DCVOnline
T. Dean Reed – Trà Mi lược dịch
Viên
sĩ quan hải quân Việt Nam trẻ tuổi, Thiếu tá Ngụy Văn Thà đã nổ súng
vào tàu chiến của Trung Quốc. Chỉ có một động cơ trên hộ tống hạm Nhật
Tảo còn hoạt động và ông đã không thể để tránh được loạt phản pháo kinh
hoàng.
Việt Nam chống xâm lược phương bắc
Dân Hà Nội biểu tình xuống đường tưởng
niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa với biểu ngữ ‘Tổ quốc ghi công, đời
đời nhớ ơn anh hùng Ngụy Văn Thà và đồng đội’. Nguồn: Reuters.
Trong lúc ba chiến hạm khác của hải quân
Việt Nam thoát khỏi vùng quần đảo Hoàng Sa, thủy thủ đoàn của ông trên
hộ tống hạm Nhật Tảo được lệnh bỏ tàu. Hạm trưởng, Ngụy Văn Thà, ở lại
với chiến hạm, ông và con tàu chìm xuống đáy Biển Đông.
Đó là câu chuyện 40 năm trước, ngày 19
tháng 1 năm 1974, khi Việt Nam Cộng hòa chống trả lại sự xâm lăng của
Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa.
Hôm nay, hành động anh hùng của Hạm
trưởng Ngụy Văn Thà vẫn sống trong lòng nhiều người Việt Nam như, một
cựu chiến binh 74 tuổi đã nói với Agence France Presse tại Hà Nội: “Chúng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ đất nước của chúng tôi.”
Ông nói cùng lúc với những cuộc biểu tình
bạo động chống lại các công ty Trung Quốc hoạt động tại Việt Nam, đốt
cháy nhiều nhà máy. Trung Quốc đã đưa một giàn khoan lớn, tị giá hàng tỷ
đô la đến vùng quần đảo Hoàng Sa nhưng cũng nằm trên thềm lục địa và
trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, là bùng nổ một cuộc đối đầu
mới nhất ở châu Á, hoặc , như Wall Street Journal đã viết: “Một tuần khác, lại một bước khác của Trung Quốc nhằm chinh phục biển Đông Nam Á.”
Đội tàu Việt Nam xung quanh giàn khoan
HS-981 đã bị một lực lượng tàu Trung Quốc bao vây, xịt vòi rồng và đâm
vào hông tàu. Kết quả là một bế tắc, rồi sau đó là phản ứng chết người
chống lại các công ty Trung Quốc, lời cầu cứu của thủ tướng Việt Nam, và
một sự thay đổi của các quốc gia Đông Nam Á khác trước đây sẵn sàng bỏ
qua hoặc chấp nhận chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.
Trung Quốc đặt giàn khoan khổng lồ ngay
sau chuyến đi của Tổng thống Barack Obama đến châu Á là một thách thức
đối với chính sách xoay trục của Mỹ sang châu Á, tăng cường sức mạnh của
đồng minh Nhật Bản và Philippines. Việt Nam không có Hiệp ước quân sự
với Hoa Kỳ
Tuy nhiên, điều nghịch lý là, Việt Nam, một chính phủ vừa là đồng chí vừa là anh em
với Cộng sản Trung Quốc và phụ thuộc vào thương mại của Trung Quốc,
trong lịch sử đã chống trả lại những cuộc xâm lược từ phương bắc. Những
cuộc tranh chấp đã dẫn đến những trận hải chiến và chiến tranh biên giới
trong lịch sử hai nước.
Trong khi Việt Nam và Philippines phản
đối Trung Quốc xâm lấn ở Biển Đông và Nhật Bản cương quyết bảo vệ quần
đảo Senkaku ở Biển Đông Trung Quốc, Mỹ và phần lớn thế giới vẫn chấp
nhận “sự trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc.
Có những dấu hiệu có thay đổi quan điểm.
Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng phê phán hành động “khiêu khích” của Trung
Quốc. Khi viên chức quân sự hàng thứ ba của Trung Quốc, tướng Fang
Fenghui, đến thăm Washington và cho biết Trung Quốc sẽ không “mất một
phân” [lãnh thổ], và đổ lỗi cho Mỹ để khuấy động vấn đề, Tham mưu trưởng
liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey đã trả lời, “Chúng tôi sẽ trả lời
những đe dọa.”
Trung Quốc đưa nhưng đề nghị vô vị về
quan hệ hòa bình, yêu cầu các nước láng giềng Đông Nam Á gặp gỡ và thảo
luận về vấn đề này. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không tuân theo thỏa thuận
dã có với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, không xâm chiếm lãnh thổ, và
TQ cũng sẽ không đồng ý với việc Tòa án Thế giới làm trọng tài trong
cuộc tranh chấp với Philippines, ngụ ý nói rằng “Chúng tôi là nước lớn
và bạn là nước nhỏ, và bạn phải một mình đến gặp chúng tôi.”
Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, trong
diễn văn tại một hội nghị quốc tế ở Thượng Hải, mô tả chính sách của ông
một cách ngắn gọn, “Kẻ nào định thổi tắt đèn người khác sẽ bị cháy râu.”
Trung Quốc đã từ bỏ “nụ cười ngoại giao”
của một vài năm trước đây và bây giờ đang làm áp lực các nước láng giềng
và xâm chiếm đất đai của họ. Hành động này đã làm thế giới sửng sốt.
Người ta nghi ngờ vì tình hình trong nước nên chính quyền Cộng sản Trung
Quốc đang cố gắng duy trì kiểm soát của một quốc gia rất lớn bằng cách
chuyển hướng chú ý của thế giới sang các vấn đề khác và dể khuấy động
tình cảm dân tộc (Đại Hán).
Tham nhũng vẫn còn tràn lan trong giới
lãnh đạo Trung Quốc, kể cả giới lãnh đạo quân đội. Kinh tế Trung Quốc đã
chậm lại. Những cao ốc trống vắng ở nhiều thành phố đã gây lo ngại về
cái bong bóng địa ốc và và xây dựng. Ở phía Tây, người Uighur (Duy Ngô
Nhĩ) ly khai đang dùng bạo lực chống lại chính quyền “Đại Hán” ở địa
phương. Dân chúng khắp nơi phản đối chính sách phát triển trên đất nông
nghiệp của Trung Quốc.
Nếu Trung Quốc định giảm bớt mối quan tâm
về các vấn đề trong nước bằng cách gia tăng hung hãn và quyền bá chủ ở
vùng biển phía nam và phía đông thì chỉ là vấn đề thời gian trước khi
một kịch bản đối đầu sẽ vượt khỏi vòng kiểm soát. [Như hay hơn kịch bản
công nhân biểu tình chống Trung Quốc đã trở thành bạo loạn ở Bình Dương,
Hà Tĩnh đã xảy ra? - TM]
Ngoài khơi Việt Nam, đội tàu TQ đang lượn
quanh và đoàn tàu chiến của Việt Nam còn nguy hiểm hơn cuộc phản đối
ngoại giao của Philippines khi Trung Quốc chiếm giữ hải đảo và các bãi
cát ngầm.
Trung Quốc tiếp tục khiêu khích và đổ lỗi cho những người bảo vệ lãnh thổ của họ. Đến một lúc nào đó sẽ có phản ứng.
Và người Việt Nam mày râu nhẵn nhụi sẽ không ngại việc râu bắt lửa.
© 2014 DCVOnline
Nguồn: Vietnam vs. China: The Captain Who Went Down With His Ship. T. Dean Reed. The Reed Report. 22/05/2014.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét