Badamxoe
Thái Bình Việt
Chúng ta nhớ lại, trong cuộc viếng thăm Washington ngày 14.2.2012, ông Tập Cẩm Bình, lúc đó đang còn là Phó Chủ Tịch, đã nói với Tổng Thống Obama rằng Trung Quốc và Mỹ có “những lợi ích đồng quy” trong khu vực và có “đủ không gian” cho cả hai tại Thái Bình Dương. Nói cách khác, Trung Quốc sẵn sàng chia cái bánh Biển Đông với Mỹ.
Trong cuộc viếng thăm Á Châu vừa qua, chúng ta thấy Tổng Thống Obama chỉ quan tâm đến cái vòng đai bao quanh Biển Hoa Đông và Biển Đông, kéo dài từ Nam Hàn xuống Nhật Bổn, Đài Loan, Phi Luật Tân và có thể vòng qua Mã Lai đến Singapore. Hoa Kỳ không đả động gì đến cái lõm ở giữa đường lưỡi bò của Trung Quốc. Hoa Kỳ cho biết họ không ngã về bên nào trong các vụ tranh chấp, bất luận là ở Biển Đông Trung Hoa hay biển Nam Trung Hoa. Tuy nhiên, nỗ lực của Washington là nhằm tái cân bằng vị thế ở khu vực này qua việc tăng cường các mối quan hệ ngoại giao, kinh tế, chính trị và an ninh.
Giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc còn có quá nhiều lợi ích cần được bảo vệ nên cả hai bên rất khó tách rời nhau trong một thời gian gần. Trong lịch sử, năm 1972 Hoa Kỳ đã bán miền Nam Việt Nam cho Trung Quốc để đổi lấy việc mở rộng thị trường của Mỹ và tách Trung Quốc ra khỏi Liên Sô. Mối lợi đó còn tồn tại nên Hoa Kỳ khó từ bỏ Trung Quốc.
Ngày 23.4.2014, khi ông Obama đến Nhật, ông Tần Cương, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh nói: “Cái gọi là liên minh Mỹ-Nhật thực chất là sự dàn xếp song phương từ thời Chiến Tranh Lạnh và điều này không được làm tổn hại đến toàn vẹn lãnh thổ cũng như những quyền lợi chính đáng của Trung Quốc.” Nhưng Trung Quốc lại nói muốn giải quyết những vụ tranh chấp trong khu vực bằng đường lối hòa bình và tố cáo Nhật Bản cố tình thổi phồng những mối đe dọa để biện minh cho kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự.
Trước khi ông Obama đi Á Châu, từ ngày 21 đến 22.4.2014, ASEAN và Trung Quốc họp lần thứ 20 tại Pattaya, Thái Lan bàn về:
(1) Đẩy nhanh việc hình thành Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở biển Đông (Code of Conduct). Sẽ có thêm một cuộc họp thứ hai trong năm 2014 để xúc tiến việc này.
(2) Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Trung Quốc. Hiện thương mại hai chiều ASEAN Trung Quốc đã đạt trên 400 tỷ USD. Tổng đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN đã đã hơn 100 tỷ USD. Hai bên đặt ra mục tiêu đưa kim ngạch hai chiều lên 500 tỷ USD vào năm 2015.
Xin nhắc lại, ngày 4.11.2002, Trung Quốc và ASEAN đã ký Hiệp Ước Khu Vực Tự Do Mậu Dịch Trung Quốc – ASEAN (ASEAN–China Free Trade Area). Do đó, dù các nước ASEAN có gia nhập TTP hay không, tương quan mậu dịch giữa ASEAN và Trung Quốc vẫn không thay đổi. Hàng năm, các nước Indonesia, Brunei và Malaysia bán được nhiều nguyên liệu cho Trung Quốc nên thặng dư mậu dịch thường nghiêng về họ. Do đó, các nước này không tha thiết với TPP lắm.
Nhìn lại, chuyến đi Á Châu vừa qua của Tổng Thống Obama chưa làm thay đổi gì cán cân ở Biển Đông. Trái lại, Mỹ đã bật đèn xanh cho các nước ASEAN có thể chơi trò đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc để các nước này không gặp khó khăn khi vừa gia nhập khu vực mậu dịch Trung Quốc – ASEAN vừa tham gia chiến lược mở rộng ảnh hưởng của Mỹ ở Á Châu Thái Bình Dương.
Quan điểm của Bộ Ngoại giao Mỹ về vấn đề Biển Đông
Xin giới thiệu tới quí vị bài viết Quan điểm của Bộ Ngoại Giao Mỹ về vấn đề Biển Đông ở tài liệu đính kèm!
Ngày 1.5.2014
Trước việc Trung Quốc liên tiếp xây mới và mở rộng các đảo tại Trường Sa trong thời gian gần đây, Chính phủ Mỹ đã họp báo và công bố quan điểm về vấn đề này…
Trong một cuộc họp báo thường lệ tại Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua, vấn đề Biển Đông đã được nêu ra.
Trả lời câu hỏi là liệu Washington có quan ngại là sự can thiệp của Nhật Bản có thể làm căng thẳng leo thang, nhất là trong bối cảnh Nhật Bản không phải là một trong các bên tranh chấp chủ quyền, người phát ngôn Jen Psaki nói:
“Washington không biết gì về các đề nghị Nhật Bản tuần tra Biển Đông.”
Bà Psaki nói rằng chính phủ Mỹ không hay biết về bất cứ kế hoạch hay đề xuất nào liên quan tới vai trò của Nhật Bản ở Biển Đông.
Về sự cố Bộ Ngoại giao Philippines báo cáo rằng một tàu tuần duyên Trung Quốc đâm húc vào tàu cá của họ, bà Jen Psaki nói bà không có thông tin gì mới và không thể xác nhận các tin đó.
Hãng tin Bloomberg và Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Tướng Nakatani, tuyên bố ngày 3 tháng Hai, rằng “Sự liên đới giữa các quốc gia đang gia tăng và được đào sâu hơn, và tình hình Biển Đông có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia Nhật Bản.”
Phó Đô Đốc Mỹ Robert Thomas, Tư Lệnh Đệ Thất Hạm đội của Hải quân Hoa Kỳ, tuần trước nói rằng Mỹ hoan nghênh việc mở rộng phạm vi các cuộc tuần tra trên không và trên biển ở Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng đưa nhiều tàu vào vùng biển này để củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình.
Đáp lại một câu hỏi về những bình luận đó của Phó Đô Đốc Thomas, Tướng Nakatani nói Nhật Bản chưa có kế hoạch rõ rệt tại thời điểm này để bắt đầu các cuộc tuần tra ở Biển Đông.
Chúng ta nhớ lại, trong cuộc viếng thăm Washington ngày 14.2.2012, ông Tập Cẩm Bình, lúc đó đang còn là Phó Chủ Tịch, đã nói với Tổng Thống Obama rằng Trung Quốc và Mỹ có “những lợi ích đồng quy” trong khu vực và có “đủ không gian” cho cả hai tại Thái Bình Dương. Nói cách khác, Trung Quốc sẵn sàng chia cái bánh Biển Đông với Mỹ.
Trong cuộc viếng thăm Á Châu vừa qua, chúng ta thấy Tổng Thống Obama chỉ quan tâm đến cái vòng đai bao quanh Biển Hoa Đông và Biển Đông, kéo dài từ Nam Hàn xuống Nhật Bổn, Đài Loan, Phi Luật Tân và có thể vòng qua Mã Lai đến Singapore. Hoa Kỳ không đả động gì đến cái lõm ở giữa đường lưỡi bò của Trung Quốc. Hoa Kỳ cho biết họ không ngã về bên nào trong các vụ tranh chấp, bất luận là ở Biển Đông Trung Hoa hay biển Nam Trung Hoa. Tuy nhiên, nỗ lực của Washington là nhằm tái cân bằng vị thế ở khu vực này qua việc tăng cường các mối quan hệ ngoại giao, kinh tế, chính trị và an ninh.
Giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc còn có quá nhiều lợi ích cần được bảo vệ nên cả hai bên rất khó tách rời nhau trong một thời gian gần. Trong lịch sử, năm 1972 Hoa Kỳ đã bán miền Nam Việt Nam cho Trung Quốc để đổi lấy việc mở rộng thị trường của Mỹ và tách Trung Quốc ra khỏi Liên Sô. Mối lợi đó còn tồn tại nên Hoa Kỳ khó từ bỏ Trung Quốc.
Ngày 23.4.2014, khi ông Obama đến Nhật, ông Tần Cương, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh nói: “Cái gọi là liên minh Mỹ-Nhật thực chất là sự dàn xếp song phương từ thời Chiến Tranh Lạnh và điều này không được làm tổn hại đến toàn vẹn lãnh thổ cũng như những quyền lợi chính đáng của Trung Quốc.” Nhưng Trung Quốc lại nói muốn giải quyết những vụ tranh chấp trong khu vực bằng đường lối hòa bình và tố cáo Nhật Bản cố tình thổi phồng những mối đe dọa để biện minh cho kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự.
Trước khi ông Obama đi Á Châu, từ ngày 21 đến 22.4.2014, ASEAN và Trung Quốc họp lần thứ 20 tại Pattaya, Thái Lan bàn về:
(1) Đẩy nhanh việc hình thành Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở biển Đông (Code of Conduct). Sẽ có thêm một cuộc họp thứ hai trong năm 2014 để xúc tiến việc này.
(2) Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Trung Quốc. Hiện thương mại hai chiều ASEAN Trung Quốc đã đạt trên 400 tỷ USD. Tổng đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN đã đã hơn 100 tỷ USD. Hai bên đặt ra mục tiêu đưa kim ngạch hai chiều lên 500 tỷ USD vào năm 2015.
Xin nhắc lại, ngày 4.11.2002, Trung Quốc và ASEAN đã ký Hiệp Ước Khu Vực Tự Do Mậu Dịch Trung Quốc – ASEAN (ASEAN–China Free Trade Area). Do đó, dù các nước ASEAN có gia nhập TTP hay không, tương quan mậu dịch giữa ASEAN và Trung Quốc vẫn không thay đổi. Hàng năm, các nước Indonesia, Brunei và Malaysia bán được nhiều nguyên liệu cho Trung Quốc nên thặng dư mậu dịch thường nghiêng về họ. Do đó, các nước này không tha thiết với TPP lắm.
Nhìn lại, chuyến đi Á Châu vừa qua của Tổng Thống Obama chưa làm thay đổi gì cán cân ở Biển Đông. Trái lại, Mỹ đã bật đèn xanh cho các nước ASEAN có thể chơi trò đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc để các nước này không gặp khó khăn khi vừa gia nhập khu vực mậu dịch Trung Quốc – ASEAN vừa tham gia chiến lược mở rộng ảnh hưởng của Mỹ ở Á Châu Thái Bình Dương.
Quan điểm của Bộ Ngoại giao Mỹ về vấn đề Biển Đông
Xin giới thiệu tới quí vị bài viết Quan điểm của Bộ Ngoại Giao Mỹ về vấn đề Biển Đông ở tài liệu đính kèm!
Ngày 1.5.2014
Trước việc Trung Quốc liên tiếp xây mới và mở rộng các đảo tại Trường Sa trong thời gian gần đây, Chính phủ Mỹ đã họp báo và công bố quan điểm về vấn đề này…
Trong một cuộc họp báo thường lệ tại Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua, vấn đề Biển Đông đã được nêu ra.
Trả lời câu hỏi là liệu Washington có quan ngại là sự can thiệp của Nhật Bản có thể làm căng thẳng leo thang, nhất là trong bối cảnh Nhật Bản không phải là một trong các bên tranh chấp chủ quyền, người phát ngôn Jen Psaki nói:
“Washington không biết gì về các đề nghị Nhật Bản tuần tra Biển Đông.”
Bà Psaki nói rằng chính phủ Mỹ không hay biết về bất cứ kế hoạch hay đề xuất nào liên quan tới vai trò của Nhật Bản ở Biển Đông.
Về sự cố Bộ Ngoại giao Philippines báo cáo rằng một tàu tuần duyên Trung Quốc đâm húc vào tàu cá của họ, bà Jen Psaki nói bà không có thông tin gì mới và không thể xác nhận các tin đó.
Hãng tin Bloomberg và Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Tướng Nakatani, tuyên bố ngày 3 tháng Hai, rằng “Sự liên đới giữa các quốc gia đang gia tăng và được đào sâu hơn, và tình hình Biển Đông có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia Nhật Bản.”
Phó Đô Đốc Mỹ Robert Thomas, Tư Lệnh Đệ Thất Hạm đội của Hải quân Hoa Kỳ, tuần trước nói rằng Mỹ hoan nghênh việc mở rộng phạm vi các cuộc tuần tra trên không và trên biển ở Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng đưa nhiều tàu vào vùng biển này để củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình.
Đáp lại một câu hỏi về những bình luận đó của Phó Đô Đốc Thomas, Tướng Nakatani nói Nhật Bản chưa có kế hoạch rõ rệt tại thời điểm này để bắt đầu các cuộc tuần tra ở Biển Đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét