Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh (thứ hai từ trái sang) bên cạnh
Tổng thống Miến Điện Thein Sein và các Ngoại trưởng Thái Lan, Miến Điện,
Malaysia tại Naypyidaw ngày 08/08/2014. -REUTERS/Soe Zeya Tun
Trọng Nghĩa -RFI
Trong một động thái chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc tức tối, vào tối qua, 07/08/2014, Ngoại trưởng ba nước Việt Nam, Philippines và Malaysia đã hội ý với nhau tại thủ đô Miến Điện, một hôm trước ngày Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN chính thức khai mạc. Nội dung cuộc gặp hiển nhiên là đối sách chống Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.
Theo hãng tin Pháp AFP, các Ngoại trưởng Malaysia, Philippines và
Việt Nam đã họp riêng để thống nhất lập trường về Biển Đông. Đây là ba
nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, nhưng đang bị
Trung Quốc tranh chấp, và chèn ép dữ dội như trong trường hợp của Việt
Nam và Philippines.
Không thấy AFP nhắc đến Brunei, nước Đông Nam Á thứ tư có tranh chấp chủ quyền trong khu vực quần đảo Trường Sa.
Khi được hỏi về cuộc hội ý không chính thức này, một nhà ngoại giao Đông Nam Á vào hôm nay nhận định : « Khi chúng tôi phối hợp với nhau, lập trường của chúng tôi trở nên mạnh mẽ hơn ».
Việc ba nước Đông Nam Á hội ý trước rất quan trọng trong bối cảnh toàn khối sẽ duyệt xét vào hôm nay nội dung bản Tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, trong đó sẽ đề cập đến vấn đề Biển Đông.
Theo AFP, bản dự thảo tuyên bố của các Ngoại trưởng ASEAN – đang được đúc kết – nêu rõ: « Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây ở Biển Đông, đã gây căng thẳng trong khu vực ».
Bản dự thảo này có một đoạn được cho là sẽ gây tranh cãi dữ dội trong nội bộ ASEAN khi kêu gọi đình chỉ mọi « hành động gây mất ổn định » trong vùng biển tranh chấp.
Lời kêu gọi này được cho là có nguy cơ gặp chống đối từ các nước ASEAN thân Trung Quốc – đứng đầu là Cam Bốt – hay các nước không muốn làm mất lòng Bắc Kinh vì lợi ích kinh tế như Lào, thậm chí Miến Điện.
Ngược lại khối ủng hộ lời kêu gọi này là nhóm nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông đang bị Trung Quốc chèn ép, đứng đầu danh sách là Việt Nam và Philippines.
Tuy nhiên vấn đề muôn thuở của ASEAN là khối nước này vận hành theo nguyên tắc đồng thuận. Vì vậy, cuộc họp hôm nay của các Ngoại trưởng sẽ cho thấy là phe thân hay sợ Trung Quốc trong khối ASEAN có thành công trong việc ngăn chặn các lời lẽ cứng rắn đối với Bắc Kinh hay không, điều mà Cam Bốt đã từng làm vào năm 2012 khi nhận chìm một tuyên bố của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN có lời lẽ không hợp với Trung Quốc.
Không thấy AFP nhắc đến Brunei, nước Đông Nam Á thứ tư có tranh chấp chủ quyền trong khu vực quần đảo Trường Sa.
Khi được hỏi về cuộc hội ý không chính thức này, một nhà ngoại giao Đông Nam Á vào hôm nay nhận định : « Khi chúng tôi phối hợp với nhau, lập trường của chúng tôi trở nên mạnh mẽ hơn ».
Việc ba nước Đông Nam Á hội ý trước rất quan trọng trong bối cảnh toàn khối sẽ duyệt xét vào hôm nay nội dung bản Tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, trong đó sẽ đề cập đến vấn đề Biển Đông.
Theo AFP, bản dự thảo tuyên bố của các Ngoại trưởng ASEAN – đang được đúc kết – nêu rõ: « Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây ở Biển Đông, đã gây căng thẳng trong khu vực ».
Bản dự thảo này có một đoạn được cho là sẽ gây tranh cãi dữ dội trong nội bộ ASEAN khi kêu gọi đình chỉ mọi « hành động gây mất ổn định » trong vùng biển tranh chấp.
Lời kêu gọi này được cho là có nguy cơ gặp chống đối từ các nước ASEAN thân Trung Quốc – đứng đầu là Cam Bốt – hay các nước không muốn làm mất lòng Bắc Kinh vì lợi ích kinh tế như Lào, thậm chí Miến Điện.
Ngược lại khối ủng hộ lời kêu gọi này là nhóm nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông đang bị Trung Quốc chèn ép, đứng đầu danh sách là Việt Nam và Philippines.
Tuy nhiên vấn đề muôn thuở của ASEAN là khối nước này vận hành theo nguyên tắc đồng thuận. Vì vậy, cuộc họp hôm nay của các Ngoại trưởng sẽ cho thấy là phe thân hay sợ Trung Quốc trong khối ASEAN có thành công trong việc ngăn chặn các lời lẽ cứng rắn đối với Bắc Kinh hay không, điều mà Cam Bốt đã từng làm vào năm 2012 khi nhận chìm một tuyên bố của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN có lời lẽ không hợp với Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét