Anh Vũ, thông tín viên RFA
Động thái thả nhiều tù nhân chính trị được coi là những dấu hiệu thay đổi đáng kể và tích cực của chính trị Việt Nam. Các cá nhân và tổ chức chính trị đấu tranh cho dân chủ trong và ngoài nước cần phải làm gì để phù hợp với tình hình mới?
Giải pháp tạm thời?
Chỉ trong hơn một tháng chính quyền Việt Nam đã lần lượt thả 5 tù nhân chính trị gồm: thầy giáo Đinh Đăng Định, ông Nguyễn Hữu Cầu, TS luật Cù Huy Hà Vũ, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung và ông Vi Đức Hồi, tất cả đều được phóng thích trước thời hạn.Việc làm này của chính quyền Việt Nam được cho là với mục đích tạo hình ảnh mới sau khi Việt Nam giành ghế thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, để hướng tới Hiệp định Đối tác Chiến lược Kinh tế xuyên Thái Bình Dương - TPP và đồng thời tìm cách thoát ly ảnh hưởng của Trung Quốc.
Đây là một trong những thắng lợi của sức ép quốc tế và phong trào đấu tranh Dân chủ cho Việt Nam trong và ngoài nước.
Đánh giá về các chuyển biến chính trị trong giai đoạn hiện nay, theo GS. Nguyễn Thanh Trang thuộc tổ chức Nhân quyền Hải ngoại thì nguyên nhân của các động thái chính trị mới từ phía chính quyền là do họ đã chịu áp lực từ trong nước, đặc biệt là sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh dân chủ với các hoạt động trong vấn đề nhân quyền trong thời gian qua. Nhưng quan trọng hơn là do sức ép của thế giới, đặc biệt là Hoa kỳ trong vấn đề đòi hỏi nhân quyền khi Việt Nam muốn trở thành thành viên TPP. Vì theo ông muốn hội nhập với thế giới thì buộc Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền đó là điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên ông không tin vào sự thực tâm của chính quyền Việt Nam, mà theo ông động thái đó chỉ là giải pháp cục bộ và tạm thời.
Từ Hoa kỳ, GS. Nguyễn Thanh Trang cho rằng:
Sẽ có sự thay đổi trong những khía cạnh tự do tiếp nhận thông tin, phát biểu, tự do hội họp hay các vấn đề về Xã hội Dân sự.“Đầu năm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đọc một bản thông điệp đã nói rằng nhà nước Việt Nam sẽ đặt nặng vấn đề dân chủ hóa. Nghĩa là đảng CS sẽ nhấn mạnh vấn đề đó. Nhưng qua mấy tháng rồi chúng ta thấy những gì Thủ tướng Dũng nói và những gì nhà nước làm, hai cái hoàn toàn trái ngược nhau.”
-BS Nguyễn Đan Quế
Từ Sài gòn, cựu tù nhân chính trị BS Nguyễn Đan Quế nhận định rằng hiện tại tình hình chính trị Việt Nam đã và đang có những chuyển biến sâu sắc. Trong lúc kinh tế Việt Nam đang đi xuống, có nguy cơ phá sản và tình hình xã hội rối ren, trong lúc sự phản kháng của dân chúng đối với chính quyền ngày càng gia tăng. Cộng với quan hệ Việt – Trung đang có dấu hiệu xấu đi, trong lúc sức mạnh của quần chúng đã bước đầu được tập hợp và đi lên. Trong bối cảnh đó vấn đề TPP là hết sức quan trọng đối với Việt Nam, vì nó có tác dụng để cứu nguy kinh tế. Vấn đề đó có tác dụng tích cực tới phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam đặc biệt là vấn đề quyền con người và trong vấn đề lập hội.
Trao đổi với chúng tôi, BS Nguyễn Đan Quế nói:
“Sẽ có sự thay đổi trong những khía cạnh tự do tiếp nhận thông tin, phát biểu, tự do hội họp hay các vấn đề về Xã hội Dân sự. Cũng như công nhân Việt Nam phải có quyền lập các công đoàn độc lập, phải được trực tiếp thương thuyết với giới chủ chứ không phải thông qua vai trò trung gian của công đoàn nhà nước như bây giờ.”
Động thái đáng hoan nghênh
TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện phản biện IDS cho rằng đây là động thái đáng mừng và đáng hoan nghênh. Đó là kết quả của các áp lực từ trong nước và sức ép của quốc tế trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực trong một thời gian dài. Nhưng theo ông ở đây có thể là sự chuyển biến trong nhận thức của các nhà lãnh đạo Việt Nam, khi họ đã thấy cách làm này sẽ có lợi cho họ và cho tất cả các bên.Đánh giá tình hình chính trị hiện nay, từ Hà nội, TS. Nguyễn Quang A cho biết:
“Tôi nghĩ rằng nếu mình thiên về bất kỳ khả năng nào thì theo tôi đều phiến diện cả, nếu như coi đấy là sự mặc cả về TPP thì nó không hoàn toàn đúng. Hay đó là sự biến chuyển như Myanmar thì hơi còn sớm.”
Khi được hỏi “Các cá nhân và tổ chức chính trị đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam trong ngoài nước cần phải làm gì để phù hợp với tình hình mới?”. GS Nguyễn Thanh Trang cho rằng cần phải tỉnh táo, đừng quá lạc quan về tình hình hiện nay, vì trong quá khứ chúng ta đã phải trả giá cho bài học trong việc Việt Nam tham gia tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Cụ thể là việc chính quyền đã đối xử với Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Tu viện Bát Nhã trước và sau khi Việt Nam ra nhập WTO, điều đó cho thấy trong lời nói và hành động của chính quyền luôn trái ngược nhau.
Nói về các hành động cụ thể GS Nguyễn Thanh Trang khẳng định:
Nếu mình thiên về bất kỳ khả năng nào thì theo tôi đều phiến diện cả, nếu như coi đấy là sự mặc cả về TPP thì nó không hoàn toàn đúng. Hay đó là sự biến chuyển như Myanmar thì hơi còn sớm.“Chúng ta phải đòi hỏi nhà nước Việt Nam phải hủy bỏ tất cả các điều luật mà nó vi phạm Nhân quyền và các điều luật được coi là xâm phạm an ninh quốc gia để đàn áp những người bất đồng chính kiến. Đó là những vấn đề chúng ta phải đòi hỏi.”
-TS Nguyễn Quang A
TS Nguyễn Quang A thấy rằng với sự có mặt ngày càng tăng về số lượng của các tổ chức xã hội dân sự, thì việc lên tiếng góp ý và tỏ thái độ dứt khoát một cách không ngừng nghỉ, cả bên trong lẫn bên ngoài để tạo sức ép lên chính quyền là việc cần phải làm. Song quan trọng là các hành động đó phải có sự phối hợp đồng nhất theo cùng một mục tiêu chung hướng tới việc tôn trọng nhân quyền và dân chủ hóa để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Trao đổi với chúng tôi, TS Nguyễn Quang A nhận định:
“Cần có một sự phối hợp giữa các sức ép bên trong và bên ngoài để cái lực nó hướng chung theo một hướng. Tất nhiên là mình không kỳ vọng rằng 100% các áp lực đều theo cùng một hướng, song đừng để nó triệt tiêu lẫn nhau. Tôi nghĩ rằng về dài lâu cũng cần phải như vậy. ”
BS Nguyễn Đan Quế nhận định rằng trong lúc này các cá nhân, tổ chức chính trị đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam cần có sự thống nhất chặt chẽ để hướng tới một hành động chung. Đây là một cơ hội lịch sử để giải quyết mâu thuẫn Quốc – Cộng vốn đã tồn tại quá lâu dài. Thông qua một sách lược đấu tranh mới để tái thiết Việt Nam, trên tinh thần thương yêu, tha thứ và đồng cảm. Để những người đã phải ra đi có thể có cơ hội đóng góp cho một nước Việt Nam tự do và dân chủ.
Nói về đường lối và sách lược đấu tranh mới, BS Nguyễn Đan Quế cho biết suy nghĩ của ông:
“Tôi xin nói rõ thêm đây là căn bản để đoàn kết mọi người Việt Nam, tức là tất cả mọi người chúng ta đến với một đường lối mới tự do dân chủ. Chúng ta hoạt động theo một đường lối chung để thay thế cho đường lối làm cho Cộng sản phá sản, để đoàn kết mọi người Việt Nam, các tổ chức ở trong nước, các hội đoàn ở ngoài nước để phối hợp trong ngoài.”
Chính trị là những vấn đề liên quan đến việc giành và giữ quyền lực nhà nước, các bên liên quan sẽ sử dụng những phương thức chính trị khác nhau với sự tính toán nhằm có lợi cho họ nhất. Bên nào có các giải pháp chính trị phù hợp nhất để đẩy đối phương vào thế bị động thì bên đó sẽ là người làm chủ cuộc chơi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét