Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Người Bảo Vệ Dân Quyền Năm 2015 – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh



Civil Rights Defenders * Dân Làm Báo dịch – Điều gì thúc đẩy bạn tiếp tục blog bất chấp những đe dọa, bị bắt giữ, hộ chiếu bị tước đoạt?


Có rất nhiều lý do nhưng chính yếu thì là một động lực rất cá nhân: tương lai của các con tôi. Tôi không muốn con tôi phải đấu tranh và làm những gì tôi đang làm bây giờ. Hoặc tệ hơn, tôi không muốn chúng nhắm mắt lại, trốn chạy khỏi hiện thực của chế độ nô lệ hiện đại và mù quáng hoặc tự lừa mình nghĩ rằng chúng đang sống một “cuộc sống bình thường”.

*
Nghề nghiệp: Viết blog, điều hợp viên Mạng Lưới Bloggers Việt Nam
Bút hiệu: Mẹ Nấm
Quê quán: Thành phố Nha Trang, Việt Nam
Giải thưởng: Nhận giải Hellman / Hammett Award 2010 của Human Rights Watch.
Gia cảnh: con gái 8 tuổi và con trai 2 tuổi
Nổi tiếng với việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để lên tiếng về những bất công xã hội và vi phạm nhân quyền, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã viết blog dưới bút hiệu Mẹ Nấm từ năm 2006. Các bài viết của cô chỉ trích tham nhũng của chính phủ Việt Nam, các vi phạm nhân quyền và chính sách đối ngoại đối với Trung Quốc, trong đó có tranh chấp lãnh thổ của hai quốc gia. Vì các hoạt động của cô cho tự do ngôn luận và nhân quyền phổ quát khác cô đã bị bắt, giam giữ, thẩm vấn, sách nhiễu và đánh đập bởi cảnh sát an ninh nhiều lần, kể cả trong năm 2009, khi cô đã bị bắt đi vào lúc nửa đêm từ nhà của cô để lại con gái mới hai tuổi một mình, và bị giam trong mười ngày.
Cô bị buộc tội theo Điều 258 Bộ luật Hình sự, “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”. Cô bị mất việc do công an áp lực nhũng nhiễu và hộ chiếu của cô đã bị tịch thu. Bất chấp những khó khăn liên tục, cô vẫn tiếp tục là điều hợp viên của Mạng Lưới Bloggers Việt Nam (MLBVN) tổ chức “buổi cà phê nhân quyền”’, các cuộc họp xã hội với các blogger và các nhà hoạt động cùng chí hướng để thảo luận về các công ước LHQ liên quan về quyền con người, và gặp gỡ với các nhà ngoại giao để nâng cao mối quan tâm về các blogger đang bị lâm nạn và vận động trao trả tự do cho các tù nhân lương tâm.
Mặc dù phải đương đầu với những nguy hại cá nhân lớn lao, cô luôn dành cho việc lên tiếng cho những người không thể. Cô tiếp tục là một nhà hoạt động mà các cơ quan chức năng nhắm vào và vẫn là một sức mạnh họ phải đương đầu.
Shawn Crispin thuộc Ủy ban Bảo vệ Nhà báo nói rằng đạt giải thưởng này sẽ làm cho Quỳnh được công nhận trên tầm quốc tế và cô quá xứng đáng vì cô là một trong những người ủng hộ cho tự do ngôn luận và nhân quyền bền bỉ nhất và không sợ hãi tại Việt Nam: “Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từ lâu đã đứng ngay tuyến đầu đầy nguy hiểm của cộng đồng blogger độc lập Việt Nam đang bị bách hại và can đảm bất chấp nguy hại đến an toàn cá nhân để đấu tranh cho tự do báo chí. Các báo cáo và bình luận không nhân nhượng của cô đã biến cô thành một mẫu hình cho một số các blogger ngày càng tang, dám thách thức kiểm duyệt nhà nước bằng cách báo cáo độc lập và phân tích những tin tức”. Crispin lưu ý rằng giải thưởng sẽ là khuyến cáo cho chính phủ Việt Nam biết rằng thế giới đang theo dõi chặt chẽ việc họ đối xử với Quỳnh và các đồng nghiệp của cô.
Xin chúc mừng, Quỳnh! Cô có cảm giác thế nào khi được giải thưởng này?
Tôi rất ngạc nhiên và biết ơn! Cảm ơn Civil Rights Defenders đã trao giải thưởng này. Đây là một khích lệ lớn lao không chỉ cho tôi mà còn cho tất cả các blogger Việt Nam và những người bảo vệ nhân quyền đồng hành mà tôi muốn chia sẻ giải thưởng này với những nỗ lực chung của chúng tôi. Tôi rất vinh dự nhận được giải thưởng này thay mặt cho tất cả các thành viên của Mạng Lưới Bloggers Việt Nam (MLBVN), vì nếu không có họ thì những đóng góp nhằm cải thiện nhân quyền của tôi tại Việt Nam sẽ không hiệu quả.
Điều gì khiến bạn bắt đầu viết blog?
Lúc đầu, năm 2006, tôi bắt đầu viết blog như là viết nhật ký để chia sẻ những suy nghĩ của tôi với con gái mình. Tuy nhiên, vào một ngày tôi đi đến bệnh viện và đã thấy rất nhiều người nghèo đứng ngoài trời nắng cháy tuyệt vọng chờ đợi để điều trị. Nhiều người trong số họ đã bị bỏ lơ bởi vì họ là những người nghèo và không có tiền để hối lộ các quan chức bệnh viện. Tôi buộc phải suy nghĩ tại sao những người như họ, giống như tôi, những người làm việc và đóng thuế cho y tế, điện nước, dịch vụ… không được hưởng những gì chúng tôi đáng được nhận: chăm sóc y tế công bằng và thỏa đáng từ chính quyền.
Vì vậy, sự kiện bất công này làm tôi tỉnh thức dậy. Tôi bắt đầu đánh giá lại tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của tôi đã được nhồi nhét vào đầu tôi qua nhiều năm của hệ thống giáo dục và truyền thông của đảng. Tôi nhận ra rằng người Việt không có bất cứ quyền con người nào. Tất cả những quyền nào chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã có thực ra chỉ nằm trên các trang giấy của hiến pháp và đã bị tước đoạt bởi các luật lệ và các nghị định bên dưới nó.
Sau khi bị bắt (năm 2009) với thời gian ở tù ngắn ngủi, không qua xét xử tôi đã quyết định ngừng viết blog để bảo vệ gia đình của tôi. Nhưng tôi nhanh chóng nhận ra rằng tôi không thể quay đi, lương tâm của tôi đánh thức tôi vì những gì tôi chứng kiến ​​trong suốt cả ngày. Mỗi lần tôi nhìn con gái tôi, tôi cứ tự hỏi con tôi sẽ có một cuộc sống bình thường khi lớn lên hay không? Câu trả lời chắc chắn là một tiếng vang chắc nịch “không”. Vì vậy, tôi bắt đầu viết lại và đã may mắn được CNN phát hình câu chuyện của tôi. Sau đó, tôi nhận ra rằng tôi có một tiếng nói và tiếng nói của tôi được lắng nghe.
Tôi không chỉ quay trở lại để viết blog nhưng hơn thế nữa tôi quyết định trở thành một người bảo vệ nhân quyền. Tôi phải sống một cuộc sống có ý nghĩa như là một con người thực sự. Tôi phải chiến đấu và sống cuộc đời mà tôi mơ ước cho con gái của mình – một cuộc sống mà cả tỷ người trên trái đất này vào lúc này đang sống trong một cách rất “bình thường”.
Tất cả những điều này đã tác dụng gì với bạn?
Tôi luôn sống trong sợ hãi và không ngừng nhắc nhở bản thân mình tôi phải vượt qua nỗi sợ của tôi và phải can đảm. Tôi lo sợ không được ôm con gái tôi ở trên giường hay được đọc một câu chuyện cho con trai tôi trước khi nó chìm vào giấc ngủ. Nhưng tôi cũng trở nên can đảm hơn nhờ vào con cái mình. Hiện tại của tôi là phải sống cho tương lai của chúng.
Bạn đồng sáng lập Mạng lưới bloggers Việt Nam trong năm 2013. Điều gì đang xảy ra bây giờ?
Mạng lưới bloggers Việt Nam (MLBVN) đã mở đường cho một bước tiến mới trong các hoạt động nhân quyền tại Việt Nam. Lần đầu tiên chúng tôi đã tiến hành một chiến dịch (đấu tranh gây áp lực với chính quyền bãi bỏ Điều 258 – được sử dụng để bắt giữ các blogger và các nhà hoạt động) mà thông qua chiến dịch này, các nhà hoạt động Việt Nam có thể làm việc với cộng đồng quốc tế để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam. Khởi sự hợp tác và xây dựng mối quan hệ làm việc lâu dài giữa các nhà hoạt động Việt Nam và các tổ chức quốc tế là mục đích chính thực.
Ở Việt Nam, chính quyền vẫn sử dụng Điều 258 để bắt giữ các blogger và các nhà hoạt động. Hơn thế nữa, điều này được dùng như sợi dây treo cổ đong đưa trên đầu tất cả các blogger và gây ra sợ hãi: bất cứ ai cũng có thể bị bắt và bị kết án tù. Tôi là một trong những người đã bị bắt giữ tạm thời và bị buộc tội vi phạm điều 258 “lợi dụng quyền tự do phát biểu” bởi công an. Cho đến bây giờ, không ai có thể chỉ cho tôi những gì tôi đã làm gây tổn hại cho chính phủ hay xã hội do tôi nói những gì tôi nghĩ.
Sau chiến dịch 258, một số thành viên MLBVN và nhiều nhà hoạt động khác đã bị cấm xuất cảnh. Họ giữ hộ chiếu của chúng tôi, tước đoạt quyền đi lại và đưa tất cả chúng tôi vào sổ đen. Về mặt chiến thuật, họ muốn cắt đứt kết nối của chúng tôi với cộng đồng quốc tế – chiến lược chính của chúng tôi.
Các thành viên của Mạng lưới Bloggers Việt Nam cho mọi người khác thấy là tất cả chúng ta có thể bước ra khỏi nỗi sợ hãi của chúng ta. Chúng tôi nói với họ: Đừng sợ. Chúng tôi thực hiện từng bước một và kêu gọi sự đoàn kết. Nếu người dân Việt gắng bước ra khỏi nỗi sợ hãi của mình và liên kết với nhau, chính phủ sẽ buộc phải lắng nghe. Họ sẽ phải đáp ứng chúng tôi.
Trong năm 2015, chúng tôi đang ở giai đoạn đầu của việc tổ chức một chiến dịch nhân quyền và trong chiến dịch này chúng tôi sẽ cố gắng tạo ra sự hợp tác giữa các nhà hoạt động Việt Nam trong và ngoài nước.
Điều gì thúc đẩy bạn tiếp tục blog bất chấp những đe dọa, bị bắt giữ, hộ chiếu bị tước đoạt?
Có rất nhiều lý do nhưng chính yếu thì là một động lực rất cá nhân: tương lai của các con tôi. Tôi không muốn con tôi phải đấu tranh và làm những gì tôi đang làm bây giờ. Hoặc tệ hơn, tôi không muốn chúng nhắm mắt lại, trốn chạy khỏi hiện thực của chế độ nô lệ hiện đại và mù quáng hoặc tự lừa mình nghĩ rằng chúng đang sống một “cuộc sống bình thường”.
Làm thế nào bạn có thể mô tả tình hình về báo chí ở Việt Nam do nhà nước quản lý? Làm thế nào để mọi người nhận được thông tin?
Việt Nam có rất nhiều nhật báo và tạp chí nhưng luôn luôn dưới sự kiểm soát của chính phủ. Mỗi thứ Ba hàng tuần họ có một cuộc họp và các tổng biên tập thông báo cho các tờ báo cụm tin tức nào có thể được đăng và tin tức nào không được đăng. Đa số người dân Việt nhận được tin tức “sàng lọc” từ hệ thống khổng lồ này.
Nhưng phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành luồng thông tin thay thế. Mọi người bắt đầu đọc blog, trao đổi thông tin và kiểm chứng thông tin với các tin tức được công bố bởi phương tiện truyền thông nhà nước kiểm soát. Phương tiện truyền thông xã hội cũng là một nơi mà các nhà báo của chính phủ và các blogger kết nối để có được thông tin cho người đọc.
Chúng tôi có thể làm gì để hỗ trợ bạn và đồng nghiệp của bạn đang làm việc cho nhân quyền tại Việt Nam?
Trước hết, giải thưởng này chắc chắn giúp cho chúng tôi! Nó không chỉ là một sự công nhận cá nhân nhưng thực sự là một bảo hộ cho tôi và cho các thành viên MLBVN. Được quốc tế công nhận có nghĩa là mối nguy hiểm sẽ giảm bớt. Thứ hai, hãy giúp chúng tôi gỡ bỏ các “công cụ” mà chính phủ sử dụng để tiếp tục lạm dụng nhân quyền. Những “công cụ” này bao gồm nhiều sắc luật và nghị định như Điều 258, trắng trợn vi phạm tất cả các công ước quốc tế về quyền con người. Chúng ta có trách nhiệm phải đấu tranh cho tự do của các tù nhân lương tâm. Tuy nhiên, chúng ta phải tập trung hơn nữa để ngăn chặn không để nhiều người trở thành tù nhân lương tâm chỉ vì việc làm của họ để bảo vệ quyền con người.
Civil Rights Defenders

Dịch bởi:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét