thế mạnh của kinh tế Lào.
Giá điện tại Việt Nam sẽ tăng từ ngày 16/3/2015 |
Riêng trong hai tháng đầu năm 2015, theo báo cáo của EVN, thủy điện chiếm tỷ trọng 33,79% trong cơ cấu nguồn điện. Nhiệt điện than chiếm 30,76%, tua-bin khí chiếm 34,27%, nhiệt điện dầu chiếm 0,01%. Điện nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 1,16% cơ cấu nguồn phát trong 2 tháng đầu năm nay.
Hai năm qua, EVN vẫn có lãi: năm 2013, theo số liệu của Kiểm toán Nhà nước, EVN lãi gần 5.000 tỉ đồng. Năm 2014, EVN báo lãi khoảng 300 tỉ đồng. Nếu giá thành thấp hơn giá bán, ngành điện không thể có mức lãi như vậy.
Từng trao đổi với Đất Việt, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam chỉ rõ EVN đang “đốt” tiền vào đầu tư xây dựng, bộ máy nhân sự khổng lổ lên tới 110.000 người. Chưa kể các khâu từ sản xuất, kinh doanh, vận hành, quản lý, tiền lương, tổn thất điện năng…
“Quan trọng nhất vẫn là việc EVN phải giảm chi phí trong đầu tư xây dựng. Đây mới chính là con voi mà một khi đã làm được thì EVN không cần phải tăng giá điện nhiều nữa”, ông nhấn mạnh.
An Nhiên (Tổng hợp)
************************************
-
Sao lúc nào cũng kêu lỗ. Vậy ai là người phải chịu trách nhiệm để tình trạng lỗ như thế.78 Thích chia sẻ
-
Mình nghĩ dân Việt Nam đang chịu trách nhiệm bạn ạ, cụ thể là chúng ta đang è lưng ra trả cho sự phung phí của EVN nhưng nếu không sử dụng của EVN thì không biết sử dụng của ai.19 Thích chia sẻ
-
-
lúc cần thành tích thì báo lãi khi muốn tăng giá điện thì báo lỗ65 Thích chia sẻ
-
Tôi thấy EVN so sánh giá điện của Việt Nam với các nước trên thế giới và trong khu vực có vẻ là hơi khập khiễng, thế sao không so sánh thu nhập bình quân của người dân lao động của Việt Nam với các nước trên thế giới và trong khu vực đừng có “đũa mốc mà chòi mâm son”,,,EVN độc quyền thích tăng giá là tăng mà cứ nhiều chuyện so với cả sánh chỉ tổ làm người dân bực mình,,,65 Thích chia sẻ
-
Ngành điện đang ngồi trên đầu ngành Than và các ngành khác để thu tiền nuôi mình và đầu tư tràn lan sang các lĩnh vực khác và lấy tiền điện để bù đắp cho thâm hụt tài chính. Chỉ tính riêng tiền lương của công nhân ngành điện cũng khiến công ngành ngành Than phát thèm. thử hỏi sức lực của công nhân ngành điện có khổ cực như những thợ lò ngày đêm vất vả chịu nhiều rủi ro hơn nhưng lương của họ có được là bao. Không bỏ độc quyền cho ngành điện thì mãi mãi dân vẫn khổ và Nhà nước luôn gánh chịu mọi hậu quả và cuối cùng là người dân phải gánh chịu những khoản lỗ khi sảy ra đối với ngành điện mà thội? Bao giờ mới có minh bạch trong ngành điện Việt Nam.54 Thích chia sẻ
-
Anh Nghị ơi, ngành điện đang ngồi trên đầu người dân nữa chứ?25 Thích chia sẻ
-
Ngành than nếu buộc dân phải mua mới có dùng, không dùng không được thì giá cả họ lại muốn gì chả được ha ha4 Thích chia sẻ
-
-
Bao giờ cổ phần hóa EVN, cho tư nhận đầu tư và quản lý, không còn độc quyền, thì giá điện sẽ giảm