Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Việt Nam ‘sập bẫy’ Trung Quốc trong vụ bauxite Tây Nguyên?


Giới trí thức ở Việt Nam từng lập một trang web mang tên bauxite Việt Nam để nêu lên những mối nguy hại của dự án này.
Giới trí thức ở Việt Nam từng lập một trang web mang tên bauxite Việt Nam để nêu lên những mối nguy hại của dự án này.

VOA Tiếng Việt

Một loạt các tờ báo ở trong nước dẫn lời các chuyên gia cho rằng Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản VN (TKV) đã “sập bẫy” giá rẻ của phía Trung Quốc trong dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.


Theo tường thuật của tờ Tuổi Trẻ, Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, nguyên giám đốc Ban quản lý dự án than đồng bằng sông Hồng, nói tại một cuộc hội thảo rằng TKV bị “sập bẫy” vì đã “bỏ qua việc thuê tư vấn làm hồ sơ mời thầu, thiết kế kỹ thuật, đánh giá hồ sơ.”
Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam chưa lên tiếng bình luận về nhận định đăng tải trên báo chí Việt Nam.
Từ Bộ Công thương cho tới TKV (Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam) tìm mọi cách từ năm 2009 cho tới nay nói cho được rằng cái việc đó chỉ lỗ trong mấy năm thôi và đến những năm 2020 chẳng hạn thì sẽ lãi, còn sau đó thì bắt đầu sẽ lãi và càng ngày càng lãi to. Thì đấy chỉ là những thứ ảo tưởng. Bây giờ người ta biết được sự thật đấy thì người ta phải nói.
Giới trí thức ở Việt Nam từng lập một trang web mang tên Bauxite Việt Nam để nêu lên những mối nguy hại của dự án này.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người đồng chủ trì trang mạng đó, nói với VOA tiếng Việt về những thông tin trên báo chí Việt Nam:
“Có thể có những nhóm này và nhóm khác được bật đèn xanh để nói thì có những tờ báo người ta lên tiếng. Đây cũng là một cơ hội để cho toàn dân nhìn thấy rõ hơn cái thực chất ngành khai thác bauxite làm ăn dấm dúi, và không có thực chất, nhưng mà vẫn khoe mẽ ra bề ngoài rằng đó là việc tốt. Việc này, chúng tôi biết từ lâu nhưng mà chúng tôi vẫn lặng lẽ. Cho tới bây giờ, được nói rõ lên thì tôi nghĩ đó là điều rất là hay. Các nhà khoa học từ trước tới giờ tôi vẫn thấy người ta nói theo một chỗ đứng mà chỗ đứng ấy là chỗ mà trang bauxite chủ trương và nhìn thấy sự thật. Cho nên chúng tôi không bao giờ lùi bước trước việc này”.
Khác với những tiếng nói chỉ trích lẻ tẻ thời điểm dự án bắt đầu được tiến hành những năm đầu 2000, nay truyền thông trong nước đã nhiều lần lên tiếng về sự thua lỗ của dự án liên doanh với Trung Quốc.
Theo nhận định của các chuyên gia, nhà máy tại Tân Rai có thể lỗ khoảng 460 tỷ đồng trong 3 năm đầu, trong khi con số ở Nhân Cơ là 3.000 tỷ cho 6 năm.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi nhận định thêm với VOA Việt Ngữ về những chuyển biến trong dư luận xã hội về dự án bauxite trong những năm gần đây:
Đây cũng là cơ hội để cho toàn dân nhìn thấy rõ hơn cái thực chất ngành khai thác bauxite làm ăn dấm dúi, và không có thực chất, nhưng mà vẫn khoe mẽ ra bề ngoài rằng đó là việc tốt. Việc này, chúng tôi biết từ lâu nhưng chúng tôi vẫn lặng lẽ. Cho tới bây giờ, được nói rõ lên thì tôi nghĩ đó là điều rất hay.
“Từ năm 2009 cho tới bây giờ, không khí xã hội Việt Nam có khác đi rồi. Sự khơi động một phong trào dân sự đã khiến cho người ta mạnh dạn hơn trong việc nhìn vào thực tế. Không phải ở trên nói gì thì người ta cũng tin cả. Mà đặc biệt những vấn đề liên quan tới kinh tế và cái chuyện kinh tế này lại liên quan tới mối quan hệ giữa mình và Trung Quốc thì người ta rất nhạy bén. Cho nên chuyện bauxite ở Tân Rai ở Tây Nguyên là một vấn đề vẫn nằm trong trái tim của người ta, người ta thấp thỏm. Đến bây giờ thì chuyện lỗ không thể giấu đi đâu được nữa. Từ Bộ Công thương cho tới TKV (Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam) tìm mọi cách từ năm 2009 cho tới nay nói cho được rằng cái việc đó chỉ lỗ trong mấy năm thôi và đến những năm 2020 chẳng hạn thì sẽ lãi, còn sau đó thì bắt đầu sẽ lãi và càng ngày càng lãi to. Thì đấy chỉ là những thứ ảo tưởng. Bây giờ người ta biết được sự thật đấy thì người ta phải nói”.
Truyền thông trong nước đưa tin, ước tính tổng số lỗ của dự án bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) Nhân Cơ (Đăk Nông) trong năm 2015 sẽ vào khoảng 37,4 triệu USD.
Các học giả thuộc trang bauxite Việt Nam từng nhiều lần gửi thư lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước “khẩn thiết yêu cầu” dừng ngay các dự án bauxite.
Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam khẳng định cam kết làm các dự án được gọi là “chủ trương lớn”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét