THĐP
Trong những cuộc tranh luận về vấn đề đa đảng, độc đảng hiện nay trên các diễn đàn mạng, những người ủng hộ Đảng thường biện luận cho sự tồn tại của những người phản đối chế độ bằng nhiều lý do, như là không có lòng yêu nước, nhận tiền của nước ngoài, bị tha hóa, vân vân và vân vân. Nhưng có một sự thật mà thường những người ủng hộ Đảng không nhìn thấy (hoặc cố tình phớt lờ đi) là hiện nay Đảng Cộng Sản Việt Nam, Chính phủ nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đang tồn tại nhiều vấn đề khiến rất nhiều người dân nước Việt Nam mất niềm tin vào bộ máy lãnh đạo đất nước. Mình chỉ xin nêu về 3 lĩnh vực: chính trị, kinh tế và giáo dụcVề chính trị
Trong vấn đề đối ngoại thì đó là thái độ nhu nhược của Hà Nội trước những hành động khiêu khích của Bắc Kinh. Không kể những vụ việc nhỏ, lặt vặt xảy ra liên tục như ngư thuyền Trung Quốc đánh bắt trong hải vận Việt Nam, khi những sự việc như vụ việc Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, dàn khoan HD-981, những vụ việc mang tính đe dọa chủ quyền đất nước xảy ra thì thái độ của chính phủ, nhà nước chỉ đơn giản là “kêu gọi nhân dân bình tĩnh” và “chờ đợi sự lên án của cộng đồng quốc tế” chứ không có bất kì hành động nào trực tiếp lên án hay tỏ vẻ phản đối với hành động của Trung Quốc. Thái độ ấy quá nhu nhược nếu so sánh thái độ, hành động của nhà nước, chính phủ của các quốc gia cũng có tranh chấp về ranh giới biển với Trung Quốc như Nhật Bản, Philipines. Còn trong nước, vẫn luôn là những vấn đề về tính liêm chính. Quan liêu, tham nhũng khi bị phát giác thì mới biết là tồn tại gần chục năm.Về kinh tế
Điều mà khiến người dân buồn bực nhất là việc vật giá leo thang đặc biệt là giá điện và giá xăng dầu.Giá xăng dầu, giá điện tại sao tăng liên tục trong khi xăng dầu, điện, nước là những ngành mà xí nghiệp nhà nước nắm độc quyền, vậy thì lý do gì mà họ lỗ? Trong nền kinh tế, khi bản thân nắm giữ độc quyền, nghĩa là họ nắm quyền chủ động khi kinh doanh và không chịu bất kỳ sự cạnh tranh nào. Nếu trong điều kiện đó còn thua lỗ thì khả năng điều hành, quản lý của bộ máy lãnh đạo sẽ bị đặt dấu chấm hỏi. Chưa kể đến việc khi doanh nghiệp xăng dầu, EVN thua lỗ thì cái phần lỗ ấy lại đặt lên đầu nhân dân thông qua phương thức là tăng giá. Xăng tăng điện tăng thì mọi mặt hàng trong nên kinh tế sẽ tăng theo (vì xăng dầu và điện là 2 nguyên liệu cơ bản trong sản xuất hiện đại), và cứ thế dẫn đến một hệ quả mà mọi nền kinh tế đều sợ hãi – lạm phát.Và ai là người gánh hậu quả lớn nhất của lạm phát, có lẽ câu này không cần trả lờiVề giáo dục, nền giáo dục nước ta đã quá lạc hậu
Những bộ sách giáo khoa cấp 1 cấp 2 cấp 3 được làm theo khuôn mẫu từ hơn 20 năm trước, giáo trình đại học thì tất cả các trường đều sử dụng 1 giáo án tồn tại hơn chục năm. Trong khi thế giới luôn đổi mới, dẫn tới xuất hiện tình trạng sinh viên ra trường không áp dụng được bất kỳ thứ gì được dạy. Từ vấn đề này dẫn tới hậu quả là tình trạng tiến sĩ giấy và chảy máu chất xám. Tình trạng này tệ hại tới mức mà hiện nay nhiều trường phải xin “Tự chủ tài chính” để được đổi chương trình giảng dạy.Những vấn đề trên chỉ là những vấn đề tiêu biểu và được nhận thấy rõ nhất trong xã hội tại thời điểm bây giờ. Một đất nước mà chính phủ để tồn tại những vấn đề như thế thì không thể nào được lòng dân được Đừng biện luận rằng mọi nhà nước đều có lỗi lầm và vấn đề, không thể tự thôi miên bản thân rằng lỗi lầm là chấp nhận được rồi thờ ơ không giải quyết. Và mình xin xài từ “đắng lòng” rằng chính phủ, nhà nước ta chưa có bất kỳ thái độ nào tỏ ra quyết tâm giải quyết những vấn đề trên (không tính nhưng câu khẩu hiệu suông). Do vậy nên mới sản sinh ra những thành phần bất bình và mất niềm tin vào chính phủ, nhà nước cũng như ĐCS.
Điều mình muốn nói qua bài viết này là nếu nhà nước thật sự làm tốt việc của mình thì không có ai phản đối chính quyền làm gì cả. Đồng thời mình cũng mong các bạn đừng chỉ gắn những mối nguy hiểm, nguy cơ với những thế lực bên ngoài mà còn phải xem xét từ chính nhà nước, chính phủ, Đảng nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét