Phạm lê Vương Các FB
Nguyễn
Viết Dũng có xăm chữ “Sát Cộng” trên bắp tay đã gây ra nhiều tranh cãi.
Có ý kiến cho rằng đây là quyền tự do quan điểm, bày tỏ chính kiến của
cá nhân Dũng. Nhưng có ý kiến cho rằng nội dung này mang tính kích động
bạo lực. Có thể thấy việc ủng hộ hay phê phán hình xăm này phần lớn được
soi chiếu dưới quan điểm chính trị của trạng thái yêu và ghét. Bài viết
này sẽ phân tích về mặt pháp lý hình xăm chữ “Sát Cộng” của Dũng có
được thừa nhận theo Luật Nhân quyền Quốc tế hay không.
1. Quyền tự
do quan điểm và biểu đạt được ghi nhận trong Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc
tế Nhân quyền, được tái khẳng định và cụ thể hóa trong Điều 19 Công ước
quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).
Theo Khoản 1 và 2 Điều 19 của ICCPR: “Mọi người đều có quyền giữ quan
điểm của mình mà không bị ai can thiệp. Mọi người có quyền tự do biểu
đạt; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông
tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng
miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất
kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ".
Tuy nhiên, Khoản 3 Điều 19 này cũng xác định “quyền tự do biểu đạt”
không phải là một quyền tuyệt đối mà có thể phải chịu một số hạn chế
nhất định được quy định trong pháp luật và là cần thiết để tôn trọng các
quyền hoặc uy tín của người khác và để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự
công cộng, sự bình yên hoặc đạo đức xã hội.
2. Trong Bình luận
chung số 10 Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc giải thích về phạm vi giới
hạn của quyền này, Ủy ban đã phân biệt giữa “quyền tự do quan điểm” với
“quyền tự do biểu đạt”. Ủy ban khẳng định quyền tự do quan điểm (thuộc
phần nội tâm-bên trong) là quyền tuyệt đối, không được hạn chế hay tước
bỏ trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả trong tình huống khẩn cấp của quốc
gia. Tuy nhiên, quyền tự do biểu đạt (phần thể hiện ra ngoài) có thể
phải chịu những hạn chế nhất định.
3. Trở lại trường hợp của Dũng,
nếu Dũng có quan điểm “Sát Cộng” hay “Giải trừ cộng sản” thì đó là quyền
tự do quan điểm, là suy nghĩ thuộc phần nội tâm- bên trong của cá nhân
Dũng, Dũng có quyền giữ lấy vì được thừa nhận và bảo vệ theo Luật Nhân
quyền Quốc tế.
Tuy nhiên, khi quan điểm này đã được xăm lên bắp tay
thì nó không còn là phần tự do quan điểm, mà nó đã chuyển sang phần “tự
do biểu đạt” (thể hiện ra bên ngoài). Và vì vậy, sự biểu đạt này có thể
phải chịu những hạn chế nhất định theo quy định Khoản 3 Điều 19 của
ICCPR.
4. Xăm chữ “Sát Cộng”, từ "Sát" hiểu theo đúng nghĩa là Giết
hay Tiêu diệt. Nếu hiểu theo một cách nhẹ nhàng nhất có thể, thì nội
dung của nó vẫn là mang tính thù ghét nhắm vào một nhóm người, một hệ tư
tưởng. Điều này là không được thừa nhận theo luật Nhân quyền quốc tế vì
nó đã phạm vào "nguyên tắc gây hại". Nguyên tắc gây hại trong trường
hợp này là nội dung của nó rõ ràng đã thể hiện thông điệp mang tính thù
ghét, ẩn chứa bạo lực hoặc cổ súy bạo lực đang nhắm vào một nhóm người
và một hệ tư tưởng.
5. Hình xăm“Sát Cộng” - xuất phát từ những người
lính Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong chiến tranh. Đó là một phần của
lịch sử bắn giết nhau của dân tộc. Biểu đạt lại những nội dung này không
những không mang lại một giá trị gì tốt đẹp hơn khi hướng đến tương
lai, mà chỉ càng làm cho lòng khoan dung, sự hòa giải cho dân tộc càng
thêm khó khăn và bế tắc.
6. Từ góc nhìn chính trị, để tìm kiếm sự
thay đổi cho đất nước trong tương lai theo chiều hướng tiến bộ và nhân
bản hơn, cần đến các thông điệp mang giá trị phổ quát mà cả nhân loại
thừa nhận và đang phấn đấu để đạt được. Thông điệp về các giá trị Dân
chủ và Nhân quyền là một phương tiện tốt để nắm lấy và sử dụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét