Trong nhiều năm qua, chưa bao giờ quân
đội Việt Nam có một dàn lãnh đạo thống nhất và đoàn kết như bây giờ. Sự
đoàn kết này không phải là sự đoàn kết tiến bộ vì một mục đích cao cả
nào. Sự đoàn kết của quân đội lần này là do phe phái thắng thế tạo vây
cánh, đưa những người của mình vào nắm những chức vụ quan trọng nhất
trong quân đội.
Chủ nhiệm tổng cục chính trị cũ Ngô Xuân
Lịch được đôn lên làm bộ trưởng quốc phòng, phó chủ nhiệm tổng cục chính
trị Lương Cường được đưa lên làm chủ nhiệm tổng cục chính trị. Cả hai
nhân vật này đều được Nguyễn Phú Trọng đưa lên từ quân khu 3, nơi trước
kia Lịch làm chủ nhiệm ở đó và Cường làm phó.
Đến bây giờ trên cương vị chủ tịch quân
uỷ trung ương với hai người thân tín của mình là Lịch và Cường đứng đầu
quân đội. Nguyễn Phú Trọng đã hoàn tất cuộc kiểm soát quyền lực trong
quân đội. Quân uỷ trung ương là cơ quan đầu não hoạch định chiến lược
trong quân đội. Trong tương lai từ bây giờ trở đi, thái độ và hành động
của quân đội nhân dân Việt Nam tích cực hay tiêu cực thế nào đều do nhóm
ba người này có quyết định ảnh hưởng nhất.
Chính sách của quân đội Việt Nam từ khi
ba người này nắm quyền là bên ngoài tăng cường quan hệ mật thiết với bộ
quốc phòng Trung Quốc, bên trong tăng cường đấu tranh giữ vững chế độ
XHCN, bảo vệ Đảng CSVN. Các diễn biễn tới đây dự đoán tình hình biển
Đông sẽ xung đột nghiêm trọng hơn trong tương lai. Trong hoàn cảnh đó,
tư tưởng quân đội Việt Nam có thay đổi hay không thì cần phải đợi đến
lúc đó mới biết. Nhưng với những gì thể hiện bây giờ, người ta vẫn thấy
chủ trương gắn bó mật thiết với quân đội Trung Quốc vẫn là chủ trương
chính của quân đội Việt Nam.
Hành động này của Nguyễn Phú Trọng còn có
mục đích ngăn chặn làn sóng đòi phi chính trị hoá quân đội đang dâng
cao trong xã hội. Đáp lại làn sóng đó, Trọng đưa cả hai tướng thuộc tổng
cục chính trị nắm quân đội. Khẳng định việc Đảng CSVN không những chẳng
lùi bước trước đòi hỏi phi chính trị hoá quân đội mà trái lại còn gia
tăng việc đặt quân đội dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Mặc dù đã đảm bảo quân đội được kiểm soát
chặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nguyễn Phú Trọng dường như chưa an tâm.
Làn sóng đòi hỏi dân chủ có thể len lỏi vào một cơ quan khác, đó là mặt
trận tổ quốc Việt Nam. Nơi sẽ đưa người vào trong quốc hội. Nguy hiểm
cho đảng cộng sản từ phía cơ quan này không nhiều, nhưng không phải là
không có thể xảy ra. Nguyễn Phú Trọng đã cẩn thận đưa người của Đảng là
Trương Thị Mai vào nắm giữ cơ quan này. Mai vốn là bí thư thường trực
đoàn thanh niên CSHCM, nơi rèn giũa và nhồi sọ con người trung thành lý
tưởng cộng sản. Trước khi đưa Mai vào nắm mặt trận. Trọng đã đưa mai vào
Bộ Chính Trị, giao cho chức Trưởng Ban Dân Vận Trung Ương , khi đã tạo
cho Mai đầy đủ sức mạnh trong Đảng, Trọng đưa Mai sang cai quản mặt trận
tổ quốc Việt Nam để kiểm soát cơ quan này. Mặc dù cơ quan này đã được
uỷ viên Bộ Chính Trj Nguyễn Thiện Nhân lãnh đạo. Nhưng Nguyễn Phú Trọng
dường như không yên tâm lắm trước việc vừa qua có nhiều người bên ngoài
đảng tự ứng cử quốc hội.
Với bề dày được nhồi sọ trong thời gian
công tác đoàn, đến nay được vào bộ chính trị và kiêm chức trưởng ban dân
vận trung ương. Khi kiểm soát mặt trận tổ quốc Việt Nam, Trương Thị Mai
sẽ bịt kín kẻ hở mà dân chủ có thể len qua khe cửa hẹp này đi vào chính
trường Việt Nam.
Không kể đến việc đưa những tướng lĩnh
công an vào nắm Viện kiểm sát, toà án, công tác nhân sự của Đảng. Chỉ
cần nhìn hai cơ quan quân đội và mặt trận được Nguyễn Phú Trọng sắp đặt
người như thế nào. Đã thấy Trọng rất cảnh giác với dân chủ, nếu không
nói rằng Trọng đã triệt tiêu mọi mầm sống của dân chủ tự do một cách
gián tiếp cực tinh vi.
Nguyễn Phú Trọng và bộ sậu mới của ông ta
ít điều tiếng về tham nhũng hơn bộ sậu mà phe ông ta đã gạt bỏ được ở
đại hội 12. Nhưng điều đó cũng không chắc chắn rằng tương lai, bộ sậu
của Nguyễn Phú Trọng sẽ không tham nhũng. Có thể trước kia những nhân
vật này không tham nhũng, vì điều kiện tiếp cận cơ hội tham nhũng đều
nằm trong tay đối thủ. Đến nay, khi hoàn toàn gạt bỏ được những đối thủ
mà phe Trọng gọi là ” nhóm lợi ích ”, người ta lại thấy một nhóm lợi ích
mới xuất hiện ở những dự án như tháp truyền hình Hà Nội, Tập đoàn FLC,
dự án tâm linh Hồ Núi Cốc……
Nguy cơ tham nhũng, lợi ích nhóm không có
gì chứng minh rằng nó sẽ được giảm. Nhưng nguy cơ sự mất dân chủ, sự
độc tài đảng trị được củng cố mạnh hơn là những điều có thể dễ dàng nhìn
thấy ngay tận mắt. Không thể hy vọng tham nhũng, lợi ích nhóm sẽ được
giải quyết bằng cách thâu tóm quyền lực tập trung về tay đảng trị. Thực
tế chứng minh rằng mọi tham nhũng đều bắt đầu từ những đảng viên có
quyền lực mà ra. Nguyễn Phú Trọng đã ra sức kêu gào và hành động để thâu
tóm quyền lực về tay Đảng dưới chiêu bài Xây dựng đảng, thay đổi phương
cách lãnh đạo.
Một số người đã vội sớm ca ngợi rằng
trong hàng ngũ lãnh đạo mới có dáng vẻ trong sạch hơn. Đây là nhận xét
cảm tính, nó chỉ đúng với cách đây hơn 30 năm về trước ở thời bao cấp,
thời mà không có gì để tham nhũng được, hoặc có tham nhũng được cũng
không đáng bao nhiêu. Bây giờ là thời của kinh tế thị trường, của hội
nhập kinh tế, của đầu tư, chứng khoán, cổ phần hoá. Cái cần hy vọng là ở
chính sách , ở luật pháp, ở hiến pháp để phân định và kiểm soát quyền
lực, là dân chủ được thể chế hoá. Chứ không thể trông mong vào một chế
độ độc tài đảng trị trong đó có một vài lãnh tụ liêm khiết, trong sạch.
Để rồi thời gian sau tất cả lại đi vào vết xe tham nhũng, lợi ích nhóm
như cũ.
Những lãnh đạo ĐCSVN lấy cớ mình trong
sạch để bịt mọi ngõ ngách dân chủ, tập trung quyền lực về mình…như thế
chỉ khiến cho nguy cơ tham nhũng càng lớn hơn, vì ai biết được đến lúc
nào họ sẽ hết trong sạch trong thời mở cửa như bây giờ. Tâm lý trông chờ
vào lãnh đạo cộng sản tự họ giữ gìn họ liêm khiết là tâm lý thờ phụng
cộng sản. Tâm lý trông mong , cầu xin. Tâm lý ấy chỉ khiến cho Đảng cộng
sản càng tự cao và tự tin để tham nhũng.
Nếu Nguyễn Phú Trọng và bộ sậu mới lên tự
tin rằng họ là người đổi mới, là những người trong sạch. Tại sao họ
phải tìm mọi cách nắm giữ quyền lực như đã nắm mặt trận , quân đội, toà
án, viện kiểm sát, công an, truyền thông…. và tìm mọi cách bóp nghẹt dân
chủ điển hình như vụ những người tự ra ứng cử vừa qua.
Mầm mống của tham nhũng nằm ở sự độc tài.
Các bằng chứng diễn ra cho thấy Nguyễn Phú Trọng đang triệt hạ dân chủ
thâm độc hơn và đẩy mạnh sự độc tài trắng trợn nhiều hơn. Lẽ nào sẽ có
một sự độc tài trong sạch diễn ra tới đây ở Việt Nam.? Lẽ nào sự liêm
khiết của Trọng sẽ làm thức tỉnh 19 uỷ viên bộ chính trị và hàng trăm uỷ
viên trung ương đảng cộng sản Việt Nam học hỏi và theo gương, dẫn đến
một đảng trị độc tài trong sạch.?
Vài chục năm về trước, may ra có thể mơ
giấc mơ như thế, đó là nói may ra. Nhìn những gì đang diễn ra trong cuộc
sống hiện nay, từ thằng con bí thư huyện ở Hải Dương thôi đừng nói đến
con của uỷ viên Bộ chính trị. Mà mơ giấc mơ như thế thực hão huyền, nếu
không nói là lập lờ để đánh lạc hướng dư luận, khiến dư luận hy vọng mơ
hồ theo rằng Đảng của Trọng bây giờ sẽ liêm khiết, trong sạch. Đấy là
dạng bồi bút tinh vi của thế lực đảng trị mới rêu rao cho dân chúng tin
vậy.
Chẳng thể nào củng cố độc tài để chống
được tham nhũng cả. Đó mới là sự thực. Chẳng có sự độc tài nào trong
sạch được lâu cả, đó là lịch sử đã chứng minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét