Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

TÔI ĐÃ BỊ GIAM VƠÍ HỌ 11 THÁNG

Nguyễn xuân Nghĩa FB

Ảnh của Nguyễn Xuân Nghĩa.
 Sau hơn ba năm phải thụ những mức án tù nặng, nhóm thuộc Hội Đồng Công Luật Công Án Bia Sơn đồng lòng làm đơn yêu cầu Giám đốc thẩm vì họ tiếp tục cho rằng bị hàm oan.
Yêu cầu Giám đốc thẩm


Người đứng đơn gửi chánh án tòa án nhân dân tối cao yêu cầu tiến hành giám đốc thẩm cho nhóm 25 người thuộc Phật phái Ân Đàn Đại Đạo là bà Võ thị Thanh Thúy, vợ ông Phan Văn Thu, hay Trần Công. Ông này là người sáng lập và cũng là người bị án cao nhất mức chung thân.
Bà Võ thị Thanh Thúy trước khi ra Hà Nội để nộp đơn trong tháng 6 cho biết như sau:
“Thời gian dài hơn 3 năm rồi mà không thấy họ đụng chạm, quan tâm gì đến vụ án của mình hết cho nên ông xã trong đó; mà không chỉ ông xã tất cả những người trong đó đều làm đơn qua sự giúp đỡ của cán bộ trong trại. Tất cả anh em trong trại tù ở nơi họ ở đều cho biết người ta biết chuyện án của mình nên cũng giúp đỡ lắm! Từ đó người thân ở nhà cũng đồng lòng viết đơn để gửi lên. Vì ở dưới này họ xử mình oan ức, nên mình muốn đến một nơi cao hơn, mong sự chiếu soi của họ xem xét lại vụ án của mình. Tôi mong mỏi một điều được giải oan cho tất cả mọi người.”
Vì ở dưới này họ xử mình oan ức, nên mình muốn đến một nơi cao hơn, mong sự chiếu soi của họ xem xét lại vụ án của mình. Tôi mong mỏi một điều được giải oan cho tất cả mọi người
Bà vợ của ông Võ Thành Lê, một trong những người thuộc nhóm bị kết án thuộc Hội Đồng Công luật Công án Bia Sơn, cũng trình bày việc phải làm đơn giám đốc thẩm trong vụ án này:
“Gia đình chúng tôi nằm trong Hội Đồng Công án Bia Sơn chịu sự oan nghiệt. Bây giờ không phải như ở nước tự do mà chồng tôi là tù chính trị nên chúng tôi cũng muốn cho biết về vấn đề tu hành, và cho anh em trong tù được trả tự do. Mong xét lại vì chúng tôi không có làm gì hết chỉ có lập đạo tu hành mà thôi.”
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, một cựu tù nhân lương tâm từng bị giam chung với một số thành viên của phái Ân Đàn Đại Đạo tại trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam, bày tỏ hoan nghênh về việc những người trong cuộc làm đơn giám đốc thẩm vì họ không làm gì nên tội theo như cáo buộc từ phía cơ quan chức năng:
“ Tôi rất đồng ý với việc xin giám đốc thẩm của vợ ông Trần Công. Đây là một vụ án rất oan, oan sai vô cùng. Thực ra họ không làm chính trị, không hoạt động dân chủ nhân quyền, họ chỉ là những người thực hành đạo giáo thôi. Mà đạo giáo này do ông Trần Công sáng lập ra.”
Những người bị bắt trong vụ án Hội đồng Công Luật Công án Bia Sơn chỉ qua một phiên sơ; gần như trọn một năm sau khi cơ quan chức năng ập vào khu sinh thái Đá Bia phong tỏa và bắt đi những người bị cho là chủ chốt.
Vợ của ông Võ Thành Lê cho biết lại trong phiên sơ thẩm tất cả những bị cáo đều không được trình bày gì:
“ Xử oan, xử bắt buộc không cho mình trình bày những gì mà mình làm. Họ chỉ ép mình vào ‘thế’ của họ thôi.”
Bà Võ thị Thanh Thúy cũng trình bày lại lý do vì sao không có kháng án để phúc thẩm mà nay lại làm đơn giám đốc thẩm:
“ Sau khi họ phán bản án tại tòa đến nay mình mới làm việc này là đầu tiên. Hơn nữa mình cũng không rành về vấn đề luật pháp Lúc mới xử nhìn vào bản án ai ai cũng sợ hết; thấy mục đề ‘lật đổ chính quyền’ nên ai cũng sợ. Sau thời gian dài, họ thấy vụ án cũng lớn nên tìm ra thực hư như thế nào! Sau khi thấy oan ức nên họ cũng giúp cho mình, các luật sư cũng vui vẻ lắm. Họ giúp cho mình cách viết đơn để gửi đi. Mình đưa bản án và tường trình hết các sự việc xảy ra. Họ nương theo đó viết đơn cho mình theo đúng luật của Nhà nước Việt Nam.”
Ân Đàn Đại đạo và tín đồ
Ân Đàn Đại Đạo được ông Phan Văn Thu/Trần Công sáng lập từ năm 1969. Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, giáo phái này phát triển từ miền trung xuống đến khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Vào lúc phát triển nhất đã có 14 ngôi chùa và hằng chục nghìn Phật Tử. Những người theo giáo phái này có Cửu Kinh Minh Triết là giáo lý.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, sau một thời gian chung sống trong tù với một số tín đồ Ân Đàn Đại Đạo, đưa ra nhận xét về họ cũng như những tâm tình của họ với ông:
“ Họ hiền lành, tử tế lắm. Và thực ra họ sống rất khép kín. Tôi cũng trao đổi với họ rằng bản án oan uổng như vậy nếu như 1-2 năm còn chờ đợi được chứ toàn từ 10 đến 15 năm oan uổng như vậy tại sao không nói gia đình khiếu kiện. Họ cũng nói rằng giống như Phật dạy là bông sen càng gần bùn thì càng sáng, càng đẹp nên chúng tôi cũng chịu. Và theo như lời của ông thủ lĩnh thì cộng sản không thể tồn tại đến năm 2016, 2017 đâu nên không khiếu nại vụ án, chỉ chờ đến khi lời tiên tri của Ông Nguyễn Bỉnh Khiêm thành thì ra thôi. Họ còn khẳng định anh cứ ra trước đi và chắc chắn chúng tôi sẽ ra sau.
Niềm tin của họ tôi không dám phê phán nhưng tình trạng xã hội, chính trị của Việt Nam như thế này thì tôi e rằng niềm tin của họ không thể thực hiện được và nếu để nguyên thì họ bị một án tù quá oan uổng!”
Trong nhóm 25 người thuộc Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn bị bắt và kết án tù đa phần là những người trên 50 tuổi, có 10 người trên 60 tuổi. Ngoài ông Phan Văn Thu/Trần Công bị kết án tù chung thân; tổng số năm tù của những người còn lại là 309 năm và 110 năm quản chế.
Lý do họ bị tòa tỉnh Phú Yên tuyên những mức án nặng như thế vì có 22 người bị kết tội âm mưu lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam, và 3 người bị buộc tội tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vật liệu nổ.
Trước khi bị bắt những người này tham gia xây dựng Khu Du lịch Sinh Thái Đá Bia tại khu vực Đèo Cả, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Dù chưa hoàn thành nhưng đây là nơi được nhiều người đến tham quan. Từ khi vụ án nổ ra, cơ quan chức năng phong tỏa và bỏ hoang phế khiến người trong cuộc hết sức đau lòng vì bao công khó bỏ ra bị xóa sạch thế rồi lại còn bị rơi vào vòng lao lý.
Tin, bài liên quan
Các nạn nhân vụ “Công Án Bia Sơn” bị quên lãng
Bị bắt vì lên tiếng ủng hộ Hội Đồng Công Án Bia Sơn?
Việt Nam kết án nặng 22 người ở Phú Yên tội “âm mưu lật đổ chính quyền”
Diễn biến phiên xử vụ “Công Án Bia Sơn”
Tu đạo – Du lịch sinh thái đến ‘phản động’?
Ân Đàn Đại Đạo: bị kết tội âm mưu lật đổ chính quyển
Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn bị cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền
Ảnh của Nguyễn Xuân Nghĩa.
****************************************************************
Khu giam TNLT ở trại giam An Điềm (QN) có 10 người thì đã 5 người trong vụ “ĐÁ BIA”- cách gọi giản lược của người dân vùng xẩy ra vụ án và của chính người bị án oan- Tôi nhập trại vào khoảng 16 h ngày 11/10/2013 thì họ và 4 tù nhân Tây Nguyên từ trai Phú yên chuyển vào lúc 17 h cùng ngày. Như vậy tôi vẫn được họ coi là “lính cũ” và để họ nghi ngờ dù chỉ vào trước họ 1h đồng hồ. Những ngày đầu tiên tiếp xúc, tôi nghĩ có cạy mồm họ ra cũng không biết họ bị tội gì. Thứ nhất, tôi là người tù Bắc đầu tiên họ tiếp xúc, thứ hai họ sợ kể ra, sẽ phải kêu bị oan và- tai vách mạch rừng- tiếng kêu oan của họ sẽ lọt đến tai cán bộ quản giáo, tên họ sẽ bị vào sổ “Không an tâm cải tạo”.= Không đươc giảm án. Sau vài tháng họ tin tôi hơn, nhưng họ kể về vụ án của họ khá sơ sài. Họ không muốn người lạ biết nhiều về họ, thương cảm họ. Tâm trạng an bài, gắng chịu khổ nạn như một hành vi tử vì đạo luôn chế ngự trong ý thức của họ, từ ngươì bị án 20 năm xuống người 10 năm khiến tôi có lúc rất bực bội, nhưng có lúc vô cùng thương xót. Đa số họ không biết sử dụng máy tính, không biết có các trang dân chủ nhân quyền và không biết đến ACE hoạt động dân chủ…Vậy mà họ chịu án “Lật đổ chính quyền nhân dân” mơí oái ăm!.
Ngoài ra, trong sinh hoạt tù, họ sợ đủ thứ. Họ không dám bảo người nhà gửi bút giấy vào cho họ sử dụng, trong khi nội quy ghi rõ: “được đưa giấy bút vào buồng giam” và trong khi đã có tiền lệ là tôi có hàng chục tập giấy hàng chục cái bút. Họ sợ cán bộ biết họ lén xin tôi giấy, bút để ghi chép. Tôi động viên họ phải ghi chép, phải làm thơ…Mỗi khi tôi đưa giấy, bút cho họ, họ giắt vội vào lưng quần, ngó nghiêng xem cán bộ ơr đâu mới dám bươc ra. Nhìn vừa tội nghiệp vừa chán.
Họ cũng không dám đưa nhiều thông tin về họ từ trại giam ra ngoài khi gặp thân nhân. Có chẳng chỉ là tốt, yên tâm cải tạo, nhà đừng lo…
Mặc dù vậy, tôi cố gắng tâm tình cùng họ, dùng điều 79 soi vào vụ án của họ cho họ biết để họ có đươc tinh thần phản kháng vụ án sau này.
Khi Lê Quốc Quân nhập trại, Lê Quốc Quân đã cùng tôi làm tiếp chuyện này… Tôi nhớ LQQ nói câu trong kinh Thánh: ” Muốn cưả mở thì phải gõ”.
Ra tù, tôi đã cố gắng liên lạc với nhiều thân nhân của họ. Ngay đến liên lạc vơí thân nhân họ cũng khó khăn. Có nhiều lý do để giải thích việc này. Thân nhân của họ lo sợ ( do đe doạ và khủng bố của chính quyền địa phương?) , do không biết tôi là ai dù tôi nói giam chung vơí ngươì nhà của họ và dù tôi mô tả hình dáng, tích cách đặc điểm của thân nhân họ.( phần nữa lớn hơn là tinh thần bất lực và cam chịu của họ đối với vụ án oan.
Có nhiều điều về họ đáng nói ra lắm thay. Điều quan trọng nhất lúc này là họ đã có tinh thần kháng án, kêu oan và truyền thông quốc tế đã nói về họ…
Trong số họ, tôi mến mộ anh Lê Duy Lộc, án 18 năm. Anh biết chơi ghi ta và biết sáng tác nhạc. Anh cũng là người suy nghĩ về vụ án của nhóm nhiều nhất so vơí người khác.
Khi đưa tặng tôi những nhạc phẩm tự sáng tác dưới đây (anh không dám dùng tên thật, dù là nhạc phẩm về Hoàng Sa, Trường Sa và về nhân tình thế thái). , anh dặn tôi chỉ là vấn đề của riêng hai người, không công khai, có khi lợi không thấy mà thấy hại cho việc “cải tạo” của anh.
Tôi đã miễn cưỡng giữ im nó đến nay. Xét thấy cái lo của anh Lộc không có cơ sở. Không thể có một bộ luật thi hành án nào trên thế gian này không giảm án cho tù nhân khi tù nhân đã bị tù oan mà vẫn khát khao tinh thần yêu nước, yêu dân tộc, quên đi số phận nghiệt ngã của bản thân…
Ngày 12 tháng 6 năm 2015.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét