TS Võ trí Hảo : –Ở nước ngoài thì pháp luật kỷ cương không chỉ nghiêm minh với công dân, mà nghiêm minh với cả các cơ quan nhà nước; không có chuyện người dân vi phạm pháp luật thì bắt bỏ tù, còn cơ quan nhà nước vi phạm nghị quyết của Quốc hội thì lại xuề xòa, hòa cả làng.
Ông TS này lại hết quốc gia để ví dụ mà đem ĐQ Mỹ Nhật ra ví dụ – Mấy quốc gia đó là Tư bản bóc lột , đâu có Vì Nhân Dân hy sinh – Xứ XHCN ta ưu việt nhất , do nhân dân “đồng thuận” ( bới đảng nhà nước bảo : QH đại diện nhân dân) nên cứ xài chớ, hết tiền cứ “đóng thuế là nghĩa vụ – đóng thuế là yêu nước” ( không thấy nói trong dzụ này là Đóng thuế là yêu CNXH) mai mốt Ông TS có ví dụ thì lấy Trung quốc, Cu ba , Bắc hàn.
TBKTSG
Mỹ Lệ thực hiện
(TBKTSG) – Chiều 20-5-2015,
Quốc hội đã nghe Tờ trình của Chính phủ về phê chuẩn quyết toán ngân
sách nhà nước (NSNN) năm 2013. Theo đó, Chính phủ đã lạm chi 41.269 tỉ
đồng (gần 2 tỉ đô la Mỹ) so với mức bội chi 195.500 tỉ đồng được Quốc
hội cho phép, nâng tỷ lệ bội chi lên mức 6,6% GDP thay vì 5,3%. Điều này
đặt ra hai câu hỏi lớn đối với người đóng thuế: Kỷ luật ngân sách ở
đâu? Và nếu Quốc hội không thể ngăn được đà bội chi ngân sách thì hệ quả
sẽ như thế nào? Xung quanh hai câu hỏi này, TBKTSG trao đổi với TS. Võ
Trí Hảo, khoa Luật, Đại học Kinh tế TPHCM.
TS. Võ Trí Hảo
TBKTSG: Đây không phải là lần đầu
Chính phủ chi vượt hạn mức bội chi NSNN cho phép của Quốc hội. Theo ông,
vì sao lại có tình trạng này?
TS. Võ Trí Hảo: Việc chấp hành kỷ luật ngân sách
chưa nghiêm của Chính phủ bắt đầu từ sự “chưa nghiêm” của Quốc hội. Hay
nói cách khác Quốc hội ta còn dễ dãi, chưa bao giờ dám từ chối thông qua
quyết toán NSNN do Chính phủ trình hay bày tỏ thái độ cứng rắn đối với
tình trạng vi phạm kỷ luật ngân sách.
TBKTSG: Nếu việc vi phạm kỷ luật ngân sách này xảy ra ở nước ngoài thì người ta sẽ xử lý như thế nào?
– Ở nước ngoài thì pháp luật kỷ cương không chỉ nghiêm minh
với công dân, mà nghiêm minh với cả các cơ quan nhà nước; không có
chuyện người dân vi phạm pháp luật thì bắt bỏ tù, còn cơ quan nhà nước
vi phạm nghị quyết của Quốc hội thì lại xuề xòa, hòa cả làng.Cũng ngay vào cuối năm 2013, ở Mỹ xảy ra việc Chính phủ Mỹ phải đóng cửa 16 ngày, các công chức Nhà trắng phải nghỉ việc, do nghị viện không đồng ý cấp tiền hoạt động cho chính phủ. Xung đột này bắt đầu từ các tranh luận từ tháng 5-2013 về việc có nâng trần bội chi để cho phép chính phủ được chi tiêu nhiều hơn hay không.
Cử tri Mỹ rất ủng hộ hành động này của nghị viện, vì điều đó thể hiện kỷ luật tài chính, ngân sách nghiêm minh; buộc chính phủ phải chi tiêu một cách cẩn trọng; và cũng có nghĩa là bảo vệ giá trị từng đồng tiền thuế của người dân, bảo vệ lợi ích của cử tri.
TBKTSG: Điều gì khiến cho chúng ta không thể duy trì kỷ luật ngân sách nghiêm minh như ở nước ngoài được?
– Chúng ta thiếu nhiều thứ. Nhưng một thứ rõ ràng nhất là do chúng ta
xây dựng Quốc hội theo mô hình nghiệp dư, gần 70% đại biểu Quốc hội là
kiêm nhiệm; còn họ xây dựng mô hình nghị viện chuyên nghiệp, không có
hoặc tỷ lệ rất thấp các nghị sĩ kiêm nhiệm. Vì ở ta đa số đại biểu là
kiêm nhiệm, và chính họ là những người góp phần làm nên bội chi ngân
sách với tư cách là quan chức hành pháp, thì khi ra Quốc hội, họ thường
có thiên hướng bấm nút thông qua hành vi bội chi ngân sách của chính
mình.
TBKTSG: Trong bối cảnh Quốc hội
nghiệp dư, lập pháp – hành pháp chưa phân định rõ ràng, thì liệu có giải
pháp gì để tăng cường kỷ luật ngân sách?
– Một phiên chất vấn hay bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người liên
quan là những biện pháp mà Hiến pháp trao cho Quốc hội để ít ra là gây
áp lực, nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách, bảo vệ lợi ích
của người đóng thuế, để Chính phủ trở nên chắt chiu ngân sách.
TBKTSG: Nếu tiếp tục buông lỏng kỷ
luật tài chính, Quốc hội không dám từ chối phê chuẩn báo cáo quyết toán
ngân sách, thì sẽ có những hậu quả gì?
– Thứ nhất, hậu quả đã diễn ra rồi, đó là chi phí phát hành, lãi suất
trái phiếu Chính phủ Việt Nam sẽ đắt đỏ. Tỷ lệ nợ công của Chính phủ
Nhật Bản rất cao (227,9% GDP) so với tỷ lệ nợ công của Việt Nam (khoảng
65% GDP), nhưng vì nghị viện và Chính phủ Nhật Bản duy trì kỷ luật tài
chính, ngân sách tốt, được các tổ chức như Standard & Poor’s,
Moody’s đánh giá lành mạnh, nên các chủ nợ tin tưởng, và sẵn sàng cho
vay với lãi suất thấp (trong đó gồm kênh trái phiếu chính phủ). Còn đối
Việt Nam, kỷ luật ngân sách yếu, chủ nợ lo cho vay không đòi được, rủi
ro cao, thì họ thận trọng và nếu cho vay thì phải nâng tỷ lệ lãi suất
lên cao đề bù đắp rủi ro cao.Thứ hai, kỷ luật ngân sách lỏng lẻo, bội chi ngân sách ngày hôm nay hoặc sẽ tạo ra gánh nặng lên cho người đóng thuế hoặc sẽ tạo ra gánh nặng trả nợ ngân sách cho thế hệ tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét