Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Việt Nam: Thế nước đương mạnh chỉ có bộ máy cai trị dân là…không mạnh

Phamvietdao

Phúc Lộc Thọ.

Qua việc các nước lớn: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Tây Âu… dồn dập có những động thái ngoại giao ve vãn, lấy lòng; những phát ngôn xởi lởi, những chính sách cấp tập được ban hành về kinh tế, quân sự, an ninh có phần cởi mở với Việt Nam trong những năm tháng gần đây cho thấy: vị thế của Việt Nam đang được các cường quốc đánh giá cao, Việt Nam đang được nhiều quốc gia e dè ?


Sở dĩ có được vị thế đó trước tiên do: sức mạnh lòng dân; thứ nhì do bởi vị thế địa lý. Lòng dân Việt Nam là một thứ tiềm lực, tiềm năng tạo nên một thứ thành luỹ mà bất cứ thế lực ngoại bang nào khi đến đất nước này muốn hợp tác làm ăn, sinh cơ lập nghiệp nếu có ý đồ xấu, đen tối đều phải kiêng dè…
Chúng ta có quyền tự hào về nguồn tiềm lực, tiềm năng đó bao nhiêu thì chúng ta lại cảm thấy xấu hổ bấy nhiêu về bộ máy cai trị, những ông quan cai trị dân, thống lĩnh và chiếm lĩnh các nguồn tài nguyên, tiềm năng đất nước đã có nhiều hành vi sỉ nhục đất nước, làm hại đất nước, phạm những điều quốc sỉ sơ đẳng, lâu dài…
Những vị quan cai trị này hiện đang không hiếm những kẻ tự phụ, tư cao tự đại mà họ không biết rằng: họ có được vị thế này nọ, được quyền cao chức trọng, quyền ăn to nói lớn là do bởi họ được chống lưng, họ được dựa lưng vào “thành luỹ” lòng dân Việt, một thứ thành luỹ ngoan cường, bất khả chiến bại; Thành luỹ này được xây đắp lên từ trong cái “ dung môi”:  Vận nước lúc thịnh, lúc suy nhưng hào kiệt thì đời nào cũng có…( Bình Ngô đại cáo );
Những vị quan cai trị mang quốc tịch Việt đang được ngồi, toạ hưởng lộc trên một cái “mỏ vàng” vô tận sản sinh ra các nguồn lực, cái sức mạnh mang nhãn hiệu “ made in Việt Nam “ ấy không ít kẻ đang vô tình hay hữu ý làm lợi cho các thế lực ngoại bang, hắc ám…
Vậy bộ máy cai trị dân Việt hiện nay đang yếu ở những điểm nào khiến cho “ sức mạnh Việt Nam” bị phí phạm:
1/ Một bộ máy mà chưa tập trung về mình những gì là tinh hoa nhất, tinh tuý nhất đại diện cho thế lực thật sự trung thành với quyền lợi quốc gia, dân tộc; Một bộ phận không nhỏ của bộ máy cai trị đang hình thành lên các phe nhóm lợi ích đục phá công quỹ, trộm cướp tùm lùm gây phản ứng, xói mòn lòng tin, tích luỹ oán thù của người dân…
2/ Do bộ máy này chưa là tinh tuý nên thỉnh thoảng lại xì ra những chủ trương, chính sách, cử ra những ông quan thường là tác nhân gây nên những thiệt hại đến tài nguyên thiên nhiên, con người, xã hội; tác nhân gây ra nhiều hệ luỵ cho môi trường xã hội, lòng dân, của cái của đất nước…
3/ Để duy trì quyền cai trị, họ đang sử dụng bừa bãi, cực quyền sức mạnh của bộ máy công an, cảnh sát, mật vụ, nhà tù… để đe nẹt dân, áp chế ý chí, tâm nguyện, quyền lợi hợp pháp của dân; những kẻ này đang hành xử như những kẻ phản trắc, phản phúc…
Nhờ thế nước và lòng dân mà một số kẻ đang “đục nước béo cò”…vơ vét quyền lợi cho bản thân; nhưng cái gì cũng có giới hạn cuối cùng của nó; bởi như Nguyễn Trãi từng viết: “Chở thuyền và lật thuyền cũng là dân”.
Lòng dân bao đời nay vẫn là nguồn lực vô tận không một thế lực cường quyền ác bá trong và ngoài nước nào có thể kiềm chế, kiềm toả, huỷ diệt được…
Bài học: phải biết nghe ngóng dân, dựa vào lòng dân, đừng để dân bất an là bài học vỡ long đối với tất cả nhưng kẻ nhất thời đang chiếm, ngồi trên chiếc ghế cai trị; Hiện không ít những kẻ vì quyền lợi ích kỷ của cá nhân và phe nhóm mà đã tìm cách chà đạp thậm chí mổ bán, xuất khẩu “ nội tạng” đất nước cho ngoại bang…

P.L.T.

Bài của Nguyentandung.org có cùng chung ý tưởng:


Vị thế Việt Nam đang lên

Thứ ba, 07/04/2015, 16:19 (GMT+7)
(Thời sự) – Hàng loạt các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…nhộn nhịp tăng cường hoạt động ngoại giao với Việt Nam, kèm theo đó là những phát ngôn cởi mở; những chính sách mới được ban hành về kinh tế, quân sự, an ninh để trợ giúp Việt Nam, điều đó cho thấy vị thế nước ta đang lên. 
5 tháng sau cuộc gặp bên lề ASEAN 25 (12/11/2014), Thủ tướng LB Nga Medvedev đã có chuyến thăm Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Việt Nam, Thủ tướng Nga D.Medvedev khẳng định: ‘Nga -Việt có mối quan hệ chân tình, và những chuyến thăm Việt Nam đối với Nga rất quan trọng. Hiện Nga đang có kế hoạch thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam lên tầm vóc mới và một trong số đó là hiệp định khu vực mậu dịch tự do. Đó sẽ là hiệp định đầu tiên ký giữa Liên minh kinh tế Á – Âu với một nước và tiến trình đàm phán đã bước vào giai đoạn hoàn tất. Ngoài ra, trong số 17 dự án ưu tiên năm nay, Nga sẽ cung cấp một số máy móc thiết bị cho Việt Nam, trong đó có máy bay’. 
Thủ tướng Dmitry Medvedev vui mừng khi gặp lại Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thủ tướng Dmitry Medvedev vui mừng khi gặp lại Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trước đó, ít ai biết rằng trong chuyến thăm Nga vào năm 2009 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sau những nỗ lực bàn thảo, phía Nga đã đồng ý đóng cho Việt Nam 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo hiện đại với giá ưu đãi. Ngoài việc đóng tàu, Nga còn đào tạo giúp Việt Nam vận hành các thiết bị này và cung cấp thiết bị kỹ thuật cần thiết. Điều đó  cho thấy độ tin cậy cao giữa hai nước.
 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Lễ Thượng cờ trên tàu ngầm TP Hồ Chí Minh. Đây là tàu ngầm lớp Kilo thứ hai trong số 6 chiếc mà Việt Nam đặt Nga đóng theo hợp đồng 6 tỷ đôla ký cuối năm 2009
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Lễ Thượng cờ trên tàu ngầm TP Hồ Chí Minh. Đây là tàu ngầm lớp Kilo thứ hai trong số 6 chiếc mà Việt Nam đặt Nga đóng theo hợp đồng 6 tỷ đôla ký cuối năm 2009
Sau Nga đến Mỹ thông báo sẽ cung cấp thêm cho Cảnh sát biển Việt Nam 6 tàu tuần tiễu, nâng tổng số tàu viện trợ cho Việt Nam lên con số 11. Một tuần trước chuyến thăm của Thủ tướng Nga D.Medvedev, Hải quân Mỹ và Cảnh sát biển Việt Nam đã hoàn thành khóa huấn luyện 4 tuần về việc vận hành, bảo dưỡng xuồng, cứu thương và các kỹ năng thực thi pháp luật trên biển tại Hải Phòng. Sau Mỹ, Nhật cũng viện trợ tàu tuần tra cho Việt Nam.
Tàu tuần tra tốc độ cao lớp Defiant do Công ty Metal Shark chế tạo từ Chính phủ Mỹ nhằm nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng hải của Việt Nam.
Tàu tuần tra tốc độ cao lớp Defiant do Công ty Metal Shark chế tạo từ Chính phủ Mỹ nhằm nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng hải của Việt Nam.
Việc các nước lớn trên thế giới nhộn nhịp tăng cường hoạt động ngoại giao, trợ giúp cho Việt Nam chứng tỏ chúng ta ngày càng có tầm vóc trên trường quốc tế. Sở sĩ có được vị thế đó là do chúng ta có hai thứ cực kỳ giá trị đó là sức mạnh lòng dân và vị trí chiến lược.
Lòng dân Việt Nam là một sức mạnh vô tận, làm cỏ sẽ biến thành chông, sông sẽ biến thành sông lửa để đánh đuổi bất cứ nước nào có mưu đồ xâm lược lãnh thổ. Việt Nam sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 đã thể hiện bản lĩnh trước vấn đề chủ quyền biển đảo với một tinh thần ‘thà hy sinh tất cả…’. Sự anh dũng kiên cường của Việt Nam đã làm cho thế giới sau đó đã có những động thái mạnh mẽ hơn muốn gắn kết với Việt Nam nhanh chóng hơn.
Bên cạnh lòng dân, khi nói về vị trí quân sự chiến lược của Việt Nam trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương người ta nghĩ ngay đến Cam Ranh, một vị trí còn độc đắc hơn cả Vịnh Subic của Philipines. Vì thế rất nhiều nước lớn như Nga, Mỹ, Nhật bản ‘ngỏ lời’ muốn Cam Ranh trở thành căn cứ quân sự của họ. Trung Quốc rất sợ điều này, thế nên họ luôn tìm cách chỉ trích, lu loa rằng Việt Nam “dùng Cam Ranh làm vũ khí” để chống Trung Quốc.
Chợt nhớ, trong chuyến ‘xông đất’ Mỹ của đoàn Việt Nam, Đại tướng Trần Đại Quang với tư cách là Ủy viên Bộ Chính trị đã khẳng định rõ cho Mỹ và thế giới rằng chính sách nhất quán của Việt Nam là ‘ba không': Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự, không tham gia liên minh quân sự và không cùng với một nước chống lại nước thứ ba… Tuy nhiên Việt Nam đã đột phá đột phá một bước chưa có tiền lệ là khôn khéo duy trì quan hệ truyền thống với nước Nga nhưng Việt Nam vẫn thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược mới với Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ để trực tiếp kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế… Rõ ràng với chính sách ngoại giao khéo léo của mình, Việt Nam được nhiều hơn mất.
Ngay từ ánh mắt của vị Trưởng đoàn Việt Nam trên đất Mỹ đã toát lên lập trường kiên định và tư thế độc lập, tự cường của Việt Nam.
Ngay từ ánh mắt của vị Trưởng đoàn Việt Nam trên đất Mỹ đã toát lên lập trường kiên định và tư thế độc lập, tự cường của Việt Nam.
Không cho nước khác đặt căn cứ quân sự vào quân cảng Cam Ranh; không theo nước này để chống nước kia bằng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương, muốn là bạn với các nước là chính sách Việt Nam đã, đang và sẽ luôn duy trì, bởi chiến tranh, Việt Nam quá hiểu nó như thế nào! ‘Việt Nam muốn hòa bình để phát triển nên còn một cơ hội hòa bình nào dù là mỏng manh để tránh khỏi chiến tranh thì Việt Nam vần không bỏ qua’. Chắc chắn trong chiến lược bảo vệ chủ quyền, Việt Nam đủ khả năng để đi những nước cờ có lợi cho quốc gia.
Bạch Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét