Đoan Trang FB
Một trong những nghề dễ khiến người ta ảo tưởng về bản thân (và từ ảo
tưởng đến hoang tưởng chỉ là bước ngắn) là nghề viết, gồm cả viết báo
và viết văn.
Nếu bạn tiếp xúc nhiều với nhà báo và/hoặc nhà văn, cam đoan bạn sẽ không ít thì nhiều lần phải nghe những câu đại khái như: “Anh sắp viết bài về vụ đó, chú/cô chờ xem… mịa… anh ra quả này chấn động”. Đấy là mẫu câu dự đoán tương lai. Còn một loại câu hồi tưởng quá khứ, kiểu: “Hồi ấy bọn nó định ra chính sách ấy, cũng kinh. Nhưng sau đấy anh cho một bài, rồi các báo ào ào vào cuộc theo, thế là nó phải bỏ đấy”. Vân vân và vân vân.
Những cây viết đó thường là cũng rất dễ phẫn nộ khi bạn trót để lộ ra với họ rằng bạn chưa đọc bài/ tác phẩm của họ: “Ơ kìa, anh viết về cái chuyện đó rồi mà, chưa đọc à?”.
Lại có một mẫu câu khác, xin được gọi là phong cách bi quan, chán ngán, ví dụ: “Độ này anh cũng ít viết về chuyện ấy. Nói mãi rồi, nói chán ra rồi, có thay đổi được gì đâu. Chúng nó có nghe đâu”.
* * *
Về các mẫu dự đoán tương lai, hồi tưởng quá khứ, và phẫn nộ, thì tôi không có ý kiến. Ai thì cũng có quyền có quan điểm và trình bày quan điểm, cũng như có quyền tự tin vào bản thân. Tôi chỉ hơi băn khoăn khi nghe các phát biểu bi quan, chán ngán, kiểu “nói mãi rồi chúng nó có nghe đâu”. Có hơi ảo tưởng về sức mạnh của ngòi bút quá không?
Bởi vì, chúng ta phải chuẩn bị tinh thần rằng đương nhiên là mỗi bài viết, cũng như mỗi người viết riêng lẻ, đều chẳng thay đổi được gì cả.
Bởi vì, chúng ta phải hiểu rằng đương nhiên là cái đảng này và cái nhà nước này chẳng bao giờ nghe ai cả, chừng nào chưa có cơ chế để thúc vào đít nó, buộc nó phải cạnh tranh – tức là cơ chế dân chủ, đa nguyên, đa đảng.
Cho nên, có lẽ, ai viết được gì thì cứ viết. Viết như một cách thực thi quyền tự do biểu đạt của mình. Viết đơn giản vì không viết thì không chịu nổi. Chứ nếu vì thấy “chúng nó có nghe đâu” mà lại buông xuôi thì vừa đầy ảo tưởng, vừa…đúng ý chúng nó.
Nếu bạn tiếp xúc nhiều với nhà báo và/hoặc nhà văn, cam đoan bạn sẽ không ít thì nhiều lần phải nghe những câu đại khái như: “Anh sắp viết bài về vụ đó, chú/cô chờ xem… mịa… anh ra quả này chấn động”. Đấy là mẫu câu dự đoán tương lai. Còn một loại câu hồi tưởng quá khứ, kiểu: “Hồi ấy bọn nó định ra chính sách ấy, cũng kinh. Nhưng sau đấy anh cho một bài, rồi các báo ào ào vào cuộc theo, thế là nó phải bỏ đấy”. Vân vân và vân vân.
Những cây viết đó thường là cũng rất dễ phẫn nộ khi bạn trót để lộ ra với họ rằng bạn chưa đọc bài/ tác phẩm của họ: “Ơ kìa, anh viết về cái chuyện đó rồi mà, chưa đọc à?”.
Lại có một mẫu câu khác, xin được gọi là phong cách bi quan, chán ngán, ví dụ: “Độ này anh cũng ít viết về chuyện ấy. Nói mãi rồi, nói chán ra rồi, có thay đổi được gì đâu. Chúng nó có nghe đâu”.
* * *
Về các mẫu dự đoán tương lai, hồi tưởng quá khứ, và phẫn nộ, thì tôi không có ý kiến. Ai thì cũng có quyền có quan điểm và trình bày quan điểm, cũng như có quyền tự tin vào bản thân. Tôi chỉ hơi băn khoăn khi nghe các phát biểu bi quan, chán ngán, kiểu “nói mãi rồi chúng nó có nghe đâu”. Có hơi ảo tưởng về sức mạnh của ngòi bút quá không?
Bởi vì, chúng ta phải chuẩn bị tinh thần rằng đương nhiên là mỗi bài viết, cũng như mỗi người viết riêng lẻ, đều chẳng thay đổi được gì cả.
Bởi vì, chúng ta phải hiểu rằng đương nhiên là cái đảng này và cái nhà nước này chẳng bao giờ nghe ai cả, chừng nào chưa có cơ chế để thúc vào đít nó, buộc nó phải cạnh tranh – tức là cơ chế dân chủ, đa nguyên, đa đảng.
Cho nên, có lẽ, ai viết được gì thì cứ viết. Viết như một cách thực thi quyền tự do biểu đạt của mình. Viết đơn giản vì không viết thì không chịu nổi. Chứ nếu vì thấy “chúng nó có nghe đâu” mà lại buông xuôi thì vừa đầy ảo tưởng, vừa…đúng ý chúng nó.
thiết kế nội thất chung cư
Trả lờiXóa