Nguyễn đình Bổn FB
-Chú cho cháu hỏi chút được không?
– Ồ được, cháu cứ hỏi.
– Cháu đọc ở một status nào đó của chú nói rằng con người luôn thay
đổi, hôm nay có thể xấu nhưng ngày mai phản tỉnh lại thành người tốt,
chúng ta phải nhìn ở mặt tốt này.
– Đúng rồi, ý cháu là sao?
– À, cháu cũng đọc một status thấy chú gọi Chế Lan Viên là bồi bút, nhưng cháu nghĩ ông ta về cuối đời đã phản tỉnh!
– À, cháu cũng đọc một status thấy chú gọi Chế Lan Viên là bồi bút, nhưng cháu nghĩ ông ta về cuối đời đã phản tỉnh!
– À, điều này hơi dài dòng. Con người là một thực thể tổng hòa, xấu
có, tốt có, nhưng nếu để cái xấu bộc lộ ra, ảnh hưởng đến cộng đồng, thì
dù có hối hận hay phản tỉnh, anh vẫn phải chịu trách nhiệm cái mình đã
tạo ra. Có thể nói đời của ông Chế Lan Viên chia làm 3 giai đoạn. Giai
đoạn đầu ông ta làm thơ đích thị như một thi sĩ u sầu nhưng tự do bày
tỏ, và người đời còn nhắc đến Điêu Tàn. Giai đoạn thứ hai ông ta thành
quan chức thơ của chế độ cộng sản và dùng trí thông minh – tài năng của
mình làm ra những bài thơ nịnh nọt lãnh tụ và chế độ một cách tởm lợm,
làm vấy bẩn cả tên tuổi, ngày nay từ thông dụng là đọc “muốn ói”, ví dụ
toàn bài “Người đi tìm hình của nước”, hay như câu sau:“Kìa mặt trời Nga
bừng chói ở phương Đông
–
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc
Sao vàng bay theo liềm búa công nông”
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc
Sao vàng bay theo liềm búa công nông”
Tất nhiên bây giờ chúng ta thấy “muốn ói” nhưng những bài thơ này một
thời được ca tụng, và thậm chí một số bạn trẻ vừa lớn đã xem đó như
“kim chỉ nam” của cuộc sống, trong giai đoạn này thơ ông còn kêu gọi
giới trẻ lao vào cuộc “chiến tranh thần thánh” để “giải phóng miền nam”
như ông từng viết:
Ai? Tôi!Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi!
Tôi – người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong.
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ,
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
Ai chịu trách nhiệm vậy?
Lại chính là tôi!
Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời,
Tôi ú ớ.
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
Mà tôi xấu hổ.
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười
(Chế Lan Viên- Rút trong sổ tay thơ tập 5 của tác giả)Và đó cũng chính là “giai đoạn ba” của thơ ông. Một giai đoạn buồn, già nua nhưng tâm trí vẫn sáng láng, thông minh như ông đã từng, và nhìn lại đời mình, đời thơ, thấy rằng: Trừ đi
Sau này anh đọc thơ tôi nên nhớ
Có phải tôi viết đâu! Một nửa
Cái cần đưa vào thơ, tôi đã giết rồi
Giết một tiếng đau – giết một tiếng cười
Giết một kỷ niệm – giết một ước mơ – tôi giết
Cái cánh sắp bay – trước khi tôi viết
Tôi giết bão ngoài khơi cho được yên ổn trên bờ
Và giết luôn mặt trời lên trên biển – Giết mưa
Và giết cả cỏ trong mưa luôn thể
Cho nên câu thơ tôi gầy còm như thế
Tôi viết bằng xương thôi, không có thịt của mình
Và thơ này rơi đến tay anh
Anh bảo đấy là tôi.
Không phải!
Nhưng cũng chính là tôi – Người có lỗi
Đã phải giết đi bao nhiêu cái
Có khi không có tội như mình
(Chế Lan Viên- Tạp chí Văn, Paris 1992)
Nhưng dù ngay trong giai đoạn đó, ông vẫn cố sống chết ôm cái “bánh vẽ” (Chả là nếu anh từ chối/ Chúng sẽ bảo anh phá rối/ Đêm vui/ Bảo anh không còn có khả năng nhai/ Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc…/Thế thì còn dịp đâu nhai thứ thiệt? Bài Bánh vẽ) để hưởng thụ bỗng lộc “thứ thiệt” mà không dám nói ra hết những lời thật về thực trạng đất nước, chỉ dằn vặt với riêng bản thân mình.
Chúng ta vẫn ghi nhận những thành công của ông về thi pháp giai đoạn đầu và sau này, nhưng tựu trung ngày nay không mấy ai đọc thơ ông, chỉ còn lại một cái tên và nếu đi sâu phân tích, Chế Lan Viên vẫn là một bồi bút thượng hạng.
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi!
Tôi – người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong.
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ,
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
Ai chịu trách nhiệm vậy?
Lại chính là tôi!
Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời,
Tôi ú ớ.
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
Mà tôi xấu hổ.
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười
(Chế Lan Viên- Rút trong sổ tay thơ tập 5 của tác giả)Và đó cũng chính là “giai đoạn ba” của thơ ông. Một giai đoạn buồn, già nua nhưng tâm trí vẫn sáng láng, thông minh như ông đã từng, và nhìn lại đời mình, đời thơ, thấy rằng: Trừ đi
Sau này anh đọc thơ tôi nên nhớ
Có phải tôi viết đâu! Một nửa
Cái cần đưa vào thơ, tôi đã giết rồi
Giết một tiếng đau – giết một tiếng cười
Giết một kỷ niệm – giết một ước mơ – tôi giết
Cái cánh sắp bay – trước khi tôi viết
Tôi giết bão ngoài khơi cho được yên ổn trên bờ
Và giết luôn mặt trời lên trên biển – Giết mưa
Và giết cả cỏ trong mưa luôn thể
Cho nên câu thơ tôi gầy còm như thế
Tôi viết bằng xương thôi, không có thịt của mình
Và thơ này rơi đến tay anh
Anh bảo đấy là tôi.
Không phải!
Nhưng cũng chính là tôi – Người có lỗi
Đã phải giết đi bao nhiêu cái
Có khi không có tội như mình
(Chế Lan Viên- Tạp chí Văn, Paris 1992)
Nhưng dù ngay trong giai đoạn đó, ông vẫn cố sống chết ôm cái “bánh vẽ” (Chả là nếu anh từ chối/ Chúng sẽ bảo anh phá rối/ Đêm vui/ Bảo anh không còn có khả năng nhai/ Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc…/Thế thì còn dịp đâu nhai thứ thiệt? Bài Bánh vẽ) để hưởng thụ bỗng lộc “thứ thiệt” mà không dám nói ra hết những lời thật về thực trạng đất nước, chỉ dằn vặt với riêng bản thân mình.
Chúng ta vẫn ghi nhận những thành công của ông về thi pháp giai đoạn đầu và sau này, nhưng tựu trung ngày nay không mấy ai đọc thơ ông, chỉ còn lại một cái tên và nếu đi sâu phân tích, Chế Lan Viên vẫn là một bồi bút thượng hạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét