VHNA
Shannon Tiezzi – DiplomatTQ Nam dịch
Image Credit: U.S. Navy photo by Chief Mass Communication Specialist Sam Shavers/Released ===>>>
Ngày 26 tháng Năm, Phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc công
bố Sách trắng mới trong một cuộc họp báo. Tài liệu, mang tên “Chiến lược
quân sự của Trung Quốc”, là Sách Trắng thứ chín tập trung vào quân đội
Trung Quốc từng được công bố kể từ năm 1998, nhưng cũng là tài liệu quốc
phòng duy nhất. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Dương Vũ Quân lưu ý trọng
tâm chiến lược và viễn tượng mạnh mẽ hơn trong Sách Trắng năm nay so với
các bản trước đó.
The Diplomat đã tìm hiểu Sách Trắng mới nầy, Franz-Stefan Gady đưa ra
cái nhìn tổng quan và Ankit Panda chú ý sự tập trung liên tục vào Đài
Loan. Nhưng có một khía cạnh khác trên cấp độ chiến lược và viễn tượng
mà ông Dương lưu ý đáng chú tâm: tầm nhìn của Trung Quốc về một vai trò
toàn cầu lớn hơn cho quân đội của mình.
Sách Trắng bắt đầu với một sự nhấn mạnh quả quyết: “Thế chiến là bất khả và tình hình quốc tế nói chung được kỳ vọng vẫn là hòa bình”. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là Trung Quốc cũng thừa nhận một loạt đe dọa đến cả nền hòa bình thế giới lẫn lợi ích quốc gia riêng của Trung Quốc : “chính trị quyền lực” và cạnh tranh quốc tế về ảnh hưởng, “Tân CN can thiệp”, chủ nghĩa khủng bố, và “các tranh cấp về sắc tộc, tôn giáo, biên giới và lãnh thổ” dẫn đến các cuộc chiến tranh quy mô nhỏ có thể có và đang diễn ra.
Theo ngôn từ của Sách Trắng, “các vấn đề an ninh quốc gia đối mặt với Trung Quốc bao gồm nhiều đối tượng hơn, mở rộng trên một phạm vi lớn hơn, và bao trùm một khoảng thời gian dài hơn bất cứ lúc nào trong lịch sử của đất nước”. Phạm vi lớn hơn của các mối đe dọa đòi một phạm vi đáp trả lớn hơn: “Để đáp ứng yêu cầu mới từ lợi ích chiến lược phát triển của đất nước, lực lượng vũ trang sẽ tham gia tích cực vào cả hai hợp tác an ninh khu vực và quốc tế lẫn bảo vệ hiệu quả lợi ích của Trung Quốc ở quốc ngoại”.
Các nhà quan sát từ lâu đã dự kiến vai trò toàn cầu của quân đội Trung Quốc tăng lên khi lợi ích ở nước ngoài gia tăng. Ví dụ, vụ di tản lịch sử c các công dân từ Libya hồi năm 2011 của Trung Quốc nhanh chóng trở thành một điều trong tiêu chuẩn mới khi PLA lặp lại kỳ tích hồi đầu năm nay qua cuộc di tản công dân mình và người nước ngoài khỏi Yemen. Các khoản đầu tư to lớn của Trung Quốc ở Sudan và Nam Sudan chắc chắn cũng đóng một vai trò trong quyết định chưa từng có là gửi nguyên một tiểu đoàn tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình LHQ tại Nam Sudan.
Sách Trắng đưa ra sự xác nhận rõ ràng rằng, PLA sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động và khả năng của mình. Điều đó có ý nghĩa đối với từng loại nhiệm vụ chính. Nói chung, PLA đang tìm cách chuyển dần từ một tiêu điểm hẹp bảo vệ lãnh thổ của mình và khu ngoại biên gần, sang khả năng bảo vệ và bảo đảm lợi ích quốc gia của Trung Quốc ở hải ngoại xa hơn.
Đối với quân đội PLA, nó có nghĩa là tiếp tục chuyển dịch “từ phòng thủ sân nhà sang vận động liên sân” – tức khả năng thực hiện các hoạt động quân sự ở các vùng khác nhau. Điều này đạt được bằng cách xây dựng “đơn vị nhỏ, đa chức năng và có tính mô-đun” có khả năng thích ứng và linh hoạt hơn và do đó phù hợp hơn để ứng phó với các khủng hoảng.
Tương tự, Không quân PLA sẽ chuyển “từ phòng vệ lãnh thổ sang phòng vệ và tấn công”. Các khả năng mới và được cải thiện ở các lĩnh vực như không kích, không vận, và biện pháp trả đũa thông tin sẽ làm tăng khả năng của Không quân TQ để đáp trả với các khủng hoảng ở hải ngoại.
Nhưng sự thay đổi lớn nhất là dành cho Hải quân PLA. Sách Trắng đóng dấu lĩnh vực hàng hải là một trong bốn “lĩnh vực an ninh quan trọng” (cùng với các lĩnh vực khác là không gian, không gian mạng, và lĩnh vực hạt nhân) mà Trung Quốc phải tăng cường khả năng của mình. Theo đó, Sách Trắng kêu gọi Trung Quốc từ bỏ “tâm lý truyền thống trong đất hơn trọng biển” – biển làm thay đổi tư duy chiến lược của Trung Quốc do sự gia tăng lợi ích quốc gia ở hải ngoại. Như Sách trắng đề ra:
Nó cần thiết cho Trung Quốc phát triển một cơ cấu lực lượng hải quân hiện đại tương xứng với an ninh và diễn tiến lợi ích quốc gia, bảo vệ chủ quyền quốc gia, quyền và lợi ích hàng hải, bảo toàn các SLOC chiến lược và quyền lợi hải ngoại, và tham gia hợp tác hàng hải quốc tế [… ]
Trên thực tế, điều đó sẽ có nghĩa là Hải quân PLA di chuyển từ trọng tâm “phòng vệ nội hải” sang trọng tâm cân bằng “phòng vệ nội hải” và “phòng vệ hải phận quốc tế”. Về bản chất, Trung Quốc muốn thủ nhiều hơn một vai trò trong việc bảo đảm hành lang an toàn cho tàu mình qua lại vùng biển quốc tế -một vai trò do Hoa Kỳ thống trị trong 70 năm qua. Các điều dẫn trên nhằm vào nhu cầu “bảo toàn các SLOC chiến lược [tuyến giao thông trên biển] và quyền lợi hải ngoại” là một phần của trọng tâm mới về “bảo vệ các hải phận quốc tế”.
Việc tạo ra sự lo lắng trong vùng về sự trỗi dậy của Trung Quốc, đặc biệt là liên quan đến động thái đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền ở các khu vực tranh chấp, Trung Quốc như một tay sen đầm khu vực (ít nhiều toàn cầu) có thể không yên vị mấy. Trung Quốc dường như ý thức được sự căng thẳng này và hết sức cố gắng nhấn mạnh rằng ý chí của họ không lạm dụng vai trò toàn cầu tăng lên của mình. Phát ngôn Viên Dương đã tìm cách dập tắt nỗi sợ hãi bằng cách phủ nhận chuyện Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ quân sự ở nước ngoài, mặc dù báo chí tường thuật rằng Trung Quốc đang theo đuổi một căn cứ ở Djibouti. Trung Quốc “sẽ không bao giờ mưu tìm bá quyền, bành trướng”, Sách Trắng nhấn mạnh. Liệu các lân bang của họ có tin tuyên bố nầy là một tồn nghi hoàn toàn khác không?
TQ Nam dịch
Nguồn: http://thediplomat.com/2015/05/in-new-white-paper-chinas-military-embraces-global-mission/
Sách Trắng bắt đầu với một sự nhấn mạnh quả quyết: “Thế chiến là bất khả và tình hình quốc tế nói chung được kỳ vọng vẫn là hòa bình”. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là Trung Quốc cũng thừa nhận một loạt đe dọa đến cả nền hòa bình thế giới lẫn lợi ích quốc gia riêng của Trung Quốc : “chính trị quyền lực” và cạnh tranh quốc tế về ảnh hưởng, “Tân CN can thiệp”, chủ nghĩa khủng bố, và “các tranh cấp về sắc tộc, tôn giáo, biên giới và lãnh thổ” dẫn đến các cuộc chiến tranh quy mô nhỏ có thể có và đang diễn ra.
Theo ngôn từ của Sách Trắng, “các vấn đề an ninh quốc gia đối mặt với Trung Quốc bao gồm nhiều đối tượng hơn, mở rộng trên một phạm vi lớn hơn, và bao trùm một khoảng thời gian dài hơn bất cứ lúc nào trong lịch sử của đất nước”. Phạm vi lớn hơn của các mối đe dọa đòi một phạm vi đáp trả lớn hơn: “Để đáp ứng yêu cầu mới từ lợi ích chiến lược phát triển của đất nước, lực lượng vũ trang sẽ tham gia tích cực vào cả hai hợp tác an ninh khu vực và quốc tế lẫn bảo vệ hiệu quả lợi ích của Trung Quốc ở quốc ngoại”.
Các nhà quan sát từ lâu đã dự kiến vai trò toàn cầu của quân đội Trung Quốc tăng lên khi lợi ích ở nước ngoài gia tăng. Ví dụ, vụ di tản lịch sử c các công dân từ Libya hồi năm 2011 của Trung Quốc nhanh chóng trở thành một điều trong tiêu chuẩn mới khi PLA lặp lại kỳ tích hồi đầu năm nay qua cuộc di tản công dân mình và người nước ngoài khỏi Yemen. Các khoản đầu tư to lớn của Trung Quốc ở Sudan và Nam Sudan chắc chắn cũng đóng một vai trò trong quyết định chưa từng có là gửi nguyên một tiểu đoàn tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình LHQ tại Nam Sudan.
Sách Trắng đưa ra sự xác nhận rõ ràng rằng, PLA sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động và khả năng của mình. Điều đó có ý nghĩa đối với từng loại nhiệm vụ chính. Nói chung, PLA đang tìm cách chuyển dần từ một tiêu điểm hẹp bảo vệ lãnh thổ của mình và khu ngoại biên gần, sang khả năng bảo vệ và bảo đảm lợi ích quốc gia của Trung Quốc ở hải ngoại xa hơn.
Đối với quân đội PLA, nó có nghĩa là tiếp tục chuyển dịch “từ phòng thủ sân nhà sang vận động liên sân” – tức khả năng thực hiện các hoạt động quân sự ở các vùng khác nhau. Điều này đạt được bằng cách xây dựng “đơn vị nhỏ, đa chức năng và có tính mô-đun” có khả năng thích ứng và linh hoạt hơn và do đó phù hợp hơn để ứng phó với các khủng hoảng.
Tương tự, Không quân PLA sẽ chuyển “từ phòng vệ lãnh thổ sang phòng vệ và tấn công”. Các khả năng mới và được cải thiện ở các lĩnh vực như không kích, không vận, và biện pháp trả đũa thông tin sẽ làm tăng khả năng của Không quân TQ để đáp trả với các khủng hoảng ở hải ngoại.
Nhưng sự thay đổi lớn nhất là dành cho Hải quân PLA. Sách Trắng đóng dấu lĩnh vực hàng hải là một trong bốn “lĩnh vực an ninh quan trọng” (cùng với các lĩnh vực khác là không gian, không gian mạng, và lĩnh vực hạt nhân) mà Trung Quốc phải tăng cường khả năng của mình. Theo đó, Sách Trắng kêu gọi Trung Quốc từ bỏ “tâm lý truyền thống trong đất hơn trọng biển” – biển làm thay đổi tư duy chiến lược của Trung Quốc do sự gia tăng lợi ích quốc gia ở hải ngoại. Như Sách trắng đề ra:
Nó cần thiết cho Trung Quốc phát triển một cơ cấu lực lượng hải quân hiện đại tương xứng với an ninh và diễn tiến lợi ích quốc gia, bảo vệ chủ quyền quốc gia, quyền và lợi ích hàng hải, bảo toàn các SLOC chiến lược và quyền lợi hải ngoại, và tham gia hợp tác hàng hải quốc tế [… ]
Trên thực tế, điều đó sẽ có nghĩa là Hải quân PLA di chuyển từ trọng tâm “phòng vệ nội hải” sang trọng tâm cân bằng “phòng vệ nội hải” và “phòng vệ hải phận quốc tế”. Về bản chất, Trung Quốc muốn thủ nhiều hơn một vai trò trong việc bảo đảm hành lang an toàn cho tàu mình qua lại vùng biển quốc tế -một vai trò do Hoa Kỳ thống trị trong 70 năm qua. Các điều dẫn trên nhằm vào nhu cầu “bảo toàn các SLOC chiến lược [tuyến giao thông trên biển] và quyền lợi hải ngoại” là một phần của trọng tâm mới về “bảo vệ các hải phận quốc tế”.
Việc tạo ra sự lo lắng trong vùng về sự trỗi dậy của Trung Quốc, đặc biệt là liên quan đến động thái đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền ở các khu vực tranh chấp, Trung Quốc như một tay sen đầm khu vực (ít nhiều toàn cầu) có thể không yên vị mấy. Trung Quốc dường như ý thức được sự căng thẳng này và hết sức cố gắng nhấn mạnh rằng ý chí của họ không lạm dụng vai trò toàn cầu tăng lên của mình. Phát ngôn Viên Dương đã tìm cách dập tắt nỗi sợ hãi bằng cách phủ nhận chuyện Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ quân sự ở nước ngoài, mặc dù báo chí tường thuật rằng Trung Quốc đang theo đuổi một căn cứ ở Djibouti. Trung Quốc “sẽ không bao giờ mưu tìm bá quyền, bành trướng”, Sách Trắng nhấn mạnh. Liệu các lân bang của họ có tin tuyên bố nầy là một tồn nghi hoàn toàn khác không?
TQ Nam dịch
Nguồn: http://thediplomat.com/2015/05/in-new-white-paper-chinas-military-embraces-global-mission/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét