Bãi đá ngầm Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa – Photo: Asia Maritime Transparency Initi
The Sydney Morning Herald * Nguyễn Hùng – Trần Hoài Nam (Danlambao) lược dịch
– Trung cộng đang xây cất các đảo nhân tạo và thiết lập các cơ sở vật
chất trong khu vực Biển Đông mặc dù nhiều quốc gia đang tuyên bố chủ
quyền một phần của khu vực đó. Nhưng tại sao và bằng cách nào mà Trung
cộng làm việc này? Dưới đây là các câu trả lời.
Trung cộng đang xây dựng những gì tại Biển Đông?
Dùng kỹ thuật nạo vét và bồi lấn đất, Trung cộng đã biến đổi những
rạn san hô chìm tại quần đảo Trường Sa thành những hòn đảo nhân tạo có
khả năng dùng làm các phi trường, cảng nước sâu và các cơ sở sẵn sàng
cho các hoạt động quân sự. Những bức hình chụp từ vệ tinh đã cho thấy
công tác xây cất bến tàu, các nhà máy làm xi măng và một bải đáp trực
thăng, như các cấu trúc này trên rạn san hô Gạc Ma – Johnson Reef.
Chuyên viên phân tích thuộc Viên nghiên cứu Quốc phòng Jane đã đưa
ra ý kiến rằng những hình ảnh cho thấy “một chiến dịch có bài bản và
hoạch định kỹ lưỡng để tạo ra một chuổi pháo đài có khả năng phòng không
và bảo vệ hải phận” xuyên suốt dãy các hòn đảo.
Điều gì đưa đến tình trạng tranh chấp Biển Đông?
Khu vực Biển Đông nắm giữ vị trí chiến lược rất to lớn do vị trí
của nó – được bao bọc về phía Nam nước Tàu, phía Tây Phi Luât Tân, Bắc
nước Mã Lai, phía Đông của Việt Nam và Cam Bốt – chiếm hơn phân nữa số
lượng hàng hóa giao thương của Úc.
Vùng đó cũng chứa nhiều dầu và khí đốt thiên nhiên dưới lòng biển có khả năng khai thác cao.
Những vùng tranh chấp bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường sa, cụ thể:
Fiery Cross Reef (được chụp theo thời gian:
Add caption |
Mischief Reef, được chụp ngày 17/03/2015:
Hughes Reef, được chụp ngày 14/11/2014:
Cuarteron Reef, được chụp ngày 15/11/2014 và theo thứ tự thời gian:
Gaven Reef, ngày 15/11/2014 và theo thứ tự thời gian:
Có sáu quốc gia đòi chủ quyền trên các vùng biển bao gồm các đảo
trùng lấp nhau: Trung cộng, Việt Nam, Phi Luật Tân, Đài Loan, Mã Lai và
Brunei. Trung cộng, quốc gia đánh dấu vùng chủ quyền trên bản đổ của họ
với đường lãnh hải “chín đoạn”, dành chủ quyền đền gần 90% diện tích
Biển Đông.
Tranh chấp lãnh hải, vốn bắt đầu từ nhiều thế kỷ qua, đã nhanh
chóng gia tăng cường độ trong những tháng qua, phát xuất từ công tác bồi
lấn đất với qui mô lớn và nhanh chóng tại các rạn san hô ngầm trong
quần đảo Trường Sa, làm cho các nước trong khu vực lo lắng rằng Bắc Kinh
có ý đồ dùng chúng cho các mục đích quân sự.
Tại sao Trung cộng đang xây dựng trên Biển Đông?
Lý luận của Trung cộng thật là trơ trẻn: Họ bảo họ có quyền chủ
quyền để xây dựng tại khu vực này. Bộ Quốc phòng TC đã so sánh việc xây
dựng các đảo nhân tạo là những công tác xây dựng bình thường, như đang
xảy ra tại những nơi khác trong nước Tàu.
Trung cộng cũng cho biết các đảo nhân tạo mới sẽ được sử dụng cho
mục đích nhân đạo, bảo vệ môi trường, nghề cá và các mục đích khác.
Nhưng các nước đang tranh chấp chủ quyền khác trong khu vực, cũng
như Mỹ và Úc, đã nêu lên câu hỏi về ý đồ thực sự của Trung cộng và coi
việc cho tiếp tục xây dựng trong khi tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chưa
được giải quyết là việc làm không giúp giải quyết các tranh chấp. “Việc
xây dựng các đảo nhân tạo chỉ gây thêm tình trạng tệ hại nhằm thay đổi
hiện trạng trong khu vực trong khi chưa có giãi quyết rỏ ràng về tình
trạng đòi chủ quyền”, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Dennis Richardson
cho biết.
Trung cộng đã thường xuyên biện hộ rằng Việt Nam và Mã Lai Á cũng
đã tiến hành bồi lấn đất tại các đảo họ đang kiểm soát, mặc dầu tầm mức
các việc làm của Bắc Kinh vượt xa so với hai nước láng giềng này.
Công tác xây dựng (các đảo nhân tạo) được thực hiện ra sao?
Theo Cơ quan Minh Bạch về Hàng hải Á châu, trong một thí dụ, Rạn
san hô Fiery Cross Reef, công tác tạo dựng thêm đất (bồi lấn đất) bắt
đầu vào năm ngoái và đã mở rộng một vùng đất dài 3 km và rộng 200-300 m.
Trước kia rạn san hô này nằm dưới mặt nước biển khi thủy triều lên “chỉ
nhô hai mô đá”.
Đây là cấu trúc cũ nhất trên đảo này, cho thấy nó được xây trên mực nước biển trước khi công tác bồi lấn đất được thực hiện:
Và cùng một cấu trúc trong thời gian gần đây:
Và cùng một cấu trúc trong thời gian gần đây:
Không ảnh từ vệ tinh đã xác định vài nhà máy sản xuất xi măng trên đảo (nhân tạo)
Những cấu trúc hiện nay bao gồm lên đến 80% các tòa nhà cố định hay
bán cố định và một đường băng máy bay dài 3110 mét có khả năng được các
loại máy bay sử dụng kể cả các phi cơ chiến đấu:
Các cơ sở bến cảng gồm năm bến tàu.
Các hệ lụy gì từ việc tạo dựng các đảo nhân tạo?
Phi Luật Tân, một trong số các quốc gia giành chủ quyền khác ngoài
Trung cộng đã lên tiếng lo ngại rằng, Trung cộng với sự to lớn về kinh
tế và sức mạnh quân sự ngày càng tăng, đang sử dụng các hoạt động xây
dựng của mình để áp đặt quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa và Biển Đông,
và nhự vậy nhằm bắt nạt các quốc gia láng giềng nhỏ hơn.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng là Hoa Xuân Oánh đã phản
pháo: “Đây là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng đến Philippines – Trung cộng sẽ
không bắt nạt các nước nhỏ, trong khi đó, các nước nhỏ sẽ không được cố
ý không ngừng làm cho tình hình rắc rối”.
Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, “hòn đảo” được công nhận
quyền lãnh thổ quan trọng hơn nhiều so với mỏm đá hoặc hình dạng khác.
Các nước láng giềng của Trung cộng lo sợ việc xây dựng hòn đảo nhân tạo
của Trung cộng là nhằm củng cố hành động tuyên bố chủ quyền của TC, từ
đó thể suy ra các quyền hàng hải và độc quyền khai thác tài nguyên năng
lượng dưới lòng biển.
“Theo luật pháp quốc tế, rõ ràng là không có bất kỳ số lượng nạo
vét, xây dựng sẽ làm thay đổi hoặc tăng cường sức mạnh pháp lý của yêu
sách lãnh thổ của một quốc gia,” Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ
đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương cho biết. “Dù cho bạn có đổ bao
nhiêu đống cát trên một rạn san hô ở Biển Đông, bạn không thể sản xuất
ra chủ quyền lãnh thổ”.
Tại sao Mỹ và Úc can dự vào?
Xuất phát từ số lượng hàng hóa di chuyền xuyên qua khu vực Biển
Đông, Mỹ và các nước khác trong cộng đồng quốc tế nói rằng họ muốn bảo
đảm không có những mối đe dọa tự do hàng hải trong khu vực. Đó cũng là
một phần của chiến lược rộng lớn hơn của Mỹ “chuyển trục” hướng về châu
Á.
Nhưng Bắc Kinh đã nổi giận trước sự can dự của Mỹ, gán cho hành
động của Mỹ là “phá quẩy” thúc đẩy bởi lòng mong muốn của Washington
nhằm hạn chế sự trỗi dậy của Trung cộng.
Giống như Mỹ, Úc cho biết họ không đứng về phía bên nào liên quan
đến các yêu sách lãnh thổ, nhưng phản đối các hành động khiêu khích có
thể làm mất ổn định đến hiện trạng của khu vực Biển Đông, lý do vì lợi
ích quốc gia cần bảo đảm an toàn trên các tuyến đường hàng hải, cùng với
sự ổn định và tự do hàng hải, và các đường bay xuyên ngang Biển Đông.
Ngày 31/05/2015
Nguồn:
The Sydney Morning Herald
South China Sea dispute: What you need to know
Nguồn:
The Sydney Morning Herald
South China Sea dispute: What you need to know
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét