(LĐO) Linh Trần
Ảnh minh họa, nguồn: Internet
Đó là thiếu tá Nguyễn Hữu Phúc – trưởng công an
P.Trường Thạnh, Q. 9, TP.Hồ Chí Minh. Vì lạm quyền, đánh dân nên đã bị
điều động về công an quận, chờ cấp trên xử lý hành vi bắt giữ người trái
pháp luật.
Câu chuyện đền bù giữa người dân với doanh
nghiệp – vẫn đang ở giai đoạn thỏa thuận chưa xong – hà cớ gì vị thiếu
tá này nhảy vào can thiệp.Tại sao vị thiếu tá lại có mặt khi doanh
nghiệp san ủi đất mà chưa thỏa thuận xong việc đền bù? Cái sai thuộc về
doanh nghiệp đã rõ. Phải chăng, sự xuất hiện của vị thiếu tá là “lá
chắn” cho doanh nghiệp thực hiện hành vi sai trái và để “ra oai” trước
người dân – nếu có hành vi cản trở doanh nghiệp?
Người dân bức xúc đã dùng vật dùng gõ vào kính cửa xe, ra hiệu tài xế dừng lại. Cửa xe bị vỡ, cái cớ để vị thiếu tá triệu người dân về trụ sở công an phường. Người dân không chịu ký vào biên bản đầy “lạm quyền”, bị buộc tội là đã ‘phá hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng”, liền bị còng tay, treo vào cửa sổ và vị thiếu tá “ra đòn” túi bụi.Ô hay. Cái kính cửa xe bị vỡ đã được đem đi giám định “tỷ lệ thiệt hại” chưa mà vị thiếu tá công an đã buộc tội người dân là “phá hoại tài sản”. Người dân giữ đất của mình thì bị buộc tội “gây rối trật tự công cộng”. Một cái tội có thế “dính” án tù như chơi. Hành vi tùy tiện bắt giữ người của vị thiếu tá là quá rõ, bằng chứng còng tay, đánh người có hẳn hoi, nên người dân sẽ không phải trả lời “đánh dân ư, bằng chứng đâu?”.
Chuyện trưởng công an phường đánh dân xảy ra vào đúng thời điểm mà Ủy ban Tư pháp của Quốc hội họp thẩm tra dự thảo Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và dự thảo Luật tạm giữ, tạm giam.
Nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại về một số quy định giao quyền cho công an cấp xã, phường thực hiện một số hoạt động điều tra trong dự thảo Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự. Lo ngại là có cơ sở, vì trình độ chuyên môn của công an cấp cơ sở “gần dân” nhất này trong thực tế đã bộc lộ nhiều vấn đề, tình trạng lạm quyền xảy ra khá phổ biến.
Trưởng CA xã Tế Nông ( Nông Cống, Thanh Hóa), bị tố cầm điếu cày đánh dân phải nhập viện. Trưởng CA xã Kim Nỗ (Đông Anh, Hà Nội ) bị tố có tham gia đánh chết người. Trường CA xã Kim Chung ( Đông Anh, Hà Nội) bị tố bắn đạn cao su vào người dân. Trưởng CA xã Đray Sáp (Krong Ana, Đắc Lắc) bị tố dùng súng đánh người dân bị chấn thương so não…Trung tá Nguyễn Văn Ninh (P.Thịnh Liệt, Q.Hoàng Mai, Hà Nội ) phải lĩnh án 4 năm tù vì tội đánh chết người vô cớ.
Không ai phủ nhận vai trò của công an xã, phường trong việc giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở, nhưng thực tế, có quá nhiều vụ “lạm quyền” ở công an cấp này, khiến dư luận bức xúc, đòi hỏi cơ quan chủ quản phải lựa chọn con người ở vị trí này.
Khi được trao quyền và chức mà người đó không ý thức được quyền và chức của mình đến đâu, thì việc lạm quyền là điều tất yếu xảy ra. Lạm quyền trong thi hành công vụ ờ công an cấp xã, phường là điều nhức nhối, là câu hỏi vẫn chưa có lời giải, khiến không chỉ người dân mà ngay cả thành viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng đầy lo âu khi “trình độ chuyên môn thì chưa được đào tạo sâu, mà quyền hạn trao cho lại quá lớn so với năng lực của người được trao quyền, trao chức”.
Người dân bức xúc đã dùng vật dùng gõ vào kính cửa xe, ra hiệu tài xế dừng lại. Cửa xe bị vỡ, cái cớ để vị thiếu tá triệu người dân về trụ sở công an phường. Người dân không chịu ký vào biên bản đầy “lạm quyền”, bị buộc tội là đã ‘phá hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng”, liền bị còng tay, treo vào cửa sổ và vị thiếu tá “ra đòn” túi bụi.Ô hay. Cái kính cửa xe bị vỡ đã được đem đi giám định “tỷ lệ thiệt hại” chưa mà vị thiếu tá công an đã buộc tội người dân là “phá hoại tài sản”. Người dân giữ đất của mình thì bị buộc tội “gây rối trật tự công cộng”. Một cái tội có thế “dính” án tù như chơi. Hành vi tùy tiện bắt giữ người của vị thiếu tá là quá rõ, bằng chứng còng tay, đánh người có hẳn hoi, nên người dân sẽ không phải trả lời “đánh dân ư, bằng chứng đâu?”.
Chuyện trưởng công an phường đánh dân xảy ra vào đúng thời điểm mà Ủy ban Tư pháp của Quốc hội họp thẩm tra dự thảo Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và dự thảo Luật tạm giữ, tạm giam.
Nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại về một số quy định giao quyền cho công an cấp xã, phường thực hiện một số hoạt động điều tra trong dự thảo Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự. Lo ngại là có cơ sở, vì trình độ chuyên môn của công an cấp cơ sở “gần dân” nhất này trong thực tế đã bộc lộ nhiều vấn đề, tình trạng lạm quyền xảy ra khá phổ biến.
Trưởng CA xã Tế Nông ( Nông Cống, Thanh Hóa), bị tố cầm điếu cày đánh dân phải nhập viện. Trưởng CA xã Kim Nỗ (Đông Anh, Hà Nội ) bị tố có tham gia đánh chết người. Trường CA xã Kim Chung ( Đông Anh, Hà Nội) bị tố bắn đạn cao su vào người dân. Trưởng CA xã Đray Sáp (Krong Ana, Đắc Lắc) bị tố dùng súng đánh người dân bị chấn thương so não…Trung tá Nguyễn Văn Ninh (P.Thịnh Liệt, Q.Hoàng Mai, Hà Nội ) phải lĩnh án 4 năm tù vì tội đánh chết người vô cớ.
Không ai phủ nhận vai trò của công an xã, phường trong việc giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở, nhưng thực tế, có quá nhiều vụ “lạm quyền” ở công an cấp này, khiến dư luận bức xúc, đòi hỏi cơ quan chủ quản phải lựa chọn con người ở vị trí này.
Khi được trao quyền và chức mà người đó không ý thức được quyền và chức của mình đến đâu, thì việc lạm quyền là điều tất yếu xảy ra. Lạm quyền trong thi hành công vụ ờ công an cấp xã, phường là điều nhức nhối, là câu hỏi vẫn chưa có lời giải, khiến không chỉ người dân mà ngay cả thành viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng đầy lo âu khi “trình độ chuyên môn thì chưa được đào tạo sâu, mà quyền hạn trao cho lại quá lớn so với năng lực của người được trao quyền, trao chức”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét