Nghịch lý nhân sự (II)
Nguyễn thị Từ Huy – RFA
Một trong những câu hỏi ám ảnh tôi là : Tại sao Liên Xô và các nước
trong hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũ có thể từ bỏ cái hệ thống
phản nhân đạo này, từ bỏ chế độ cộng sản chủ nghĩa, để hòa nhập vào dòng
chảy chung của nhân loại, trong khi đó ở Việt Nam, xiềng xích của chủ
nghĩa cộng sản chưa biết bao giờ mới được tháo bỏ ?
Xung quanh câu hỏi lớn này, có nhiều câu hỏi nhỏ hơn, ở cấp độ thấp hơn. Ở đây tôi chỉ đưa ra một trong số đó : Tại sao trong bộ máy lãnh đạo cấp cao của một số nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây lại có thể xuất hiện những người có khả năng đưa ra những quyết định làm thay đổi thể chế một cách ôn hòa, tránh đổ máu cho dân tộc, và giúp đất nước phát triển trong hòa bình, chẳng hạn như Gorbachov ở Nga ?
Dĩ nhiên, sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau, nghĩa là có nhiều lý do khác nhau. Dưới đây tôi đưa ra một lý do, mà tôi tìm thấy trong cuốn sách đã từng giới thiệu với độc giả, cuốn « Giai cấp mới » của Djilas.
Djilas giải thích nguồn gốc đặc quyền đặc lợi của giai cấp lãnh đạo và các thành phần của đảng cộng sản như sau :
« Giữa cao trào công nghiệp hoá, sau khi đã mở tung cánh cửa của đủ mọi thứ đặc quyền đặc lợi, Stalin bắt đầu đưa ra các mức lương chênh lệch nhau một trời một vực. Ông ta hiểu rằng không thể thực hiện được tiến trình công nghiệp hoá nếu như giai cấp mới không nhận được quyền lợi về mặt vật chất, nếu không cho nó quyền sở hữu tài sản. Nếu không có công nghiệp hoá thì giai cấp mới cũng khó mà sống còn được: không có nguồn sống và cũng chẳng thể tìm được sự biện hộ về mặt lịch sử. »
Chính đoạn văn này giúp tôi hiểu vì sao nước Nga vẫn chọn được những lãnh đạo có ý thức tự tôn dân tộc và có ý thức về danh dự quốc gia. Và ý thức về danh dự quốc gia và tự tôn dân tộc chính là động cơ thúc đẩy những người lãnh đạo hành động vì lợi ích của đất nước.
Bởi vì, như Djilas cho ta thấy, dù sao đảng cộng sản Nga cũng tạo đặc quyền đặc lợi bằng chênh lệch lương, Tức là người hưởng đặc quyền đặc lợi dù sao vẫn còn có ý thức tự trọng và danh dự, họ cảm thấy danh dự của họ được tôn trọng bằng mức lương mà họ nhận được. Dù sao, trong trường hợp này, bất công không phải là nguồn gốc của sự đánh mất ý thức về lòng tự trọng.
Trong trường hợp Việt Nam, sự dối trá bị đẩy tới cực điểm khi mà đặc quyền đặc lợi của giai cấp mới không dựa trên mức lương. Nếu xét mức lương được quy định trên giấy tờ, thì ta sẽ không thấy có bất công. Ta sẽ có cảm giác là cả xã hội công bằng như nhau, lương thấp như nhau, từ người lãnh đạo cấp cao nhất, đến lãnh đạo bậc trung đến người nhân viên quèn.
Tuy nhiên, chênh lệch trong mức thu nhập thực tế thì không thể nào đo được. Và cũng chẳng ai biết mức thu nhập thực tế của quan chức là bao nhiêu. Và thu nhập « thực tế » này có được là do tham nhũng, là do ăn cướp của công, cắt xén tài sản quốc gia, là do ăn hối lộ lẫn nhau và ăn hối lộ của nhân dân. Sở dĩ có thể tham nhũng và ăn hối lộ là do những sơ hở của cơ chế được những người quản lý cố tình tạo ra và cố tình duy trì. Lãnh đạo Việt Nam mỗi khi có chuyện gì bị phát hiện liền đổ lỗi cho sự yếu kém về quản lý. Nhưng họ biết rõ đó là sự yếu kém cố tình, họ chủ động tạo ra sự yếu kém đó, chứ nếu muốn họ hoàn toàn có thể quản lý rất giỏi. Nhưng nếu không « yếu kém » thì họ không tham nhũng được. Vì thế họ cố tình trở nên « yếu kém » và khuyến khích sự «yếu kém » của toàn bộ hệ thống. Chính điều này khiến cho con người trong xã hội Việt Nam hiện nay tha hóa một cách cùng cực, tha hóa không có điểm dừng. Cả xã hội không còn giữ được nền tảng đạo đức, giả dối trở thành bản chất không những của chế độ, mà còn đang dần dần trở thành tính cách của cả dân tộc.
Và chính ở đây ta tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi : tại sao trong hàng ngũ lãnh đạo của nước Nga độc tài cộng sản có thể xuất hiện những người dám từ bỏ hệ thống vì lợi ích của dân tộc như Gorbachov, và những người như thế không thể tìm thấy trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam hiện nay ?
Bởi vì cơ chế trả lương cao như một đặc quyền đặc lợi dù sao vẫn đảm bảo được một số điều : cho phép tuyển chọn được những người có năng lực thực sự, và cho phép họ giữ ý thức về lòng tự trọng. Còn cơ chế lương thấp và tạo đặc quyền đặc lợi bằng các lỗ hổng quản lý cố ý và khuyến khích tham nhũng sẽ khiến cho những người được tuyển chọn vào vị trí lãnh đạo là những người chấp nhận tha hóa, trên thực tế đã bị tha hóa và không còn ý thức về nhân phẩm và tự trọng. Càng giữ vị trí càng cao thì mức độ tha hóa càng lớn, lòng tự trọng càng bị triệt tiêu. Đối với những người không còn tự trọng cá nhân thì tự tôn dân tộc, danh dự quốc gia cũng không là gì hết đối với họ.
Hậu quả như thế nào, người Việt Nam đã chứng kiến đủ : trong khi người Việt được chỉ đạo lên sân khấu ca hát nhảy múa về chủ đề biển đảo, thì lãnh đạoTrung Quốc cho mang vật liệu ra xây dựng thành phố trên đảo ; trong khi dàn khoan Trung Quốc đâm thẳng vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam thì tướng lĩnh Việt Nam tươi cười gọi Trung Quốc là bạn…
Và chúng ta cũng hiểu tại sao Liên Xô, dù gặp khó khăn do chính mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa vẫn có thể tiến hành công nghiệp hóa, còn Việt Nam, sau gần nửa thế kỷ công nghiệp hóa, sau hơn ba mươi năm đổi mới và cải cách kinh tế, sản phẩm mơ ước vẫn chỉ là cái đinh ốc. Những người cộng sản Việt Nam hiện nay, nhất là nhừng người đứng ở hàng ngũ lãnh đạo các cấp, hầu như không có biểu hiện cho thấy rằng họ nghĩ đến lợi ích dân tộc và lợi ích quốc gia. Họ không thiếu tiền, họ chỉ thiếu ý thức về danh dự quốc gia và thiếu lòng tự tôn dân tộc. Bởi nếu họ có nghĩ chút ít đến thể diện quốc gia thì họ đã sản xuất được cái đinh ốc từ lâu. Nhưng các tập đoàn khổng lồ của nhà nước thì cho bốc hơi (đúng ra thì cho vào túi cá nhân của những người điều hành tập đoàn, và cho vào túi của những người đứng đằng sau bộ máy điều hành tập đoàn) hết trăm nghìn tỉ này đến trăm nghìn tỉ khác, không có tỉ nào đầu tư vào đinh ốc.
Trong đại hội sắp tới của đảng cộng sản Việt Nam, có ai nghĩ đến cái nghịch lý nhân sự này không ?
Paris, 30/3/2015
Nguyễn Thị Từ Huy
Nghịch lý nhân sự (I)
Nghịch lý nhân sự (II)
Xung quanh câu hỏi lớn này, có nhiều câu hỏi nhỏ hơn, ở cấp độ thấp hơn. Ở đây tôi chỉ đưa ra một trong số đó : Tại sao trong bộ máy lãnh đạo cấp cao của một số nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây lại có thể xuất hiện những người có khả năng đưa ra những quyết định làm thay đổi thể chế một cách ôn hòa, tránh đổ máu cho dân tộc, và giúp đất nước phát triển trong hòa bình, chẳng hạn như Gorbachov ở Nga ?
Dĩ nhiên, sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau, nghĩa là có nhiều lý do khác nhau. Dưới đây tôi đưa ra một lý do, mà tôi tìm thấy trong cuốn sách đã từng giới thiệu với độc giả, cuốn « Giai cấp mới » của Djilas.
Djilas giải thích nguồn gốc đặc quyền đặc lợi của giai cấp lãnh đạo và các thành phần của đảng cộng sản như sau :
« Giữa cao trào công nghiệp hoá, sau khi đã mở tung cánh cửa của đủ mọi thứ đặc quyền đặc lợi, Stalin bắt đầu đưa ra các mức lương chênh lệch nhau một trời một vực. Ông ta hiểu rằng không thể thực hiện được tiến trình công nghiệp hoá nếu như giai cấp mới không nhận được quyền lợi về mặt vật chất, nếu không cho nó quyền sở hữu tài sản. Nếu không có công nghiệp hoá thì giai cấp mới cũng khó mà sống còn được: không có nguồn sống và cũng chẳng thể tìm được sự biện hộ về mặt lịch sử. »
Chính đoạn văn này giúp tôi hiểu vì sao nước Nga vẫn chọn được những lãnh đạo có ý thức tự tôn dân tộc và có ý thức về danh dự quốc gia. Và ý thức về danh dự quốc gia và tự tôn dân tộc chính là động cơ thúc đẩy những người lãnh đạo hành động vì lợi ích của đất nước.
Bởi vì, như Djilas cho ta thấy, dù sao đảng cộng sản Nga cũng tạo đặc quyền đặc lợi bằng chênh lệch lương, Tức là người hưởng đặc quyền đặc lợi dù sao vẫn còn có ý thức tự trọng và danh dự, họ cảm thấy danh dự của họ được tôn trọng bằng mức lương mà họ nhận được. Dù sao, trong trường hợp này, bất công không phải là nguồn gốc của sự đánh mất ý thức về lòng tự trọng.
Trong trường hợp Việt Nam, sự dối trá bị đẩy tới cực điểm khi mà đặc quyền đặc lợi của giai cấp mới không dựa trên mức lương. Nếu xét mức lương được quy định trên giấy tờ, thì ta sẽ không thấy có bất công. Ta sẽ có cảm giác là cả xã hội công bằng như nhau, lương thấp như nhau, từ người lãnh đạo cấp cao nhất, đến lãnh đạo bậc trung đến người nhân viên quèn.
Tuy nhiên, chênh lệch trong mức thu nhập thực tế thì không thể nào đo được. Và cũng chẳng ai biết mức thu nhập thực tế của quan chức là bao nhiêu. Và thu nhập « thực tế » này có được là do tham nhũng, là do ăn cướp của công, cắt xén tài sản quốc gia, là do ăn hối lộ lẫn nhau và ăn hối lộ của nhân dân. Sở dĩ có thể tham nhũng và ăn hối lộ là do những sơ hở của cơ chế được những người quản lý cố tình tạo ra và cố tình duy trì. Lãnh đạo Việt Nam mỗi khi có chuyện gì bị phát hiện liền đổ lỗi cho sự yếu kém về quản lý. Nhưng họ biết rõ đó là sự yếu kém cố tình, họ chủ động tạo ra sự yếu kém đó, chứ nếu muốn họ hoàn toàn có thể quản lý rất giỏi. Nhưng nếu không « yếu kém » thì họ không tham nhũng được. Vì thế họ cố tình trở nên « yếu kém » và khuyến khích sự «yếu kém » của toàn bộ hệ thống. Chính điều này khiến cho con người trong xã hội Việt Nam hiện nay tha hóa một cách cùng cực, tha hóa không có điểm dừng. Cả xã hội không còn giữ được nền tảng đạo đức, giả dối trở thành bản chất không những của chế độ, mà còn đang dần dần trở thành tính cách của cả dân tộc.
Và chính ở đây ta tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi : tại sao trong hàng ngũ lãnh đạo của nước Nga độc tài cộng sản có thể xuất hiện những người dám từ bỏ hệ thống vì lợi ích của dân tộc như Gorbachov, và những người như thế không thể tìm thấy trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam hiện nay ?
Bởi vì cơ chế trả lương cao như một đặc quyền đặc lợi dù sao vẫn đảm bảo được một số điều : cho phép tuyển chọn được những người có năng lực thực sự, và cho phép họ giữ ý thức về lòng tự trọng. Còn cơ chế lương thấp và tạo đặc quyền đặc lợi bằng các lỗ hổng quản lý cố ý và khuyến khích tham nhũng sẽ khiến cho những người được tuyển chọn vào vị trí lãnh đạo là những người chấp nhận tha hóa, trên thực tế đã bị tha hóa và không còn ý thức về nhân phẩm và tự trọng. Càng giữ vị trí càng cao thì mức độ tha hóa càng lớn, lòng tự trọng càng bị triệt tiêu. Đối với những người không còn tự trọng cá nhân thì tự tôn dân tộc, danh dự quốc gia cũng không là gì hết đối với họ.
Hậu quả như thế nào, người Việt Nam đã chứng kiến đủ : trong khi người Việt được chỉ đạo lên sân khấu ca hát nhảy múa về chủ đề biển đảo, thì lãnh đạoTrung Quốc cho mang vật liệu ra xây dựng thành phố trên đảo ; trong khi dàn khoan Trung Quốc đâm thẳng vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam thì tướng lĩnh Việt Nam tươi cười gọi Trung Quốc là bạn…
Và chúng ta cũng hiểu tại sao Liên Xô, dù gặp khó khăn do chính mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa vẫn có thể tiến hành công nghiệp hóa, còn Việt Nam, sau gần nửa thế kỷ công nghiệp hóa, sau hơn ba mươi năm đổi mới và cải cách kinh tế, sản phẩm mơ ước vẫn chỉ là cái đinh ốc. Những người cộng sản Việt Nam hiện nay, nhất là nhừng người đứng ở hàng ngũ lãnh đạo các cấp, hầu như không có biểu hiện cho thấy rằng họ nghĩ đến lợi ích dân tộc và lợi ích quốc gia. Họ không thiếu tiền, họ chỉ thiếu ý thức về danh dự quốc gia và thiếu lòng tự tôn dân tộc. Bởi nếu họ có nghĩ chút ít đến thể diện quốc gia thì họ đã sản xuất được cái đinh ốc từ lâu. Nhưng các tập đoàn khổng lồ của nhà nước thì cho bốc hơi (đúng ra thì cho vào túi cá nhân của những người điều hành tập đoàn, và cho vào túi của những người đứng đằng sau bộ máy điều hành tập đoàn) hết trăm nghìn tỉ này đến trăm nghìn tỉ khác, không có tỉ nào đầu tư vào đinh ốc.
Trong đại hội sắp tới của đảng cộng sản Việt Nam, có ai nghĩ đến cái nghịch lý nhân sự này không ?
Paris, 30/3/2015
Nguyễn Thị Từ Huy
Nghịch lý nhân sự (I)
Nghịch lý nhân sự (II)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét