Phiatruoc
Đỗ Kim Thêm dịch, CTV Phía Trước
Kurt M. Campbell & Ely Ratner, Foreign Affair
(Số tháng Năm/tháng Sáu 2014)
Kurt M. Campbell & Ely Ratner, Foreign Affair
(Số tháng Năm/tháng Sáu 2014)
Hoa Kỳ
đang ở trong thời kỳ sơ khởi về một đề án cực kỳ quan trọng của đất
nước: chuyển hướng chính sách đối ngoại để quan tâm hơn và tập trung các
nguồn lực cho vùng châu Á Thái Bình Dương. Sau hơn một thập niên kết
ước tận tình với Nam Á Châu và Trung Đông, Hoa Kỳ đã thể hiện việc tái
lập những ưu tiên nhằm xét lại chiến lược trong thời kỳ cần thiết hơn
bao giờ hết. Chính sách này được cân nhắc dựa theo ý tưởng là phần lớn
lịch sử của thế kỷ XXI sẽ được viết ra tại vùng châu Á Thái Bình Dương,
một khu vực đang nghênh đón sự lãnh đạo của Hoa Kỳ và bù đắp cho kết ước
này sẽ là những ân thưởng về các nguồn lợi đầu tư chính trị, kinh tế và
quân sự.
***
Hành động quân bình hoá
Mặc dù
những lập luận quen thuộc chống lại tái quân bình không đứng vững, nhưng
chính sách gặp nhiều thách thức nghiêm trọng. Có lẽ khó khăn chính là
vấn đề thiếu nguồn nhân lực. Sau hơn một thế kỷ chiến tranh và chống
địch vận, Hoa Kỳ đã triển khai và phát huy một thế hệ gồm toàn là lính
chiến, nhà ngoại giao và chuyên gia tình báo lành nghề cho đấu tranh sắc
tộc tại Iraq, xung đột bộ lạc tại Afgahnistan, những chiến lược tái
thiết hậu xung đột, các Lực Lượng Đặc Nhiệm và các chiến thuật thám
thính không sử dụng người. Dù Washington không có những nỗ lực tương tự
nào để đào tạo một tầng lớp chuyên gia các vấn đề châu Á trong các chính
quyền, và có một số lượng đáng ngạc nhiên của các giới chức cao cấp đến
thăm khu vực này lần đầu tiên, khi họ đã đạt đến chức vụ then chốt vào
cuối đời công vụ. Đây là một mặt yếu kém đích thực trong nền tảng của
chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, bởi vì hầu hết các công chức lão luyện
gặp phải khó khăn khi lặn hụp trong hoàn cảnh phức tạp tại châu Á, mà
trước đó họ không hề có kinh nghiệm về khu vực này.
Vì thế,
chuyển trục về châu Á ảnh hưởng đến ngân sách của các cơ quan dân sự của
chính phủ, mà không ảnh hưởng đến Lầu Năm Góc, trong khi Hoa Kỳ đầu tư
nhiều hơn để đảm bảo được rằng các nhà ngoại giao, chuyên viên chương
trình viện trợ phát triển, giới đàm phán mậu dịch, chuyên gia tình báo
có được khả năng ngôn ngữ và đại diện tại châu Á mà họ cần có để có thể
hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.
Chuyển trục
cũng bị đặt trong tình hình khủng hoảng thuờng xuyên mà các khu vực
khác, đặc biệt nhất là Trung Đông, chắc sẽ tác động nhiều hơn. Cùng lúc,
áp lực do tình hình quốc nội tạo nên chắc chắn là càng nhiều hơn. Theo
sau mỗi một khủng hoảng Hoa Kỳ thời hiện đại, từ Thế Chiến I cho đến
chiến tranh vùng Vịnh 1990-1991, công luận đã tạo áp lực lên chính giới
và giới chức là cần chuyển hướng đến các vấn đề quốc nội. Thời gian 13
năm qua trong chiến tranh lại tạo ra một thái độ co mình lại theo bản
năng, nhưng lại được đề cao vì việc hồi phục kinh tế quá chậm chạp sau
thời khủng hoảng. Dù các ràng buộc do quốc tế và nhu cầu quốc phòng vẫn
còn trong chính sách của Hoa Kỳ, tại Quốc hội đã có những dấu hiệu tinh
tế, nhưng không quá khôn khéo, là Hoa Kỳ có thể sẽ đi vào một kỷ nguyên
mới mà những kết ước của Hoa Kỳ ở hải ngoại sẽ khó khăn hơn, thí dụ như
tại châu Á, cho dù đây là khu vực chính đem phúc lợi kinh tế cho đất
nước. Những cưỡng chế chính trị này làm cho công việc đã khó lại càng
khó hơn, khi liên hệ đến châu Á, lịch trình công việc quá nhiều cho thời
gian còn lại của chính quyền Obama và thời gian sắp tớí.
Các đối tác của chính sách chuyển trục
Tại châu Á,
kinh tế và an ninh là hai vấn đề kết chặt nhau, và Hoa Kỳ sẽ không có
khả năng duy trì sự lãnh đạo độc nhất thông qua quyền lực quân sự. Đó là
lý lo tại sao mà kết thúc thương ước TPP thành công là ưu tiên chính,
một vấn đề cần có sự thương thuyết khẩn trương với hải ngoại và Quốc
hội.
Thương ước
đem lại lợi trước mắt cho kinh tế Hoa Kỳ và tạo hệ thống mậu dịch trường
kỳ tại châu Á và không thể bị đình trệ do chủ thuyết bảo hộ. Tạo cho
Hoa Kỳ thêm một đòn bẩy để thương thuyết, Quốc hội cần tái thẩm định
thẩm quyền tăng tốc phát triển mậu dịch. Trong thể chế này thì sau khi
thương thuyết TPP và các thoả ưóc tự do mậu dịch khác, Nhà Trắng cần
trình Quốc hội phê chuẩn, mà không thể tu chỉnh hay trì hoãn các thương
lượng. Chính quyền Obama phải thúc đẩy chương trình năng lượng và gia
tăng xuất khẩu khí đốt hóa lỏng cho châu Á để gia tăng an ninh năng
lượng của các đồng minh và đối tác và chuyển đến họ một tín hiệu mạnh
của kết ước Hoa Kỳ về sự phát triển khu vực.
Kết ước đã
từng sâu đậm của Washington với Bắc Kinh đã đem lại nhiều thuận lợi khi
cả hai nước hợp tác trong sách lược đối với Iran và Bắc Triều Tiên trong
khi cách xử lý khủng hoảng về vùng biển Nam Trung Quốc vẫn còn tiềm
tàng. Nhưng Hoa Kỳ còn nhiều khó khăn trong mối quan hệ với Trung Quốc
đang trỗi dậy, mà giờ đây thành đối tác chiến lược như Tổng thống Bill
Clinton mô tả vào năm 1998 và cũng là một người cạnh tranh chiến lược
như Bush sau này có phụ họa.
Những nỗ
lực của Trung Quốc, thí dụ như nhắm thay đổi quy chế lãnh thổ trong vùng
biển Đông và Nam Trung Quốc, bằng cách thiết lập cách xác định bảo vệ
không phận tại biển Đông Trung Quốc, về các hải đảo mà Nhật Bản nắm giữ
thể hiện những thách thức hiện nay. Hoa Kỳ xác định là thái độ xét lại
là không phù hợp với bang gia Hoa Mỹ, ít nhất là trong khuôn mẫu mới của
các đại cường mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề nghị với Obama. Gần đây,
Washington theo theo một bước đúng đắn trong chiều hướng này khi các
giới chức công khai chất vấn các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc có hợp
pháp không và cảnh báo chống lại việc thiết lập vùng nhận dạng phòng
không, mà biển Nam Trung Quốc là một trường hợp.
Thông qua
việc vùng biển Hoa Đông, qua nhiều thập niên suy bại kinh tế, Thủ tướng
Shinzo Abe đang tìm cách chuyển hướng Nhật Bản và bơm cho đất nước một
cảm giác mới về lòng tự hào và uy thế. Washington sẽ tiếp tục thúc giục
Tokyo hành động một cách có kìm chế và nhạy cảm, đặc biệt nhất là khi có
dính líu tới những tranh luận liên quan đến thời phong kiến trong quá
khứ. Gần đây, Abe đã đi thăm đền Yashkuni Shrine nhằm vinh danh những
người quá cố trong chiến tranh Nhật, trong đó có một vài tội phạm chiến
tranh trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Việc thăm viếng này giúp cho ông
trong một vài địa phương tranh cử tại quê nhà, những phản ứng quốc tế
lại là một cái giá quá cao phải trả. Sự việc đặt nhiều vấn đề cho
Washington, thay đổi bang giao Nhật và Hàn Quốc và làm cho Trung Quốc tỏ
ra kiên quyết hơn là không có thiện chí thương thuyết trực tiếp vớí
Nhật trong khi Abe còn cầm quyền.
Chìm đắm
trong những bối cảnh ngoại giao, Hoa Kỳ muốn hợp tác với Lực Lượng Phòng
Vệ Dân Sự của Nhật Bản để cho Nhật Bản có một vai trò tích cực hơn
trong vấn đề an ninh cho khu vực và toàn thế giới. Chính sách này gây ra
tuyên truyền chống đối của Trung Quốc. Họ cho là tìm cách giải thích
hiện pháp Nhật và hiện đại hoá quân đội xem như đặc điểm của phản động
hay quân phiệt, thực ra đây là những bước tiến hợp lý hoàn toàn và muộn
màng. Hoa Kỳ cũng sẽ tập trung khà năng chính trị để cai thiện mối quan
hệ với Nhật Bản và Hàn Quốc. Mối quan hệ vững mạnh giữa hỗ trợ trong
việc ứng xử với Bắc Hàn, mối đe doạ ngày càng trầm trọng.
Những thách
thức trong vùng Đông Nam Á hoàn toàn khác biệt với Đông Bắc. nhưng ít
quan trọng hơn quyền lợi của Hoa Kỳ. Một số các quốc gia Đông Nam Á như
Cambodia, Malaysia, Miến và Thái đang trãi qua những biến động chính trị
mà có thể làm thay đổi chính sách ngoại giao. Do tình thế đòi hỏi, Hoa
Kỳ phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của dân chủ và nhân quyền, mà
không hành động một cách quá giáo điều hay bằng cách giảm đi tầm quan
trọng và ảnh hưởng. Chính ra là để đánh cược cho thắng, sách lược tốt
nhất là phải tập trung vào những đề tài mà toàn dân chúng trong khu vực
quan tâm, thí dụ như giáo dục, chống nghèo đói và phòng chống thiên tai,
và không quan trọng là ai đang nắm quyền.
Cộng thêm
vào sự tham gia của Hoa Kỳ trong các diễn đàn đa phương tại châu Á,
Washington phải hỗ trợ cho việc phát triển một trật tự khu vực trên căn
bản luật pháp bằng cách tung hết mọi sức để hỗ trợ cho nỗ lực sử dụng
luật quốc tế hay trọng tài để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại
biển Nam Trung Quốc. Philippines đã có những yêu sách cạnh tranh đối với
Trung Quốc trước Toà Án Quốc Tế về Luật Biển. Không phán xét nào trong
hiện tại về kết quả của các tranh chấp này, Washington phải giúp có được
một sự đồng thuận quốc tế bằng cách kêu gọi tất cả mọi quốc gia châu Á
công khai hỗ trợ cơ chế này bởi vì toà án biểu hiện sự thử thách cho
biết khu vực này có chuẩn bị xử lý các vụ tranh chấp thông qua phương
tiện luật pháp và hiếu hoà hay không
Hoa Kỳ
không thể tự mình thực hiện việc tái quân bình châu Á. Điểm chính là
mang các quốc gia châu Âu cùng đồng hành để tạo những đóng góp chính cho
khu vực trong lĩnh vực thí dụ như luật quốc tế và xây dựng thể chế. Nếu
chiều hướng của quan hệ song phương cho phép, Washington phải khám phá
cơ hội để đóng góp nhiều hơn cho Đông Á với Ấn Độ và Liên Xô. Và dĩ
nhiên điều cần yếu cho những quốc gia trong khu vực này, đặc biệt là tại
Đông Nam Á, chứng tỏ khả năng lãnh đạo và sáng kiến để bổ túc cho những
nỗ lực cuả Hoa Kỳ. Điểm chính của chính sách chuyển trục về châu Á nhằm
thúc đẩy tạo ra một khu vực cởi mở, hoà bình và thịnh vượng mà các
chính quyền dưạ vào luật pháp và thể chế để giải quyết các tranh chấp,
hơn là dựa vào cưỡng chế và bạo lực. Chuyển trục là sáng kiến của Hoa
Kỳ, nhưng thành công tối hậu sẽ không đơn thuần tùy thuộc vào
Washington./.
______
Kurt M.
Cambell, Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ chuyên trách Đông Á và Thái Bình
Dương (2009-2013), hiện là Giám đốc điều hành Asia Group.
Ely Ratner, Phụ tá Giám đốc Chương trình Đông Á Thái Bình Dương của Center for a New American Security.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét