Vietsuky
dangshi.people.com.cnTác giả: Lý Gia Trung
Người dịch: Quốc Thanh
29-4-2010
Ngày
18 tháng 1 năm 1950, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vừa mới được
thành lập không lâu đã thiết lập ngay quan hệ ngoại giao với nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa. Trung Quốc là nước đầu tiên thiết lập quan hệ
ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi đã công nhận nhà nước
này. Từ thập niên 60 đến thập niên 70 của thế kỷ 20, Trung Quốc với tư
cách là hậu phương lớn của Việt Nam, đã chi viện toàn lực cho các cuộc
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của Việt Nam, nhân dân hai nước kết
tình hữu nghị sâu đậm. Hồ Chí Minh từng dùng câu thơ “Mối tình hữu nghị Việt-Trung. Vừa là đồng chí vừa là anh em” để ca ngợi mối quan hệ tốt đẹp Trung-Việt.
Từ
sau thập niên 70 đến cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, quan hệ giữa hai
nước gặp khó khăn. Vấn đề chủ yếu là Việt Nam đưa quân xâm chiếm
Campuchia, dẫn đến căng thẳng cục diện khu vực, đồng thời khiến cho mối
quan hệ Trung-Việt bị rơi xuống đáy. Đến giữa thập niên 80, Việt Nam ý
thức được gánh nặng trầm trọng do vấn đề Campuchia mang lại, nên vào
tháng 3 năm 1985, lần đầu tiên đã tỏ ý muốn rút quân ra khỏi Campuchia.
Tháng 12 năm 1986, sau khi Nguyễn Văn Linh nhậm chức Tổng Bí thư, Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam càng chú trọng bắt tay vào việc điều chỉnh
các chính sách đối nội, đối ngoại ở biên độ lớn hơn, mong muốn giải
quyết vấn đề Campuchia và cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc. Nhà lãnh
đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình cũng đưa ra ý tưởng ổn định biên giới
phía nam. Lúc này, mối quan hệ Trung-Việt tuy ở vào trạng thái không
bình thường, nhưng cả hai bên đều cân nhắc đến đến chuyện áp dụng một
sáng kiến làm dịu căng thẳng nào đó.
Hòa giải
Lúc
10 giờ rưỡi sáng ngày 14 tháng 12 năm 1988, Bộ Ngoại giao Việt Nam gọi
điện tới Đại Sứ quán Trung Quốc nói, Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao
Việt Nam, Đinh Nho Liêm, mời Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam Lý Thế Thuần
tới Bộ Ngoại giao Việt Nam vào lúc 10 giờ sáng ngày 15 để bàn về vấn đề
quan hệ giữa hai nước, hy vọng Đại sứ Lý Thế Thuần cho biết, xem có thể
tới đúng hẹn được không. Xét về lý, đại sứ tới Bộ Ngoại giao nước sở tại
là chuyện hết sức bình thường, nhưng kể từ khi mối quan hệ Trung-Việt
trở nên xấu đi, nên Đại Sứ quán Trung Quốc gần như không còn qua lại gì
với các bộ, ngành phía Việt Nam nữa. Cho nên, phía Việt Nam bất ngờ gọi
điện tới như vậy tất nhiên đã khiến cho sứ quán hết sức thận trọng,
không dám khinh suất bày tỏ thái độ, mà ngay lập tức báo cáo thỉnh thị
trong nước. Tối hôm đó, trong nước đã trả lời là, Lý Thế Thuần có thể
tới gặp Đinh Nho Liêm, chủ yếu là xem đối phương nói những gì để báo cáo
lại với trong nước, đồng thời cũng tìm hiểu luôn ý đồ của phía Việt
Nam, nhưng không cần phải bày tỏ thái độ gì trong cuộc gặp mặt.
Sáng
ngày 15, đúng giờ hẹn, Lý Thế Thuần tới Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đinh
Nho Liêm trao trực tiếp bức thư của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch gửi cho Bộ
trưởng Tiền Kỳ Tham, yêu cầu phía Trung Quốc đồng ý cho Nguyễn Cơ Thạch
được tới Bắc Kinh vào trước tháng 3 năm 1989 để tổ chức cuộc gặp mặt
với Tiền Kỳ Tham. Bức thư viết: “Chúng tôi cho rằng, thời cơ để hai
nước Việt-Trung ngồi lại với nhau đã chín muồi. Chúng ta hãy hợp tác với
nhau, trên cơ sở đặt nền móng hòa giải dân tộc giữa các bên ở Campuchia
để tạo điều kiện cho việc đi đến các giải pháp chính trị một cách ổn
thỏa. Theo tinh thần này, tôi mạn phép được tới Bắc Kinh trong thời gian
sớm nhất mà ông cho là thích hợp, để tổ chức một cuộc gặp mặt bí mật
hoặc công khai”.
Đinh
Nho Liêm còn bổ sung thêm, Nguyễn Cơ Thạch trước đây từng 2 lần yêu cầu
được tới Bắc Kinh, phía Trung Quốc đều nói Tiền Kỳ Tham đang bận công
việc, xin phía Việt Nam thông cảm. Hiện tại phía Việt Nam mong ông Tiền
Kỳ Tham có thể thu xếp được thời gian trong vòng 3 tháng để gặp Nguyễn
Cơ Thạch. Phía Việt Nam thực sự mong muốn sớm giải quyết được vấn đề
Campuchia, thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, nhằm thuận
ứng được với xu thế phát triển chung của thế giới hiện tại.
Trong
nước đã nghiên cứu cẩn thận bức thư của Nguyễn Cơ Thạch, cùng buổi nói
chuyện với Đinh Nho Liêm, cho rằng lập trường của Việt Nam về vấn đề
Campuchia đã xuất hiện việc giảm lập trường cứng rắn mới, có thể tiến
hành tiếp xúc với phía Việt Nam về vấn đề quan hệ Trung-Việt và nhất là
về vấn đề Campuchia. Nhưng xét về cuộc gặp mặt cấp bộ trưởng ngoại giao
hai nước là một sáng kiến chính trị quan trọng, thì trong bối cảnh quan
hệ giữa hai nước khi ấy, thời cơ vẫn chưa chín muồi.
Tiếp
đó, vào ngày 23 tháng 12 đã trả lời Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc
mời Lý Thế Thuần hẹn với Đinh Nho Liêm: Phía Trung Quốc cho rằng, vẫn
còn nhiều công việc chuẩn bị phải làm để thực hiện cuộc gặp gỡ cấp bộ
trưởng ngoại giao hai nước, đề nghị phía Việt Nam cử một thứ trưởng
ngoại giao tới Bắc Kinh trong thời gian gần nhất về việc này, để sớm tổ
chức trao đổi nội bộ về các giải pháp chính trị, giải quyết vấn đề
Campuchia. Phía Trung Quốc còn đề nghị không công bố công khai bức thư
của Nguyễn Cơ Thạch, chuyện trao đổi tiếp xúc giữa hai bên cũng không
đưa tin công khai.
Sáng
ngày 24 tháng 12, Lý Thế Thuần tới gặp Đinh Nho Liêm để truyền đạt ý
kiến nói trên của phía Trung Quốc cho phía Việt Nam. Do trước đây phía
Trung Quốc đã hai lần không chấp nhận gặp mặt Nguyễn Cơ Thạch, cho nên
không thể dò được lần này phía Việt Nam sẽ trả lời phía Trung Quốc ra
sao. Trả lời của Lý Thế Thuần tuy không đề cập đến chuyện Nguyễn Cơ
Thạch tới Bắc Kinh, nhưng đồng ý cho phía Việt Nam cử một thứ trưởng
ngoại giao tới Bắc Kinh, thực tế là lập trường cũng đã bớt cứng rắn,
điều này khiến cho Đinh Nho Liêm không khỏi bất ngờ.
Đinh
Nho Liêm hai lần bày tỏ thái độ “hết sức cảm ơn”. Ông nói, phía Việt
Nam hết sức hoan nghênh sự trả lời nhanh chóng từ phía Trung Quốc về bức
thư của Nguyễn Cơ Thạch, hoan nghênh phía Trung Quốc đã bộc lộ thành ý
trong lời phúc đáp. Muốn tăng cường thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai
phía Việt-Trung, cần sớm tổ chức cuộc gặp mặt nội bộ giữa hai nước. Phía
Trung Quốc đề nghị phía Việt Nam cử trước một thứ trưởng ngoại giao tới
Bắc Kinh, để chuẩn bị cho cuộc gặp mặt cấp bộ trưởng ngoại giao hai
nước, đây là một bước đi tốt, đồng thời cũng rất cần thiết. Ông còn nói,
phía Việt Nam nhất trí với ý kiến của phía Trung Quốc, sự tiếp xúc và
trao đổi giữa hai nước hiện tại cần được tiến hành bí mật, không công
khai.
Lưu
Thuật Khanh nói, về thời điểm cuộc gặp mặt, phía Việt Nam có thể nêu ý
kiến trước, phía Trung Quốc sẽ xem xét. Phía Trung Quốc cho là vào đầu
tuần hay trung tuần tháng 1 năm 1989 đều có thể được. Về nội dung cuộc
gặp mặt, phía Trung Quốc biết vấn đề mà phía Việt Nam quan tâm nhất là
nhanh chóng thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Còn phía
Trung Quốc thì cho là phải giải quyết vấn đề Campuchia trước, rồi sau đó
mới nói đến chuyện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Lưu Thuật
Khanh nhấn mạnh, trong cuộc trao đổi lần này, thứ trưởng ngoại giao hai
nước sẽ tiến hành thảo luận, xoay quanh việc làm sao để có thể giải
quyết vấn đề Campuchia một cách công bằng, hợp lý, còn vấn đề bình
thường hóa quan hệ giữa hai nước thì để sau này hãy thảo luận.
Ngày
31 tháng 12, chuyên viên Vụ Trung Quốc Bộ ngoại giao Việt Nam, Nguyễn
Bá Cự đã thông báo cho Bí thư thứ hai Đại sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam
Hồ Càn Văn: Đoàn của ông Đinh Nho Liêm dự định sẽ đáp máy bay hàng không
dân dụng của Trung Quốc từ Bangkok tới Bắc Kinh vào (thứ hai) ngày 16
hoặc vào (thứ tư) ngày 18 tháng 1 năm 1989. Do khi đó cả đường sắt,
đường bộ lẫn đường hàng không giữa hai nước đều đã bị gián đoạn, nên
đoàn Đinh Nho Liêm chỉ có thể đi đường vòng để tới Bắc Kinh.
Ngày
10 tháng 1 năm 1989, chuyên viên Nguyễn Bá Cự thông báo với Hồ Càn Văn
về danh sách đoàn Đinh Nho Liêm. Nguyễn Bá Cự nói, mới đầu dự định đoàn
đại biểu gồm 4 người, nhưng phía Việt Nam do nhận thức đầy đủ về ý nghĩa
quan trọng của cuộc trao đổi lần này, cho nên đã quyết định từ 4 người
tăng lên đến 8 người, đó là Thứ trưởng thứ nhất Đinh Nho Liêm, Đại sứ
Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Minh Phương, Trợ lý Bộ trưởng Bộ ngoại
giao Đặng Nghiêm Hoành, Tham tán sứ quán tại Trung Quốc Hoàng Như Lý, Vụ
trưởng Vụ Trung Quốc Bộ ngoại giao Trần Hữu Nghĩa, chuyên viên Vụ Trung
Quốc Bộ ngoại giao kiêm phiên dịch Nguyễn Bá Cự, Bí thư thứ ba Sứ quán
tại Trung Quốc Chu Công Phùng và Tùy viên Sứ quán tại Trung Quốc Bùi
Trọng Vân. Nguyễn Bá Cự còn nói với Hồ Càn Văn rằng, phía Trung Quốc đồng ý bàn bạc với phía Việt Nam là một niềm khích lệ to lớn đối với cả đất nước Việt Nam.
Việt-Trung đối kháng nhau đã 10 năm, không thể tiếp tục đối kháng được
nữa. Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã phổ biến cho các cán bộ trung
cao cấp trong cả nước về việc hai nước Việt – Trung sắp sửa ngồi trao
đổi với nhau, tất cả mọi cán bộ đều tỏ ý hoan nghênh, đồng thời hy vọng
cuộc trao đổi sẽ thành công. Nguyễn Cơ Thạch cũng nói phía Việt Nam sẽ
không bỏ lỡ cơ hội nữa, mà sẽ nỗ lực cùng với phía Trung Quốc để đi đến
một hiệp định cả hai bên đều chấp nhận được.
Theo
sự sắp xếp của nhân viên tham gia cuộc trao đổi bên phía Việt Nam, phía
Trung Quốc quyết định sẽ có 6 người tham gia, đó là Thứ trưởng Lưu
Thuật Khanh, Trợ lý Bộ trưởng Từ Đôn Tín, Vụ phó Vụ Á châu Trương Thanh,
Tham tán Tạ Nguyệt Nga, Trưởng ban Lý Gia Trung, Phó ban kiêm phiên
dịch Hồ Chính Dược.
Ngày
13 tháng 1 năm 1989, đoàn Đinh Nho Liêm rời Hà Nội tới Bangkok. Thứ
trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên, Quyền Vụ trưởng Vụ Trung Quốc
Ngô Tất Tố và Đại sứ Lý Thế Thuần đã ra sân bay tiễn đoàn. Tại sân bay,
Đinh Nho Liêm nói với Lý Thế Thuần, tư tưởng chỉ đạo của phía Việt Nam
về cuộc trao đổi lần này là xóa bỏ bất đồng, hiểu biết lẫn nhau và
nhượng bộ cho nhau, hy vọng cả hai bên quan tâm và lắng nghe ý kiến của
đối phương, để cuộc trao đổi đạt được nhiều thành quả hơn.
Trao đổi
Lúc
6 giờ 20 phút chiều ngày 14 [tháng 1 năm 1989], đoàn Đinh Nho Liêm đáp
máy bay dân dụng hàng không của Trung Quốc từ Bangkok qua đường Quảng
Châu tới Bắc Kinh. Do cuộc trao đổi mật, nên máy bay chỉ dừng lại trên
một mảnh đất đóng băng ở một góc tương đối khuất của sân bay thủ đô, tôi
ra sân bay đón với tư cách là Trưởng đoàn Bộ Ngoại giao. Lưu Thuật
Khanh, Trương Thanh và Đại sứ Việt Nam Nguyễn Minh Phương đợi đón ở
phòng nghỉ của sân bay cũ. Khi ấy, có mấy chục nhà báo ngoại quốc nghe
nói có quan chức cao cấp Việt Nam tới Bắc Kinh, đã vội vã lao tới sân
bay. Do sự sắp xếp khéo léo của phía Trung Quốc mà đã tránh được các nhà
báo, khiến cho họ chẳng thu hoạch được gì. Phía Việt Nam từng nói trước
là đoàn Đinh Nho Liêm sẽ ở Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh trong thời
gian lưu lại Bắc Kinh. Sau do phía Trung Quốc tỏ ý muốn bố trí cho họ ở
Thanh Lộ Đường trong khu Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài, mọi chi phí
do phía Trung Quốc chu cấp. Phía Việt Nam tiếp nhận thiện ý của phía
Trung Quốc đồng thời bày tỏ sự cảm ơn.
Tối
ngày 15, Lưu Thuật Khanh mở dạ tiệc tại lầu số 7 Điếu Ngư Đường để đón
tiếp đoàn Đinh Nho Liêm. Lưu Thuật Khanh nói, trước đây quan hệ giữa hai
nước rất tốt, sau này quan hệ trở nên xấu đi, chúng ta rất đau lòng.
Phía Trung Quốc cho rằng nếu tiếp tục đối kháng thì sẽ không phù hợp với
lợi ích của nhân dân hai nước, quan hệ giữa hai nước cần được khôi phục
lại bình thường. Nhưng trước tiên cần giải quyết sự bất đồng lớn nhất
giữa hai nước – vấn đề Campuchia. Nhiệm vụ của cuộc trao đổi lần này rất
quan trọng, mang một ý nghĩa rất lớn, tuy nói là trao đổi nội bộ, nhưng
cả thế giới đều đã biết. Chúng ta cần làm việc cho thật tốt để có được
thành quả, không phụ lòng mong mỏi của nhân dân hai nước và dư luận quốc
tế.
Đinh
Nho Liêm nói, kể từ 10 năm nay lần đầu tiên ông có cơ hội được ngồi
cùng với các đồng chí Trung Quốc, đây là sự mở đầu cho việc thực hiện
bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Việt Nam và Trung Quốc dần cải
thiện mối quan hệ cho phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, và cũng
phù hợp với xu thế chung trên toàn thế giới là đi vào hòa hoãn và giải
quyết bất đồng bằng thương lượng. Ông nói, phía Việt Nam đã chuẩn bị
thảo luận vấn đề Campuchia với phía Trung Quốc, nhưng cũng phải bàn tới
cả vấn đề bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Sáng
ngày 16, cuộc trao đổi được diễn ra tại phòng họp tầng 4 trụ sở Bộ
Ngoại giao cũ trong Triều Dương Môn và kéo dài cho tới chiều. Ngày 17,
Từ Đôn Tín, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đặng Nghiêm
Hoành, Trợ lý Bộ trưởng Bộ ngoại giao đã tiến hành thảo luận suốt cả
ngày. Hai bên chú trọng thảo luận về vấn đề Campuchia, kết quả chủ yếu
là:
1)
Về vấn đề Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, phía Việt Nam nhắc lại, sẽ
căn cứ theo văn bản khung về các giải pháp chính trị cho vấn đề
Campuchia, chậm nhất đến tháng 9 năm 1989 sẽ rút toàn bộ quân khỏi
Campuchia, đồng thời nói đây là quyết sách từ người lãnh đạo tối cao của
Việt Nam. Phía Trung Quốc không có đề nghị gì khác về thời hạn rút quân
mà phía Việt Nam đã hứa, nhưng nhấn mạnh, rút quân phải là rút quân
thật.
2)
Về các mặt như ngừng viện trợ bên ngoài từ các phía cho Campuchia, bảo
đảm địa vị trung lập của Campuchia, thực hành sự giám sát quốc tế và
cung cấp sự bảo đảm quốc tế…, ý kiến cả hai bên thiên về nhất trí.
3)
Sự bất đồng chủ yếu nhất giữa hai bên là làm sao bảo đảm được hòa bình ở
Campuchia sau khi Việt Nam rút quân. Để tránh cho Campuchia khỏi xảy ra
nội chiến, phía Trung Quốc chủ trương trong giai đoạn quá độ từ khi
Việt Nam rút hết quân cho đến khi chưa tiến hành tổng tuyển cử thành lập
chính phủ mới ở Campuchia, cần thành lập chính phủ liên hợp có bốn bên ở
Campuchia, do Sihanouk đứng đầu, để chính phủ liên hợp này chủ trì cuộc
tổng tuyển cử; đồng thời đông kết các phái quân đội, giảm thiểu các
phái quân đội tới quân số ngang nhau, thành lập quân quốc phòng thống
nhất. Cái gọi là bốn bên ở Campuchia chỉ một phe là chính quyền Phnom
Penh cho Việt Nam hỗ trợ, một phe là lực lượng đối kháng. Lực lượng đối
kháng lại bao gồm 3 phe là phe Sihanouk, phe Khơme Đỏ và phe Son Sann.
Phía Việt Nam cho rằng, đây là phương diện nội bộ của vấn đề Campuchia,
tức vấn đề nội bộ của Campuchia, cần để các bên của Campuchia bàn bạc
giải quyết, chứ không nên để hai bên Việt-Trung bàn bạc thảo luận.
Đồng thời, phía Việt Nam nhiều lần yêu cầu thảo luận về vấn đề bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, đã đưa nhiều kiến nghị cụ thể như hai bên chấm dứt các tuyên truyền thù địch, chấm dứt các hành động thù địch ở đường biên giới trên bộ và các vùng hải đảo của hai nước, các lực lượng vũ trang ở vùng biên giới hai bên cần tránh đụng độ, cung cấp phương tiện đi lại và mưu sinh cho người dân vùng biên của hai nước…
Đồng thời, phía Việt Nam nhiều lần yêu cầu thảo luận về vấn đề bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, đã đưa nhiều kiến nghị cụ thể như hai bên chấm dứt các tuyên truyền thù địch, chấm dứt các hành động thù địch ở đường biên giới trên bộ và các vùng hải đảo của hai nước, các lực lượng vũ trang ở vùng biên giới hai bên cần tránh đụng độ, cung cấp phương tiện đi lại và mưu sinh cho người dân vùng biên của hai nước…
Phía
Trung Quốc bày tỏ, cần giải quyết trước vấn đề Campuchia, để tạo điều
kiện cho việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Tin tưởng rằng,
cùng với việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia và giải quyết vấn đề
Campuchia, mối quan hệ Trung-Việt sẽ dần được cải thiện.
Ngày
19 tháng 1, Tiền Kỳ Tham đã tiến hành hội kiến với đoàn Đinh Nho Liêm,
đã có bài phát biểu quan trọng về việc giải quyết vấn đề Campuchia và
việc cải thiện mối quan hệ Trung-Việt. Tiền Kỳ Tham nói, ý kiến của phía
Trung Quốc đã trình bày trong cuộc trao đổi là ý kiến của Trung ương
chúng tôi, đồng chí Đinh Nho Liêm hãy về báo cáo lại với ban lãnh đạo
Việt Nam, đồng thời xem xét thật kỹ lưỡng. Trung-Việt có tình hữu nghị
truyền thống, lại là nước láng giềng, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước của Việt Nam, Trung Quốc đã góp sự hy sinh dân tộc. Nhưng những
chuyện phát sinh sau này, đã tạo nên vấn đề giữa hai nước, kéo dài tới
10 năm trời. Tiền Kỳ Tham nói, xu thế của cục diện quốc tế hiện nay là
hòa hoãn và đối thoại, nhằm chấm dứt các xung đột khu vực. Các nước đều
phải dồn sức mạnh vào xây dựng kinh tế, hy vọng nhân dân Việt Nam cũng
được sống một cuộc sống hòa bình, xây dựng Việt Nam trở thành một quốc
gia giàu mạnh. Chính vì thế, chúng tôi giữ thái độ hoan nghênh đối với
việc Việt Nam quyết định rút quân khỏi Campuchia vào trước tháng 9 năm
nay, hy vọng rằng quyết định từ phía Việt Nam sẽ được thực hiện một cách
thực sự. Cuộc trao đổi nội bộ lần này đã đạt được nhiều điểm chung.
Về
vấn đề nội bộ của Campuchia, tất nhiên cần do bốn bên Campuchia tự giải
quyết, với điều kiện không có bên ngoài can thiệp. Nhưng với tư cách là
nước đương sự, Việt Nam cùng với các nước có liên quan trực tiếp tới
vấn đề Campuchia, như Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan, cần có chủ trương
rõ ràng về vấn đề này, đó là sau khi quân đội nước ngoài rút quân và
chấm dứt viện trợ từ nước ngoài, Campuchia cần thực hiện liên hợp bốn
bên, thực hiện hòa giải dân tộc, không được để xảy ra nội chiến và hỗn
loạn, đây là một vấn đề hết sức quan trọng. Các nước có liên quan đều
cần giữ thái độ tích cực và mang tính xây dựng, Việt Nam lại càng phải
như vậy. Trung Quốc không gây khó dễ cho Việt Nam, những cũng mong Việt
Nam cần có thành ý. Cuộc trao đổi lần này đã có được sự khởi đầu tốt
đẹp, nên tiếp tục. Có những vấn đề phía Trung Quốc còn phải chuẩn bị
thêm. Hoan nghênh đồng chí Đinh Nho Liêm tới Bắc Kinh sau một thời gian
ngắt quãng. Tiền Kỳ Tham nhờ Đinh Nho Liêm chuyển lời thăm hỏi của mình
tới Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, nói rằng đã nhận được thư của Nguyễn Cơ
Thạch. Tiền Kỳ Tham nói, đúng như trong lời phúc đáp từ phía Trung Quốc,
cuộc gặp mặt cấp bộ trưởng giữa hai bên còn nhiều công việc chuẩn bị
cần làm, chỉ khi vấn đề Campuchia có tiến triển, thì mới có thể xem xét
được. Nếu như những phương diện cơ bản trong vấn đề Campuchia đã được
giải quyết, thì việc cải thiện và bình thường hóa quan hệ Trung-Việt sẽ
là kết quả đương nhiên.
Đinh
Nho Liêm cảm ơn cuộc tiếp kiến của Tiền Kỳ Tham, đồng thời chuyển lời
thăm hỏi của Nguyễn Cơ Thạch đến Tiền Kỳ Tham. Đinh Nho Liêm nhấn mạnh,
giải quyết sớm vấn đề Campuchia và thực hiện bình thường hóa quan hệ
Việt-Trung, tập trung lực lượng vào xây dựng kinh tế là một chiến lược
lâu dài của Việt Nam. Thông qua cuộc trao đổi lần này, hai bên tăng thêm
sự hiểu biết lẫn nhau, đã có được sự nhất trí ở rất nhiều phương diện.
Tất nhiên vẫn còn có những bất đồng. Phía Việt Nam sẵn sàng nhìn về phía
trước, mong muốn tiếp tục được trao đổi ý kiến với phía Trung Quốc. Bản
thân ông sẵn sàng tới Bắc Kinh bất cứ lúc nào để giải quyết tốt những
vấn đề chưa đi đến sự cảm thông.
Trong
cuộc họp toàn thể cuối cùng vào ngày 18, Đinh Nho Liêm đánh giá cuộc
trao đổi lần này là “một bước mang tính đột phá” trong quan hệ
Việt-Trung.
Đinh Nho Liêm khi ấy là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, từng là Đại sứ ở Liên Xô, là một nhà ngoại giao rất tinh thông lão luyện. Từ năm 1977 đến năm 1978, ông từng làm trưởng đoàn Đoàn Đại biểu Chính phủ Việt Nam tới thăm Bắc Kinh, tiến hành đàm phán về vấn đề biên giới đất liền với Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Niệm Long của Trung Quốc. Tôi đã tham gia cuộc đàm phán lần ấy với tư cách là phiên dịch và thư ký. Trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước khi đó, ngôn từ đàm phán của hai bên đều không tránh khỏi quá nặng nề. Nhưng 10 năm sau, Đinh Nho Liêm lại trở nên cẩn trọng và chừng mực khác thường, đi đến đâu cũng tỏ ra hết sức nhã nhặn, như chuyến đến Bắc Kinh lần này.
Đinh Nho Liêm khi ấy là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, từng là Đại sứ ở Liên Xô, là một nhà ngoại giao rất tinh thông lão luyện. Từ năm 1977 đến năm 1978, ông từng làm trưởng đoàn Đoàn Đại biểu Chính phủ Việt Nam tới thăm Bắc Kinh, tiến hành đàm phán về vấn đề biên giới đất liền với Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Niệm Long của Trung Quốc. Tôi đã tham gia cuộc đàm phán lần ấy với tư cách là phiên dịch và thư ký. Trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước khi đó, ngôn từ đàm phán của hai bên đều không tránh khỏi quá nặng nề. Nhưng 10 năm sau, Đinh Nho Liêm lại trở nên cẩn trọng và chừng mực khác thường, đi đến đâu cũng tỏ ra hết sức nhã nhặn, như chuyến đến Bắc Kinh lần này.
Ngày
đến Bắc Kinh, khi tôi theo ông đi vào sảnh phòng nghỉ của sân bay thủ
đô cũ, chỉ thấy ông nhẹ nhàng cởi áo khoác ngoài treo lên giá, sau đó
lấy từ trong túi bộ Âu phục ra một chiếc lược, chải đầu cho thật ngay
ngắn rồi mới bước vào phòng nghỉ để gặp Lưu Thuật Khanh và những người
cùng đi. Trong buổi dạ tiệc do Lưu Thuật Khanh tổ chức, Đinh Nho Liêm
rất chú ý thể hiện bộ dạng thoải mái và tươi tắn. Ông còn tự giới thiệu
mình rất thích thơ Đường, rồi ngâm ngay tại chỗ mấy câu thơ của Thôi Hộ “Khứ niên kim nhật thử môn trung, Nhân diện đào hoa tương ánh hồng, Nhân diện bất tri hà xứ khứ, Đào hoa y cựu tiếu đông phong”.
Trong cuộc trao đổi, tuy không đồng ý với một vài ý kiến nào đó từ phía
Trung Quốc, ông không phản bác lại ngay trước mặt, mà kiên nhẫn lắng
nghe, rồi nói sẽ về báo cáo lại với lãnh đạo trong nước.
Khi
ấy, Hàn Niệm Long đã lui xuống từ cương vị Thứ trưởng, sang giữ chức
Hội trưởng Học hội Ngoại giao. Để biểu thị sự đối đãi thân thiện và lịch
sự, trưa ngày 19, Hàn Niệm Long đã đứng ra mời đoàn Đinh Nho Liêm tới
thưởng thức món vịt quay ở tiệm vịt quay Toàn Tụ Đức trước cổng chính.
Đinh Nho Liêm khi nhìn thấy đối thủ đàm phán Hàn Niệm Long từ 10 năm
trước, đã chạy ngay đến ôm ông. Đoàn Đinh Nho Liêm rời Bắc Kinh vào ngày
20, đi qua Thâm Quyến, Hongkong rồi về nước. Trương Thanh và tôi cùng
Cao Đức ở Vụ Á châu đã cùng đi theo đoàn tới Thâm Quyến tham quan thăm
hỏi. Tại Thâm Quyến, Đinh Nho Liêm nắm chặt hai cánh tay tôi nói: “Hãy tin rằng chúng tôi nhất định sẽ rút hết quân khỏi Campuchia”.
Bình thường hóa quan hệ
Đầu
tháng 9 năm 1990, Tổng Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn
Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Trung ương Đảng
cộng sản Việt Nam, Phạm Văn Đồng, theo lời mời đã tới Thành Đô, Tứ
Xuyên, tổ chức cuộc gặp mặt nội bộ với Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ
tướng Lý Bằng, tổ chức cuộc gặp mặt cấp cao về các giải pháp chính trị
cho vấn đề Campuchia và vấn đề quan hệ Trung-Việt, đã có được sự đồng
nhận thức quan trọng, trải phẳng con đường bình thường hóa quan hệ hai
nước. Khi kết thúc cuộc gặp mặt, Giang Trạch Dân đã dẫn hai câu thơ của
nhà thơ đời Thanh Giang Vĩnh là “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại/ Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu”(1). Để đáp lại, Nguyễn Văn Linh tối đó đã viết 4 câu thơ: “Huynh
đệ chi giao sổ đại truyền/ Oán hận khuynh khắc hóa vân yên/ Tái tương
phùng thời tiếu nhan triển/ Thiên niên tình nghị hựu trùng kiến” (2).
Tháng
11 năm 1991, Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, Chủ
tịch Hội đồng bộ trưởng Võ Văn Kiệt theo lời mời đã chính thức đi thăm
hữu nghị Trung Quốc, tiến hành hội đàm với Giang Trạch Dân và Lý Bằng,
công bố thông cáo chung giữa hai bên, tuyên bố thực hiện bình thường hóa
quan hệ Trung-Việt. Gần 20 năm nay kể từ lúc đó, với sự nỗ lực chung
của hai bên, sự giao lưu và hợp tác trong nhiều lĩnh vực giữa hai nước
đã không ngừng phát triển và đi vào chiều sâu, sự tin cậy lẫn nhau dần
dần tăng lên.
Tháng
2 năm 1999, trong thời gian Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam tới thăm Trung Quốc, lãnh đạo hai nước đã ra “Tuyên bố
chung”, xác định phương châm 16 chữ chỉ đạo sự phát triển lành mạnh mối quan hệ Trung-Việt ở thế kỷ mới, đó là ”Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai“. Sau đó, lãnh đạo hai nước còn xác định thêm mục tiêu nỗ lực của hai nước và nhân dân hai nước, đó là vĩnh viễn trở thành “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Đương
nhiên giữa hai bên vẫn còn tồn tại một số bất đồng và tranh cãi. Tháng 4
năm 2009, Thủ tướng Ôn Gia Bảo khi tham dự Hội nghị thường niên Diễn
đàn Châu Á Bác Ngao, đã nói với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, vấn
đề Nam Hải (tức Biển Đông) là vấn đề lịch sử cuối cùng tồn đọng, còn
chưa được giải quyết giữa hai nước Trung-Việt. Hai bên phải nhìn xa
trông rộng, xuất phát từ đại cục, tích cực duy trì sự ổn định ở Nam Hải,
đẩy mạnh sự hợp tác hai bên cùng có lợi, tranh thủ tiến những bước đi
tích cực trong việc đồng khai thác ở Nam Hải. Tin tưởng rằng, với nỗ lực
chung của hai bên, trong những năm tháng sắp tới, mối quan hệ láng
giềng tốt đẹp giữa hai nước Trung-Việt sẽ phát triển theo hướng ổn định
hơn.
–
Ghi chú:
(1) Tạm dịch: Trải qua cơn sóng gió/ tình anh em vẫn còn/ Gặp nhau cười một cái quên hết oán thù.
(2)
Tạm dịch: Anh em chơi với nhau đã mấy thế hệ/ Oán hận trong khoảnh khắc
đã biến thành mây khói/ Khi gặp lại nhau cười rạng rỡ/ Tình nghĩa ngàn
năm xây dựng lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét