Osin Huy Đức FB
Bản án 30 năm tù giam với Bầu Kiên không làm chúng ta quá bất ngờ
nhưng làm cho nhiều người trong chúng ta băn khoăn. Nếu trong hai tuần
vừa qua Bầu Kiên được xét xử trước một bồi thẩm đoàn, liệu Tòa có dám để
các dự thẩm biểu quyết (có tội hay không có tội) trước quá nhiều vấn đề
pháp lý bị bỏ qua như thế.
Chỉ riêng vụ 718 tỷ đồng, điều tối thiểu mà các cơ quan tố tụng phải xác định là, các nhân viên của ACB đã gửi vào Vietinbank hay gửi vào tài khoản riêng của Huỳnh Thị Huyền Như. Chưa nói quyết định đưa tiền ngân hàng đi gửi với tư cách các cá nhân là đúng hay sai. Hành vi cố ý làm trái chỉ cấu thành tội khi nó gây hậu quả.
Nếu gửi cho Huyền Như thì việc đòi lại đúng là “bắc thang lên hỏi ông giời”. Nhưng nếu gửi cho Vietinbank thì đâu có thể coi là đã mất. Bằng chứng đường đi của 718 tỷ đồng này không phải là cây kim giết người bị thủ phạm ném xuống Hồ Tây, nó nằm trong Hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng (CITAD). Tôi không hiểu sao các dữ liệu này đã không được đưa ra như một bằng chứng công khai trong quá trình tố tụng.
Không nên đùa giỡn với pháp lý, thật khó để một vụ án như Bầu Kiên có thể hoàn toàn thoát ly chính trị. Nhưng chính trị là thứ rất dễ thay đổi. Hôm nay chính trị có nhu cầu chuyên chính với Bầu Kiên thì ngày mai chính trị cũng có thể có nhu cầu ngược lại. Lúc đó, những người tiến hành tố tụng sẽ phải đối diện với một mục tiêu chuyên chính khác.
Nếu các cơ quan tố tụng không yêu cầu Ngân hàng Nhà nước cung cấp các dự liệu lưu trữ trong CITAD là đã “thiếu trách nhiệm”. Nếu Ngân hàng Nhà nước đã cung cấp, và dữ liệu cho thấy 718 tỷ đồng này đã vào tài khoản Vietinbank mà vẫn đổ cho Huyền Như thì các cơ quan tố tụng có dấu hiệu “cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án”. Nếu Ngân hàng Nhà nước từ chối cung cấp dữ liệu thì hành vi của họ có thể bị coi là “che giấu tội phạm”.
Điều gì đã khiến cho những người tiến hành tố tụng rủi ro tương lai pháp lý của mình!
Với một nhân vật được công chúng quan tâm như Bầu Kiên, thông điệp của bản án là vô cùng quan trọng. Nó cho thấy hệ thống tư pháp muốn thể hiện chuyên chính hay cung cấp công lý. Nó cho thấy Chế độ muốn bảo vệ hệ thống toàn trị hay muốn xây dựng nhà nước pháp quyền. Nó cho thấy không ai trong thể chế này có khả năng tìm kiếm cho mình sự an toàn pháp lý.
Chỉ riêng vụ 718 tỷ đồng, điều tối thiểu mà các cơ quan tố tụng phải xác định là, các nhân viên của ACB đã gửi vào Vietinbank hay gửi vào tài khoản riêng của Huỳnh Thị Huyền Như. Chưa nói quyết định đưa tiền ngân hàng đi gửi với tư cách các cá nhân là đúng hay sai. Hành vi cố ý làm trái chỉ cấu thành tội khi nó gây hậu quả.
Nếu gửi cho Huyền Như thì việc đòi lại đúng là “bắc thang lên hỏi ông giời”. Nhưng nếu gửi cho Vietinbank thì đâu có thể coi là đã mất. Bằng chứng đường đi của 718 tỷ đồng này không phải là cây kim giết người bị thủ phạm ném xuống Hồ Tây, nó nằm trong Hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng (CITAD). Tôi không hiểu sao các dữ liệu này đã không được đưa ra như một bằng chứng công khai trong quá trình tố tụng.
Không nên đùa giỡn với pháp lý, thật khó để một vụ án như Bầu Kiên có thể hoàn toàn thoát ly chính trị. Nhưng chính trị là thứ rất dễ thay đổi. Hôm nay chính trị có nhu cầu chuyên chính với Bầu Kiên thì ngày mai chính trị cũng có thể có nhu cầu ngược lại. Lúc đó, những người tiến hành tố tụng sẽ phải đối diện với một mục tiêu chuyên chính khác.
Nếu các cơ quan tố tụng không yêu cầu Ngân hàng Nhà nước cung cấp các dự liệu lưu trữ trong CITAD là đã “thiếu trách nhiệm”. Nếu Ngân hàng Nhà nước đã cung cấp, và dữ liệu cho thấy 718 tỷ đồng này đã vào tài khoản Vietinbank mà vẫn đổ cho Huyền Như thì các cơ quan tố tụng có dấu hiệu “cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án”. Nếu Ngân hàng Nhà nước từ chối cung cấp dữ liệu thì hành vi của họ có thể bị coi là “che giấu tội phạm”.
Điều gì đã khiến cho những người tiến hành tố tụng rủi ro tương lai pháp lý của mình!
Với một nhân vật được công chúng quan tâm như Bầu Kiên, thông điệp của bản án là vô cùng quan trọng. Nó cho thấy hệ thống tư pháp muốn thể hiện chuyên chính hay cung cấp công lý. Nó cho thấy Chế độ muốn bảo vệ hệ thống toàn trị hay muốn xây dựng nhà nước pháp quyền. Nó cho thấy không ai trong thể chế này có khả năng tìm kiếm cho mình sự an toàn pháp lý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét