*** Một sự việc xảy ra quá đau xót và thương tâm trong xã hội XHCN ưu việt nhất trần ai hôm nay- Có lẽ bản thân Chị này, có thể cả gia đình không thấy được cái tốt đẹp của XHCN cho nên mới xảy ra thảm cảnh bi đát, chấn động lòng người với những con Người “thật là Người”- Sao mà trong cái xã hội “chống áp bức bóc lột bất công” triệt để , chuyên chính vô sản, tự do dân chủ gấp vạn lần bọn tư bản giãy chết mà lại xảy ra như thế này- Rõ ràng như thế thì Gia đình này thuộc thành phần của GIAI CẤP mà CNXH luôn đề cao và hô hào làm cách mạng để xóa bỏ bất công áp bức bóc lột- ” Sở dĩ nhân dân ta thông minh cần cù…nhưng cứ bị nghèo đói là do bị bọn Tư bản tư sản, bọn địa chủ, bọn cường hào ác bá đè đầu bóp cổ , cho nên phải tiêu diệt chúng để đem đến công bằng ấm no hạnh phúc cho nhân dân ” -VÔ SẢN MUÔN NĂM- CHỦ NGHĨA MÁC -LÊ VÔ DỊCH MUÔN NĂM. Phải hiểu như thế nào đây về phép “duy vật biện chứng khoa học” .http://baophapluat.vn/xa-hoi/that-long-chuyen-me-chet-de-lay-tien-phung-vieng-cho-con-hoc-161504.html
Sau một tháng toan tính kỹ lưỡng, chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân, 38
tuổi, ngụ ấp 5, xã An Xuyên, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau quyết định… chết.
Chị chọn quyên sinh là giải pháp cuối cùng với hy vọng kiếm
được ít tiền phúng điếu và gia đình được cấp sổ hộ nghèo.
Đau đớn đến mức trong lá thư để lại, chị còn nhắn chồng đi xin hòm về
liệm, dành tiền đóng học cho con.
Sau một tháng toan tính kỹ lưỡng, chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân, 38 tuổi,
ngụ ấp 5, xã An Xuyên, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau quyết định… chết. Chị
chọn quyên sinh là giải pháp cuối cùng với hy vọng kiếm được
ít tiền phúng điếu và gia đình được cấp sổ hộ nghèo. Đau đớn
đến mức trong lá thư để lại, chị còn nhắn chồng đi xin hòm về liệm, dành
tiền đóng học cho con.
Nghẹn uất xót thương
Chiều 24/4/2013, xứ An Xuyên bàng hoàng, thảng thốt bởi cái tin chị Nhân treo cổ chết.
Trước khi thắt cổ chết một tháng, chị đã nói với chồng, với con, với nhiều người hàng xóm về kế hoạch chết của mình. Chị khẳng định với chồng là chỉ còn một con đường duy nhất duy trì việc học cho các con. Đó là chị phải chết đi để mọi người đến phúng viếng mới có tiền trang trải cho các con học, giảm gánh nặng cho chồng, lấy linh hồn phù hộ cho chồng con… trúng số độc đắc.
Người chồng đau khổ nhưng bất lực trước ý chí sắt son của người vợ.
Trong suốt hai ngày đám tang của chị Nhân, người ta không nghe anh Bảo trách vợ một tiếng nào. Hơn ai hết, anh là người thấu hiểu tấm lòng của vợ. Anh nói trong nước mắt: “Vợ tôi đã cố gắng đến hơi sức cuối cùng”.
Hơn 20 năm làm vợ chồng với nhau, anh Bảo chưa bao giờ thấy vợ mình đáng trách. Ngược lại, anh luôn cảm phục tấm lòng và nghị lực của vợ.
Chị làm lụng đến tối tăm mặt mũi, không từ công việc gì miễn kiếm được tiền. Cả những công việc nặng nhọc tưởng chỉ đàn ông mới đảm đương nổi, chị cũng không nề hà. Đến khi bị bệnh tật hành hạ, chị vẫn cố gắng đi làm, không dám chữa trị vì tiền kiếm được còn phải để đóng học cho con.
Người phụ nữ nghị lực “đã gõ mọi cánh cửa“
Chị còn được xóm làng ngợi khen về tính đảm đang tháo vát hơn người. Chị chưa bao giờ bỏ qua một cơ hội kiếm tiền chính đáng. Nghe nói Nhà nước có chính sách cho sinh viên, học sinh vay tiền đi học, chị đích thân đi tìm hiểu và làm thủ tục xin vay. Người ta trả lời phải là hộ nghèo, hoặc hộ cận nghèo mới được cho vay. Chị về hỏi chính quyền địa phương xin được xét cấp sổ hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Bà Nguyễn Thị Nhu, Chi hội trưởng Cựu chiến binh ấp 5, xã An Xuyên kể: “Ngày 18/11/2012, khi họp dân ấp nhân ngày đại đoàn kết và xét chọn hộ nghèo, cận nghèo, Mỹ Nhân có đến dự. Tôi nhớ rất rõ lời nói của nó hôm đó. Nó nói “hoàn cảnh tôi quá khó khăn, xin được cấp sổ hộ nghèo để vay tiền cho các con ăn học”. Khi đó, Trưởng ấp ghi nhận nhưng chỉ hứa là sẽ xem xét sau, vì đã qua đợt xét hộ nghèo”.
Chị cũng đã tìm hiểu ra và làm thủ tục cho con trai nhận hỗ trợ của Nhà nước đối với sinh viên học ngành hóa chất độc hại. Chị cũng đã tranh thủ góp hụi, vay tiền từ Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, thậm chí vay “nóng” bên ngoài.
Anh Từ Văn Nguyễn, công an ấp 5, kể thêm: “Cách đây một tháng, chị Nhân đi kêu một bà để bán nhà và đất đang ở. Bà này trả lời là để bàn lại với người thân, chứ đất đai đâu phải nói mua là mua liền. Chị Nhân năn nỉ bán trả chậm, 2 triệu một tháng cũng được để có tiền đóng học phí cho các con. Bà này không chịu, chị Nhân nói nếu không chịu thì vài bữa nữa đi đám ma của tôi”.
Trước khi thắt cổ chết 3 ngày, chị Nhân hay tin có ông Trần Đại Đoàn, một người bà con mới về làm bí thư xã An Xuyên. Chị lập tức lên xã gặp ông Đoàn để xin được xét cấp sổ hộ nghèo. Ông Đoàn ghi nhận và hứa sẽ xem xét để cấp sổ hộ nghèo cho chị khi đến đợt xét tới đây. Đến lúc chị qua đời, anh Bảo vẫn chưa hay biết việc chị đã lên xã xin anh Đoàn cái sổ hộ nghèo.
Tâm thư tuyệt mệnh
Bên cạnh xác chết của chị, người ta đã tìm thấy những bức tâm thư tuyệt mệnh.
“Anh Bình! Hoàn cảnh em quá khổ. Em chết, anh chôn em cặp Hà (em trai chị – PV), trên đất của cha mẹ. Em chết, anh thỉnh bàn thờ mẹ về nhà anh thờ. Mong anh đừng làm khó em, để em yên thân nằm cạnh Hà. Gia đình mình sống quá khổ, từ đời của cha mẹ đến đời con, không có ý nghĩa gì hết”.
Phần gửi cho chồng, chị Nhân viết: “Anh Bảo! Tiền em bỏ trong túi quần tây, trong tủ áo. Quần tây màu đỏ”.
Bức thư thứ hai dài đến bốn trang giấy học trò, chữ viết nguệch ngoạc, không chấm phết, ý tứ đứt quãng, lủng củng. Nhưng khi đọc lên, ai cũng có cảm giác là chị Nhân đang nói với mình. Bởi những điều đó chị đã nói rồi, nói với chồng, với con, với nhiều người hàng xóm, và nói từ cả tháng qua.
Chúng tôi tạm rút nội dung bức thư thứ hai của chị theo ý chính như sau:
“Tạm biệt chồng con!
Anh! Trong hoàn cảnh gia đình mình quá khổ, em không sống nổi với anh và các con. Từ một tháng qua, em bệnh, nằm xuống nhưng không ngủ được. Em nhớ đến nợ nần, đến tiền học phí của các con, đến sự khổ cực cả đời của anh. Em đã cố gắng lắm rồi, em chạy tiền bằng mọi cách để trị bệnh, để lo đóng học phí cho các con, nhưng có ai cho mình mượn, mình vay đâu.
Em khổ lắm. Em không còn lối thoát. Em biết chết trong lúc này, bỏ lại anh và 3 đứa con ngoan, hiền, học giỏi của chúng ta là em không đúng. Anh Bảo! em thương anh nhiều lắm. Anh sống với em cả đời cực khổ, chưa có bao giờ anh được sung sướng.
Các con, Bằng, Tâm, Ngân. Các con đừng trách mẹ, mẹ khổ nhiều lắm. Mẹ chạy tiền cho các con ăn học, bây giờ nợ nhiều lắm. Tiền hụi chết mỗi tháng phải đóng cho dì Ánh 1 triệu đồng. Mẹ đã đi van xin được cấp sổ hộ nghèo để mẹ vay tiền đóng học phí cho các con. Nhưng không ai cho gia đình mình nghèo hết. Mẹ chết để giảm gánh nặng cho cha con, để phù hộ cho cha con các con được trúng số độc đắc, để chính quyền thấy nhà mình thực sự khổ rồi cấp sổ hộ nghèo, vay tiền đóng học phí cho các con.
Xin các cấp chính quyền ấp 5 soi xét cho hoàn cảnh quá khổ, không lối thoát của chúng tôi mà xét cấp sổ hộ nghèo cho chồng con tôi được sống những ngày tháng còn lại trên đời.
Anh Bảo! Anh ra Hội chữ thập đỏ xin hòm liệm em, đừng mua tốn kém lắm, dành tiền lo cho các con mình ăn học nghe anh.
Anh. Em thương anh nhiều lắm! Các con hãy gắng vươn lên, học tập đổi đời, đừng để cha con phải khổ thêm. Vì mẹ con mình mà cha các con phải khổ cả đời rồi…
Mỹ Nhân tạm biệt!”.
Đám tang của chị được bà con An Xuyên phúng viếng trên 40 triệu đồng, một số tiền khá lớn so với những đám tang khác tại địa phương.
Theo Xa lộ Pháp luật
***********************************************Di ảnh chị Nhân. |
Chiều 24/4/2013, xứ An Xuyên bàng hoàng, thảng thốt bởi cái tin chị Nhân treo cổ chết.
Trước khi thắt cổ chết một tháng, chị đã nói với chồng, với con, với nhiều người hàng xóm về kế hoạch chết của mình. Chị khẳng định với chồng là chỉ còn một con đường duy nhất duy trì việc học cho các con. Đó là chị phải chết đi để mọi người đến phúng viếng mới có tiền trang trải cho các con học, giảm gánh nặng cho chồng, lấy linh hồn phù hộ cho chồng con… trúng số độc đắc.
Người chồng đau khổ nhưng bất lực trước ý chí sắt son của người vợ.
Trong suốt hai ngày đám tang của chị Nhân, người ta không nghe anh Bảo trách vợ một tiếng nào. Hơn ai hết, anh là người thấu hiểu tấm lòng của vợ. Anh nói trong nước mắt: “Vợ tôi đã cố gắng đến hơi sức cuối cùng”.
Hơn 20 năm làm vợ chồng với nhau, anh Bảo chưa bao giờ thấy vợ mình đáng trách. Ngược lại, anh luôn cảm phục tấm lòng và nghị lực của vợ.
Chị làm lụng đến tối tăm mặt mũi, không từ công việc gì miễn kiếm được tiền. Cả những công việc nặng nhọc tưởng chỉ đàn ông mới đảm đương nổi, chị cũng không nề hà. Đến khi bị bệnh tật hành hạ, chị vẫn cố gắng đi làm, không dám chữa trị vì tiền kiếm được còn phải để đóng học cho con.
Người phụ nữ nghị lực “đã gõ mọi cánh cửa“
Chị còn được xóm làng ngợi khen về tính đảm đang tháo vát hơn người. Chị chưa bao giờ bỏ qua một cơ hội kiếm tiền chính đáng. Nghe nói Nhà nước có chính sách cho sinh viên, học sinh vay tiền đi học, chị đích thân đi tìm hiểu và làm thủ tục xin vay. Người ta trả lời phải là hộ nghèo, hoặc hộ cận nghèo mới được cho vay. Chị về hỏi chính quyền địa phương xin được xét cấp sổ hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Bà Nguyễn Thị Nhu, Chi hội trưởng Cựu chiến binh ấp 5, xã An Xuyên kể: “Ngày 18/11/2012, khi họp dân ấp nhân ngày đại đoàn kết và xét chọn hộ nghèo, cận nghèo, Mỹ Nhân có đến dự. Tôi nhớ rất rõ lời nói của nó hôm đó. Nó nói “hoàn cảnh tôi quá khó khăn, xin được cấp sổ hộ nghèo để vay tiền cho các con ăn học”. Khi đó, Trưởng ấp ghi nhận nhưng chỉ hứa là sẽ xem xét sau, vì đã qua đợt xét hộ nghèo”.
Chị cũng đã tìm hiểu ra và làm thủ tục cho con trai nhận hỗ trợ của Nhà nước đối với sinh viên học ngành hóa chất độc hại. Chị cũng đã tranh thủ góp hụi, vay tiền từ Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, thậm chí vay “nóng” bên ngoài.
Anh Từ Văn Nguyễn, công an ấp 5, kể thêm: “Cách đây một tháng, chị Nhân đi kêu một bà để bán nhà và đất đang ở. Bà này trả lời là để bàn lại với người thân, chứ đất đai đâu phải nói mua là mua liền. Chị Nhân năn nỉ bán trả chậm, 2 triệu một tháng cũng được để có tiền đóng học phí cho các con. Bà này không chịu, chị Nhân nói nếu không chịu thì vài bữa nữa đi đám ma của tôi”.
Trước khi thắt cổ chết 3 ngày, chị Nhân hay tin có ông Trần Đại Đoàn, một người bà con mới về làm bí thư xã An Xuyên. Chị lập tức lên xã gặp ông Đoàn để xin được xét cấp sổ hộ nghèo. Ông Đoàn ghi nhận và hứa sẽ xem xét để cấp sổ hộ nghèo cho chị khi đến đợt xét tới đây. Đến lúc chị qua đời, anh Bảo vẫn chưa hay biết việc chị đã lên xã xin anh Đoàn cái sổ hộ nghèo.
Tâm thư tuyệt mệnh
Bên cạnh xác chết của chị, người ta đã tìm thấy những bức tâm thư tuyệt mệnh.
“Anh Bình! Hoàn cảnh em quá khổ. Em chết, anh chôn em cặp Hà (em trai chị – PV), trên đất của cha mẹ. Em chết, anh thỉnh bàn thờ mẹ về nhà anh thờ. Mong anh đừng làm khó em, để em yên thân nằm cạnh Hà. Gia đình mình sống quá khổ, từ đời của cha mẹ đến đời con, không có ý nghĩa gì hết”.
Cha con anh Bảo đau thương trước cái chết của chị Nhân. |
Bà Nguyễn Thị Tiến, Chi hội trưởng phụ nữ ấp 5, xã An Xuyên, TP Cà Mau bức xúc:
“Suy cho cùng, cái chết của chị Nhân có nguyên nhân từ áp lực tiền học
phí và tiền trị bệnh. Nếu như có tiền để chị đóng học phí cho các con
đi học thì chị đã không chết như vậy.
Ngành giáo dục nên xem lại những cuộc cải cách của mình, chứ thực tế
rất rõ là càng về sau này, việc học hành càng xa vời với người dân, cả
người dân được cho là không nghèo. Sau cái chết của chị Nhân, chúng tôi bị chỉ trách lớn. Xin hãy nghĩ lại cho chúng tôi. Với mức phụ cấp 400 – 600 ngàn đồng/tháng/cán bộ ấp, thử hỏi làm sau chúng tôi sâu, sát đến từng hộ dân một. Chúng tôi còn phải kiếm sống. Chúng tôi là những người hưởng lợi thấp nhất trong hệ thống chính quyền, nhưng khi có sự cố nào xảy ra, chúng tôi là những người lãnh đủ”. |
Bức thư thứ hai dài đến bốn trang giấy học trò, chữ viết nguệch ngoạc, không chấm phết, ý tứ đứt quãng, lủng củng. Nhưng khi đọc lên, ai cũng có cảm giác là chị Nhân đang nói với mình. Bởi những điều đó chị đã nói rồi, nói với chồng, với con, với nhiều người hàng xóm, và nói từ cả tháng qua.
Chúng tôi tạm rút nội dung bức thư thứ hai của chị theo ý chính như sau:
“Tạm biệt chồng con!
Anh! Trong hoàn cảnh gia đình mình quá khổ, em không sống nổi với anh và các con. Từ một tháng qua, em bệnh, nằm xuống nhưng không ngủ được. Em nhớ đến nợ nần, đến tiền học phí của các con, đến sự khổ cực cả đời của anh. Em đã cố gắng lắm rồi, em chạy tiền bằng mọi cách để trị bệnh, để lo đóng học phí cho các con, nhưng có ai cho mình mượn, mình vay đâu.
Em khổ lắm. Em không còn lối thoát. Em biết chết trong lúc này, bỏ lại anh và 3 đứa con ngoan, hiền, học giỏi của chúng ta là em không đúng. Anh Bảo! em thương anh nhiều lắm. Anh sống với em cả đời cực khổ, chưa có bao giờ anh được sung sướng.
Các con, Bằng, Tâm, Ngân. Các con đừng trách mẹ, mẹ khổ nhiều lắm. Mẹ chạy tiền cho các con ăn học, bây giờ nợ nhiều lắm. Tiền hụi chết mỗi tháng phải đóng cho dì Ánh 1 triệu đồng. Mẹ đã đi van xin được cấp sổ hộ nghèo để mẹ vay tiền đóng học phí cho các con. Nhưng không ai cho gia đình mình nghèo hết. Mẹ chết để giảm gánh nặng cho cha con, để phù hộ cho cha con các con được trúng số độc đắc, để chính quyền thấy nhà mình thực sự khổ rồi cấp sổ hộ nghèo, vay tiền đóng học phí cho các con.
Xin các cấp chính quyền ấp 5 soi xét cho hoàn cảnh quá khổ, không lối thoát của chúng tôi mà xét cấp sổ hộ nghèo cho chồng con tôi được sống những ngày tháng còn lại trên đời.
Anh Bảo! Anh ra Hội chữ thập đỏ xin hòm liệm em, đừng mua tốn kém lắm, dành tiền lo cho các con mình ăn học nghe anh.
Anh. Em thương anh nhiều lắm! Các con hãy gắng vươn lên, học tập đổi đời, đừng để cha con phải khổ thêm. Vì mẹ con mình mà cha các con phải khổ cả đời rồi…
Mỹ Nhân tạm biệt!”.
Đám tang của chị được bà con An Xuyên phúng viếng trên 40 triệu đồng, một số tiền khá lớn so với những đám tang khác tại địa phương.
Gia đình chị Nhân không thuộc chuẩn xét hộ nghèo, cận nghèo
Ông Võ Văn Nhu, Bí thư chi bộ ấp 5, xã An Xuyên: “Việc không cấp sổ
hộ nghèo cho gia đình chị Nhân là do hoàn cảnh nhà chị chưa đến chuẩn để
xét. Theo qui định hiện hành, hộ nào có mức thu nhập bình quân đầu người từ 400 ngàn đồng/người/tháng trở xuống thì là hộ nghèo. Từ 401 ngàn đồng – 520 ngàn đồng xét hộ cận nghèo. Trong khi chỉ tính riêng thu nhập từ công việc thợ hồ của anh Bảo đã là 3 triệu đồng/tháng, chia cho 5 nhân khẩu thì được 600 ngàn đồng/người/tháng. Tuy nhiên, cái chết của chị Nhân khiến chúng tôi rất đau xót và nghiêm túc rút kinh nghiệm vì chưa thực sự sâu, sát hiểu rõ tâm tư nguyện vộng của dân, để đề xuất cộng đồng chung tay giúp đỡ. Qua đây, chúng tôi cũng xin đề xuất với Nhà nước hãy điều chỉnh mức chuẩn xét hộ nghèo lên. Thực tế cho thấy, với vật giá hiện nay, để sống gói ghém, mỗi khẩu cần có ít nhất là một triệu đồng. Nếu có con đi học hành thì không thể nào đảm bảo được”. |
Ý kiến bạn đọc »
Cuộc sống với nhữn lo toan bộn bề, mẹ là người hy sinh thật nhiều
cho cuộc sống của những người con. Cầu mong cho cô sẽ được như ý nguyện,
sẽ có thể có sức mạnh để phù hộ cho gia đình cô trúng độc đắc, mong cho
gia đình cô giàu sang phú quý, mong cho cuộc sống cho gia đình chị càng
ngày càng tươi đẹp hơn. Và khi đã hoàn thành rồi thì hãy yên nghỉ đi cô
nhé . Cháu cũng là một người con, không thể cầm được dòng nước mặt khi
đọc tâm thư của cô .
Đau lòng! Thử hỏi hỗ trợ làm chi mà người cần được hỗ trợ lại không
được hỗ trợ chứ. Ở quê tôi quan chức xã ấp dù giàu hay nghèo cũng được
cấp sổ cả mà. Đọc mà rơi nước mắt
Thật đau lòng, khi đọc bài báo này em đã khóc, thương chị và gia
đình vất vả quá. Xã hội thật bất công, kẻ ăn ko hết người thì ko có. Cầu
mong cho linh hồn chị mau siêu thoát.
Chị ơi em không thể cầm nổi nước măt , chúc chị sớm siêu thoát ,
các cháu hãy sống và học, cho xứng đáng với sự hình sinh cao cả của mẹ
nhé
Đọc thư của chị mà không cầm được nước mắt cái chết của chị thật
thương tâm và đau xót và tôi cầu mong cho Anh và các cháu cố gắng vượt
qua khó khăn và thực hiện hết những yêu cầu mà Chị Nhân tâm nguyệt! Nhân
đây tôi cũng xin gửi đến các chi hội, các ông chính quyền xã các ấp xã,
huyện, thị trấn (xin gọi chung là các Ông) đúng là các Ông thật là đừng
đổ cho đồng lương các Ông các Bà ít là ít trách nhiệm, thà không làm
nếu làm là phải có trách nhiệm. Bác đã nói vì dân quên mình. trước cái
chết đó Các ông, bà rút kinh nghiệm nhưng cuối cùng cũng lại xin quyền
lợi cá nhân của mình đòi tăng lương thôi. Lương ít không quan tâm sâu
xát ngụy biện. Đáng lẽ chị Nhân được xét hộ nghèo là đúng, quy định là
quy định của Nhà nước cấp trên không thể nào hiểu thấu dân tình chỉ có
chính quyền Ấp, xã gần dân nhất biết rõ đề nghị. Đừng nên cứng nhắc. Tôi
hỏi các Ông 3 đứa con ở tuổi lớn và ăn vừa học liệu đồng lương thợ hồ
có đủ không, Chị Nhân lại bệnh như vậy các Ông, bà có thấy nổi khổ người
nghèo không, không quan sát dân tình là lỗi của ai, nếu có sổ hộ nghèo
chị có mất không? Một cuốn số đổi một tính mạng!!! Các Ông, Bà phải kiểm
điểm lại bản thân, kiểm điểm lại tinh thần trách nhiệm của mình ngay.
Lương tâm không phải là lương tháng đâu./.
Cái chết của chj Nhân đến bây giờ vẫn còn chúng tôi quan tâm đến,
Hy vọng những nhà chức trách phải xem lại vấn đề này, đừng để dân khổ ,
đừng để những gia đình nghèo khổ dẫn đến cùng quẫn, ” lá lành đùm lá
rách, lá rách đùm lá rách hơn”, mình sướng thì cũng nên chia sẻ với
người nghèo…………hãy làm những điều có ích để sau này sẽ nhận được trái
ngon, quả ngọt………
Tôi thấy các cấp chính quyền có việc xảy ra rồi mới rút kinh
nghiệm,ở quê tôi có những hộ cất nhà trăm triệu cũng có sổ nghèo xh bây
gio tham nhũng quá
Trước hết … xin gửi nén nhang cầu cho chị được yên nghỉ nơi
suối vàng!!! Hy vọng các em sẽ cố gắn thành đạt để cái chết
của mẹ là không vô nghĩa! Chúc gia đình chị sớm vượt qua hoàn
cảnh như hiện tại !
Con lạy Phật A Di Đà cứu với linh hồn chị. XIn thành kính thắp nén
hương trong lòng kính viếng đến chị và mong hương hồn chị hãy nương về
với Phật Pháp.
Khi tôi đọc bài báo này tôi thật sự bức xúc cho cách làm việc của
bộ máy cán bộ vùng nông thôn. Đa phần họ chỉ nghĩ đến quyền lợi của họ
thôi, gặp dân thì hóng hách hạch sách đủ điều. Xin chia buồn cùng gia
đình chị cầu cho linh hồn chị được thanh thản nơi chín suối .
Xin chị thanh thản ở thế giới bên kia, đây là lời tố cao đanh thép
nhất đối với chế độ đầy tham nhũng hiện nay. hãy gởi câu chuyện này đến
các vị lãnh đạo đảng và nhà nước để họ nhìn xuống biết dân Việt còn khổ
cực như thế nào…
Đọc bài này mình thấy buồn quá.Khi đất nước có chiến tranh để chống
giặc ngoại xâm thì mỗi con người Việt Nam đều có những hệ lụy và trách
nhiệm,ngược lại khi đất nước hòa bình thì để chống giặc đói và giặc dốt
thì mỗi con người Nam cũng có những hệ lụy và trách nhiệm đấy,mong mỗi
người hãy xem lại mình xem hệ lụy và trách nhiệm ở đây là gì.
Lẽ ra chị không nên chọn giải pháp kiếm tiền cho con kiểu này. Khi
còn con người sẽ có tất cả. Chị sống chị còn làm ra gấp nhiều lần như
vậy để nuôi con mà. Con mồ côi mẹ khổ không gì bằng.
Cầu chúc cho các các cô thành đạt để cô yên nghỉ nơi suối vàng….cuộc đời sao có nhiều người khổ và bất hạnh thế
Tấm lòng mẹ thật bao la! Thương chị quá. Mong cho linh hồn chị được
thanh thản. Cầu chúc gđ chị hạnh phúc, các em ngoan và học thật giỏi
nhé!
Người phụ nữ này chết do cơ chế của nhà nước: chuẩn xét hộ nghèo,
hoc phí, viện phí, vật giá. Không cùng cực như Chị Dậu ngày xưa, nhưng
xét cho cùng thì nó cũng tương tự như vậy.
Trước tiên tôi xin dâng nén nhang cầu cho linh hồn chị Nhân được an
nghĩ nơi suối vàng. Qua cái chết của chị tôi nghĩ Chính phủ nên xem xét
lại chính sách giáo dục của nhà nước ta hiện nay, càng cải cách giáo
dục thì gánh nặng học phí càng đè nặng lên vai người dân lao động./.
cố lên và vuot qua nha các em! hy vong la su hy sinh cua mẹ các em
khong phí! hãy trở thành những người tài giỏi đề khong phụ lòng mong mỏi
của mẹ !tình mẹ cao cả !!
Tại sao ko 2 vc không đi làm để lấy tiền cho con học mà chọn cái
chết. Cái đó ko phải là cách. Khi đọc xong bài này mình ko có xót thương
cho chị kia một chút nào cả mà mình thấy cách xử lý và nhìn nhận sự
việc của chị rất tệ. Tội nghiệp cho 3 đứa con thơ.
Công việc thợ hồ của anh Bảo 3tr/tháng nên không xét hộ cận nghèo?
Mấy ông chính quyền này quá cứng nhắc, người ta làm thợ hồ có phải lương
tháng đều đặn như công chức nhà nước đâu, tháng có việc tháng không, ai
thuê thì mới làm. Nếu 3tr/tháng + tiền kiếm được của chị Nhân thì ít
nhất cũng 5tr/tháng, làm sao phải chạy vạy khắp nơi rồi cùng quẫn nghĩ
đến cái chết như vậy, giờ người ta chết rồi thì mấy ông nói xẽ rút kinh
nghiệm, lúc vào Đảng các ông tuyên thệ thế nào, có câu nào là “nếu dân
chết, chúng tôi xin rút kinh nghiệm không”…
Liệu các con của chị có thể an tâm học hành sau cái chết đầy ám ảnh của mẹ! Yêu thương và hy sinh, nhưng có lẽ không phải thế…
Rơi nước mắt khi đọc xong bài này. Cầu cho chị thanh thản về vớ tổ
tiên. Chúc cho chồng và các con chị mạnh khỏe, làm ăn, học tập gặp nhiều
may mắn. Tấm lòng của người vợ, người mẹ như chị thật nể phục cho chúng
tôi.
trên đời này còn nhiều mãnh đời bất hạnh hơn thế nữa, nhưng khi hỏi tới thì đùng đẩy trách nhiệm , cứ cho người này người kia ,
xin chị thanh thản ở thế giới bên kia, đây là lời tố cao đanh thép
nhất đối với chế độ đầy tham nhũng hiện nay. hãy gởi câu chuyện này đến
các vị lãnh đạo đảng và nhà nước để họ nhìn xuống biết dân Việt còn khổ
cực như thế nào…
Thật xot xa và đau lòng. Cầu chúc hương hồn chị được mát mẻ nơi
chín suối. Cầu chúc anh Bảo và các cháu khỏe mạnh, biến nỗi đau thương
thành hành động, hoàn thành tâm nguyện của chị Nhân.
Mong sao cho gia đình chị vượt qua được những khó khăn để linh hồn của chị sớm được siêu thoát. Nam mô a di đà phật.
Xin cho gia chồng và con chị luôn được mạnh khoẻ. Các con chị học hành đến nơi đến chốn như mong ước của chị!
Đêm đã buồn đọc tin này còn thấy buồn hơn. Thật sự là
bất công cho những ai cố gắng thoát khỏi kiếp nghèo mà k đc.
Cuộc đời đúng là : người ăn không hết kẻ lần chẳng ra. R.I.P
Chị!
Mình rất xúc động khi đọc bài viết này. mong cho các con của chị sớm học thành tài,làm chủ của đất nước.
Có nên chăng các cơ quan nhà nước nên xem xét lại tiêu chuẩn bình
xét hộ nghèo. Thật sự mà nói thì trong thời buổi kinh tế thị trường này
thì với 400.000 ngàn đồng một tháng có thể đáp ứng mức sống “tối thiểu”
của một con người hay không?
Cán bộ ấp mà không biết hoàn cảnh nhà họ sao? nói mà không biết
ngượng à? trong 1 ấp thì đáng bao nhiêu gđ, trong khi đó chị Nhân đang
bị bệnh nan y, thế họ không tính tiền thuốc thang cho chị ấy chắc, quan
liêu bao cấp, không chấp nhận nổi. Nhà người ta đã thế rồi, đã van xin
để vay cho con người ta đi học chứ có làm gì sai trái đâu.
Xin chia buồn cùng gia đình! Mong cô Nhân an nghỉ! Mong chú Bình và
3 người con sẽ có cuộc sống tốt hơn sau này! chúc 3 anh chị học hành
tới nới tới chốn sớm thành đạt để có cuộc sống tốt! thật là đau xót!!! A
Di Đà Phật!!!
Chị đã hoàn thành trách nhiệm của một người mẹ và một người vợ. với
sự hi sinh của chị cho gia đình và các con , tôi nghĩ rất nhiều phụ nữ
hiện nay phải học tập chị. Bằng sự kính trọng và thán phục tôi cầu chúc
linh hồn chị được siêu thoát
Thật sự là đọc xong mình cũng ko hiểu được tâm trạng của mình
nữa:bàng hoàng và đau xót.Giá như những câu chuyện đau lòng này được đem
ra bàn luận trước mỗi một cuộc họp,hội nghị của các quan chức có lẽ còn
mang nhiều ý nghĩa hơn các chủ đề chính thường được bàn luận.Xin được
cầu chúc cho hương hồn người nằm xuống được siêu thoát để thực hiện được
ước mơ cuối cùng là phù hộ cho những người thân của chị còn lại trên
cõi đời bất hạnh này
Nghị lực thật phi thường ! Chỉ tiếc là quẫn trí quá và dại dột quá.
Nhưng quả thực không đau xót nào bằng việc bất lực nhìn con cái mình
thất học. Các trường học đều có khẩu hiệu “Học,Hoc nữa, học mãi” nhưng
cới học phí như hiện nay thì nhiều gia đình lấy gì để học, trẻ nhỏ sinh
ra có tội tình gì mà phải chịu cảnh như trường hợp này. An sinh xã hội ở
đâu ? Tham quan lộng hành , nếu không làm sao “ông quan” nào cũng giàu
bất thường như vậy ? Tại sao chị phải quyên sinh để lấy tiền cho con ăn
học ,chắc chị muốn con mình học hành đỗ đạt và được làm “quan”! Đúng là
cái vòng luẩn quẩn…..
Thương tâm.cầu cho vong linh chị được siêu thoát, con cái chị sau này đc xã hội quan tâm để được phát triển.
Quý báo cho tôi xin thông tin liên lạc của gia đình này, tôi muốn giúp đỡ những đứa trẻ con của chị Nhân. Cám ơn rất nhiều.
Chúc linh hồn chị mau siêu thoát, cảm phục trước tấm lòng bao la rộng như trời bể của chị. Người mẹ tuyệt vời!
tiền học phí thì tăng liên tục k0 biết bộ giáo dục nghĩ gì, chính
quyền thì k0 quan tâm đến dân .Là 1 gia đình nông dân đã khổ lại nuôi
thêm con học đại học rồi nợ lần chồng chất thì dân đâu con lối thoát
Từng trái bắp củ khoai ngày xưa đi học Cầu ván gập ghềnh mẹ dắt con
đi Con lớn lên chỉ biết đuổi bắt bao nhiêu điều mới lạ Quên tóc mẹ già
bạc trắng vì con. Nam mô A Di Đà Phật….
cháu đọc xong mà xót cả lòng.. thật sự khâm phục cô.. người mẹ tốt.. mong cho linh hồn cô được siêu thoát
Tình yêu của người mẹ thật vĩ đại…Thay mặt những người con cảm ơn
tình yêu vô bờ của các mẹ… Cầu chúc cho linh hồn c được siêu thoát!
Trời….thật đau lòng kinh khủng, một câu chuyện đầy xúc động, mong
các con chị thành tài để chị được vui lòng…..Mong nhiều may mắn đến với
các con của Chị…
Mình cảm thấy thật may mắn khi dc sống trong một gia đình khá giả
và không phải lo lắng gì về tiền bạc.Mong linh hồn chị được yên nghỉ
,chúc gia đình chị có được một cuộc sống khá hơn. Nam Mô A Di Đà Phật.
Mong linh hồn chị sớm được siêu thoát !! Kiếp sau cũng mong rằng
chị sẽ có được một cuộc sống khá giả hơn !! Mong đất nước sớm thoát khỏi
cảnh nghèo khó để đất nước không còn phải chứng kiến những cảnh đời
thương tâm như thế này nữa !!!
Nghe mà đau lòng, xã đoàn nơi chị tôi không rành nhưng nghĩ đến xã
tôi anh e nhà quan mà còn cấp hộ nghèo, được xây nhà tình thương,thì tôi
hiểu được hoàn cảnh của chị, thật thương cho chị, mong chị sớm siêu
thoát
Thật thương cho hoàn cảnh của gia đình chị.Một người mẹ
người vợ vĩ đại.Chúc chj bình an nơi chín suối.Chúc cho những
di nguyện của chị sớm được thực hiện
Ở đời sinh ra mỗi người có một cuộc sống và hoàn cảnh khác nhau
nhưng có những con người họ luôn nghĩ cho người khác và hi sinh cho
người khác. Khi đọc được bài viết này tôi cảm nhận được sự hy sinh của
người mẹ, người vợ giành cho gia đình và tôi chắc rằng những người con
của chị sau này sẽ thành người và là người có ích cho xã hội! Tôi chúc
linh hồn chị được siêu thoát!
Các anh Quan xã bây giờ nghĩ lại thì đã muộn rồi! Việc của các anh
ngoài uống rượu và đi làm muộn ngoài ra còn việc gì nữa. Các anh quan
tâm tới đời sống của người dân ư? Nếu cứ làm theo quy trình của các anh
thì các anh nên nghỉ việc trước đi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét