Basam
Nguyễn Anh Pháp01-04-2015
Năm 2015 Đảng Cộng sản Việt Nam đã công bố một chương trình hoạt động mạnh mẽ nhằm chuẩn bị cho sự sắp xếp phân chia quyền lực vào năm sau.
Khi hương vị Tết còn nồng nàn trong các gia đình khá giả, hình ảnh pháo hoa, lễ hội còn chưa hết rực rỡ trong lòng những hộ dân nghèo, thì bỗng thấy trên một số đường phố Hà Nội xuất hiện một số đội chặt cây, không nhiều người chú ý xem họ làm gì nhưng bỗng thấy báo chí, truyền hình ầm ầm lên tiếng, các cuộc trao đổi trên truyền hình các cuộc đàm luận vỉa hè, rồi các vị lãnh đạo cấp cao lên tiếng, lên truyền hình phát lệnh đình chỉ, điều tra, xử lý.
Ai ra lệnh làm việc này, làm để làm gì? Tham ô, lãng phí hay còn có mục đích gì khác. Một số bài bình luận trên truyền hình, trên báo chí đã kịp thời nhận xét “Báo chí đã bám sát tình hình”, đã “ kịp thời phản ánh”.
“Những người lãnh đạo đã biết lắng nghe”. “Đã kiên quyết và kịp thời ngăn chặn tiêu cực”.
Trước sự ồn ào huyên náo bất thường, kẻ thảo dân này cũng có đôi điều suy nghĩ phải chăng ông tổng biên tập của mấy trăm tờ báo Đảng đã bắt đầu cởi trói cho ngôn luận, phải chăng bọn tiêu cực, tham nhũng đã bắt đầu hết đất hoạt động, phải chăng đây là một vụ tiêu cực điển hình. Vậy thì ai, ai đã ra lệnh mở đầu cho hành động tiêu cực này, trong vụ tiêu cực này họ nhằm mục đích gì? Thật là rối rắm, có lẽ chỉ có “những người lãnh đạo của Đảng mới hiểu rõ. Dần dần nghĩ kỹ, tôi đoán có lẽ đây cũng lại là một việc làm “chẳng giống ai” mà các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản thường làm hoặc phát động cho dân chúng cùng làm.
Những vụ việc như thế nhiều lắm, chỉ xin kể ra đây vài việc.
Việc kể tội và giết chết bà Nguyễn Thị Năm: Trong những năm “kháng chiến thánh thần”, (Trong dân gian còn có câu “mười phần chết bảy còn ba”) vào khoảng đầu những năm 1950, Bà Nguyễn Thị Năm là một người phụ nữ nhân hậu tài ba, mới ngoài bốn mươi tuổi, bà đã gây dựng được một thương hiệu và một cơ nghiệp giàu có, không ham danh vọng và không làm chính trị, bà Năm đã dốc toàn bộ tiền của và sức lực giúp đỡ Đảng Cộng sản, nuôi dưỡng nhiều cán bộ cao cấp của Đảng như các vị Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, và cả chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bà còn nuôi dưỡng nhiều đơn vị bộ đội, các con bà đều tham gia bộ đội.
Thế rời bất ngờ, chủ tịch Hồ Chí Minh cho ra bài báo “Địa chủ ác ghê”, buộc bà vào các tội, “không phải con người làm” giết chết bà một cách tức tưởi rồi tiêu táng bà một cách man rợ mà sau này người thân của bà cũng không tìm được, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh biết rõ việc này, biết rõ việc “giết một phụ nữ là không nên” (lời Hồ chủ tịch) nhưng bà vẫn chết.
Việc gửi công hàm cho Trung cộng của thủ tướng Phạm Văn Đồng
Vào năm 1958, đang trong lúc hòa bình không có chiến tranh, cũng không có sự đe dọa cưỡng bức nào, các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam và thủ tướng Phạm Văn Đồng làm ngay một bức công hàm nhân danh nhân dân Việt Nam dâng hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và phần lớn biển Đông cho Trung cộng, không kèm bất cứ điều kiện gì, không qua bất cứ một cuộc thương thảo, bàn bạc nào. Hệ lụy của nó đã, đang và sẽ còn lâu dài, không một người có lương tâm nào không biết. Không một người yêu nước nào không đau đớn.
Trở lại việc trồng cây và chặt cây, cũng như là nuôi con và diệt con.
Từ lâu, dưới thời ông Nông Đức Mạnh, câu cửa miệng của ông Tổng bí thư Đảng luôn là nuôi con gì, trồng cây gì. Xa hơn nữa, Đảng ta đã từng có những chủ trương và đã từng phát động toàn dân cùng làm như là trồng khoai ụ (để rồi chỉ thu được “rễ và lá”, nuôi lợn bằng phân trâu, nuôi ốc bươu vàng, nuôi đỉa, trồng cây rau lấp. Nhiều địa phương đã từng chặt cây trồng vải, chặt điều trồng cà phê, chặt cà phê trồng ca cao v.v…
Nhìn ra bên ngoài, hẳn chưa mấy ai quên được những việc làm như “diệt chim sẻ” “cấy lúa thật dày” của người bạn vàng gắn bó mấy chục năm nay.
Thưa bác Thanh Giang, thưa quý vị, thưa các bạn, vì thấy chuyện “ trồng cây”, “ nuôi con” quá ồn ào sôi nổi, kẻ thảo dân cũng góp thêm đôi điều suy nghĩ mong được mọi người tham khảo thêm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét