Cô gái Đồ long FB
“Sống
trong lịch sử” là bộ phim được nhà nước đầu tư 21 tỉ, do NSND – ĐD
Thanh Vân thực hiện; có nội dung ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ và
tướng Giáp. Trong hai tuần trụ ở Rạp Kim Đồng, ngay trung tâm Hà Nội,
phim không bán được dù chỉ một
vé. Một người bạn vừa nhắn tin, hổng biết đùa hay thật: “Làm vậy là có
lỗi với vong hồn đại tướng, trong khi hơn 1 năm qua dòng nguời viếng mộ
ông không ngớt. Chỉ cần 1/10 lượt nguời đó đi xem film là dư sức….ăn
khách!”.
Còn đây là chuyện kể của nhà văn Nguyễn Văn Thọ.PHẢI TRUY TỐ TỤI LÀM THẤT THOÁT TÀI SẢN NHÂN DÂN!
Trưa hôm qua chúng tôi đã đọc tin này. Hoạ sĩ Thành Chương nói đầu tiên:
– Nhà nước đầu tư cho Hội mỹ thuật không nhiều. Co kéo trăm triệu cho Hội địa phương này hay kia là cả vấn đề đau đầu . Đầu tư cho hoạ sĩ sáng tác ư? Khó lắm. Bên nhà văn ông ra sao?
Tôi bảo, việc của Hội thì tôi không rõ, nhưng đầu tư cho sáng tác 20 triệu một tác giả trong bao nhiêu năm là to lắm, lại không phải ai cũng dễ xin để nhận được. Ban chấp hành Hội và lão già Hữu Thỉnh đặt lên đặt xuống. Tôi lần đầu nhận 10 triệu đầu tư cho tiểu thuyết lo ngay ngáy. Như cái gánh nợ trên vai. Như sự vay phải trả. Và tôi tuyên bố rằng nếu tiểu thuyết ế không có bạn đọc tôi sẽ trả lại tiền 10 triệu cho Hội nhà văn. Tôi bán sách cho các nhà sách cũng thế, các bạn nhà sách đều có trên FB đều kiểm chứng, khi bán tiền trao cháo múc, tôi ứng trước tiền ngay cả trước khi in, tuyên bố luôn, nếu bạn không bán sách được Thọ Muối xin trả lại tiền đã ứng. 2, 3 mươi triệu với tôi to lắm song danh dự Thọ này to hơn rất nhiều…Bán hai cuốn Vợ Cũ và cuốn Sẫm violet vừa rồi tôi cũng ứng tiền trước và nói thẳng với chị Liên Nhà sách Liên Việt như thế. Song Liên Việt đã không đòi tiền tôi, họ ứng trước tiền cả hai cuốn khi vừa nhận bản thảo rồi sau khi in bán tốt hai cuốn này. Sách bán cho bà Miên xưa cũng thế, mới có 7 chương tôi đã ứng trước cả 20 triệu. Mặc dù tôi đã ra 14 đầu sách, trừ ba cuốn thơ thì không bán. chỉ tặng bè bạn, còn sách của tôi chưa ai in mà không bán được, nhưng cả 14 cuốn ấy không bao giờ có 1 xu tiền nhà nước, tiền túi của tôi, mà các nhà xuất bản và nhà sách bỏ tiền ra in rồi không ai lõm.
Tôi đi buôn, tôi lầm than để lấy tiền nuôi tôi nuôi con mà viết. Trong các chuyến đi ở Đức để bán sách, để lấy tư liệu viết cho sự tìm tiền đều phải nương nhờ bè bạn mà viết mà sống, nhiều khi ốm đau đi trên đường đêm khuya sương lạnh cô độc một thân già lọ mọ ứa cả nước mắt vì trong gió lạnh xứ người sương tuyết khi cơn sốt hầm hập mới biết con người ta nên sống và phải sống ăn ở ra sao…Nên nếu nhận tiền của ai, thì viết cho hết lòng, có trách nhiệm cao, trước tiên là trách nhiệm với chính sự đau khổ của mình. Cuốn Quyên bán suốt 5 năm nay, sắp lên phim của BHD, doanh thu cá nhân cho tôi ước tính hơn 600 triệu, nhưng rải rác nhận về trong 5 năm nên chỉ dư tí tiền sửa cái nhà thờ cha mẹ tôi. Thành Chương nhấp chén trà vỉa hè thong thả nói:
– Tụi hoạ sĩ chúng tôi cũng thế thôi, nhà nước đầu tư cho các hội rất ít, mà chúng tôi, anh chị em hoạ sĩ điêu khắc đâu có kém cạnh gì ở đóng góp cho văn hóa nước nhà. Nói tới cách mạng hay đổi mới hình nghệ thuật Hội hoạ với đặc thù của nó luôn đi trước các loại hình khác một bước. Nhà nước vì tuyên truyền chỉ đầu tư cho điện ảnh và truyền hình nhiều tiền lắm. Nhưng ông xem đây, họ đầu tư bao nhiêu tiền cho bao nhiêu phim hàng tỉ tỉ rồi vứt xó. Ông đọc bài thấy ra sao? Tiền của dân, hàng vài chục tỉ, làm phim xong chiếu chả có ma nào xem, tức là không phục vụ được chính trị nghệ thuật lại gây thất thoát tiền hàng vài chục tỉ 1 phim, bao năm nay hàng trăm triệu đô la đổ xuống cống? Ai chịu? Chỉ có nhân dân è cổ và nhà nước lỗ. Điện ảnh rất nhiều người từng kêu phim kém vì tiền ít. 21 tỉ mà ít à, sao để cho rạp không bán nổi 1 vé? Đấy là tụi bất tài, móc tiền của nước của dân đen mà biến ra tro bụi. Thế nhưng khi căn vặn lại, vì sao phim các anh không ai muốn xem, họ lại tinh tuớng lắm, cho là phim kén khán giả cần khán giả có trình mới hiểu được. Chu cha? Kén khán giả? Kén cái cục cứt. Chỉ có kén người tài giao tiền tài mà tiền giao cho tụi bất tài.
Phải truy tố chúng trước pháp luật vì làm kinh tế thất thoát 1 tỉ đi tù mọt gông đấy, thất thoát hàng trăm tỉ cho bao nhiêu phim. Bắt và bỏ tù cái tụi ấy cho chúng ta nhờ. Hỏi xót xa không?
– Sao không xót xa? Tiền của của chúng ta. Chúng ta là nhân dân. Có quyền tiêu từng đồng phải tiêu cho đúng chỗ. Rõ ràng điện ảnh là một hình đặc thù có những yếu tố để cần nhiều tiền, nhưng phải ra sản phẩm có ích; mà có ích thì sách phải có bạn đọc, điêu khắc hội hoạ phải có người thưởng lãm làm đẹp cho nước nhà, phim phải có người xem phải không kín rạp thì cũng nửa rạp chứ 21 tỉ mà không bán được 1 vé thì tiền là vỏ hến hả? Nếu điện ảnh có một Trương Nghệ Mưu đi, hãy rót cho anh ta 100 triệu Đô La để làm 1 phim VN đoạt giải Ót sì ka, còn nên chăng 1 xu từ nay cũng ko rót cho tụi điện ảnh nào bất tài./.
- Lâm Tùng vai Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Còn đây là chuyện kể của nhà văn Nguyễn Văn Thọ.PHẢI TRUY TỐ TỤI LÀM THẤT THOÁT TÀI SẢN NHÂN DÂN!
Trưa hôm qua chúng tôi đã đọc tin này. Hoạ sĩ Thành Chương nói đầu tiên:
– Nhà nước đầu tư cho Hội mỹ thuật không nhiều. Co kéo trăm triệu cho Hội địa phương này hay kia là cả vấn đề đau đầu . Đầu tư cho hoạ sĩ sáng tác ư? Khó lắm. Bên nhà văn ông ra sao?
Tôi bảo, việc của Hội thì tôi không rõ, nhưng đầu tư cho sáng tác 20 triệu một tác giả trong bao nhiêu năm là to lắm, lại không phải ai cũng dễ xin để nhận được. Ban chấp hành Hội và lão già Hữu Thỉnh đặt lên đặt xuống. Tôi lần đầu nhận 10 triệu đầu tư cho tiểu thuyết lo ngay ngáy. Như cái gánh nợ trên vai. Như sự vay phải trả. Và tôi tuyên bố rằng nếu tiểu thuyết ế không có bạn đọc tôi sẽ trả lại tiền 10 triệu cho Hội nhà văn. Tôi bán sách cho các nhà sách cũng thế, các bạn nhà sách đều có trên FB đều kiểm chứng, khi bán tiền trao cháo múc, tôi ứng trước tiền ngay cả trước khi in, tuyên bố luôn, nếu bạn không bán sách được Thọ Muối xin trả lại tiền đã ứng. 2, 3 mươi triệu với tôi to lắm song danh dự Thọ này to hơn rất nhiều…Bán hai cuốn Vợ Cũ và cuốn Sẫm violet vừa rồi tôi cũng ứng tiền trước và nói thẳng với chị Liên Nhà sách Liên Việt như thế. Song Liên Việt đã không đòi tiền tôi, họ ứng trước tiền cả hai cuốn khi vừa nhận bản thảo rồi sau khi in bán tốt hai cuốn này. Sách bán cho bà Miên xưa cũng thế, mới có 7 chương tôi đã ứng trước cả 20 triệu. Mặc dù tôi đã ra 14 đầu sách, trừ ba cuốn thơ thì không bán. chỉ tặng bè bạn, còn sách của tôi chưa ai in mà không bán được, nhưng cả 14 cuốn ấy không bao giờ có 1 xu tiền nhà nước, tiền túi của tôi, mà các nhà xuất bản và nhà sách bỏ tiền ra in rồi không ai lõm.
Tôi đi buôn, tôi lầm than để lấy tiền nuôi tôi nuôi con mà viết. Trong các chuyến đi ở Đức để bán sách, để lấy tư liệu viết cho sự tìm tiền đều phải nương nhờ bè bạn mà viết mà sống, nhiều khi ốm đau đi trên đường đêm khuya sương lạnh cô độc một thân già lọ mọ ứa cả nước mắt vì trong gió lạnh xứ người sương tuyết khi cơn sốt hầm hập mới biết con người ta nên sống và phải sống ăn ở ra sao…Nên nếu nhận tiền của ai, thì viết cho hết lòng, có trách nhiệm cao, trước tiên là trách nhiệm với chính sự đau khổ của mình. Cuốn Quyên bán suốt 5 năm nay, sắp lên phim của BHD, doanh thu cá nhân cho tôi ước tính hơn 600 triệu, nhưng rải rác nhận về trong 5 năm nên chỉ dư tí tiền sửa cái nhà thờ cha mẹ tôi. Thành Chương nhấp chén trà vỉa hè thong thả nói:
– Tụi hoạ sĩ chúng tôi cũng thế thôi, nhà nước đầu tư cho các hội rất ít, mà chúng tôi, anh chị em hoạ sĩ điêu khắc đâu có kém cạnh gì ở đóng góp cho văn hóa nước nhà. Nói tới cách mạng hay đổi mới hình nghệ thuật Hội hoạ với đặc thù của nó luôn đi trước các loại hình khác một bước. Nhà nước vì tuyên truyền chỉ đầu tư cho điện ảnh và truyền hình nhiều tiền lắm. Nhưng ông xem đây, họ đầu tư bao nhiêu tiền cho bao nhiêu phim hàng tỉ tỉ rồi vứt xó. Ông đọc bài thấy ra sao? Tiền của dân, hàng vài chục tỉ, làm phim xong chiếu chả có ma nào xem, tức là không phục vụ được chính trị nghệ thuật lại gây thất thoát tiền hàng vài chục tỉ 1 phim, bao năm nay hàng trăm triệu đô la đổ xuống cống? Ai chịu? Chỉ có nhân dân è cổ và nhà nước lỗ. Điện ảnh rất nhiều người từng kêu phim kém vì tiền ít. 21 tỉ mà ít à, sao để cho rạp không bán nổi 1 vé? Đấy là tụi bất tài, móc tiền của nước của dân đen mà biến ra tro bụi. Thế nhưng khi căn vặn lại, vì sao phim các anh không ai muốn xem, họ lại tinh tuớng lắm, cho là phim kén khán giả cần khán giả có trình mới hiểu được. Chu cha? Kén khán giả? Kén cái cục cứt. Chỉ có kén người tài giao tiền tài mà tiền giao cho tụi bất tài.
Phải truy tố chúng trước pháp luật vì làm kinh tế thất thoát 1 tỉ đi tù mọt gông đấy, thất thoát hàng trăm tỉ cho bao nhiêu phim. Bắt và bỏ tù cái tụi ấy cho chúng ta nhờ. Hỏi xót xa không?
– Sao không xót xa? Tiền của của chúng ta. Chúng ta là nhân dân. Có quyền tiêu từng đồng phải tiêu cho đúng chỗ. Rõ ràng điện ảnh là một hình đặc thù có những yếu tố để cần nhiều tiền, nhưng phải ra sản phẩm có ích; mà có ích thì sách phải có bạn đọc, điêu khắc hội hoạ phải có người thưởng lãm làm đẹp cho nước nhà, phim phải có người xem phải không kín rạp thì cũng nửa rạp chứ 21 tỉ mà không bán được 1 vé thì tiền là vỏ hến hả? Nếu điện ảnh có một Trương Nghệ Mưu đi, hãy rót cho anh ta 100 triệu Đô La để làm 1 phim VN đoạt giải Ót sì ka, còn nên chăng 1 xu từ nay cũng ko rót cho tụi điện ảnh nào bất tài./.
- Lâm Tùng vai Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét