Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Khai thác bô xít ở Tây Nguyên là chủ trương của Đảng

Dư luận trong và ngoài nước suốt thời gian gần đây chú ý đặc biệt đến dự án khai thác bô- xít ở khu vực Tây Nguyên do Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam( TKV) chủ trì. Dak Nông là địa bàn có đến bốn dự án trong tổng thể kế họach khai thác quặng này.
Xây dựng nhà máy tuyển quặng bô - xít 
Theo ý kiến của giới khoa học thì việc khai thác bô xít đó sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường thiên nhiên, không gian văn hoá của vùng.

Cơ quan chức năng tỉnh Dak Nong chỉ là cấp thừa hành

Vậy người dân tại địa phương đang chứng kiến công việc triển khai đến đâu và họ có suy nghĩ gì trước những cảnh báo đó


Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu với báo giới rằng dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước Việt Nam.
Vào đầu tháng hai này, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu với báo giới rằng dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước Việt Nam.
Cơ quan chức năng địa phương tại tỉnh Dak Nong là Sở Tài Nguyên- Môi trường cho biết chủ trương đã có nên họ có bổn phận thi hành. Ông Trương Văn Hiển, giám đốc Sở Tài Nguyên- Môi trường nói về điều này:  “Cái đó là chủ trương cấp cao, chúng tôi chỉ là cấp thừa hành thôi. Quan điểm là đã có qui họach của chính phủ nên chúng tôi làm theo tiến độ.”
Tuy nhiên theo ông Trương Văn Hiển thì chỉ mới bắt đầu triển khai san lấp mặt bằng để xây dựng nhà máy mà thôi. Ông cũng nói là không phải có ý kiến chống đối mà còn có cả sự đồng
Cái đó là chủ trương cấp cao, chúng tôi chỉ là cấp thừa hành thôi. Quan điểm là đã có qui họach của chính phủ nên chúng tôi làm theo tiến độ.”
Ô.Trương Văn Hiển
thuận:  “Có nhiều nhà khoa học bảo nên làm chứ không phải tất cả đều nói không, nên có nhiều luồng ý kiến một mặt phải nghe, một mặt tổ chức hội thảo để tìm biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.”

Một quyết định ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân

Một quyết định lớn có ảnh hưởng đến cuộc sống người dân như dự án triển khai bô xít đã được các đại diện của họ là đại biểu quốc hội cùng góp ý hay chưa? Một viên chức tại Ban thư ký Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Dak Nông không trả lời rõ câu hỏi đó mà chỉ thừa nhận là dự án bắt đầu: “Đang trong chương trình dự án, đang chuẩn bị đền bù giải phóng mặt bằng.”
Một số người dân hiện sinh sống tại xã Nhân Cơ, huyện Dak Rlắp, nơi triển khai đầu tiên tại tỉnh Dak Nong kế họach khai thác bô xít, cũng cho biết về họat động thu hồi, đền bù đất đai cho công việc giải phóng mặt bằng
Một quyết định lớn có ảnh hưởng đến cuộc sống người dân như dự án triển khai bô xít đã được các đại diện của họ là đại biểu quốc hội cùng góp ý hay chưa? Một viên chức tại Ban thư ký Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Dak Nông không trả lời rõ câu hỏi đó mà chỉ thừa nhận là dự án bắt đầ.
Một phụ nữ tại xã Nhân Cơ nói về điều đó đồng thời cũng cho biết thêm về hiện tượng bồi thường không thỏa đáng khiến nhiều người kiện tụng:  “Đền bù thì Dì cũng có, đợt đầu là hôm tháng 12. Có người không chịu, nhiều người kiên quyết đi kiện, đền ít quá họ kiện ra tới Hà Nội. Mặt bằng cuối cùng làm lộ để chở hàng, đất xây nhà máy thì có rồi, làm bự lắm.”
Đang làm đất bằng phẳng để làm mặt bằng. Đất lấy từ dân làm rẫy trồng cà phê, tiêu, điều… Mua đất lại thì khó. Và thấy có ô nhiễm.”
Một học sinh cấp ba
Báo chí lâu nay đăng nhiều ý kiến của giới chuyên gia nêu lên tác động bất lợi, thậm chí nguy hại cho môi trường và không gian sống của người dân địa phương
Một học sinh cấp ba chứng kiến những thay đổi tại địa phương, nói lên quan sát của bản thân:  “Đang làm đất bằng phẳng để làm mặt bằng. Đất lấy từ dân làm rẫy trồng cà phê, tiêu, điều… Mua đất lại thì khó. Và thấy có ô nhiễm.”

Như đến lập nghiệp lần đầu đó. Giờ mất hết thì làm lại cuộc sống mới: mua đất xây lại nhà cửa; có người bỏ đi đến nơi khác. Nhà nước thu hồi đất và đền bù thôi theo thỏa thuận thôi. Đền bù xong thì tự động lo thôi.
Người dân khác tại xã Nhân Cơ
Một người dân khác tại xã Nhân Cơ đề cập đến khó khăn mà nguời dân bị thu hồi đất để triển khai dự án gặp phải, cũng như tình trạng môi trường bị hủy họai lâu nay:  “Như đến lập nghiệp lần đầu đó. Giờ mất hết thì làm lại cuộc sống mới: mua đất xây lại nhà cửa; có người bỏ đi đến nơi khác. Nhà nước thu hồi đất và đền bù thôi theo thỏa thuận thôi. Đền bù xong thì tự động lo thôi.  Ảnh hưởng môi trường thì thực tế nhà máy chưa xây nên chưa biết ảnh hưởng đến môi trường, cách sống. Cây cối thì thực tế đâu còn bao nhiêu nữa. Khi dân đến định cư thì rừng rú đâu còn nữa.”
Các nhà khoa học kêu gọi khi ‘chạm’ đến Tây Nguyên thì phải hết sức cẩn thận. Tuy nhiên trong thực thế lâu này, Tây Nguyên không những bị chạm mà còn bị động mạnh bởi tình trạng săn bắt thú và phá rừng mà cơ quan chức năng không thể kiểm soát được.
Dân gian Việt Nam có câu ‘rút dây, động rừng’. Nghĩa đen của câu nói này rõ nét trong thực tế lâu nay ở nhiều vùng rừng núi của Việt Nam, chứ không riêng gì tại Tây Nguyên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét