Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

Việt nam có thể có công đoàn độc lập?

Kính Hòa, phóng viên RFA

2015-05-13
Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama: nếu có TPP thì điều kiện làm việc của công nhân ở Việt nam sẽ được cải thiện, và thậm chí là lần đầu tiên một quốc gia như Việt nam sẽ có được tổ chức công đoàn độc lập
Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama: nếu có TPP thì điều kiện làm việc của công nhân ở Việt nam sẽ được cải thiện, và thậm chí là lần đầu tiên một quốc gia như Việt nam sẽ có được tổ chức công đoàn độc lập   Videoshot
<
Vấn đề công đoàn độc lập tại những nước như Việt Nam là một nội dung tranh cãi giữa các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương- TPP.
Sau đây là ý kiến của một số nhà quan sát chính trị Việt nam, nhà hoạt động công đoàn tự do.


Việt nam trong tranh cãi về chính sách đối ngoại của Mỹ
Ngày 8/5/2015 Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama có một bài nói chuyện về Hiệp ước đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP) tại trụ sở công ty chuyên sản xuất đồ thể thao Nike ở thành phố Portland, tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ. Trong bài nói chuyện này ông có đưa Việt nam ra làm một ví dụ để chứng minh cho người dân Mỹ thấy rằng nếu có TPP thì điều kiện làm việc của công nhân ở Việt nam sẽ được cải thiện, và thậm chí là lần đầu tiên một quốc gia như Việt nam sẽ có được tổ chức công đoàn độc lập.
Trước đó hai ngày tại Việt nam đoàn đối thoại nhân quyền của Mỹ do ông Thomas Malinovski, Trợ lý ngoại trưởng Hoa kỳ dẫn đầu đã gặp 14 người đại diện các tổ chức dân sự Việt nam. Trong cuộc gặp gỡ đó ông Malinovski đã đặt câu hỏi là nếu Việt nam vẫn ở tình trạng nhân quyền như hiện nay thì Mỹ có nên ký TPP với Việt nam không? Theo quan sát của nhà báo tự do Nguyễn Tường Thụy có mặt tại buổi gặp gỡ thì đa số có câu trả lời là không nên.
Nhận xét về bài nói chuyện của Tổng thống Obama tại Portland, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự tại Hà nội và cũng có mặt trong cuộc gặp với phái đoàn Malinovski, nói rằng:
Công đoàn độc lập hiện nay không được phép tồn tại tại Việt nam. Mà công đoàn phải trực thuộc Tổng công đoàn lao động VN, phải do đảng cộng sản Việt nam quản lý. Cho nên vấn đề công đoàn độc lập tại VN để cho họ công nhận thì cần phải có thời gian, và phải có một áp lực rất lớn từ phía Mỹ
Cô Đỗ Thị Minh Hạnh
Tôi nghĩ là cuộc nói chuyện của ông Obama ở (trụ sở hãng) Nike chủ yếu là dành cho các thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ Mỹ, các giới như công đoàn, các giới phản đối TPP là chính!”
Ông Nguyễn Quang A là một trong những người trả lời rằng Mỹ nên ký TPP với Việt nam.
Trong bài diễn văn tại trụ sở hãng Nike, Tổng thống Obama cũng nói là nếu Việt nam hay bất kỳ đối tác nào khác không thõa mãn những điều kiện đặt ra thì họ sẽ không được chấp nhận vào TPP. Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận xét tiếp:
“Những yêu cầu mà ông Obama có nêu lên cũng là những yêu cầu mà hai bên đã (đưa ra) từ lâu qua rất nhiều cuộc đàm phán với nhau. Bởi vì các cuộc đàm phán ấy là kín nên ta không biết họ đã đạt được những gì!”
Hy vọng về một tổ chức công đoàn thực sự của công nhân
Điều kiện phải có công đoàn độc lập để được gia nhập vào TPP là điều mà nhiều nhà hoạt động cho nhân quyền nói chung và công đoàn tự do nói riêng tại Việt nam rất quan tâm. Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, một nhà hoạt động công đoàn tự do bị chính quyền Việt nam bỏ tù vì những hoạt động đó nói rằng:
“Công đoàn độc lập hiện nay không được phép tồn tại tại Việt nam. Mà công đoàn phải trực thuộc Tổng công đoàn lao động Việt nam, phải do đảng cộng sản Việt nam quản lý. Cho nên vấn đề công đoàn độc lập tại Việt nam để cho họ công nhận thì cần phải có thời gian, và phải có một áp lực rất lớn từ phía Mỹ.”
Hy vọng dùng áp lực bên ngoài để cải thiện tình trạng trong nước cũng là điều mà Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, làm việc tại Trung tâm châu Á Thái Bình Dương tại Hawaii nói với chúng tôi trước đây. Ông Lâm cũng nhận xét về quan điểm của Hoa Kỳ về những giá trị của họ, cũng như những quyền lợi của nước Mỹ:
Ở Việt nam công đoàn phải trực thuộc Tổng công đoàn lao động Việt nam, phải do đảng cộng sản Việt nam quản lý
Ở Việt nam công đoàn phải trực thuộc Tổng công đoàn lao động Việt nam, phải do đảng cộng sản Việt nam quản lý
Mỹ thì có những cái mà họ muốn giữ như là kinh tế thị trường, tự do kinh doanh, quyền của người lao động. Ngoài ra thì họ còn những lợi ích kinh tế của những doanh nghiệp của họ.”
Lo ngại về việc nước Mỹ quan tâm nhiều đến quyền lợi của các doanh nghiệp của họ để đẩy mạnh đàm phán TPP, cô Đỗ Thị Minh Hạnh nói tiếp:
“Minh Hạnh lo rằng người ta bỏ qua vấn đề nhân quyền để đấy nhanh vấn đề TPP. Như vậy rất thiệt thòi cho người Việt nam, đặc biệt là vấn đề nhân quyền và quyền lợi cho người lao động.”
Đây cũng là quan ngại mà trước đây trong một cuộc trao đổi với chúng tôi Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm có nói là vì mục đích chính trị nước Mỹ có thể bỏ qua chuyện công đoàn độc lập cho Việt nam trong cuộc thương lượng TPP, bên cạnh việc thu được những khoản nhượng bộ về kinh tế từ phía Việt nam.
Trả lời câu hỏi là liệu Việt nam có thể chỉ hứa về công đoàn độc lập rồi sau đó tảng lờ đi, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng một thõa thuận như vậy là quan trọng chứ không thể hứa cho xong chuyện được.
Nhưng những nhà hoạt động công đoàn tự do cũng có một quan ngại khác giống như việc các tổ chức phi chính phủ giả hiệu do Việt nam thành lập từ trước đến nay. Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, thành viên của tổ chức công đoàn độc lập Lao Động Việt nói:
“Vừa qua vào tháng Tư, Lao động Việt có nộp một cái đơn xin thành lập công đoàn lao động độc lập tại Việt nam nhưng không được trả lời. Đồng thời trên mạng xuất hiện các web site giả dạng lao động Việt như là Trang tin lao động Việt nhằm bôi nhọ những hoạt động thiết thực của Lao động Việt, nhằm đánh phá Lao động Việt trong quá trình đấu tranh cho một công đoàn độc lập tại Việt nam. Trong web site đó họ ca ngợi đường lối của Tổng Liên đoàn lao động Việt nam, nhiều người vào xem và lầm tưởng vì trang này làm rất là giống Lao Động Việt.”
Theo tôi quan sát thì đảng cộng sản Việt nam chưa hề có sự chuẩn bị nào cho cái việc này cả. Do đó có khả năng là họ giữ cái công đoàn hiện tại và không chấp nhận điều kiện như Tổng thống Obama đã nói là bằng cách là thành lập công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của công nhân
ông Nguyễn Thiện Nhân
Nói về tương lai có công đoàn độc lập của Việt nam Tiến sĩ Nguyễn Quang A có một quan điểm tích cực, ông nói:
Có lẽ là chính phủ Việt nam với những cuộc đình công của công nhân liên miên trong năm qua, thậm chí có cả những cuộc phản đối chính sách của chính phủ huy động đến cả trăm ngàn người. Thì có vẻ chính phủ Việt nam cũng nhận ra là giới lao động cần có một tổ chức để bảo vệ quyền lợi, lợi ích của chính họ.”
Nhưng một nhà hoạt động dân sự khác thường xuyên tiếp xúc với công nhân là ông Nguyễn Thiện Nhân tại Bình Dương thì có một quan điểm khác:
Theo tôi quan sát thì đảng cộng sản Việt nam chưa hề có sự chuẩn bị nào cho cái việc này cả. Do đó có khả năng là họ giữ cái công đoàn hiện tại và không chấp nhận điều kiện như Tổng thống Obama đã nói là bằng cách là thành lập công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của công nhân.”
Tuy nhiên ông Nhân cũng nói là nếu đạt được một thõa thuận về công đoàn độc lập trong thượng lượng TPP thì đảng cộng sản Việt nam không thể giả danh các tổ chức công đoàn một cách dễ dàng.
Luật sư Nguyễn Văn Đài, một trong những người tham gia cuộc gặp gỡ với phái đoàn Malinovski viết trên trang FB của ông rằng một trong những lý do mà ông tán thành việc Hoa Kỳ ký hiệp định TPP với Việt nam là vì nếu Việt nam không gia nhập TPP thì tình trạng nhân quyền tại Việt nam còn tồi tệ hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét