GDVN
Hồng Thủy – 21/08/15
(GDVN) – Rõ ràng họ đã không đạt được bất kỳ đồng thuận nào trong các hoạt động chính trị tại Bắc Đới Hà.
Hình minh họa: AP/SCMP. |
Với ngôn từ mạnh mẽ khác thường, bài báo nói rằng những cuộc cải cách của Tập Cận Bình đang ở trong giai đoạn quan trọng, nhưng lại vấp phải khó khăn to lớn, ảnh hưởng đến các nhóm lợi ích khác nhau: “Việc cải cách sâu rộng động chạm đến vẫn đề cơ bản là tái cơ cấu mạch máu khổng lồ của nền kinh tế nhằm mục đích cho nó khỏe mạnh. Nhưng quy mô của các trở lực chống đối lớn hơn nhiều những gì người ta có thể tưởng tượng”.
Bài xã luận được ký tên Guoping, một bút danh thường xuyên được sử dụng trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc để bình luận về các chủ trương chính sách lớn. Các nhà quan sát cho rằng những bình luận này cho thấy hoạt động cải cách của Tập Cận Bình không đạt kết quả như mong muốn và vấp phải phản đối của các phe phái khác nhau.
Xu Yaotong, một giáo sư khoa học chính trị Học viện Quản trị Trung Quốc nhận định, bài xã luận này xuất hiện giữa lúc chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận BÌnh đã bắt đầu suy yếu và các cải cách thì bị phản đối. “Giọng điệu của bài xã luận này thể hiện sự tức giận. Tôi cảm thấy các nhà lãnh đạo trung ương bắt đầu lo lắng dựa vào thông điệp chỉ ra trong bài viết của Guoping.”
Ông cho rằng phản đối cải cách của Tập Cận Bình đến từ 3 nhóm mạnh mẽ: Các quan chức cấp cao nghỉ hưu muốn gây ảnh hưởng, những quan chức quyền lực đã bị suy yếu và công chức không hài lòng với các quy định, chính sách thắt lưng buộc bụng của ông chủ Trung Nam Hải.
Bài xã luận xuất hiện sau khi Nhân Dân nhật báo tháng này chỉ trích quan chức cấp cao nghỉ hưu vẫn muốn can thiệp triều chính, nó cũng xuất hiện sau khi hội nghị Bắc Đới Hà vừa kết thúc. Trương Lập Phàm, một nhà quan sát từ Bắc Kinh nói với South China Morning Post, bài xã luận báo hiệu mọi việc đã không tiến triển tốt.
“Rõ ràng họ đã không đạt được bất kỳ đồng thuận nào trong các hoạt động chính trị tại Bắc Đới Hà. Các nhóm khác nhau đang theo đuổi những cách riêng của họ. Đây là một thử nghiệm về khả năng lãnh đạo thực hiện sứ mệnh của mình”, ông Phàm bình luận.
“Cải cách kinh tế phải đi đôi với cải cách chính trị. Nếu hệ thống chính trị không thay đổi, sau đó quán tính của bộ máy quan liêu sẽ chỉ đưa cải cách vào vòng luẩn quẩn”, ông Trương Lập Phàm bình luận.
Hồng Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét